BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH CHUYÊN MÔN NƯỚC LỢ

48 5K 4
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH CHUYÊN MÔN NƯỚC LỢ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH CHUYÊN MÔN NƯỚC LỢ tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về t...

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH CHUYÊN MÔN NƯỚC LỢMÔN HỌC: SH 217.4 Cần Thơ, 2011 Nhóm: 2B LỚP: NTTS K3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH CHUYÊN MÔN NƯỚC LỢMÔN HỌC: SH 217.4 ii Sinh viên thực hiện nhóm 2B LƯƠNG THANH HẠ TRẦN THỊ THÚY HẰNG TRẦN PHÚC HẬU TRẦN TRUNG HẬU NGUYỄN VĂN HIẾN Cán bộ hướng dẫn ThS. TĂNG MINH KHOA ThS. NGUYỄN THÀNH TÂM Cần Thơ, 2011 LỜI CẢM TẠ Đầu tiên, Chúng em xin cảm ơn gia đình đã cho chúng em được tiếp bước trên con đường Đại học. Xin cám ơn ThS. Tăng Minh Khoa và ThS. Nguyễn Thành Tâm đã tận tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt quá trình thực tập môn thực tập chuyên ngành nước lợ. Xin cám ơn các bạn trong lớp Nuôi trồng thủy sản 3 đã cùng nhau hợp tác, đóng góp ý kiến cũng như tổng hợp số liệu trong chuyến thực tâp này. Tiểu nhóm 2C xin chân thành cám ơn! iii Mục Lục Trang Hình 2.1 Hình dạng ngoài tôm càng xanh viii Bảng 2.1: Sức sinh sản của tôm ở các kích cở và trọng lượng khác nhau (Ang, 1991) xii Bảng 2.2 Đặc điểm các giai đoạn biến thái của ấu trùng tôm càng xanh xiv Bảng 2.3: Chu kỳ lột xác của tôm ở các giai đoạn khác nhau (ở nhiệt độ 280C) (Sandifer và Smith, 1985) (dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003) xiv Hình 2.2: Hình dạng bên ngoài tôm sú xxii Hình 2.3: Vòng đời của tôm sú theo Motor (1985) xxiv Hình 3.1: Một số loại thức ăn xxxi Hình 3.3: Bố trí tôm càng xanh xxxiv Hình 3.4: Bố trí bể ương tôm sú xxxvii Bảng 4.1: Kết quả ương tôm càng xanh xxxix 4.2 Tôm sú xl Bảng 4.2: Kết quả về Tôm sú xl Bảng 4.3: Ngày tuổi và các giai đoạn ấu trùng xl Danh sách Hình Trang Hình 2.1 Hình dạng ngoài tôm càng xanh viii Hình 2.2: Hình dạng bên ngoài tôm sú xxii Hình 2.3: Vòng đời của tôm sú theo Motor (1985) xxiv Hình 3.1: Một số loại thức ăn xxxi Hình 3.3: Bố trí tôm càng xanh xxxiv Hình 3.4: Bố trí bể ương tôm sú xxxvii iv Danh Sách bảng Trang Bảng 2.1: Sức sinh sản của tôm ở các kích cở và trọng lượng khác nhau (Ang, 1991) xii Bảng 2.2 Đặc điểm các giai đoạn biến thái của ấu trùng tôm càng xanh xiv Bảng 4.1: Kết quả ương tôm càng xanh xxxix 4.2 Tôm sú xl Bảng 4.2: Kết quả về Tôm sú xl Bảng 4.3: Ngày tuổi và các giai đoạn ấu trùng xl v CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Nghề nuôi thủy sản đã có từ rất lâu và ngày càng phát triển trên khắp toàn thế giới. Nguồn lợi, sản phẩm, lợi ích kinh tế do nghề nuôi thủy sản mang lại chiếm một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngày nay nghề nuôi thủy sản phát triển rất mạnh do được đầu tư đúng mức và áp dụng công nghệ khoa học kĩ thuật tiên tiến. Do nghề khai thác đánh bắt thủy sản ngày càng thu hẹp dẫn đến tỉ trọng của nghề nuôi thủy sản chiếm tỉ lệ cao trong ngành thủy sản và đã tạo ra một lượng sản phẩm khổng lồ phục vụ cho nhu cầu trong nước và đáp ứng cho xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, ngành nuôi trồng thủy sản đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mặt kinh tế cũng như sự phát triển của công nghệ nuôi mới, đồng thời đã góp phần quan trọng vào giá trị xuất khẩu của cả nước cũng như đã giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của một bộ phận người dân. Đồng Bằng Sông Cửu Long là trung tâm kinh tế thủy sản của cả nước, thủy sản đã trở thành một bộ phận kinh tế chủ lực của vùng vì thế nó có tác động rất lớn đối với kinh tế xã hội của toàn vùng. Không chỉ mang về ngoại tệ mà còn có vai trò rất quan trọng trong xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người. Diện tích nuôi tôm gia tăng nhanh chóng từ 50.000 ha năm 1985 lên đến 295.000 ha năm 1998 (Bộ Thủy sản 1999). Trong đó hai loài tôm đóng vai trò rất quan trọng là tôm càng xanh và tôm sú trong nền kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Vì thế để phục vụ cho nhu cầu của người nuôi về hai đối tượng về vấn đề con giống có chất lượng tốt và số lượng cao là điều tất yếu. Do hiểu được nhu cầu người nuôi về vấn đề con giống của hai đối tượng trên nên Khoa Sinh học Ứng dụng Trường Đại học Tây Đô đã tổ chức cho sinh viên thực tập môn “Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ” 1.2 Mục tiêu • Vận dụng kiến thức đã học được trên lớp để áp dụng thực tế. • Hiểu được cách vận hành các công trình sản xuất giống tôm sú và tôm càng xanh. vi • Nắm bắt được kỹ thuật cho sinh sản các loài tôm có trong trại thực nghiệm. • Kỹ thuật sản xuất tôm giống. • Tiếp cận các mô hình nuôi thủy sản đạt giá trị kinh tế tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. • Tiếp tục làm quen với việc nghiên cứu khoa học. 1.3 Nôi dung thực tập • Lựa chọn và cho sinh sản tôm sú và tôm càng xanh. • Sản xuất giống tôm càng xanh và tôm sú. • Ương tôm sú theo quy trình nước trong hở. • Ương tôm càng xanh theo quy trình nước trong hở và nước xanh cải tiến. vii CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM CÀNG XANH 2.1.1 Vị trí phân loại Theo Nguyễn Văn Thường và csv (2009), thì tôm càng xanh được phân loại như sau: Ngành: Arthropoda Lớp: Crustacea Lớp phụ: Malacostraca Bộ: Decapoda Họ: Palaemonidae Giống: Macrobrachium Loài: Macrobachium rosenbergii (De Man, 1879) Hình 2.1 Hình dạng ngoài tôm càng xanh (Nguồn: shop.woa.vn) Tôm càng xanh là loài có kích cỡ lớn nhất trong nhóm tôm nước ngọt. Có thể phân biệt tôm càng xanh với các nhóm tôm khác ở hình dạng và màu sắc của chúng. Tôm càng xanh có cơ thể thon dài, đối xứng hai bên. Cơ thể gồm hai phần là phần đầu ngực phía trước và phần bụng phía sau. Phần đầu ngực lớn bao gồm phần đầu với 5 đốt liền nhau, mang 5 đôi phụ bộ và phần ngực với 8 đốt liền nhau mang 8 đôi phụ bộ. Phần đầu ngực được bao dưới tấm vỏ gọi là giáp đầu ngực. Phần bụng gồm 6 đốt có thể cử động và 1 đốt đuôi. Mỗi đốt mang một đôi phụ bộ gọi là chân viii bơi. Mỗi đốt bụng có tấm vỏ bao. Tấm vỏ phía trước xếp chồng lên tấm vỏ phía sau. Tuy nhiên, tấm vỏ của đốt bụng thứ hai phủ lên cả hai tấm vỏ trước và sau nó. Đặc điểm này để phân biệt tôm càng xanh với nhóm tôm biển (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003). Các phụ bộ có hình dạng, kích thước, chức năng và màu sắc khác nhau. Tôm lớn đôi càng có màu xanh đậm, xuất hiện nhiều gai nhọn và lông tơ trên càng. Quá trình thay đổi trên được thể hiện qua các giai đoạn như: tôm nhỏ, tôm càng lửa nhạt, tôm càng lửa đậm, tôm càng lửa đậm chuyển tiếp càng xanh, tôm càng xanh nhạt, tôm càng xanh đậm và tôm già (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003). 2.1.2 Phân bố Theo Nguyễn Việt Thắng (1995), trong tự nhiên tôm càng xanh phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, tập trung ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, chủ yếu từ khu vực Châu Úc đến Newguinea, Trung Quốc và Ấn Độ Ở Việt Nam tôm càng xanh phân bố tự nhiên chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ đặc biệt là ở vùng ĐBSCL. Ở các thủy vực độ mặn 18‰ hay đôi khi cả 25‰ vẫn có thể thấy tôm xuất hiện, tùy từng thủy vực với đặc điểm môi trường khác nhau và tùy từng mùa vụ khác nhau mà tôm càng xanh xuất hiện với kích cỡ, giai đoạn thành thục và mức độ phong phú khác nhau (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003). 2.1.3 Vòng đời tôm càng xanh Vòng đời tôm càng xanh có bốn giai đoạn bao gồm: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. Tôm càng xanh từ giai đoạn Postlarvae sống chủ yếu ở nước ngọt. Khi thành thục, tôm bắt cặp, đẻ trứng và trứng dính vào các chân bụng của tôm mẹ. Tôm trứng di cư ra vùng cửa sông nước lợ 6 - 18‰ để nở (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003). Tôm có thể di cư rất xa, trong phạm vi hơn 200km từ bờ biển vào nội địa. Khi trưởng thành chúng lại di cư vào vùng nước lợ nơi có độ mặn thích hợp để sinh sản và vòng đời lại tiếp tục. 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng Tôm càng xanh là giáp xác bậc cao nhưng được ghép vào loại động vật đáy, là loài ăn tạp, tính chọn lọc không cao, chúng ăn các dạng chất hữu cơ đang phân hủy, động vật, thực vật. Chúng xác định thức ăn trước hết là nhờ màu sắc và mùi (Ling, 1962) (được trích dẫn bởi Nguyễn Việt Thắng, 1993). ix Trong quá trình hoạt động bắt mồi tôm càng xanh có hiện tượng tranh giành thức ăn. Đồng thời cũng ưa ăn đồng loại với những cá thể vừa lột xác. Hiện tượng này đặc biệt tăng cao khi thức ăn cung cấp không đủ cho tôm. Còn đối với việc lựa chọn thức ăn thì tôm càng xanh thiên về động vật (Ling, 1962) (trích dẫn bởi Nguyễn Việt Thắng, 1993). 2.1.5 Đặc điểm sinh sản 2.1.5.1 Phân biệt tôm đực và tôm cái Có thể phân biệt tôm đực và tôm cái dể dàng thông qua hình dạng bên ngoài của chúng. Tôm đực có kích cỡ lớn hơn tôm cái, có thể đạt được 654g hay cao hơn và khoang bụng hẹp hơn tôm cái. Đôi càng thứ hai to, dài và thô. Trong quá trình phát triển, tôm đực thể hiện các dạng khác nhau như tôm nhỏ có càng trong suốt, sau chuyển thành tôm càng lửa và cuối cùng tôm càng xanh đậm. Tuy nhiên, càng lớn thì sự khác biệt càng rõ ràng hơn. Tôm càng lửa có sức sống lớn nhanh nhất, ít hung dữ và ít tham gia sinh sản hơn tôm càng xanh. Tôm đực già có càng màu xanh dương đậm. Các gốc chân ngực của tôm đực cũng xếp khít nhau hơn so với tôm cái. Cạnh gốc đốt của chân ngực thứ năm có lỗ sinh dục được che phủ bởi tấm giáp. Ở con đực còn có nhánh phụ đực mọc kế nhánh trong của chân bụng thứ hai. Nhánh phụ đực bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn ấu niên khi tôm đạt kích cỡ 30mm và hoàn chỉnh khi đạt 70mm (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003). Cơ quan sinh duc của con đực gồm một đôi tinh sào, một đôi ống dẫn tinh và đầu mút. Đôi tinh sào ngoằn ngèo nằm giữa mặt lưng của giáp đầu ngực được nối với ống dẫn tinh chạy từ trước tim sang hai bên viền sau của giáp đầu ngực và đổ vào đầu mút nằm ở đốt gốc của chân ngực thứ năm. Túi tinh hình thành trong quá trình phóng tinh. Túi tinh chứa khối tinh trùng không di động (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003). Tôm cái thường có kích cỡ nhỏ hơn tôm đực, có phần đầu ngực nhỏ và đôi càng thon nhỏ. Tôm có ba tấm bụng đầu tiên rộng và đài tạo thành khoang bụng rộng làm buồng ấp trứng. Quá trình nở rộng của các tấm bụng này bắt đầu khi tôm đạt chiều dài giáp đầu ngực khoảng 20mm và đây là đặc điểm quan trọng của tôm cái. Lỗ sinh dục của con cái nằm ở gốc chân ngực số ba, thứ tư và thứ năm, trên bờ sau của giáp đầu ngực và trên nhánh trong của các chân bụng có nhiều lông tơ có tác dụng giúp hướng trứng đi xuống buồng ấp trong quá trình đẻ trứng. Ngoài ra, trên đốt giữa của các chân bụng còn có nhiều lông tỏ mà chỉ hình thành ở thời kỳ lột xác x [...]... csv., 2003) Qui trình này được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước Đây cũng là qui trình được ứng dụng chủ yếu ở nước ta trước đây Nguyên tắc của qui trình này là đảm bảo môi trường nước luôn trong sạch bằng cách thay nước hằng ngày Đặc điểm quan trọng của qui trình này là ương với mật độ cao, nước được thay và hút cặn hằng ngày Ưu điểm: năng suất rất cao Khuyết điểm: tốn nhiều nước biển để thay nước do đó cần... Các quy trình ương tôm càng xanh Trong lịch sử sản xuất giống tôm càng xanh, có ba hệ thống thường áp dụng trên thế giới là hệ thống nước trong hở, hệ thống nước trong kín và hệ thống nước xanh xv Hệ thống nước xanh cải tiến” còn tương đối mới nhưng cũng cho thấy rất triển vọng Mỗi mô hình có đặc điểm thuận lợi và khó khăn riêng 2.1.7.1 Quy trình nước trong hở (Open-water system) Qui trình nước trong... đươc rửa bằng nước sạch, xà phòng và đem phơi nắng 3.3.2 Cách pha nước và xử lý Nước ngọt được cấp vào một bể chứa lớn qua túi lọc và được sử dụng để pha nước ót thành nước có độ mặn 30‰ (tôm sú), 12‰ (tôm càng xanh) Để pha nước có độ mặn mong muốn từ nguồn nước ban đầu ta áp dụng hệ phương trình: S1V1 + S2V2 =S3V3 V1 +V2 = V3 S1: độ mặn của nguồn thứ nhất đem pha S2 : độ mặn của nguồn nước thứ hai... S3: độ mặn của nước mong muốn V1: Thể tích nước mặn của nguồn nước thứ nhất dùng để pha V2: Thể tích nước mặn của nguồn nước thứ hai dùng để pha V3 : Thể tích nước cần pha 3.3.3 Cách ấp và xử lý Artemia Hình 3.2: Ấp Artemia xxxii - Cân lượng Artemia cần sử dụng, ngâm với nước ngọt 30 phút - Tiếp tục cho 5ml Javel vào và để 5 phút để khử trùng - Sau đó rửa sạch bằng nước ngọt và ấp với nước 15‰ Sục khí... lên bằng cách xiphone nước cũ ra và cấp nước có độ mặn 12‰, sục khí liên tục cho đến khi trứng tôm nở 3.3.5.2 Ương ấu trùng tôm càng xanh a/ Bố trí ấu trùng bể ương Chuẩn bị nước ương ấu trùng: nước được pha với độ mặn 12‰ xử lý xong và sục khí liên tục trong 24 giờ, sau đó được cấp vào bể 120 lít đối với hệ thống nước xanh, nước trong hở hạn chế thay nướcnước trong thay nước xxxiii Hình 3.3: Bố... Xuân Sinh khi khảo sát 31 trại sản xuất tôm càng xanh ở ĐBSCL tập trung ở các tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long… có 21 trại sản xuất với qui trình nước xanh cải tiến (67,7%) và các trại khác là mô hình nước trong và nước trong hở (33,3%) Trần Thị Thanh Hiền (2008), đã tiến hành sản xuất tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến có bổ sung vitamin C vào thức ăn, mật độ... nhận rủi ro cho cả hệ thống 2.1.7.3 Quy trình nước xanh (Green water system) Qui trình này được bắt đầu từ năm 1966 do Fujimura (dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và csv, 2003) khởi xướng và đã hoàn thiện năm 1974 Qui trình này đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia Nguyên tắc của quy trình này là dùng tảo để ổn định môi trường nước ương Đặc điểm chính của quy trình này là phải thường xuyên bổ xung tảo... qui trình nước xanh cải tiến do Ang (1986) đề nghị Nước ương ấu trung có độ mặn 12‰ có bổ sung nước xanh là một hỗn hợp phù du thực vật (tảo Chlorella sp chiếm ưu thế) được gây nuôi từ bể nuôi cá rô phi Trong suốt chu kỳ ương ấu trùng không thay nước nhưng có bổ sung tảo để duy trì mật độ tào trong bể ương Lerge et al (1986), cho rằng mặc dù trong suốt chu kỳ sống, tôm càng xanh sống chủ yếu trong nước. .. 2001) xx Nguyễn Việt Thắng (1993), đã khảo nghiệm một số qui trình sản xuất giống tôm càng xanh và đạt kết quả khả quan: qui trình nước trong hở đạt tỷ lệ sống trung bình 35,6% (10,5% - 66%), ương mật độ 60 – 100 ấu trùng/lít; qui trình nước trong tuần hoàn kín đạt tỷ lệ sống trùng bình 38,67% với mật độ 60 - 110 ấu trùng/lít và qui trình nước xanh đạt tỷ lệ sống trung bình 40,16% với mật độ 40 - 55... chăm sóc và cho ăn Thay nước và hút cặn: Khi thay nước phải tắt sục khí, rút nước trong bể ương ra để thay thì nên dùng lưới có kích cỡ nhỏ hơn ấu trùng ngăn không cho ấu trùng bị thất thoát Khi cấp nước cần cấp từ từ và đổ nước nhẹ qua thành bể tránh gây sốc cho ấu trùng Hệ thống bể ương được rút khi đáy bể dơ để tạo môi trường sạch cho tôm phát triển Trong quá trình ương bể nước xanh cải tiến tảo

Ngày đăng: 24/05/2014, 10:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Theo Nguyễn Thanh Phương và csv (2009), tỷ lệ sống của ấu trùng tôm sú từ giai đoạn Nauplius đến giai đoạn Postlarvae 15 theo quy trình ương tuần hoàn thì tỷ lệ sống đạt từ 40 – 55%. Theo Châu Tài Thảo và csv, Tỷ lệ sống tôm Postlarvae 15 của quy trình nước tuần hoàn 55,2% (Tạp chí khoa học, 2006).

  • Kết quả của nhóm thu được, tỷ lệ sống (87,5%) cao hơn so với tỷ lệ sống của các nghiên cứu trên do thời gian ương ngắn hơn (thu ở Postlarvae 11).

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan