tóm lược các bài giảng của thiền sưs. n. goenka kỷyếu hội thảo phát triển lấy cộng đồng làm định hướng

56 1.8K 0
tóm lược các bài giảng của  thiền sưs. n. goenka kỷyếu hội thảo  phát triển lấy cộng đồng làm định hướng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngân hàng Thế giới & Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Kỷ yếu Hội thảo Phát Triển Lấy Cộng Đồng Làm Định Hướng Hà Nội Ngày 13 – 14 tháng 4 năm 2004 Lời nói đầu Hội thảo về Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng được tổ chức vào tháng Tư năm 2004 tại Hà Nội nhằm hai mục đích: Thứ nhất, mang đến và chia sẻ những kinh nghiệm từ các dự án phát triển theo định hướng của cộng đồng đang thực hiện tại Việt Nam và quốc tế, bao gồm cả những kinh nghiệm của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Th ứ hai, đặt nền móng cho các dự án tương lai của Việt Nam có trọng tâm tập trung vào cơ sở hạ tầng nông thôn và cải thiện đời sống của người dân, đồng thời qua đó xác định được nhũng vấn đề quan trọng nhất cần có cho các dự án đó. Qua các bài trình bày tại hội thảo, chúng ta có thể xác định được rằng Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng là một định hướng cho giả m nghèo coi người dân nghèo và cộng đồng nghèo là đối tác trong phát triển. Định hướng này cũng đã chuyển giao trách nhiệm quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và quá trình ra quyết định cho cấp hành chính cơ sở và cho các nhóm cộng đồng. Theo hướng này, Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng cũng có thể được coi là định hướng “tin cậy vào cộng đồng” – mà hiện nay Nhà nước và các nhà tài trợ đều mong muốn người dân địa phương có thể tự đưa ra những quyết đị nh đối với những ưu tiên phát triển của chính họ, đồng thời nâng cao được năng lực của lãnh đạo, cán bộ địa phương trong quản lý và thực hiện các hoạt động phát triển một cách có hiệu quả. Những nguyên tắc của Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng đã tồn tại trong nhiều chính sách kinh tế và xã hội của Việt Nam. Những năm gần đây đã có s ự gia tăng về dự án và chương trình thực hiện theo các nguyên tắc này. Đã có nhiều những kinh nghiệm khác nhau từ các dự án và chương trình đó, và chúng ta đã thấy những tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của nhiều vùng nông thôn. Tuy nhiên người dân ở nông thôn vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Cần phải tích cực đánh giá và nhân rộng các mô hình thành công về xóa đói giảm nghèo và phát triển vùng nông thôn để định h ướng tốt hơn tới những đối tượng cần sự giúp đỡ và các nhóm kinh tế xã hội, và để tăng hiệu quả và hòa nhập của dự án và các chương trình trên cùng một địa bàn, đồng thời giúp tăng cường cải cách hành chính và phân cấp quản lý của Nhà nước. Những phần trình bày và thảo luận tại Hội thảo đã đề cập đến nhiều chủ đề quan trọng và có tính thực tiễn bao g ồm các nguyên tắc chính trong việc thiết kế chương trình Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng, phạm vi của các hợp phần hạ tầng và đời sống nguời dân nông thôn, giám sát và đánh giá, mở rộng và thể chế hóa những định hướng đó, và những ưu tiên phát triển năng lực cơ sở. Hy vọng rằng kỷ yếu hội thảo này sẽ cung cấp những thông tin quý giá cho các đối tượng đ ang họat động trong lĩnh vực phát triển cộng đồng cũng như những người đang góp phần vào thiết kế các chương trình tương lai. Lê Thị Thống Phó Vụ trưởng Vụ kinh tế nông nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2 Mục lục Tác giả Trang Lời nói đầu 2 Mục lục 3 Giới thiệu và Tóm tắt kỷ yếu hội thảo 4 Diễn văn khai mạc của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ông Nguyễn Xuân Thảo11 Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn Ông Dan Owen 13 Phần trình bầy số 2: Một số điểm mạnh và điểm yếu về sự tham gia của người dân trong các hoạt động phát triển lấy cộng đồng làm định hướng (CDD) và thực tế quá trình xây dựng và thực hiện ở Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc Bà Lê Thị Thống 24 Phần trình bầy số 3: Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng ở Việt Nam: Tài liệu tổng hợp và nền thảo luận Ông Robin Mearns 29 Phần trình b ầy số 4: Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng tại Việt Nam Ông Phạm Văn Ngọc 34 Phần trình bầy số 5: Theo dõi và đánh giá các chương trình phát triển theo hướng cộng đồng: Các nguyên tắc chính cho Việt Nam Ông Rob Chase 36 Phần trình bầy số 6: Đánh giá CT MTQG về Xoá Đói Giảm Nghèo và Chương trình 135 Ông Saurabh Sinha 41 Phần trình bầy số 7: Mở rộng quy mô phát triển theo hướng cộng đồng trong bối cảnh phân cấp: Mộ t số kinh nghiệm quốc tế Ông Keith McClean 46 Phần trình bầy số 8: Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng: triển vọng và định hướng chính Ông Phạm Hải 51 Phụ lục 1: Danh sách các đại biểu Hội thảo 53 3 Giới thiệu và tóm tắt hội thảo Giới thiệu và tóm tắt Kỷ yếu Hội thảo GIỚI THIỆU Đây là Kỷ yếu của Hội thảo Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng (CDD) tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và đầu tư thông qua Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo (PAC) và Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Hà nội phối hợp tổ chức vào ngày 13-14 tháng Tư tại Hà nội. Mục đích của hội thảo là: • Trình bày những nhận định và đánh giá trong ấn phẩm về Phát tri ển Lấy cộng đồng làm định hướng tại Việt Nam do Ngân hàng thế giới và Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo xuất bản năm 2003. • Chia sẻ những kinh nghiệm quốc tế về Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng, đặc biệt từ các dự án của Ngân hàng Thế giới tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, tập trung vào vấn đề thiết kế, thực thi, giám sát, đ ánh giá, và nhân rộng các phương pháp Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng. • Xác địnhthảo luận về các vấn đề chính có liên quan đến Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng tại Việt Nam nhằm đặt nền tảng cho quá trình thể chế hóa và áp dụng rộng rãi những định hướng đó trong các dự án và chương trình sau này. Đến dự Hội thảo có 120 đại diện từ các Bộ, cơ quan củ a Chính phủ, UBND và các ban ngành ở 18 tỉnh thành trong cả nước, các dự án phát triển nông thôn được tài trợ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức tài trợ và các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới về CDD. Ông Phạm Hải và bà Lê Thị Thống đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng ông Robin Mearns và ông Nguyễn Thế Dũng đại diện Ngân hàng Thế giới đồng chủ toạ. Danh sách đại biểu tham gia hội thảo nằm trong phụ lục 1. Ông Nguyễn Xuân Thảo - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đọc diễn văn khai mạc hội thảo. Thứ trưởng có đề cập đến tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam trong 5 năm qua đã giảm xuống 25,9% so với tỷ lệ 50-60% trước năm 1998, điều kiện sống của người dân ở khu vực vùng sâu, vùng xa cũng như cơ sở hạ tầ ng được cải thiện, nhận thức của người dân địa phương đã được nâng cao. Thứ trưởng cũng bày tỏ sự cám ơn các nhà tài trợ song phương và đa phương, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ đã có những hỗ trợ và đóng góp tích cực. Ông cũng bày tỏ sự cám ơn sự tham gia tích cực của các cơ quan Trung ương và địa phương trong việc thực hiện thành công chương trình Phát triển Lấ y cộng đồng làm định hướng. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh rằng tất cả các chương trình và dự án Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng đã áp dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên- vì việc chuẩn bị kế hoạch hành động đã dựa vào chính nhu cầu của cộng đồng và có sự tham gia của chính người dân địa phương. Công tác giảm nghèo được hỗ trợ qua việ c thực hiện các hợp phần đa dạng như xây dựng cơ sở hạ tầng dựa vào cộng đồng, nâng cao năng lực quản lý cho người hưởng lợi địa phương, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, Thứ trưởng có lưu ý rằng mặc dù đã có những cải thiện đáng kể, nhưng đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa vẫn còn đối mặt vớ i nhiều khó khăn, những phương pháp và mô hình hiệu quả về xóa đói giảm nghèo vẫn chưa được đánh giá và nhân rộng một cách đứng mức. Việc lồng ghép các dự án khác nhau trên cùng một địa bàn vẫn còn kém với hiệu quả chưa cao, việc cải cách phân cấp quản lý chưa được triển khai mạnh mẽ ở một số tỉnh. Thứ trưởng đề nghị các đại biểu cần thảo 4 Giới thiệu và tóm tắt hội thảo luận các vấn đề liên quan và xác định hướng tiếp cận Lấy cộng đồng làm định hướng mới này để nhân rộng thành công, đẩy lùi những yếu kém và tăng cường tiến trình xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam. Trong phần giới thiệu mở đầu, ông Klaus Rohland, Giám đốc quốc gia WB Việt Nam đã nói Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng ngày càng trở nên quan trọng trong sự nghiệp phát triển, không những ở Vi ệt Nam mà còn trên toàn thế giới. CDD là một cách tiếp cận mới trong phát triển khi mọi người tự chịu trách nhiệm với tương lai của chính họ, vì hơn ai hết họ là người hiểu rõ cộng đồng của mình hơn những người từ nơi khác đến . Đây là quá trình học hỏi cho các nhà tài trợ, chính phủ cũng như người dân địa phương, đồng thời cần coi trọng hơn nữa việc hài hòa nhữ ng phương pháp hỗ trợ Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng. Ông Rohland đề xuất một số vấn đề thảo luận tại Hội thảo như: làm thế nào để liên kết giữa các cộng đồng cơ sở với các cơ quan chính quyền, yếu tố công khai và nguồn thông tin giữa cấp Trung ương và địa phương, giữa chính quyền và người dân địa phương. Ông Rohland còn nhấn mạnh rằ ng Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng là nên “tin cậy vào nguời dân”, vì Chính phủ và các nhà tài trợ đều mong muốn cho người dân được tự quyết định và tin tưởng vào quyết định của họ, và các cộng đồng địa phương cũng được phép mẵc sai lầm trong quá trình học hỏi này. CÁC BẢN TRÌNH BẦY THAM LUẬN Trong phần trình bày của mình về Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn (Phần trình bầy số 1), ông Daniel Owen - phụ trách CDD và Ban phát triểnhội của Ngân hàng Thế giới đã mở đầu bằng định nghĩa: định hướng CDD là “làm việc với người nghèo và coi họ như là đối tác trong phát triển”. Qua đó sẽ đề ra trách nhiệm quyết định quản lý nguồn tài nguyên thuộc về các nhóm cộng đồng, và đây cũng là một cách tổ chức để xóa đói giảm nghèo giúp nâng cao năng lực của cộng đồng với sự giúp đỡ của nhiều cơ quan thể chế chính thức. Ông Owen đã trình bày tổng quan về tiến trình phát triển định hướng CDD từ các thập niên gần đây, và cũng thông báo cho các đại biểu rằng các dự án CDD hiện đang trở thành hợp phần quan trọng trong hạng mục đầu tư của Ngân hàng Thế giới ở tất cả các ngành và miền trên thế giới. Ông Owen giới thiệu những nguyên tắc chủ yếu trong thiết kế CDD: (a) đầu tư phải có trách nhiệm với các nhu cầu; (b) xây dựng cơ chế tham gia cho quản lý của cộng đồng và sự tham gia của các bên liên quan; (c) đầu tư vào năng lực của các Tổ chức dựa vào cộng đồng; (d) hỗ trợ cho cộng đồng tiếp cậ n với thông tin; (e) xây dựng những quy tắc cơ bản và các hình thức khuyến khích mạnh mẽ song song với hệ thống giám sát và đánh giá; (f) thiết lập cơ cấu thể chế và khuôn khổ chính sách; (g) duy trì tính linh hoạt trong thiết kế tổ chức và đổi mới; (h) đảm bảo sự tham gia củahội và giới; (i) thiết kế mở rộng quy mô và (k) đầu tư vào chiến lược hiện có. Ông Owen đã đánh giá những kinh nghiệm và ả nh hưởng của một số dự án CDD của các nước khác nhau. Theo đó, ông cũng kết luận rằng những phương pháp CDD có thể giúp tăng cường hiệu quả và đạt được mục tiêu cung cấp các dịch vụ công cộng, đồng thời nó cũng có những ảnh hưởng tích cực đến đời sống của những người dân nghèo và giúp xây dựng nguồn vốn cho xã hội và đảm bảo sự bền vững. Tuy nhiên, ông c ũng lưu ý rằng những hoàn cảnh văn hóa và xã hội quyết định đến hiệu quả của các chương trình CDD và các phương pháp 5 Giới thiệu và tóm tắt hội thảo CDD có thể không phải là cách thức tối ưu nhất đối với những nơi có xuất phát điểm về xã hội và năng lực thực hiện các hoạt động tập thể. Bà Lê Thị Thống, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế Nông nghiệp của Bộ KH&ĐT, đã trình bày về cách tiếp cận CDD tại Việt Nam (Phần trình bày số 2). Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước cũng như cộng đồng các nhà tài trợ đã dành rất nhiều sự quan tâm và hỗ trợ tới công tác xoá đói giảm nghèo. Những ưu điểm của việc tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng là: sự tham gia liên tục của người dân vào quá trình thực hiện dự án; đảm bảo tính công khai, nâng cao tính bền vững, tăng cường năng lực cho người dân địa phương, thúc đẩy sự hỗ trợ lẫn nhau giữa ng ười dân, cũng như giữa các cộng đồng với nhau, tăng cường đoàn kết nhằm xây dựng một cộng đồng giàu mạnh và nâng cao nhận thức về giảm nghèo. Những điểm hạn chế cần được đề cập đến là: số lượng phương pháp và mô hình CDD ở Việt Nam còn phụ thuộc vào các nhà tài trợ và địa phương; sự tham gia của người dân địa phương còn phụ thuộc vào sự chỉ dẫn của cấp quản lý cao hơn; cần có nhiều thời gian hơn để xây dựng dự án; năng lực về CDD của chính quyền địa phương còn yếu; quá trình phân cấp quản lý và ngân sách tiến hành còn chậm; người dân thường bị động trong quá trình này; và quá trình liên kết giữa các dự án còn kém. Dựa trên những kinh nghiệm trong việc chuẩn bị và triển khai Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc (NMPRP), bà Thống cũng đưa ra mộ t số yêu cầu cần thiết để áp dụng phương pháp này có hiệu quả đó là: thiết lập cơ cấu cho sự tham gia cộng đồng; người dân phải được tham gia vào tất cả các bước chuẩn bị và triển khai dự án; cần thiết phải tổ chức đào tạo phương pháp cho người dân và chính quyền địa phương; cần đưa ra những hướng dẫn cụ thể và toàn diện cho UBND địa phươ ng; cần củng cố cơ cấu các ban ngành phát triển của xã; và cần có sự liên kết với các dự án và chương trình khác nhau ở các cấp địa phương. Ông Robin Mearns thay mặt Ngân hàng Thế giới và Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo (PAC) trình bày ngắn gọn bản báo cáo mới nhất “Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng ở Việt Nam: tài liệu tổng hợp và nền thảo luận” (Phần trình bày số 3). Báo cáo tập trung vào vấ n đề nhận thức CDD trong bối cảnh Việt Nam, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả trong những bối cảnh kinh tế-xã hộicác vùng khác nhau trên phạm vi cả nước; đánh giá kinh nghiệm và bài học từ việc lựa chọn của các dự án chương trình của Chính phủ, nhà tài trợ và tổ chức phi chính phủ; đánh giá tiềm năng tương lai và sự lựa chọn cho các dự án CDD trong lĩnh vực nông thôn. Báo cáo và phần trình bầy đã nêu ra một số vấn đề liên quan đến chính sách quốc gia và bối cảnh chương trình CDD hiện nay như: (i) sự liên kết về xây dựng kế hoạch và ra quyết định cấp tỉnh về các chính sách giảm nghèo và chiến lược phát triển tổng thể; sự cân bằng trong tương lai giữa các tiếp cận theo chương trình mục tiêu đối với giảm nghèo; Chương trình cải cách hành chính, và nội dung cũng như công tác tài chính của các chương trình giảm nghèo mục tiêu; (ii) nhu cầu điều phối tốt hơn giữa chính phủ và các chương trình tài trợ để tạo ra một tác động tích cực ở cấp cộng đồng và nâng cao tính hiệu quả trong đầu tư; và (iii) cân bằng giữa các phương pháp CDD của các nghành qua lồng ghép hoặc áp dụng cụ thể. Nghiên cứu kết luận rằng hiện nay nhu cầu điều chỉnh các chương trình “phát triển tổng h ợp” là rất lớn chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng nông thôn và cải thiện đời sống của cá thôn xã vùng xa hẻo lánh. Tác động của những chương trình đó sẽ gia tăng nếu thực sự tập trung vào các công trình cơ sở hạ tầng cụ thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của cộng đồng và hộ gia đình. Liên quan đến những tiềm năng tương lai và ph ương án cho các chương trình CDD tại những xã nghèo, bản báo cáo đã đưa ra nhiều kiến nghị như: (i) phát triển cơ sở hạ tầng nông 6 Giới thiệu và tóm tắt hội thảo thôn và công nghệ thích hợp; (ii) quản lý nguồn tài nguyên dựa vào cộng đồng; (iii) Tạo sự phối hợp đồng nhất trong dịch vụ hỗ trợ cải thiện sinh kế hộ gia đình; (iv) cơ chế tài chính trực tiếp thực hiện thông qua ngân sách xã để tăng tính công khai và (v) các ưu tiên nâng cao xây dựng năng lực thể chế và nguồn nhân lực. Ông Phạm Văn Ngọc (ActionAid) trình bầy về Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng tại Việt Nam (Phần trình bầy số 4) trong bài trình bày của mình ông đã định nghĩa “cộng đồng địa phương” trong bối cảnh hiện nay như là một “đơn vị hành chính địa phương”, có những đặc điểm riêng như mối quan hệ kinh tế, quan hệ gia đình, họ hàng, nguồn gốc dòng dõi. Do đó, ông Ngọc gợi ý rằng các xã, thôn và nhóm người nên được coi là đối tương CDD. Ông Ngọc đã nêu ra nh ững vấn đề chiến lược cần giải quyết trong phát triển dưới đây: việc quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên kém hiệu quả và không bền vững; quản lý cấp cơ sở không hiệu quả, việc phát triển không cân đối và việc thể hiện các chính sách/chiến lược vào hành động cấp cơ sở còn yếu. Việc tham gia của người dân địa phương có thể tăng cường thông qua các tổ chức cơ sở tại cộng đồng và thể chế địa phương, và đây là yếu tố chủ chốt của phương pháp dựa trên quyền lợi mà ActionAid đang hỗ trợ. Trong phần trình bầy về Theo dõi và đánh giá các chương trình phát triển lấy cộng đồng làm định hướng: Các nguyên tắc chính cho Việt Nam (Phần trình bầy số 5), Ông Rob Chase -Nhóm CDD và xã hội của Ngân hàng Thế giới đã đề cập đến câu hỏi làm thế nào để đánh giá và giám sát một dự án CDD. Dựa trên kinh nghiệm của Thái Lan và Philipin Ông đã đưa ra một số nguyên tắc chủ đạo về Theo dõi và Giám sát mà có thể áp dụng được tại Việt Nam. Các nguyên tắc đánh giá “tiêu chuẩn vàng” được đề xuất là: (i) đánh giá phải được thiết kế cụ thể cho từng dự án và hoàn cảnh cụ thể; (ii) cần phải đánh giá theo mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên và sử dụng nhóm so sánh; (iii) cần ph ải có các điều tra ban đầu và điều tra tiếp theo để phục vụ cho công tác số liệu; (iv) sử dụng phương pháp thu thập số liệu định tính và định lượng; (v) cần có tầm nhìn xa mang tính lâu dài để xem xét tính bền vững; và (iv) số liệu đánh giá phải đại diện tiêu biểu cho một chương trình hoặc trên quy mô quốc gia. Ông Chase cũng nêu lên vấn đề quan tâm của các đại biểu về một số thực trạng khó khăn trên thế giới được coi là khó khăn trong quá trình giám sát và đánh giá như về tài chính, khó khăn về hậu cần và khó khăn vì nhiều họat động phong phú, các nhóm kinh tế xã hộicộng đồng thường được đưa vào chương trình CDD. Để giải quyết những khó khăn còn tồn tại, ông Chase đã gợi ý những nguyên tắc “tiêu chuẩn vang” chủ yếu áp dụng một cách sáng tạo các nguồn số liệu khác nhau, kết hợp sử dụng dữ li ệu cơ bản với lập kế hoạch chương trình và kết hợp phương hướng định lượng và định tính sẽ cho phép những đánh giá có mức độ phù hợp cao trong quá trình thực hiện chương trình. Ông Saurauh Sinha – UNDP đã trình bầy về phương pháp luận mà hiện đang áp dụng tại Phần đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và Chương trình 135 (phần trình bầy số 6). Đánh giá này đang đượ c MOLISA triển khai với mục đích xem xét mặt hiệu quả tổng thể về giảm nghèo bền vững của chương trình mục tiếu quốc gia 133 và chương trình 135, đồng thời rút ra các bài học kinh nghiệm về thiết kế chương trình cho giai đoạn 2006-2010. Báo cáo đánh giá dự kiến được xuất bản vào tháng 6 trong đó sẽ bao gồm các vấn đề như xác định mục tiêu, vấn đề về thể chế và tiế n trình, và đánh giá tác động. Nhận xét về Chương trình 135 giai đoạn 1998-2005, Ông Phạm Hải cũng bày tỏ nhờ có chương trình vấn đề cơ sở hạ tầng và đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể, năng lực địa phương được nâng cao và huy động được nhiều nguồn từ nhiều ngành và địa phương. Theo ông Hải, lý do đem lại sự thành công là nhờ mục tiêu phù h ợp, nguồn lực đầy đủ và 7 Giới thiệu và tóm tắt hội thảo đồng bộ, tính minh bạch để đảm bảo giám sát hiệu quả, thực hiện và quản lý tốt. Tuy nhiên, chương trình còn gặp nhiều những thách thức như sự thay đổi khó dự đoán trong quy mô dự án, sự tham gia và trao quyền cho người dân chưa thoả đáng, khung thể chế chưa phù hợp. Ông Hải đã tóm tắt lại những trình bầy và thảo luận trong ngày thứ nhất của Hội thảo và gợi ý rằ ng các đại biểu cần phải thảo luận chi tiết hơn để làm rõ về các vấn đề đã nêu ra. Ông Hải cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề xây dựng năng lực sử dụng một định hướng tổng thể cho quá trình lập hế hoạch đầu tư, thiết lập và duy trì hệ thống giám sát có hiệu quả cho các chương trình CDD –việc này sẽ tạo ra môi trường pháp lý thuậ n tiện đối với sự tham gia của cộng đồng. Ngày thứ hại của Hội thảo, Ông Keith Mclean- nhóm CDD và xã hội Ngân hàng Thế giới mở đầu bằng phần trình bầy Mở rộng phạm vi CDD trong bối cảnh phân cấp quản lý: kinh nghiệm quốc tế (Phần trình bầy số 7) . Ông Mclean giải thích tầm quan trọng của việc phân cấp và nêu kinh nghiệm quốc tế trong việc lồng ghép giữa CDD và cải cách phân cấ p quản lý cũng như khó khăn thách thức trong quá trình mở rộng CDD. Ông Mclean nhấn mạnh đến tầm quan trọng việc xây dựng chương trình đối tác phát triển hai chiều giữa chính quyền địa phương và các cộng đồng. Những kết luận chính của phần trình bầy này là: (i) không dễ dàng liên kết chặt chẽ, hiệu quả giữa cộng đồng và chính quyền địa phương trong vai trò đối tác nhưng cần thực hiện để mở rộng quy mô, duy trì tính bền vững thể chế và tài chính, nâng cao khả năng quản lý ở địa phương; (ii) mở rộng CDD nên tiến hành song song với việc thảo luận chính sách để tăng cường khuôn khổ phân cấp quản lý, hệ thống tài chính liên chính quyền và tăng cường sức mạnh cho chính quyền địa phương; (iii) trao quyền cho cộng đồng để quản lý sự phát triển của họ đòi hỏi một phương pháp có h ệ thống và hợp nhất với sự phát triển địa phương. Trong bài trình bày: “CDD- triển vọng và định hướng chính tại Việt Nam (Phần trình bầy số 8), Ông Phạm Hải đã liệt kê các dự án và chương trình áp dụng CDD từ năm 1998 và các mục tiêu của Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS). Ông cũng nêu cụ thể về xu hướng ở Việt Nam, yêu cầu sử dụng hiệu qu ả các nguồn lực, xác định quy mô và mục tiêu rõ ràng, xây dựng thể chế hiệu quả, và nâng cao năng lực cộng đồng. Ông Hải cũng tóm tắt quản điểm về CDD của Việt Nam như sau: (i) sử dụng phương pháp tổng thể (đa nghành); (ii) coi người dân là trung tâm (hiệu quả kinh tế được gắn với hiệu quả xã hội); (iii) Chính phủ hỗ trợ ngân sách và kỹ thuật (các chuyên gia tư vấn); (iv) phân cấp và trao quyề n tối đa (thể chế hóa); và (iv) khuyến khích người dân tham gia vào quản lý (thủ tục hỗ trợ thực hiện) Ông Phạm Văn Tòng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã đóng góp cho hội thảo những kinh nghiệm quý báu của địa phương. Mặc dù vốn đầu tư từ CDD còn ít, nhưng người dân đã hỗ trợ rất nhiều và đóng góp tích cực vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầ ng. Nhờ kết quả của CDD, đời sống của các xã nghèo trong tỉnh đã được cải thiện, tạo ra nguồn thu nhập mới, năng lực ở cấp cơ sở được nâng cao. Tuy nhiên, tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn thiếu vốn đầu tư và khó khăn trong việc lồng ghép các dự án và chương trình. 8 Giới thiệu và tóm tắt hội thảo PHẦN THẢO LUẬN Ngoài các phần trình bầy trên, trong suốt hội thảo đã diễn ra các thảo luận sôi nổi, các đại biểu phân thành 6 nhóm thảo luận về các vấn đề. Trao quyềt, xác định mục tiêu, giám sát và đánh giá, xây dựng năng lực, mở rộng và định hướng chính, và hỗ trợ cơ sở hạ tầng/ đời sống người dân. Trong phiên tổng hợp các báo cáo thảo luận, đại diện của các nhóm đã trình bày nhiều quan điểm, đề xuất và khuyến nghị. Những vấn đề được nêu ra trong mỗi nhóm gồm: • Nhóm 1- Trao quyền: thể chế hoá phương pháp CDD, nâng cao năng lực cần phải đi đôi với việc gia tăng lợi ích của hệ thống. Nhóm cũng đề xuất Quỹ phát triển cộng đồng nên để cho cộng đồng quản lý hoàn toàn. • Nhóm 2+3: Giám sát và Đánh giá (M&E); Hiện nay ở Việt Nam còn đang thiếu cơ chế giám sát thích hợp và vấn đề này cần được giải quyết. Cần phải hình thành được yếu tổ công khai. Nên nỗ lực hơn nữa trong áp dụng rộng rãi phương pháp CDD, và làm rõ mục tiêu nhằm hướng tới mục tiêu của dự án. • Nhóm 4: Nâng cao năng lực: Yêu cầu nâng cao năng lực CDD ở mọi cấp, đặc biệt ở cấp xã và thôn. Nhóm cũng có đề xuất cải thiện hiệu quả việc nâng cao n ăng lực cấp cơ sở ví dụ như những tài liệu mà cấp trung ương chuyển xuống cần phải sửa đổi sao cho phù hợp với thực tế địa phương, và nên có phương pháp đàp tạo linh hoạt. • Nhóm 5: Định hướng chính và nhân rộng quy mô: Nhóm đề xuất những họat động nhằm cải thiện tính hiệu quả của CDD gồm: thiết lập cơ chế CDD đồ ng bộ, tạo ra khuôn khổ cho vấn đề phân cấp quản lý, tạo ra một nền tảng CDD cũng như nền tảng của chính quyền, đơn giản hoá các thủ tục và chính sách, rút ra những bài học kinh nghiệm; thành lập nhóm công tác CDD và cái tiến tình hình điều phối giữa các nhà tài trợ. • Nhóm 6: Cơ sở hạ tầng/sinh kế: Nhóm đã thảoluận rất sôi nổi về phát triển cơ sở hạ tầng và sinh kế, tiếp đó đi đến kết luận hai lĩnh vực đều quan trọng như nhau và có tính bổ sung cho nhau trong các chương trình CDD. Nhóm đã đề xuất nên cần có một kế hoạch tổng thể phù hơp với từng địa phương kết hợp với nâng cao năng lực, tạo mô hình trong mỗi vùng để nhân rộng. Các đại biểu đã thảo luận sôi nổi đã diễn ra trong hai ngày hội th ảo và tập trung vào một số vấn đề chính cần được làm rõ như sau: • Tình hình CDD ở Việt Nam và chúng ta định nghĩa “cộng đồng” như thế nào? Mặc dù vấn đề liệu xã hay thôn là cấp phù hợp cho những trong tâm CDD còn cần phải thảo luận chi tiết hơn, song đã có nhiều đại biểu nhất trí rằng cần phải thiết lập được một số nguyên tắc cơ bản và khuôn khổ cho phương pháp CDD. Một số đại biểu cho rằng nên coi khai niệm cộng đồng theo một cách linh họat và tùy thuộc vào từng địa phương. • Vai trò của chính quyền địa phương và cấp trung ương và vấn đề điều phối giữa các cơ quan trong Phát triển Lấy cộng đồng làm định hướng là gì? • Những tác động của nền kinh tế thị trường lên các dự án và những phương pháp tiếp cậ n phù hợp với nó? Các đại biểu đã nêu ra nhiều câu hỏi làm thế nào để khuyến khích sự tham gia tích cực hơn nữa của cộng đồng vào các họat động phát triển kinh tế-xã hội. 9 Giới thiệu và tóm tắt hội thảo Làm thế nào để hòa nhập các dự án CDD với các chương trình và dự án khác trên cùng một địa bàn như chương trình 135? Làm thế nào để vượt qua được những vấn đề rào cản thuế của địa phương, nguồn thu thấp của địa phương và phân phối cho những huyện /xã xa xôi hẻo lánh? Làm thế nào để thiết lập hệ thống giám sát hiệu quả để làm công cụ quản lý và đảm bảo cho thông tin được thông suốt? BÌNH LUẬN BẾ MẠC Khi tóm tắt Hội thảo, Ông Robin Mearns – Ngân hàng Thế giới đã liệt kê năm vấn đề và chủ đề quan trọng nhằm giúp cho việc thảo luận phát triển xa hơn: • Trong phương pháp CDD người dân là những nhân vật chính chứ không phải nguời hưởng lợi thụ động, CDD được người dân xây dựng. Những phát triển của cộng đồng đòi hỏi phải có khuôn khổ và hành động thực tế. • Thể ch ế hóa CDD là một cách nâng cao sự bền vững, mức độ chắc chắn và tin cậy. Làm rõ vai trò và trách nhiệm của các nhân vật. Cần phải tiến hành phân tích những đối tượng quan tâm vì việc này sẽ mang đến những thay đổi về phương thức làm việc. • Những kênh thông tin sẽ giúp cho việc nâng cao mức độ tin cậy của phương pháp. • CDD là phương pháp theo định hướng tin tưởng mà trong đó việc học hỏi được thông qua thự c tiễn và xây dựng năng lực, cho phép cộng đồng mắc lỗi. Quá trình thực hiện CDD cần phải linh hoạt trong một chuẩn mực rộng lớn và phạm vi đã nhất trí, không phải là áp đặt từ ngoài vào. Ông Robin Mearns kiến nghị rằng cần phải tiến hành các hoạt động tiếp theo sau khi kết thúc hội thảo bao gồm việc tiếp tục thảo luận với các cơ quan chính phủ có liên quan, và đánh giá sâu hơn nhằ m xác định những ứng dụng tương lai của phương pháp CDD ở cấp tỉnh. Trong phần kết luận, Ông Phạm Hải – Bộ kế hoạc và Đầu tư đã tổng kết sáu vấn đề chính, xung quanh các thảo luận diễn ra trong hội thảo: • Có sự liên kết chặt chẽ giữa trao quyền và phân cấp quản lý, và giữa trao quyền và lợi ích. • Giám sát và đánh giá cần đ ược quan tâm tích c ực: cần có tiêu chí phù hợp và rõ ràng, khung thể chế phù hợp và nâng cao niềm tin ở cấp xã. • Phải nâng cao năng lực và tiến hành việc này ngay từ đầu. Cần có thảo luận thêm nữa để tìm ra phương pháp và tài liệu đào tạo phù hợp, giảng viên ở cấp cơ sở phải xuất sắc để nâng cao năng lực. • Mở rộng quy mô và định hướng cần tập trung vào việc giao ngân sách xã. • Cần th ể chế hoá để mở rộng quy mô. • Cần liên kết chặt chẽ giữa cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sinh kế. Người dân ở cấp xã nên tự quyết định đầu tư dựa vào bối cảnh địa phương mình. 10 [...]... tiễn 3 Các ví dụ phát triển theo hướng cộng đồng từ các dự án toàn cầu CÁC VÍ DỤ VỀ PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG ĐƯỢC THỰC HIỆN Phát triển theo hướng cộng đồng một lĩnh vực Elsalvado: EDUCO • • Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả của giáo dục cơ bản Các bậc phụ huynh và thành viên cộng đồng là nhân tố quan trọng cho phát triển bền vững Phát triển cộng đồng đa khu vực Quỹ đầu tư xã hội của Zambia... quên trong các chiến lược Phát triển theo hướng cộng đồng (CDD): Người nghèo là các đối tác trong công việc Bước tiếp cận • Phát triển theo hướng cộng đồng giao quyền quyết định và trách nhiệm quản lý nguồn lực cho các nhóm cộng đồng • Đây là cách tổ chức để giảm nghèo giúp nâng cao năng lực của cộng đồng với sự giúp đỡ của các tổ chức thể chế 13 Phần trình bầy số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng... hợp tác của nhiều nhóm cộng đồng khác nhau Sự quản lý của cộng đồng Các nhóm cộng đồng sẽ đưa ra các quyết định về việc lập kế hoạch, thực hiện và theo dõi giám sát Các nhóm cộng đồng sẽ đưa ra quyết định về việc lập kế hoạch, thực hiện và theo dõi giám sát VÀ NHƯNG không trực tiếp trực tiếp quản lý quản lý các quỹ các quỹ đầu tư đầu tư PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG CỦA NG N.. . cán bộ và cộng đồng 35 Phần trình bầy số 5: Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng tại Việt Nam Phần trình bầy số 5 Theo dõi và đánh giá các chương trình phát triển theo hướng cộng đồng: Các nguyên tắc chính cho Việt Nam Tác giả: Rob Chase Nhóm công tác phát triển theo hướng cộng đồng và nguồn lực xã hội Ngân Hàng Thế Giới Ví dụ của Philipin Vào tháng 2 năm 2004, Bà Bộ trưởng Bộ Phúc lợi Xã hội mu n.. . thời gian tới Xin cám ơn sự phối hợp chặt chẽ của những cơ quan, ban ngành ở Trung ương và địa phương trong thời gian qua đã góp phần làm nên sự thành công của các dự án phát triển lấy cộng đồng làm định hướng Điểm chung của các dự án phát triển lấy cộng đồng làm định hướng là đều được xây dựng kế hoạch dựa trên cơ sở nhu cầu của địa phương và có sự tham gia của người dân, được thực hiện ở những vùng... số 1: Phát triển theo hướng cộng đồng: Tổng quan hoạt động thực tiễn CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG TRONG CÁC DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG THế GIỚI Loại hình Định nghĩa Môi trường thực thi Chính quyền địa phương Các cải cách về chính sách và thể chế theo hướng tăng quyền quyết định và quản lý nguồn lực cho các nhóm cộng đồng Các chính quyền địa phương được bầu một cách dân chủ ra quyết định về việc... dựng các nguyên tắc và cách sắp xếp thể chế CÁC NGUYÊN TẮC ĐƯỢC THIẾT KẾ THEO PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG 1 Biến các đầu tư phải có trách nhiệm với các yêu cầu đã được thông báo 2 Xây dựng các cơ cấu tham gia phục vụ việc quản lý của cộng đồng và sự tham gia của các bên có liên quan 3 Đầu tư vào năng lực của các tổ chức dựa vào cộng đồng 4 Hỗ trợ cộng đồng tiếp cận với thông tin 5 Xây dựng các nguy n.. . nền thảo luận Phần trình bầy số 3 Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng ở Việt Nam: Tài liệu tổng hợp và nền thảo luận Tác giả: Robin Mearns Ngân hàng thế giới & Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo Bộ Kế hoạch và đầu tư MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU • Tìm hiểu Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng (CDD) có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh Việt Nam • Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của loại... cho cộng đồng 33 Phần trình bầy số 4: Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng tại Việt Nam Phần trình bầy số 4 Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng tại Việt Nam Tác giả: Phạm Văn Ngọc ActionAid International Vietnam CỘNG ĐỒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN TẠI • • Tính pháp lý: đơn vị hành chính cấp cơ sở; Tính truyền thống: cộng đồng dân cư sinh sống, gắn bó chặt chẽ với nhau trong các quan hệ... thực tiễn HỖ TRỢ CỦA CHÍNH PHỦ CHO PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG THƯỜNG BAO GỒM Khuyến khích xây dựng một môi trường thực thi thông qua cải cách chính sách và thể chế (phân quyền, cách chính sách theo lĩnh vực, v.v) Phát triển theo hướng cộng đồng Tăng cường năng lực cho các nhóm cộng đồng Các mối quan hệ về năng lực quản lí ở địa phưõng được đẩy mạnh PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG CO GÌ MỚI? • . sát, đ ánh giá, và nh n rộng các phương pháp Phát tri n Lấy cộng đồng làm định hướng. • Xác định và thảo lu n về các v n đề chính có li n quan đ n Phát tri n Lấy cộng đồng làm định hướng tại. 24 Ph n trình bầy số 3: Phát tri n lấy cộng đồng làm định hướng ở Việt Nam: Tài liệu tổng hợp và n n thảo lu n Ông Robin Mearns 29 Ph n trình b ầy số 4: Phát tri n lấy cộng đồng làm định hướng. cho các nhóm cộng đồng. Theo hướng n y, Phát tri n Lấy cộng đồng làm định hướng cũng có thể được coi là định hướng “tin cậy vào cộng đồng – mà hi n nay Nhà n ớc và các nhà tài trợ đều mong

Ngày đăng: 23/05/2014, 19:07

Mục lục

  • Ngân hàng Thế giới

  • Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo

  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    • Kỷ yếu Hội thảo

      • Phát Triển Lấy Cộng Đồng Làm Định Hướng

      • Diễn văn khai mạc

      • VẤN ĐỀ GIẢM NGHÈO ĐÒI HỎI

      • HỖ TRỢ CỦA CHÍNH PHỦ CHO PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG THƯ

      • PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG CO GÌ MỚI?

      • QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ: SỰ PHÁT TRIỂN DẦN DẦN

      • KHI NÀO THÌ PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG THÍCH HỢP VÀ KHI

      • CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG TRONG CÁC DỰ ÁN

      • CÁC LỰA CHỌN THỂ CHẾ

      • CÁC VÍ DỤ VỀ PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG CỘNG ĐỒNG ĐƯỢC THỰC HIỆN

      • RÀ SOÁT BẰNG CHỨNG - ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CUNG

      • RÀ SOÁT BẰNG CHỨNG – TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH NGHÈO ĐÓ

      • RÀ SOÁT BẰNG CHỨNG - ẢNH HƯỞNG TỚI NGUỒN LỰC XÃ HỘI VÀ TÍNH

      • RÀ SOÁT BẰNG CHỨNG - RỦI RO VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TÍNH

      • GỢI Ý VỀ BẰNG CHỨNG PHÂN TÍCH

      • Một số điểm mạnh và điểm yếu về sự tham gia của người dân tr

      • ĐIỂM MẠNH VỀ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CỘNG ĐỒNG

      • NHỮNG MẶT HẠN CHẾ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan