KỸ THUẬT THỦY CANH DƯA CHUỘT

32 1.6K 6
KỸ THUẬT THỦY CANH DƯA CHUỘT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KỸ THUẬT THỦY CANH DƯA CHUỘT tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực...

CNSH trong sản xuất rau quả sạch TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC Bộ môn: CNSH trong sản xuất rau quả sạch Giảng viên: TS. Trần Thị Dung Đề tài: KỸ THUẬT THỦY CANH DƯA CHUỘT Nhóm thực hiện: 1. Cao Dương Hoài Giang 072420S 2. Nguyễn Duy Tuyến 072641S 3. Phạm Trung Tuyến 072642S Lớp: 07SH2D Page 1 CNSH trong sản xuất rau quả sạch TPHCM, 03-2011 MỤC LỤC Lời mở đầu Phần I. Tổng quan I.1. Khái niệm I.2. Lịch sử phát triển I.3. Vai trò của thủy canh trong trồng trọt I.4. Các thuận lợi và khó khăn của canh tác thủy canh I.5. Xu hướng phát triển sản xuất thủy canh trên thế giới I.6. Các mô hình thủy canh phổ biến I.7. Thủy canh với việc sản xuất rau sạch I.8. Chất dinh dưỡng - môi trường nuôi trồng thủy canh I.9. Giá thể thường được dùng trong thủy canh I.10. Tình hình sản xuất thủy canh I.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng thủy canh. Phần II. Kỹ thuật thủy canh dưa leo II.1. Nguồn gốc II.2. Phân loại II.3. Đặc điểm thực vật học II.4. Yêu cầu sinh thái của dưa leo II.5. Giá trị của dưa leo II.6. Một số sâu bệnh hại dưa leo và cách phòng trừ sâu bệnh II.7. Tình hình tiêu thụ dưa leo II.8. Những vật liệu cần chuẩn bị để trồng dưa leo thủy canh II.9. Dung dịch dinh dưỡng II.10. Gieo hạt giống vào giá thể II.11. Chuyển cây con trong giá thể vào dung dịch II.12. Theo dõi và chăm sóc cây trồng. II.13. Thu hoạch Phần III. Bàn luận Tài liệu tham khảo Page 2 CNSH trong sản xuất rau quả sạch LỜI MỞ ĐẦU Rau là một nguồn thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Trong mỗi bữa ăn của chúng ta thì rau đóng một vai trò rất quan trọng vì chúng cung cấp cho chúng ta một lượng lớn các chất dinh dưỡng như các loại vitamin A, C, B1, PP, calo, chất khoáng… Rau cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế của người dân. Hàng năm, ngoài việc cung cấp cho thị trường trong nước thì rau của chúng ta cũng đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới thu về một lượng ngoại tệ rất lớn. Việc phát triển rau ngoài những lợi ích trên thì nó còn có một vai trò rất quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Mặc khác, hiện nay việc ngộ độc thực phẩm, rau chiếm tỉ lệ khá cao do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong chúng, việc chạy theo lợi nhuận kinh tế…, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Xuất phát từ những tầm quan trọng như vậy, việc tìm ra những kỹ thuật sản xuất rau sạch, an toàn, hiệu quả là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách, nhiều kỹ thuật sản xuất đã được áp dụng và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Một trong những kỹ thuật đó là việc sản xuất rau thủy canh. Kỹ thuật thuỷ canh là một trong những kỹ thuật tiến bộ của ngành làm vườn hiện đại, gắn liền với hoạt động trồng cây trong nhà kính được bảo vệ. Đó là phương pháp trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp trong dung dịch dinh dưỡng hoặc trong giá thể như cát, than bùn, vỏ xơ dừa, vermiculite perlite…Nó có thể giải quyết vấn đề rau sạch rất cấp thiết hiện nay. Trong bài báo cáo này, chúng em sẽ trình bày những nét chính về kỹ thuật thủy canh và việc áp dụng kỹ thuật thủy canh vào sản xuất dưa leo. Page 3 CNSH trong sản xuất rau quả sạch I. Tổng quan về thủy canh (Hydroponics) I.1. Khái niệm Thủy canhkỹ thuật trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng hoặc giá thể mà không phải là đất. Các giá thể có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, vermiculite perlite… Từ “hydroponics” được đề xuất bởi W.F.Gericke vào năm 1936 để mô tả việc canh tác cây trồng ăn được và làm cảnh trong một dung dịch gồm nước và các dinh dưỡng dạng hòa tan. I.2. Lịch sử phát triển I.2.1. Trên thế giới Thủy canh là một phương pháp sản xuất tiên tiến nhằm cung cấp các loại rau và sản phẩm trồng trọt sạch và an toàn. Thủy canh đã được nghiên cứu từ khá lâu trên thế giới. Các nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng đã bắt đầu từ hàng ngàn năm trước. Tài liệu ghi chép việc canh tác cây trồng cạn không sử dụng đất được xuất bản đầu tiên năm 1627 bởi Francis Bacon. Sau đó mô hình canh tác không cần đất được nghiên cứu rộng rãi. Năm 1699 Jond Woodward (người Anh) đã thí nghiệm trồng cây trong nước có chứa nhiều loại đất khác nhau. Những năm 60 của thế kỉ 19 Sachs và Knop (Đức) đã sản xuất ra các dung dịch để nuôi cây. Trong những năm 30 của thế kỉ 20 TS.W.F.Gericke (Califonia) đã phổ biến rộng rãi thủy canh ở Mỹ. Những nông trại thủy canh di động đã cung cấp thực phẩm rau tươi cho lính Mỹ trong suốt thời gian chiến tranh quân sự tại Nam Thái Bình Dương. Trong số đó trang trại lớn nhất nằm ở Chofu Nhật Bản. Ngay tại Mỹ thủy canh được dùng rộng rãi cho mục đích sản xuất kinh doanh hoa như: Cẩm chướng, lay ơn, cúc Các cơ sở trồng rau còn có ở Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Thụy Điển Trong khi đó các vùng khô cằn như Vịnh Ả Rập, Israel, thủy canh được sử dụng phổ biến để trồng rau. Ở các nước Châu Mỹ LaTinh rau sạch cũng là sản phẩm chính của thủy canh. Hà Lan có hơn 3.600 ha cây trồng không cần đất, Nam Phi có khoảng 400ha. Page 4 CNSH trong sản xuất rau quả sạch I.2.2. Ở Việt Nam Ở trong nước việc trồng thủy canh được biết khá lâu nhưng chưa được nghiên cứu có hệ thống và sử dụng để trồng các loại cây cảnh nhiều hơn. Từ năm 1993, GS. Lê Đình Lương - Khoa sinh ĐHQG Hà Nội phối hợp với tổ chức nghiên cứu và triển khai Hongkong (D&D HongKong) đã tiến hành nghiên cứu toàn diện các khía cạnh khoa học kĩ thuật và kinh tế xã hội cho việc chuyển giao công nghệ và phát triển thủy canh tại Việt Nam. Đến tháng 10 năm 1995 mạng lưới nghiên cứu và triển khai được phát triển ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Côn Đảo, sở khoa học công nghệ và môi trường ở một số tỉnh thành. Những cơ sở trên đã tạo tiền đề cho thủy canh tại Việt Nam càng phát triển với nhiều mô hình khác nhau từ quy mô hộ gia đình đến sản xuất đại trà. Huỳnh Ngọc Thịnh (2005) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng thủy canh hồi lưu và không hồi lưu cho sản xuất rau xà lách (Lactuca sativa L.) và cải bẹ xanh (Brassica jancea L.)” nhằm mục đích lựa chọn hệ thống thủy canh hữu cơ cho canh tác nông nghiệp đô thị và sản xuất trên diện tích nhỏ và vừa trong điều kiện không sử dụng nhà lưới, nhà kính trên hai đối tượng rau xà lách và cải bẹ xanh. Phạm Tấn Trường và Võ Thị Bạch Mai (2005) đã nuôi trồng thủy canh không hồi lưu trên cây con saintpaulia. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là nhằm tìm hiểu môi trường dinh dưỡng khoáng và giá thể thích hợp cho nuôi trồng thủy canh không hồi lưu cây con saintpaulia. Trịnh Hải Thanh Bình (2007) với đề tài “Thiết lập hệ thống nuôi cấy thủy canh tự động” đã thành công trong việc nghiên cứu, thiết kế hệ thống tự động tuần hoàn trong việc nuôi trồng rau an toàn bằng phương pháp thủy canh. Phân viện sinh học Đà Lạt đã ứng dụng công nghệ tự động này để trồng thử nghiệm dâu tây và một số cây thuốc có hợp chất sinh học. Và vừa qua, hai cơ quan khoa học tại Việt Nam là Phân viện Sinh học Đà Lạt và Trung tâm nghiên cứu Chuyển giao công nghệ và Phân tích tại Hà Nội thử nghiệm thành công hệ thống tự động hóa trong sản xuát rau thủy canh. Đây là hướng tốt cho ngành canh tác rau xanh ở Việt Nam. Ở Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ và Phân tích cũng cho biết đã thiết kế thành công hệ thống tự động hóa trong sản xuất rau thủy canh. Đề tài tập trung giải quyết tự động hóa cho thủy canh, định lượng thức ăn cho một số loại cây, củ, quả, và điều khiển vi khí hậu như độ ẩm, nhiệt độ, cường độ bức xạ mặt trời để tạo ra một môi trường vi khí hậu và định lượng thức ăn một cách tối ưu. Nhìn chung, tình hình nghiên cứu thủy canh ở Việt Nam so với thế giới còn nhiều thua kém và còn nhiều mặt hạn chế. Tuy nhiên, những thành tựu bước đầu đạt được cho Page 5 CNSH trong sản xuất rau quả sạch thấy hứa hẹn một tương lại đầy thành công trong công cuộc nghiên cứu và ứng dụng thủy canh trong canh tác trên toàn đất nước. I.3. Vai trò của thủy canh trong trồng trọt Ngày nay thủy canh có một vai trò ngày càng cao trong sự phát triển của ngành nông nghiệp thế giới. Sức ép của dân số, sự thay đổi khí hậu, sự xói mòn, sự phân phối nước không đều và sự ô nhiễm nguồn nước đó là tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến cách thức canh tác khác nhau. Thủy canh đã đáp ứng được đòi hỏi từ việc canh tác ngoài trời đến việc trồng trong nhà kính, đến việc sử dụng nguồn sáng trong việc sử dụng nguyên tử ngầm ở đại dương đã cung cấp rau sạch cho phi hành đoàn. Đây là một ngành khoa học cao được sử dụng tại những nước đang phát triển của thế giới thứ 3 cung cấp thức ăn cho những vùng khắc nghiệt, nguồn nước sạch không có. Tại Châu Úc điều kiện khi hậu khắc nghiệt và không thể tiên đoán được, đất trồng trọt ít nên thủy canh được sử dụng để cung cấp những sản phẩm và hoa tươi cho thị trường và xuất khẩu, cung cấp thức ăn cho việc nuôi trồng trong suốt mùa đông và những vùng hạn hán tác động. Trong tương lai thủy canh được thuyết phục nhiều hơn với sự khám phá vũ trụ.  Giải quyết số mùa vụ trong năm.  Trồng trọt ở những nơi khó khăn, khắc nghiệt.  Thay đổi cơ cấu cây trồng.  Tăng năng suất phẩm chất cây trồng.  Tạo cảnh quan môi trường.  Cung cấp sản phẩm trồng trọt sạch, an toàn nhất là vấn đề rau sạch I.4. Các thuận lợi và khó khăn của canh tác thủy canh I.4.1. Thuận lợi Thủy canh là một trong những kĩ thuật tiên tiến của nghề làm vườn hiện đại. Người tiêu dùng đã tin tưởng hơn với những cây trồng bằng phương pháp thủy canh, vì những ưu điểm của kĩ thuật hiện đại này:  Không cần đất chỉ cần không gian để đặt hộp, có thể trồng ở những nơi như hải đảo, miền núi xa xôi, cũng có thể trồng ở những nơi như sân thượng, balcon  Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới nước.  Trồng được nhiều vụ có thể trồng trái vụ.  Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác.  Năng suất cao vì có thể trồng liên tục.  Sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất giàu dinh dưỡng và tươi ngon.  Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.  Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già, trẻ em đều có thể tham gia. I.4.2. Khó khăn Page 6 CNSH trong sản xuất rau quả sạch Bên cạnh những lợi ích của mô hình canh tác theo hướng sử dụng dung dịch dinh dưỡng còn có những giới hạn nhất định. Đầu tiên là chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình khá cao dẫn đến không mang lại hiệu quả kinh tế so với canh tác truyền thống kết hợp với việc kiểm soát điều kiện môi trường tốt (Delaney, 2000). Hơn nữa, thủy canh đòi hỏi người trồng có kinh nghiệm và kiến thức trong việc chuẩn bị dinh dưỡng, nhận biết và điều chỉnh kịp thời việc thiếu hụt dinh dưỡng, duy trì điều kiện canh tác ổn định. Bên cạnh đó, thủy canh cũng hạn chế về số đối tượng áp dụng đặc biệt là các cây trồng thân gỗ (lâu năm) và rau ăn củ. Và nếu áp dụng mô hình tự động hóa trong thủy canh đòi hỏi nhu cầu về năng lượng cao cho việc vận hành máy móc. Do đó, việc canh tác thủy canh ở Việt Nam hiện nay vẫn chỉ áp dụng ở quy mô nhỏ và phục vụ cho mục đích nghiên cứu là chủ yếu. I.5. Xu hướng phát triển sản xuất thủy canh trên thế giới Do những khó khăn nhất định của phương pháp thủy canh nên xu hướng phát triển của sản xuất nông nghiệp theo hướng thủy canh cũng có những đặc điểm riêng:  Chủ yếu các nước phát triển mới áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp thủy canh với quy mô lớn như Hà Lan, Úc, Canada, Mỹ…Do nhu cầu an toàn của người tiêu dùng tại các quốc gia phát triển đòi hỏi các sản phẩm sạch dù giá cao nên sản lượng các sản phẩm thủy canh gia tăng nhanh nhất là các loại rau.  Các vùng, lãnh thổ thuộc khu vực bán khô hạn và khô hạn cũng phát triển các mô hình thủy canh trong sản xuất nông nghiệp do nhu cầu về nước tưới rất hạn chế. Các khu vực này thường cải tiến hệ thống tưới để mang lại hiệu quả tối đa.  Do chi phí đầu tư ban đầu của các mô hình thủy canh cao hơn so với canh tác truyền thống do đó nhu cầu đòi hỏi cải tiến hệ thống nhà kính với chi phí thấp, thời gian sử dụng dài. Hơn nữa, khi áp dụng tự động hóa trong các mô hình thủy canh nhằm giảm công lao động làm gia tăng sử dụng các nguồn năng lượng nhân tạo để phục vụ. Do đó cần phát triển các nguồn năng lượng thay thế rẻ hơn và sạch hơn như năng lượng mặt trời hay các nguồn năng lượng trong tự nhiên khác. I.6. Các mô hình thủy canh phổ biến Thủy canh (hydroponics) ban đầu được hiểu là trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay đã phát triển thêm nhiều phương pháp khác nhưng đều dựa trên quy tắc ban đầu như cây được trồng trên các giá thể trơ (không có dinh dưỡng) rồi được cung cấp dinh dưỡng qua hệ thống tưới liên tục. Do đó, thủy canh hiện nay được hiểu là phương pháp cung cấp dung dịch dinh dưỡng cho cây thông qua bộ rễ. Thủy canh có thể được chia thành 3 nhóm chính như sau: I.6.1. Thủy canh không hồi lưu (hệ thống mở) I.6.1.1. Phương pháp nhúng ngập rễ Page 7 CNSH trong sản xuất rau quả sạch Đây là một trong những phương pháp thủy canh không hồi lưu. Cây con được trồng trong những chậu nhựa được đặt lên các bảng bằng xốp, gỗ sao cho vừa khít với chậu nhằm hạn chế sự bốc thoát hơi nước. Thùng chứa dung dịch dinh dưỡng được làm sao cho vừa với bảng trồng cây. Dung dịch dinh dưỡng được cho vào khoảng 2/3 thùng chứa để tạo sự thông thoáng cho rễ. Trong quá trình trồng, mực nước trong thùng chứa sẽ giảm dần làm gia tăng nồng độ các ion trong dung dịch dinh dưỡng dẫn đến ức chế sinh trưởng của cây. Do đó, cần thay thế dung dịch dinh dưỡng khi quan sát thấy mực nước trong thùng chưa hạ xuống quá thấp. I.6.1.2. Phương pháp thả nổi Phương pháp này tương tự như nhúng ngập rễ tuy nhiên không cần tạo khoảng trống giữa các bảng giữ cây mà để cây nổi trực tiếp trên mặt dung dịch dinh dưỡng. Dung dịch dinh dưỡng được bổ sung hoặc thay mới khi mực nước hạ thấp. Phương pháp này cần sử dụng bộ phận tạo không khí bên trong dung dịch. I.6.1.3. Phương pháp mao dẫn Cây con được trồng vào các chậu nhựa có khoét lỗ dưới đáy và giá thể với kích thước khác nhau tùy thuộc vào độ lớn của cây. Các chậu nhựa đặt lên các đĩa hơi trũng, hoặc đặt trên các máng cạn chứa dung dịch dinh dưỡng. Phương pháp này phù hợp với các cây cảnh trồng trong nhà. Cây hút nước và dinh dưỡng nhờ hiện tượng mao dẫn. I.6.2. Thủy canh hồi lưu (hệ thống kín) I.6.2.1. Phương pháp màng dinh dưỡng (NFT- nutrient film technique) Kỹ thuật màng dinh dưỡng NFT được xem là phương pháp thủy canh truyền thống vì trong mô hình, rễ cây tiếp xúc trực tiếp dung dịch dinh dưỡng mà không cần giá thể. Một lớp mỏng (0.5mm) dung dịch dinh dưỡng được cho chảy liên tục trong các kênh trồng. Các kênh trồng thường được làm từ các vật liệu mềm dẻo, 2 mép xếp thành mái nhằm hạn chế sự bốc thoát hơi nước. Cây con được cố định ở giữa 2 mép. Chiều dài mỗi kênh trồng tối đa là 5-10m tùy thuộc vào điều kiện thực tế và được đặt trên một khung thoải. Dung dịch dinh dưỡng được bơm từ thùng chứa lên bên trên dốc và dung dịch chảy theo chiều trọng lực đến cuối kênh và trở lại thùng chứa. Trên thực tế, việc duy trì một lớp dinh dưỡng mỏng xuyên suốt rất khó thực hiện do đó có nhiều biến thể từ phương pháp này nhằm hạn chế các yêu cầu kỹ thuật cao. I.6.2.2. Phương pháp dòng chảy - hệ thống ống (DFT – Deep flow technique) Đây được xem là một biến thể phổ biến của phương pháp NFT nhưng các kênh được thay thế bằng các hệ thống ống PVC đường kính 10cm. Trên các ống có khoét các lỗ để vừa chậu lưới nhựa. Cây con được cho vào các chậu đặt trên các ống PVC, bên trong có chứa một ít giá thể để giữ cây đứng. Page 8 CNSH trong sản xuất rau quả sạch Các ống PVC có thể được xếp trên các giàn sắt hay gỗ nằm ngang hoặc bố trí theo kiểu zig zag để tận dụng không gian hoặc bố trí theo kiểu bậc thang để tận dụng ánh sáng. I.6.3. Phương pháp khí canh Trong phương pháp khí canh, cây trồng được đặt vào các hốc vừa các chậu và rễ cây lơ lửng trong không khí bên dưới các tấm Styrofoam. Các tấm Styrofoam thường được hàn thành hình ki, chóp nhọn để tận dụng không gian hay hình khối chữ nhật kín để tránh ánh sáng lọt giúp rễ phát triển cũng như hạn chế sự sinh trưởng của tảo. Dinh dưỡng được cung cấp qua hệ thống phun sương bên trong các tấm Styrofoam nơi rễ cây tập trung. Phương pháp khí canh thường áp dụng cho các loại cây dễ tổn thương bộ lá như rau ăn lá và để sản xuất thực phẩm sạch phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. I.7. Thủy canh với việc sản xuất rau sạch Việc ngộ độc thực phẩm với thuốc trừ sâu hay hóa chất bảo vệ thực vật chiếm tỉ lệ cao. Tuy ngộ độc không gây nguy hiểm tức thời nhưng gây ảnh hưởng lâu dài có thể gây ung thư. Ở các vùng sản xuất rau, việc sử dụng thuốc trừ sâu rất phổ biến, kể cả các loại thuốc bị cấm: lân, chlor, carbanate…Các loại thuốc trừ sâu độc hại thường phun lên rau với nồng độ gấp 10-20 lần, có khi 50 lần, thậm chí có nơi trước khi thu hoạch 1-3 ngày vẫn phun thuốc, nhiều lái buôn nhúng rau, đậu vòa dung dịch Azodrin để rau, đậu có màu xanh láng khi mang ra chợ bán. Vậy, thế nào là rau sạch? Hiện nay, Việt Nam có một quy định chung về rau sạch mà tạm thời sử dụng tiêu chuẩn về dư lượng tối đa thuốc trừ sâu trên rau quả của FAO (Food Agriculture Organization) và WHO (World Health Organization). “Rau an toàn là rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không vượt mức cho phép dư lượng các độc tố và vi sinh vật có hại tới sức khỏe con người ở mức tối thiểu cho phép”. Dư lượng nitrat, kim loại nặng, nông dược và mức độ nhiễm vi khuẩn, sinh trùng có hại có lẽ quan trọng nhất xác nhận mức độ sạch cho mặt hàng “rau sạch”. Hiện nay, sản xuất rau sạch được tiến hành theo các mô hình công nghệ khác nhau như: thủy canh cách ly, nhà lưới cách ly, canh tác hữu cơ…và sản xuất trên đồng ruộng. Page 9 CNSH trong sản xuất rau quả sạch Tuy nhiên, với mọi mô hình, các vấn đề then chốt vẫn là chế độ phân bón, nước tưới, quy trình sử dụng nông dược và các biện pháp nông dược khác nhau để bảo vệ thực vật. Công dụng nhà lưới, nhà kính kết hợp với quy trình canh tác thủy canh cho phép cách ly một phần với môi trường sâu bệnh bên ngoài, giảm tối đa lượng nông dược. Vì vậy, cho sản phẩm “rau sạch”. Sản xuất rau sạch trên qui mô đại trà mức đầu tư thấp, giá thành hạ để có rau sạch cho hàng triệu người tiêu dùng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Sẽ có ý nghỉa rất lớn về dịch tễ y tế xã hội và môi trường. I.8. Chất dinh dưỡng - môi trường nuôi trồng thủy canh I.8.1. Chất dinh dưỡng Những nguyên tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thích hợp nhất là C, H, O,N, S, Mg, Fe, Cu, Zn, Bo, Mo. Một số nguyên tố chỉ cần với một lượng rất ít, tuy nhiêm trong các nguyên tố đó có thể trở thành một nhân tố giới hạn đối với sự lành mạnh của cây. Nhiều nguyên tố được tìm thấy trong các enzyme và coenzymes (là nhân tố điều chỉnh trong các hoạt động sinh hóa). Sự thiếu hụt bất kỳ một nguyên tố nào đều thể hiện ra với những triệu chứng và đặc thù riêng, có thể cho ta biết là cây thiếu loại nguyên tố nào. Carbon và oxy được cung cấp bởi không khí ở dạng CO 2 . Mặc dù tỉ lệ khí CO 2 trong khí quyển thấp (0.03%), ngay cả khi thực vật đã tiêu thụ một lượn lớn thì tỉ lệ này vẫn không thay đổi. Oxy đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây, tham gia vào quá trình hô hấp. Cây hấp thụ O 2 từ khí quyển qua lá, và từ nước thông qua rễ. Hydro cũng rất quan trọng vì chất béo và carbohydrat ddeuf có thành phần chính là H, cùng với O và C. Cây háp thụ H 2 hầu hết từ nước, thông qua quá trình thẩm thấu ở rễ. Những nhà thủy canh học sẽ nhanh chóng nhận thấy tầm quan trọng của H 2 khi đo độ pH của dung dịch dinh dưỡng. Nó phải ở trong phạm vi cho phép, những giá trị này được xác định tùy theo nhu cầu của từng loại cây trồng. I.8.2. Dung dịch dinh dưỡng. Các chất khoáng được sử dụng trong môi trường bắt buộc phải được hòa tan hoàn toàn trong nước, nếu thêm bất kỳ chất nào mà không tan được trong nước thì không có tác dụng gì đối với cây. Trong thủy canh, tất cả các chất cần thiết cho cây trồng đuêù được sử dụng dưới dạng các muối khoáng vô cơ được hòa tan trong dung môi là nước. Nếu sử dụng các môi trường dinh dưỡng dưới dạng nước thì phải nắm rõ nguyên tắc pha chế để chúng không bị kết tủa làm mất tác dụng của hóa chất.  Ca và P nằm gần nhau thì bị kết tủa.  Fe phải được pha riêng. Trong thủy canh, các muối khoáng sử dụng phải có độ hòa tan cao, tránh lẫn các tạp chất. môi trường dinh dưỡng đạt yêu cầu cao khi có sự cân bằng về nồng độ ion khoáng Page 10 [...]... trong môi trường dinh dưỡng ở thủy canh không chỉ tác động đến pH mà còn ảnh hưởng đến độ hòa tan của dưỡng chất Nhiệt độ thích hợp trong khoảng 22oC-25oC I.9 Giá thể thường được dùng trong thủy canh Trong mô hình canh tác thủy canh, các giá thể trơ được sử dụng như là chất nền cho việc gieo hạt và giúp cây đứng vững khi phát triển Giá thể được cho là tối ưu trong canh tác thủy canh khi duy trì được cân... xuất thủy canh Từ những thập niên 60-70, thủy canh đã được các trang trại các quốc gia phát triển áp dụng vào sản xuất nông nghiệp thương mại và phổ biến rộng rãi ở những năm thập kỷ 80 với tổng diện tích trên thế giới vào khoảng 5.000-6.000ha Đến những năm đầu thế kỷ 21, diện tích canh tác thủy canh đã tăng lên rất nhiều, vào khoảng 20.000-25.000 ha (2001) Các quốc gia có diện tích sản xuất thủy canh. .. truyền thống Ngoài ra, các quốc gia khác cũng có diện tích canh tác lớn như Tây Ban Nha (4.000 ha), Canada (2.000 ha), Pháp (1.000 ha), Úc (500 ha) cũng có kỹ thuật canh tác thủy canh rất phát triển và mở rộng ra nhiều đối tượng cây trồng Tại các nước đang phát triển cụ thể ở Việt Nam điều kiện nghiên cứu cũng như sản xuất rau, quả bằng canh tác thủy canh vẫn còn nhiều hạn chế, hiện chỉ có thể sản xuất ở... sạch II Kỹ thuật thủy canh dưa leo Giới thiệu II.1 Nguồn gốc Cây dưa leo (Cucummis sativus.L) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Nam Á, (Ấn Độ, Malaca, Nam Trung Quốc) Tuy nhiên, hầu hết các loại dưa leo có mặt ở Châu Phi Nhiều tài liệu cho rằng dưa leo có nguồn gốc từ chân dãy núi Hymalaya nơi có nhiều loài hoang dại có quan hệ chặt chẽ với loài cucummis Hardi Wichil Royle Dưa leo... đây, cây dưa leo đã trở thành cây rau quan trọng trong sản xuất Mặc dù sản phẩm dưa leo chế biến đang có thị trường rộng lớn trên thế giới nhưng thực tế nghề sản xuất dưa leo của nước ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Page 24 CNSH trong sản xuất rau quả sạch Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc - - - - - - - II.8 Những vật liệu cần chuẩn bị để trồng dưa leo thủy canh Cây... để chuẩn bị tiếp cho đợt sau Thời gian từ lúc hạt dưa leo mọc mầm đến khi thu đợt đầu khoảng 60 ngày Page 30 CNSH trong sản xuất rau quả sạch III Bàn luận Việc áp dụng thủy canh vào trồng dưa leo nói riêng và các loại rau nói chung ở nước ta đang hứa hẹn có những bước phát triển tốt, và những hướng đi đúng đắn, nhằm nhân rộng phương pháp canh tác thủy canh vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất... từ thủy hải sản Mặc khác, quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh, điều này dẫn đến diện tích đất canh tác giảm xuống đáng kể, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nên việc nghiên cứu để tìm ra và ứng dụng những phương pháp canh tác mới tiết kiệm đất vào sản xuất là việc hết sức cần thiết Page 31 CNSH trong sản xuất rau quả sạch TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) PGS TSKH Nguyễn Xuân Nguyên – Kỹ thuật thủy canh. .. có từ 200 - 500 hạt/trái Dưa leo thuộc nhóm ưa nhiệt, nhiệt độ ngày thích hợp cho dưa tăng trưởng là 30 oC Và nhiệt độ ban đêm 18 - 21oC Dưa có phản ứng với độ dài ngày khác nhau tùy theo giống, thông thường ngày ngắn kích thích cây ra lá và trái, vì vậy điều kiện thời tiết vùng đồng bằng cho phép dưa leo ra hoa trái quanh năm II.4 Yêu cầu sinh thái của dưa leo II.4.1 Nhiệt độ Dưa leo thuộc nhóm cây... lớn (10.000 ha, 2001) và kỹ thuật canh tác thủy canh tiên tiến nhất trên thế giới Ban đầu, hà Lan tập trung sản xuất các loại rau ăn lá và ăn quả, đặc biệt là cà chua cho năng suất cao và tăng thời gian thu hoạch đối với giống cà chua vô hạn Ngày nay, quốc gia này phát triển sang các loại hoa cắt cành có giá trị cao như tulip, lily, cẩm chướng cho năng suất cao hơn so với canh tác truyền thống Ngoài... quả sạch TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) PGS TSKH Nguyễn Xuân Nguyên – Kỹ thuật thủy canh và sản xuất rau sạch – NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2004 2) Võ Thị Bạch Mai – Thủy canh cây trồng – NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ 3) 4) 5) 6) 7) Chí Minh, 2003 PGS TS Tạ Thu Cúc – Giáo trình Kỹ thuật trồng rau – NXB Hà Nội 2005 http://www.google.com.vn http://www.youtube.com http://www.ecoview.info http://rausach.com.vn . thủy canh trong trồng trọt I.4. Các thuận lợi và khó khăn của canh tác thủy canh I.5. Xu hướng phát triển sản xuất thủy canh trên thế giới I.6. Các mô hình thủy canh phổ biến I.7. Thủy canh với. kỹ thuật thủy canh và việc áp dụng kỹ thuật thủy canh vào sản xuất dưa leo. Page 3 CNSH trong sản xuất rau quả sạch I. Tổng quan về thủy canh (Hydroponics) I.1. Khái niệm Thủy canh là kỹ thuật. nuôi trồng thủy canh I.9. Giá thể thường được dùng trong thủy canh I.10. Tình hình sản xuất thủy canh I.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng thủy canh. Phần II.

Ngày đăng: 24/05/2014, 10:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan