Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử

2 1.1K 3
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử

Khu BTTTN Tây Yên Tử - Giải thưởng Môi trường tỉnh Bắc Giang – 2011: Khám phá sự kỳ diệu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên TửCách Hà Nội khoảng 150 km về phía Đông bắc, Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Tây Yên Tử (Sơn Động - Bắc Giang) với tổng diện tích quản lý 13.020,4 ha rừng đặc dụng trong đó, rừng tự nhiên là 11.710 ha; là một trong những điểm du lịch khá thú vị. Đến đây, du khách cũng như các nhà nghiên cứu khoa học sẽ có cơ hội khám phá các cảnh quan thiên nhiên phong phú.KBTTN Tây Yên Tử nằm ở sườn tây của dãy núi Yên Tử với đỉnh cao nhất là đỉnh núi Yên Tử (1.068 m so với mặt nước biển), chứa đựng tiềm năng đa dạng sinh học cao, đặc trưng cho vùng Đông bắc Việt Nam. Tại đây đã xác định được 5 kiểu thảm thực vật chính: Ở độ cao dưới 100 m: trảng cỏ và cây bụi; ở độ cao 100 - 200 m: trảng hóp xen cây gỗ nhỏ và tre nứa; ở độ cao 200 - 900 m: kiểu rừng kín thường xanh, cây lá rộng thường xen cây lá kim, mưa ẩm nhiệt đới; trên 900 m: kiểu rừng cây gỗ lá rộng. Về hệ thực vật, theo kết quả khảo sát của Trường Đại học Lâm nghiệp (1999) đã thống kê được 492 loài thực vật bậc cao có mạch, xếp theo 8 nhóm sử dụng: Cho gỗ 32,3%; cây thuốc 20,9%; còn lại là các nhóm làm thức ăn cho người và động vật nuôi, làm hàng mỹ nghệ và cây cảnh (chủ yếu là loài lan) Trong số đó có trên 40% tổng số loài cây đã thống kê được có khả năng làm dược liệu, nhiều loài cây thuốc quý: Ba kích, trầm hương, thổ phục linh. Đặc biệt, có 4 loài thực vật quý hiếm gồm: Lim xanh, kim giao, sa nhân, vù hương và đặc biệt quý hiếm như: Tùng la hán, hoàng đàn, trúc bụng phật, thông 2 lá dẹt. Hệ động vật cũng rất đa dạng về thành phần, gồm 285 loài thuộc 91 họ, 27 bộ. Trong số đó có nhiều loài quý hiếm bị đe dọa cấp quốc gia ghi trong Sách đỏ Việt Nam và cấp toàn cầu ghi trong Sách đỏ Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN): Cu li lớn, khỉ mặt đỏ, rùa hộp trán vàng, vọoc đen má trắng . Đáng chú ý có hàng loạt loài mới được phát hiện như: Thằn lằn phê-nô tai lõm, thằn lằn Yên Tử, cá cóc Việt Nam, ếch Yên Tử, thằn lằn cá sấu.Theo đánh giá của các nhà khoa học trong và ngoài nước, rừng tự nhiênkhu vực núi Yên Tử không chỉ chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao mà còn có vai trò rất quan trọng trong việc điều hoa khí hậu, cung cấp nước cho vùng hạ lưu thuộc Đông bắc Việt Nam. KBTTN Tây Yên Tử có 7 suối lớn: Đồng Rì, Đồng Bài, Nước Trong, Nước Vàng, Đá Ngang, Khe Đin và Khe Rỗ. Diện tích rừng của vùng thượng lưu giúp cho việc tích lũy nước thường xuyên cho các suối trên. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sản xuất của người dân xã, thị trấn Thanh Sơn, Thanh Luận, An Lạc, Tuấn Mậu (Sơn Động) và Lục Sơn (Lục Nam).Mặt khác, KBTTN Tây Yên Tử còn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Trong đó có khu vực Khe Rỗ - một cảnh sắc hoang sơ và thú vị với những tán rừng rậm rạp, những suối nước, thác nước, ghềnh đá, đặc biệt là những hồ nước nhỏ trong xanh giữa rừng. Người dân tộc sống ở vùng này chủ yếu là người Tày, một số ít là người Dao, Hoa và người Kinh với những nét văn hóa đặc sắc. Ngoài ra, trên hệ thống núi Yên Tử có nhiều thắng tích nổi tiếng đã được sử sách xưa ghi nhận. Các khu thắng tích này là một quần thể rộng gồm danh sơn và cổ tích họp lại. Hầu hết, những khu di tích nằm trên sơn phận Yên Tử thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang là những khu di tích cổ, có từ thời Lý - Trần (thế kỷ XI đến thế kỷ XIV). Đó là những di tích có ý nghĩa lịch sử, văn hoa thuộc thiền phái Trúc Lâm, do vua Trần Nhân Tông sáng lập.Nói chung, KBTTN Tây Yên Tử có tiềm năng đa dạng sinh học cao và cảnh quan thiên nhiên kỳ thú mà nhiều KBTTN khác không có. Chính vì vậy, Ban Quản lý (BQL) KBTTN luôn đặt công tác bảo tồn và phát triển khu hệ động, thực vật rừng lên hàng đầu. Ngay từ ngày đầu thành lập, KBTTN Tây Yên Tử đã thành lập các tổ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng" chuyên trách tại các xã. Xây dựng quy chế tổ chức hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế. Đồng thời, BQL ký cam kết phối hợp thực hiện quy chế bảo vệ rừng với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Các tổ bảo vệ rừng chuyên trách đã được thành lập thông qua các hợp đồng khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh với nhóm hộ gia đình. Năm 2011, BQL đã giao khoán cho 1 hộ gia đình, 13 tổ chức diện tích 8.810 ha và đã đạt 100% kế hoạch giao. Qua đó, góp phần thu nhập đáng kể cho nhân dân miền núi và nâng cao ý thức trong công tác bảo vệ, phát triển rừng, diện tích rừng trồng ngày càng tăng lên. Theo ước tính, năm 2011, diện tích rừng trồng tập trung trên địa bàn do nhân dân tự bỏ vốn trồng khoảng 400 ha.Bên cạnh đó, BQL tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phối hợp với tổ bảo vệ rừng, cá nhân, hộ gia đình phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Kết quả năm 2011, đã xử lý 90 vụ với tổng số tiền phạt là 310.155 nghìn đồng và trên địa bàn không có điểm nóng về khai thác chặt phá rừng trái phép. Tuy nhiên, hiện tượng khai thác lâm sản trái phép nhỏ lẻ vẫn xảy ra do những địa điểm này xa, liền kề với khu sản xuất nên công tác quản lý bảo vệ gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời, BQL cũng tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, chính sách về lâm nghiệp thông qua hình thúc phát tờ rơi, truyền thanh công cộng, phối hợp với Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên mở lớp giáo dục thiên nhiên cho học sinh các trường tiểu học và phổ thông cơ sở, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.Đặc biệt, KBTTN Tây Yên Tử đã thực hiện Dự án xây dựng Vườn thực vật trên diện tích 10 ha tại Đồng Thông với trên 100 loài đã xác định được tên và đặc tính sinh thái học; Gieo ươm thử nghiệm một số loài thực vật bản địa như: Lim xanh, lát hoa, trám trắng; Phối hợp cùng Hội Đông y tỉnh Bắc Giang xây dựng vườn thuốc Nam với trên 300 loài cây thuốc quý hiếm; Đầu xây dựng khu nuôi nhốt cứu hộ thử nghiệm 2 loài động vật hoang dã là lợn rừng và nhím.Như vậy, cùng với cảnh sắc thiên nhiên ban tặng và công sức của người dân cũng như BQL, KBTTN Tây Yên hứa hẹn là một địa điểm du lịch sinh thái lý tưởng và hấp dẫn mà trong tương lai không xa, sẽ có nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây thưởng ngoạn.ĐỨC SINHTCMT 07/2012 . Khu BTTTN Tây Yên Tử - Giải thưởng Môi trường tỉnh Bắc Giang – 2011: Khám phá sự kỳ diệu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên TửCách Hà Nội. khám phá các cảnh quan thiên nhiên phong phú.KBTTN Tây Yên Tử nằm ở sườn tây của dãy núi Yên Tử với đỉnh cao nhất là đỉnh núi Yên Tử (1.068 m so với mặt

Ngày đăng: 23/01/2013, 15:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan