NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG GIAI ĐOẠN 2006- 2012

10 1.3K 2
NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG GIAI ĐOẠN 2006- 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dữ liệu về thực trạng phát triển của một trong những công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước qua các năm mà cụ thể là giai đoạn 2006- 2012. trong đó nêu rõ chi tiết về sự thay đổi, biến động, hoạt động bơm- hút vốn trên thị trường liên ngân hàng của công cụ này.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI VIỆT NAM( GIAI ĐOẠN 2006- NỬA ĐẦU NĂM 2013). Sau một thời gian dài chuẩn bị về hành lang pháp lý, trang thiết bị, nhân lực tháng 7/2000 cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chính thức đưa nghiệp vụ thị trường mở( NVTTM) vào hoạt động- đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) theo hướng từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp, để phù hợp với thông lệ quốc tế sự phát triển của đất nước. Nó đã mở ra một kênh cung ứng điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng( TCTD) cho NHNN tạo cho các tổ chức tín dụng sử dụng linh hoạt các loại giấy tờ có giá của mình. Công cụ OMO( Open Market Operations) liên tục được NHNN cải tiến trong những năm qua đến nay đã trở thành một trong những công cụ quan trọng bậc nhất của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ( CSTT). 1. Năm 2006. Trong năm 2006, nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục được sử dụng như một công cụ chủ yếu trong điều tiết tiền tệ theo mục tiêu CSTT của NHNN thông qua việc thực hiện giao dịch theo cả 2 chiều mua bán giấy tờ có giá. NHNN đã thực hiện 162 phiên thị trường mở (trong đó có 29 phiên chào mua kỳ hạn 3 phiên chào bán kỳ hạn, 130 phiên chào bán hẳn), với thời hạn ngắn 7, 14, 21, 28, 56 ngày, phương thức đấu thầu lãi suất. Tổng doanh số giao dịch 2 chiều mua/bán giấy tờ có giá lên tới khoảng 124.234 tỷ đồng, doanh số giao dịch bình quân một phiên khoảng 767 tỷ đồng, tăng mạnh so với thời điểm năm 2004, 2005. Lãi suất trong các phiên chào mua dao động trong khoảng từ 6,0-8,5%/năm. Lãi suất trong các phiên chào bán có xu hướng giảm dần, từ 4,5-5%/năm từ đầu năm, đến tháng 12/2006 còn 0,8-0,95%/năm. Kết quả nghiệp vụ thị trường mở cụ thể như sau: Vào thời điểm tháng 1, nửa cuối tháng 3/2006 một số ngày cuối tháng 12/2006, để có thể kịp thời hỗ trợ vốn khả dụng cho các TCTD đảm bảo khả năng thanh toán, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, NHNN đã thực hiện 29 phiên chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn ngắn. Trong thời gian này, không chỉ có các NHTMNN mà còn có của các NHTM khác (Citibank, ANZ, Standard Chartered bank, NH Nhà ĐBSCL, NH Nhà HN, NH Quân đội…) đã tham gia tích cực nghiệp vụ thị trường mở. Từ sau Tết Bính Tuất, vốn khả dụng của các TCTD có xu hướng dư thừa, chỉ số giá tiêu dùng qua các tháng đều tăng, tổng phương tiện thanh toán có xu hướng tăng. Do vậy, NHNN đã thực hiện 133 phiên chào bán giấy tờ có giá với kỳ hạn ngắn, nhằm khuyến khích các TCTD quản lý sử dụng vốn hiệu quả, tích cực tham gia trên thị trường liên ngân hàng, góp phần ổn định lãi suất, góp phần kiềm chế lạm phát. Bên cạnh sự gia tăng mạnh mẽ về doanh số giao dịch, số lượng thành viên tham gia giao dịch trong năm 2006 cũng tăng lên đáng kể với 19 thành viên, tăng 26% so với năm 2005. Các phiên chào bán có sự tham gia chủ yếu của các NHTM Nhà nước. Đối với các phiên chào mua, ngoài sự tham gia của các NHTM Nhà nước còn có sự tham gia đặt thầu của một số NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 2. Năm 2007 Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ nghiệp vụ ngân hàng trung ương được thực hiện theo hướng thắt chặt tiền tệ linh hoạt theo diễn biến thị trường. Trong năm 2007, số lượng thành viên tham gia tăng 20% so với năm trước, góp phần tăng khả năng điều tiết của nghiệp vụ này. Có thể khẳng định trong năm 2007, nghiệp vụ thị trường mở đã đạt được thành công lớn trong can thiệp vào vốn khả dụng của NHTM thu hút bớt tiền từ lưu thông về, kiềm chế lạm phát. Tổng khối lượng giấy tờ có giá ngắn hạn NHNN mua vào kỳ hạn ngắn lên tới 61.133 tỷ đồng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn khả dụng cho các NHTM. Cũng trong năm 2007, tổng doanh số tín phiếu NHNN giấy tờ có giá bán ra là 356.850 tỷ đồng, đạt mức cao nhất từ trước đến nay, cho thấy mức độ thu hút tiền về của NHNN là rất lớn. Đặc biệt là, NHNN đã tổ chức tới 355 phiên giao dịch, nhiều ngày tổ chức tới 2 - 3 phiên để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tổng số có 584 lượt thành viên dự thầu, trong đó 399 lượt thành viên là NHTMNN, 142 lượt thành viên là NHTMCP 43 lượt thành viên là chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam; có 481 lượt thành viên trúng thầu, trong đó có 360 lượt thành viên trúng thầu là NHTMNN, 86 lượt thành viên trúng thầu là NHTMCP 35 lượt thành viên trúng thầu là chi nhánh ngân hàng nước ngoài; lãi suất trúng thầu bình quân trong các phiên chào bán là 4,35%/năm. Đây cũng là diễn biến khác với nhiều năm trước cho thấy tính tham gia rộng rãi, vai trò của thị trường mở đối với các NHTM cũng như đối với việc điều hành chính sách tiền tệ. Thời hạn giấy tờ có giá giao dịch cũng khác nhau, nhưng rất đa dạng, khoảng 10 kỳ hạn, nhưng chủ yếu là 7 ngày, 14 ngày,… lãi suất có xu hướng tăng ở mức cao so với các năm gần đây. Lãi suất chào mua bình quân khoảng 8,2%/năm. Về thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc Nhà nước trong năm 2007, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc không sôi động như các năm trước(quy giao dịch của thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc năm 2007 không đạt cao như dự kiến từ đầu năm thấp hơn năm 2006, tổng khối lượng trúng thầu là 10.220 tỷ đồng, thấp nhất trong nhiều năm qua) nhưng vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc NHNN can thiệp vào vốn khả dụng của các NHTM tạo hàng hoá giao dịch trên thị trường mở, từ đó tác động vào lãi suất trên thị trường tiền tệ, tác động vào lãi suất huy động vốn của NHTM. 3. Năm 2008. Năm 2008 được coi là một năm điều hành thành công CSTT của NHNN trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu những khó khăn nội tại của nền kinh tế. Đóng góp vào thành công đó phải kể đến việc sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ CSTT, trong đó có vai trò quan trọng của NVTTM thể hiện qua doanh số giao dịch tăng gần 150% so với năm 2007. Điều hành linh hoạt NVTTM đã góp phần kiểm soát lạm phát thành công, đảm bảo khả năng thanh khoản cho các TCTD sự bền vững của hệ thống ngân hàng. NVTTM là công cụ điều hành CSTT chủ yếu nhất có khối lượng giao dịch chiếm phần lớn trên TTTT. Kết quả giao dịch NVTTM năm 2008 như sau: Loại giao dịch Tổng số dự kiến Khối lượng đăng ký Khối lượng trúng thầu LS trúng thầu b.quân (%/năm) Mua có kỳ hạn (260 phiên) 979.800 3.883.098 947.205 12,92 Bán hẳn (133 phiên) 368.000 135.553 76.837 4,6 Bán có kỳ hạn (9 phiên) 12.022 12.022 12.022 14,91 Tổng số 1.359.822 1.030.673 1.036.066 Nguồn số liệu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Năm 2008, NVTTM đảo chiều so với năm 2007 với tổng số phiên giao dịch là 402 phiên, tăng 47 phiên so với năm 2007; doanh số giao dịch đạt 1.036.066 tỷ đồng, tăng 148% so với năm 2007, trong đó doanh số mua chiếm 91,42% gấp 15 lần so với năm 2007, doanh số bán giảm 4,6%. Đặc biệt, mức lãi suất đặt thầu trong một số phiên mua kỳ hạn trong quý I/2008 ở mức rất cao, có lúc lên tới 40%/năm ,vì vậy NHNN đã áp dụng phương thức đấu thầu khối lượng, lãi suất thống nhất cho tất cả các kỳ hạn giao dịch (từ 9-15%/năm) để ổn định lãi suất thị trường. Diễn biến này phản ánh những biến động bất thường của TTTT năm 2008 khó khăn về thanh khoản của các TCTD. Kết quả giao dịch cụ thể của từng quý thể hiện như sau: Giao Quý I Quý II Quý III Quý IV LS (%) KL (tỷ) LS (%) KL (tỷ) LS (%) KL (tỷ) LS (%) KL (tỷ) dịch Mua kỳ hạn 12,18 190.214 11,88 445.000 15 283.100 13,6 28.891 Bán hẳn 8,5 1.867 7,75 1.578 4,5 74.986 Bán kỳ hạn 14,91 12.022 Nguồn số liệu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong quý I, trên NVTTM diễn ra cả hai loại giao dịch mua bán nhưng kết quả mua là chủ yếu (khoảng 93%) áp dụng cả hai phương pháp đấu thầu là đấu thầu lãi suất đấu thầu khối lượng, thời hạn giao dịch phổ biến là 07 14 ngày trong nghiệp vụ Mua kỳ hạn trên TTM. Từ tháng 2/2008, do tình hình lãi suất đặt thầu thắng thầu tăng cao, NHNN chỉ sử dụng phương pháp đấu thầu khối lượng, mức lãi suất thống nhất được sử dụng trong tuần đầu tiên là 15% nhằm tạo định hướng cho thị trường, trong các tuần tiếp theo lãi suất được điều chỉnh giảm xuống 14%, 13%, 10% 9% cho phù hợp với lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Sang quý II, để đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, NHNN một mặt áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhưng mặt khác vẫn hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD qua kênh NVTTM. Lượng vốn bơm ra thị trường trong thòi kỳ này đạt mức kỷ lục là 445.000 tỷ đồng, chiếm 99,65% tổng khối lượng giao dịch NVTTM trong Quý II. NHNN tiếp tục áp dụng hình thức đấu thầu khối lượng với mức lãi suất thống nhất được điều chỉnh tăng dần từ 9% lên 12%/năm. Quý III, tình hình vốn trên thị trường đã bớt căng thẳng. NHNN tiếp tục tổ chức Mua kỳ hạn trên TTM duy trì hình thức đấu thầu khối lượng với mức lãi suất được điều chỉnh tăng lên 15%/năm cho phù hợp với định hướng điều hành lãi suất kiềm chế lạm phát của NHNN. Bước sang Quý IV, lạm phát đã được kiềm chế Chính phủ ưu tiên cho mục tiêu chống suy giảm kinh tế, nguồn vốn khả dụng của các TCTD đã được cải thiện đáng kể. NHNN đã tổ chức cả hai loại giao dịch mua bán; trong đó giao dịch mua vẫn áp dụng hình thức đấu thầu khối lượng nhưng lãi suất đấu thầu được điều chỉnh giảm dần từ 15% xuống 9%/năm. Kết quả, lượng vốn đưa ra qua kênh mua chỉ bằng 38,53% so với lượng vốn hút về qua kênh bán. Với hiệu quả rõ rệt của NVTTM, số lượng thành viên tham ra nghiệp vụ này đã tăng từ mức 44 TCTD trong năm 2007 lên mức 56 TCTD trong năm 2008, tỷ lệ thành viên tham gia giao dịch cũng tăng từ mức 21 TCTD lên mức 35 TCTD. Có thể thấy, trong năm 2008 NVTTM có nhiều diễn biến phức tạp song đã phát huy vai trò tích cực trong việc thực thi CSTT, góp phần kiểm soát lạm phát, đảm bảo khả năng thanh khoản cho các TCTD, giữ vững tính an toàn bền vững của hệ thống Ngân hàng. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức đấu thầu khối lượng cũng khiến cho các ngân hàng nhỏ, nắm giữ ít GTCG không cạnh tranh được về khối lượng đặt thầu với các ngân hàng lớn nên chỉ trúng thầu với khối lượng ít phải vay lại của các ngân hàng lớn với lãi suất cao hơn. 4. Năm 2009. Năm 2009, NVTTM được điều hành linh hoạt, bám sát diễn biến cung- cầu vốn của các tổ chức tín dụng. Nửa đầu năm 2009, NHNN thực hiện các phiên chào mua kỳ hạn 14 ngày, lãi suất giảm từ 9%/năm xuống còn 7%/năm để cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các TCTD đáp ứng nhu cầu vốn cho các chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế đang ở giai đoạn đầu, nhu cầu vốn của nền kinh tế chưa cao, nguồn vốn của các tổ chức tín dụng vẫn còn dư thừa nên nhu cầu tham gia các phiên chào mua nghiệp vụ thị trường mở không cao với doanh số trúng thầu chỉ đạt 74% so với lượng tiền chào mua của NHNN. Khối lượng trúng thầu bình quân mỗi phiên đạt khoảng 1000 tỷ đồng/ phiên. Nửa cuối năm 2009, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng cao theo các chương trình kích cầu của Chính phủ, NHNN đã tăng khối lượng chào mua qua nghiệp vụ thị trường mở, khối lượng trúng thầu bình quân các phiên chào mua tăng mạnh, đạt 95% khối lượng chào mua của NHNN đạt khoảng 6000 tỷ đồng/ phiên, gấp 6 lần so với 6 tháng đầu năm. Đặc biệt trong nửa đầu tháng 12, NHNN đã chào mua qua kênh nghiệp vụ thị trường mở với khối lượng xấp xỉ 15000 tỷ đồng/ phiên để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng do nhu cầu thanh toán tăng cao trong dịp Tết dương lịch. Kỳ hạn chào mua được thực hiện linh hoạt 7 ngày 14 ngày với lãi suất chào mua tương ứng là 7% 7-8%/ năm. Đồng thời, để chủ động kiểm soát lạm phát điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng trong hệ thống, NHNN đã thực hiện chào bán tín phiếu NHNN với định kỳ 3 phiên/ tuần, kỳ hạn 3 tháng 6 tháng; phương thức đấu thầu lãi suất, xét thầu thống nhất nhưng trong số 68 phiên đấu thầu bán tín phiếu của NHNN chỉ có 2 phiên trúng thầu với doanh số đạt 102 tỷ đồng. Cùng với việc điều hành linh hoạt thận trọng các công cụ CSTT khác, nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn thanh toán cho hệ thống các tổ chức tín dụng; đồng thời, lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng xoay quanh lãi suất chào mua qua nghiệp vụ thị trường mở. Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở năm 2009. Chỉ tiêu Chào mua Chào bán Số phiên. 261 68 Kỳ hạn( ngày). 7; 14 91; 182 Số lượt thành viên. 3085 11 Doanh số đặt thầu( tỷ đồng). 3613860 406 Doanh số trúng thầu( tỷ đồng). 961773 102 Lãi suất( %/ năm): - Phương thức đấu thầu khối lượng 6,5- 9,0 - Phương thức đấu thầu lãi suất. 7,2- 7,8 Nguồn số liệu: Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 5. Năm 2010. Năm 2010, NHNN điều hành CSTT chủ động, thận trọng linh hoạt theo nguyên tắc thị trường nhằm ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo khả năng thanh khoản của từng tổ chức tín dụng cả hệ thống ngân hàng. NVTTM được điều hành linh hoạt, bám sát diễn biến cung cầu vốn trên thị trường, góp phần ổn định lãi suất thị trường. NHNN thực hiện giao dịch chào mua giấy tờ có giá với kì hạn ngắn( 7, 14, 28 ngày) chủ yếu hỗ trợ vốn thanh toán VNĐ cho các tổ chức tín dụng, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, đồng thời hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất huy động vốn theo chỉ đạo của Chính phủ kiểm soát tiền tệ chặt chẽ trong những tháng cuối năm 2010 trước áp lực lạm phát tăng cao trở lại. Trong 9 tháng đầu năm, NVTTM được điều hành nhằm hỗ trợ vốn thanh toán VNĐ cho các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ giúp các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất huy động vốn: thực hiện chào mua giấy tờ có giá với kì hạn 7, 14, 28 ngày; lãi suất được điều chỉnh giảm( lãi suất kì hạn 7 ngày giảm từ 7,8%/ năm xuống 7,5%/ năm cuối cùng là 7%/ năm; lãi suất kì hạn 14 ngày từ 8,0%/ năm xuống 7,5%/ năm; 28 ngày là 8%/ năm); khối lượng chào mua bình quân khoảng 5400 tỷ đồng/ phiên; khối lượng trúng thầu bình quân khoảng 3200 tỷ đồng/ phiên. Ba tháng cuối năm, trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, tín dụng tổng phương tiện thanh toán vượt mục tiêu, NVTTM được điều hành chặt chẽ hơn nhưng đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ thông qua việc giảm dần kỳ hạn chào mua từ dài nhất là 28 ngày xuống chỉ chào mua với kì hạn 7 ngày từ 10/11/2010; lãi suất chào mua kì hạn 7 ngày tăng từ 7,0- 8,75- 9,0- 10%/ năm; khối lượng chào mua bình quân khoảng 7160 tỷ đồng/ phiên; khối lượng trúng thầu bình quân khoảng 6970 tỷ đồng/ phiên. Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở 2010 Chỉ tiêu Chào mua Chào bán Số phiên. 490 261 Kỳ hạn( ngày). 7; 14; 28 7; 14 Số lượt thành viên. 6 017 3 085 Doanh số đặt thầu( tỷ đồng). 4 034 104 3 613 860 Doanh số trúng thầu( tỷ đồng). 2 101 421 961 773 Lãi suất( %/ năm): - Phương thức đấu thầu khối lượng 7,0- 10 6,5- 9,0 Nguồn số liệu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 6. Năm 2011. Năm 2011, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành Ngân hàng đã chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế, khẳng định vị trí huyết mạch của nền kinh tế. Thống kê từ đầu năm đến hết tháng 3/ 2011, NHNN đã bơm ra thị trường mở 1 285 146 tỷ đồng, trong khi hút về 1 202 214,1 tỷ đồng. Như vậy, mức bơm ròng đạt 82 931,9 tỷ đồng. Trong tháng 4, NHNN cũng đã bơm ra thị trường mở 519 695,7 tỷ đồng hút về 453 002,7 tỷ đồng, mức bơm ròng là 66 693 tỷ đồng. Trong 2 tuần đầu tháng 4, sau khi nâng lãi suất thị trường mở từ 12% lên 13%, NHNN liên tục bơm tiền qua thị trường này nhưng khối lượng dè chừng hơn. Nhu cầu vay trên thị trường mở vẫn lớn khi tỷ lệ đăng ký/ chào thầu ở mức gần 230%. Tình hình hoạt động nghiệp vụ thị trường mở 6 tháng đầu năm 2011 Đơn vị tính: tỷ đồng. Tháng Cung ứng Hút về Cung ứng ròng 1 501.749 345.483 156 6 2 314.493 345.338,8 -30.845,8 3 468.904 511.392,3 -42.488,3 4 519.695,7 453.002,7 66.693 5 353.381,9 425.139,5 -71.757,6 6 141.838,4 206.649,7 -64.811,3 Tổng 2.300.062 2.287.006 13.056 Nguồn số liệu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Như vậy, với quyết tâm kiềm chế lạm phát NHNN đã liên tục hút ròng trên OMO; tuy nhiên việc hút ròng trên thị trường mở ngoài thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát như bình thường, còn để trung hòa một khối lượng tiền mà NHNN đã bỏ ra mua khoảng trên 2 tỷ USD bổ sung cho quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Cụ thể, chỉ riêng trong khoảng thời gian cuối tháng 4, đầu tháng 5/ 2011, thông qua mua thêm 1 tỷ USD bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia; về mặt lý thuyết NHNN đã cung ứng ra lưu thông 21 000 tỷ đồng. Việc trung hòa hay hút bớt tiền từ lưu thông về sau khi cung ứng ra mua ngoại tệ được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau, nhưng chủ lực vẫn là thị trường mở. Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở liên tục tăng: trong tháng 1/2011 lãi suất mua có kỳ hạn 7 ngày đã tăng lên 10%/ năm; từ ngày 22/2 tăng lên 12%; 1/4 là 13%; ngày 4/5 đã được đẩy lên mức 14%/ năm; không dừng ở đó, ngày 17/5, NHNN đã nâng lãi suất trên thị trường mở lên 15%/ năm tiếp tục duy trì con số này trong hơn 9 tháng đầu năm. Tính đến tháng 6/ 2011, NHNN đã thực hiện 241 phiên giao dịch mua có kỳ hạn. Để đảm bảo khả năng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng nên NHNN chỉ chào các phiên giao dịch mua có kỳ hạn chủ yếu là kỳ hạn ngắn, chỉ có 7 ngày tất cả các phiên đều đấu thầu khối lượng; ; khối lượng chào mua bình quân khoảng 8.400 tỷ đồng/ phiên, khối lượng trúng thầu bình quân khoảng 8.000 tỷ đồng/ phiên. Các chủ thể tham gia thị trường trong 6 tháng đầu năm 2011 cũng tăng mạnh, gần như các chủ thể đăng ký tham gia thị trường, nếu có đủ điều kiện đều được giao dịch đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời. Các chủ thể tham gia gồm: 05 NHTM Nhà nươc; 32 NHTMCP; 01 ngân hàng liên doanh; 07 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 04 công ty tài chính. Sang tháng 8 năm 2011, NHNN thực hiện bơm- hút cân bằng trên thị trường mở. Mỗi ngày chỉ có một phiên, vừa bơm vừa hút trung bình 1000 tỷ đồng. Thị trường mở không còn là kênh huy động vốn ngăn hạn của các NHTM giữ giấy tờ có giá. Từ nửa cuối tháng 9, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng tín dụng tổng phương tiện thanh toán cả năm được kiểm soát theo mục tiêu đặt ra từ đầu năm, lạm phát có dấu hiệu tăng chậm lại, để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ góp phần hỗ trợ ổn định tỷ giá, nghiệp vụ thị trường mở của NHNN thực hiện chào mua với kỳ hạn 7 14 ngày, lãi suất 14%/ năm, khối lượng chào mua bình quân khoảng 3400 tỷ đồng/ phiên, khối lượng trúng thầu bình quân khoảng 3100 tỷ đồng/ phiên. Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở năm 2011. Chào mua Số phiên 431 Kỳ hạn( ngày) 7; 14 Số lượt thành viên 8 469 Doanh số đặt thầu( tỷ đồng) 5 981 403 Doanh số trúng thầu( tỷ đồng) 2 801 253 Lãi suất(%/ năm) - Phương thức đấu thầu khối lượng 10- 15%/ năm Nguồn số liệu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Có thể thấy rằng, khi các tổ chức tín dụng thiếu hụt nghiêm trọng vốn khả dụng thì thị trường mở thực sự là “ phao” hỗ trợ quan trọng, bảo đảm khả năng thanh toán cho các tổ chức tín dụng trong trường hợp thị trường có những biến động đột xuất. Điều này, đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ ngay tức thì, đáp ứng yêu cầu điều tiết vốn khả dụng của các thành viên tham gia thị trường mở. có thể nói rằng, trong năm 2011, với quyết tâm kiềm chế lạm phát, NHNN đã sử dụng linh hoạt, thận trọng, có hiệu quả các công cụ CSTT trong đó có nghiệp vụ thị trường mở, phục vụ tốt mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của mình. 7. Năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm, tổng lượng tiền NHNN “hút về” qua thị trường mở rất lớn, lên đến 116.517 tỷ đồng. Cụ thể: - Với nghiệp vụ “mua kỳ hạn”, tổng khối lượng trúng thầu 6 tháng đầu năm đạt 305.070 tỷ đồng. Tổng khối lượng đáo hạn là 363.438 tỷ đồng. Thông qua nghiệp vụ này, NHNN đã “hút” tổng cộng 58.368 tỷ đồng. - Với nghiệp vụ “bán kỳ hạn”, tổng khối lượng trúng thầu 6 tháng đầu năm đạt 107.842 tỷ đồng, tổng khối lượng đáo hạn là 49.693 tỷ đồng. NHNN đã “hút” thông qua nghiệp vụ này tổng cộng 58.149 tỷ đồng. Tuy nhiên, lượng tiền khổng lồ NHNN “hút” về trong 6 tháng đầu năm không phải từ nguyên nhân thanh khoản đã cải thiện mà là do trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến cuối tháng 5, NHNN liên tiếp tung tiền ra mua ngoại tệ. Quy cung tiền qua NVTTM được NHNN tăng mạnh trong quý I (lên đến gần 285.000 tỷ đồng) để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của hệ thống. Tuy nhiên, nhằm trung hòa lượng tiền đưa ra thị trường để mua 9 tỷ USD, trong 3 tháng liên tiếp kể từ tháng 3, NHNN liên tiếp hút tiền với tổng lượng hút lên đến trên 187.000 tỷ đồng. Trong những ngày gần đây, giao dịch tín phiếu đang giảm dần cả về khối lượng giao dịch kỳ hạn của tín phiếu. Tính đến ngày 13/6, giao dịch tín phiếu chỉ có giao dịch kỳ hạn 28 ngày với khối lượng 59 tỷ đồng, giao dịch “mua kỳ hạn” cũng khá nhỏ giọt trong tuần qua. Trên thị trường mở, lãi suất tín phiếu kỳ hạn 28, 91 182 ngày lần lượt là 3,8%/năm, 5,7%/năm 7,45%/năm, đây là mức giảm đáng kể so với thời điểm 15/3 khi lãi suất tín phiếu các kỳ hạn 28, 91 182 ngày lần lượt là 11,5%, 12% 12,5%/năm. Với mức lãi suất tín phiếu điều hành theo xu hướng giảm hiện nay sẽ giảm bớt áp lực trong việc phát hành TPCP tạo điều kiện giảm lãi suất TPCP qua đó góp phần định hướng giảm lãi suất chung trên thị trường. Theo nhận định của 1 số chuyên gia đỉnh điểm hoạt động của OMO trong năm là ngày 22/8, khi ”sự cố Bầu Kiên” của ngân hàng Á Châu (ACB) diễn ra.Tại thời điểm này, NHNN đã bơm ròng tới 13,025 tỷ đồng nhằm đảm bảo thanh khoản cho ACB cũng như 1 số ngân hàng liên quan chờ cho đến khi tình hình lắng xuống tâm lý người dân ổn định, NHNN mới đổi chiều hút ròng. Sau nhiều phiên hút ròng liên tục do dư thừa thanh khoản của thị trường trong ngày 2/11, NHNN bất ngờ bơm ra 5,369 tỷ đồng cho hệ thống ngân hàng thông qua , lãi suất 8%/năm, kỳ hạn NVTTM 7 ngày sau biến cố thay đổi nhân sự của ngân hàng Sacombank. Đây là mức hỗ trợ lớn nhất kể từ sau sự kiện 22/8. Trong những ngày cuối tháng 12-2012, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã liên tục cung ứng hơn 10.000 tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại (NHTM). Đỉnh điểm ngày 28-12, số tiền này đã gần 14.000 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO). Đây là mức cung ứng lớn nhất trong năm 2012 kể từ sau Tết Nhâm Thìn, lớn hơn cả mức cung ứng để bình ổn thị trường tiền tệ sau vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên). Doanh số giao dịch trên thị trường mở từ năm 2012 tới 8/ 2013. Nguồn số liệu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. . THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI VIỆT NAM( GIAI ĐOẠN 2006- NỬA ĐẦU NĂM 2013). Sau một thời gian dài. 7/2000 cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chính thức đưa nghiệp vụ thị trường mở( NVTTM) vào hoạt động- đánh dấu một bước phát triển quan trọng. thống các tổ chức tín dụng; đồng thời, lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng xoay quanh lãi suất chào mua qua nghiệp vụ thị trường mở. Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở

Ngày đăng: 23/05/2014, 17:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan