PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM

25 646 0
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG của một số NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu của đề tài 1 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 1.5 Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu 2 2 PHẦN PHÂN TÍCH 3 2.1 Đánh giá hiệu quả thông qua các tỷ số tài chính 3 2.1.1 Các tỷ số liên quan đến tài sản hoạt động (Operating assets ratios) 3 2.1.2 Các tỷ số liên quan đến thu nhập hoạt động (Operating income ratios) 6 2.1.3 Các tỷ số liên quan đến vốn chủ sở hữu (Operating equity ratios) 8 2.1.4 Các chỉ tiêu tài chính khác 9 2.1.5 Đánh giá các tỷ số hoạt động và hiệu quả hoạt động của ngân hàng 12 2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng thông qua mô hình hồi quy tuyến tính 13 2.2.1 Công thức mô hình và ước lượng hàm chi phí dạng logarit 13 2.2.2 Mô hình hồi quy tuyến tính với tỷ số ROA 16 2.3 Một số kiến nghị về hoạt động của các ngân hàng thương mại 18 2.3.1 Đa dạng hóa các loại hình kinh doanh 18 2.3.2 Kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng, xử lý nợ xấu trong hệ thống 18 1.1.1. Tối thiểu hóa chi phí hoạt động 19 3 KẾT LUẬN 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S VÕ ĐÌNH VINH SVTT : LÊ THỊ NGỌC QUỲNH Lớp K10.404.A Mã số sinh viên: K10.404.0511 TP HỒ CHÍ MINH. NĂM 2014 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Tp.HCM, ngày…. tháng…. năm 2014 GVHD MỤC LỤC 4 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Các ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa khu vực tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế - ngày càng bị cạnh tranh bởi các trung gian tài chính ngân hàng và các ngân hàng nước ngoài. Trong môi trường nhiều cạnh tranh như hiện nay, hệ thống ngân hàng cần phải duy trì được sự ổn định và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình. Thực tế trong thời gian vừa qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã trải qua một cú sốc lớn. Cùng với sự suy thoái của nền kinh tế, các ngân hàng bộc lộ nhiều yếu kém để từ một khu vực ăn nên làm ra nhất của nền kinh tế trở thành mối quan tâm lo ngại hàng đầu khi nhiều ngân hàng thua lỗ, nợ xấu tăng cao, ghi nhận sự biến động mạnh trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Để có cái nhìn rõ nét hơn, bài báo cáo thực tập lựa chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động của một số ngân hàng thương mại Việt Nam” nhằm phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của một số ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2012. 1.2 Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài là tính toán các tỷ số dựa trên số liệu, phân tích và đánh giá hiệu quả của một số ngân hàng thương mại thông qua các tỷ số tài chính và mô hình hồi qui tuyến tính. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Báo cáo tập trung vào hoạt động các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008 – 2012, bao gồm các ngân hàng thương mại sau: 1. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank 2. Ngân hàng quốc tế VIB 3. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB 4. Ngân hàng TMCP Quân đội MB Bank 5. Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh HD Bank 6. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank 7. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam Eximbank 8. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV 5 9. Ngân hàng TMCP Á Châu ACB 10. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank 1.4 Phương pháp nghiên cứu Để phù hợp với mục tiêu của báo cáo thực tập, phương pháp nghiên cứu được lựa chọn là thu thập số liệu, phương pháp định tính với tính toán các tỷ số tài chính và phân tích dựa vào hàm hồi quy tuyến tính. 1.5 Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu được sử dụng lấy từ Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên của một số ngân hàng thương mại thông qua các trang web chính thức của ngân hàng. 6 2 PHẦN PHÂN TÍCH 2.1 Đánh giá hiệu quả thông qua các tỷ số tài chính Hầu hết các nghiên cứu đo lường đầu ra của các ngân hàng sử dụng tập hợp các số liệu như tổng tài sản, tổng dư nợ cho vay và tiền gửi của khách hàngmột số các tiêu chí đầu ra khác của ngân hàng. Tuy nhiên, những số liệu này chưa thể đánh giá một cách đầy đủ giá trị dịch vụ cũng như mức độ hoạt động của các ngân hàng. Để khắc phục hạn chế trên, chúng ta sử dụng các dữ liệu được tính toán về các tiêu chí biên, chi phí và lợi nhuận như một thước đó cho hiệu quả hoạt động ngân hàng. Ba loại tỷ số hoạt động được sử dụng bao gồm các tỷ số liên quan đến tài sản, các tỷ số liên quan đến thu nhập và các tỷ số liên quan đến vốn chủ sở hữu. 2.1.1 Các tỷ số liên quan đến tài sản hoạt động (Operating assets ratios) Tỷ số Operating asset ratios là tỷ số thể hiện tỷ lệ các chỉ tiêu thu nhập, chi phí của ngân hàng so với tổng tài sản hoạt động của ngân hàng. Tỷ số này có thể so sánh tỷ suất lợi nhuận trên các khoản cho vay và các khoản tiền gửi. Tuy nhiên cấu trúc vốn khác nhau giữa các ngân hàng có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả của tỷ số này. Bảng 1 (phụ lục) trình bày các tỷ số này thông quatính toán các chỉ tiêu của một số ngân hàng thương mại có quy mô vốn lớn ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2012. Giai đoạn 2008 – 2012 là giai đoạn tương đối ngắn nhưng ghi nhận nhiều biến động của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ giai đoạn này có thể nhận thấy xu hướng hoạt động rõ nét của các ngân hàng thông qua các tỷ số được tính toán ở phụ lục 1. Biểu đồ 1.1 Trung bình tỷ lệ thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi trong giai đoạn 2008 - 2012 Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng Nhìn chung, thu nhập của hầu hết các ngân hàng chủ yếu có được từ hoạt động cho vay tạo thu nhập từ lãi. Thu nhập phi lãi (thu nhập từ dịch vụ, các hoạt động khác ) chỉ chiếm một phần nhỏ. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của các ngân hàng 7 thương mại chưa đa dạng về loại hình, dẫn đến sự thiếu đa dạng trong các nguồn doanh thu. Bảng 1.1 Tỷ lệ thu nhập từ lãi và ngoài lãi của các ngân hàng Nguồn: Tính toán từ báo cáo của các ngân hàng thương mại Một số ngân hàng có tỷ lệ thu nhập phi lãi cao hơn thu nhập từ lãi, bao gồm SHB và HD Bank lần lượt trong năm 2008 và 2009. Tuy nhiên điều này chỉ mang tính chất cá biệt, không bền vững. Có thể thấy các hoạt động kinh doanh ngoài cho vay của ngân hàng còn kém hiệu quả và bền vững, chỉ đem lại một phần nhỏ doanh thu, thậm chí có năm còn bị lỗ. Lãi gộp (gross margin) thông thường tương quan chặt chẽ với thu nhập từ lãi và chi phí hoạt động. Các ngân hàng trong Tỷ lệ thu nhập từ lãi Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi Vietin 2008 3.75% 0.79% 2009 3.29% 0.72% 2010 3.31% 0.75% 2011 4.39% 0.51% 2012 3.68% 0.71% VIB 2008 2.39% 0.27% 2009 2.03% 0.81% 2010 2.27% 0.48% 2011 3.90% -0.22% 2012 4.55% 0.41% SHB 2008 1.12% 2.21% 2009 2.35% 0.68% 2010 2.39% 0.53% 2011 2.69% 0.47% 2012 1.62% 0.92% 8 bảng tính ở phụ lục 1 có lãi gộp dao động trong phạm vi từ 2% đến 5%, đa số các ngân hàng đạt khoảng trên 3%. Chí phí dự phòng rủi ro tín dụng thể hiện một xu hướng chung đối với các ngân hàng, thấp trong năm 2009, 2010 và tăng trở lại trong năm 2011 đến 2012. Điều này cũng phù hợp với thực tế tình hình hoạt động của hệ thống các ngân hàng thương mại trong giai đoạn này. Khi các khoản cho vay trở nên rủi ro hơn, nợ xấu tăng nhanh với con số lớn thì hoạt động dự phòng rủi ro tín dụng được quan tâm và chú ý hơn. Chí phí dự phòng rủi ro tăng cho thấy sự thận trọng của các ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Ngoài ra, những ngân hàng có khi có lợi nhuận gộp cao nhất cũng ghi nhận mức ROA (tỷ số lợi nhuân ròng/ tổng tài sản) cao nhất tương ứng, điều này đúng với trường hợp của Vietinbank, Techcombank, Eximbank và ACB. 2.1.2 Các tỷ số liên quan đến thu nhập hoạt động (Operating income ratios) Tỷ số thu nhập hoạt động (operating income ratios) là tỷ số thể hiện tỷ lệ các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu và chi phí so với lợi nhuân hoạt động (lợi nhuận trước thuế) của ngân hàng. Các tỷ số này cũng bị ảnh hưởng bởi sự khác nhau trong cấu trúc vốn. Ba tỷ số quan trọng là tỷ số thu nhập phi lãi, chi phí hoạt động và thu nhập ròng/lợi nhuận gộp. Lợi nhuận gộp của ngân hàng thương mại bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Biểu đồ1.2 Trung bình tỷ lệ thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2012 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu tính toán ở phụ lục 2 Tỷ lệ của thu nhập phi lãi trong lãi gộp cho thấy mức độ đóng góp của các nguồn thu nhập ngoài lãi của ngân hàng trong tổng lợi nhuận (gross margin). Từ biểu đồ cho thấy, thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với thu nhập từ lãi. Đồng thời, các ngân hàng thương mại Việt Nam có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thấp hơn so với nhiều nước khác. Theo “Khảo sát về ngành ngân hàng của Việt Nam” của KPMG, một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là do phân khúc bán lẻ ở Việt Nam được ước tỉnh chỉ trong khoảng 15%. Trong khi đó tại các quốc gia đã phát triển, phân khúc dịch vụ 9 ngân hàng phát triển hơn nhiều. Các tài khoản bán lẻ là một trong những nguồn thu phí dịch vụ chính như Cho vay mua nhà có thế chấp, Thẻ tín dụng và Tài khoản hàng ngày. Tại Việt Nam, những loại hình sản phẩm này chưa phổ biến do thói quen dùng tiền mặt của người dân và mức độ đa dạng hóa hiệu quả các loại hình sản phẩm của ngân hàng chưa cao. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi này cũng cho thấy một xu hướng rõ rệt vào năm 2011 và năm 2012. Trong năm 2011, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng giảm rõ rệt so với tỷ lệ thu nhập từ lãi, đồng thời giảm so với tỷ lệ của các năm 2008, 2009, 2010. Tuy nhiên, năm 2012 lại cho thấy tỷ trọng thu nhập ngoài lãi tăng trở lại một cách đáng kể so với thu nhập từ lãi, ngoại trừ trường hợp của ACB. Dù có tỷ lệ thấp song việc tỷ lệ thu nhập ngoài lãi tăng trong năm 2012 là một tín hiệu khách quan. Cũng theo khảo sát của KPMG đã đề cập ở trên, các ngân hàng chú trọng hơn đến triển khai cung cấp các dịch vụ mới trong những năm tới. Nhìn chung, tỷ số này chỉ cho thấy một phần rất nhỏ trong tổng doanh thu nhưng hầu hết các ngân hàng để đáp ứng yêu cầu về lợi nhuận và tính hiệu quả đều sẽ chú trọng và quan tâm hơn đến việc nâng cao tỷ trọng thu nhập ngoài lãi. Điều này là tất yếu để giảm sự phụ thuộc quá lớn vào hoạt động tín dụng, bù đắp sự sụt giảm thu nhập từ lãi thời gian gần đây. Một yếu tố khác là tỷ suất tổng chi phí trên tổng thu nhập hoạt động của các ngân hàng ở mức quá cao (xem ở phụ lục 2), số liệu qua các năm cho thấy các ngân hàng thường xuyên có mức chi phí chiếm trên 60% tổng thu nhập từ hoạt động. Dù các ngân hàng đã có ý định cắt giảm chi phí nhưng chi phí hoạt động nói chung vẫn tăng mạnh trong năm 2012. So với các ngân hàng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương khác, Việt Nam có tỷ lệ chi phí hoạt động so với thu nhập từ hoạt động cao nhất. Điều này cho thấy sự kém hiệu quả trong việc kiểm soát chi phí nói riêng và hoạt động nói chung. Bảng 1.2 Chi phí hoạt động so với thu nhập hoạt động năm 2012 Úc Trung Quốc Singapore Thái Lan Việt Nam Chi phí hoạt động so với tổng thu nhập từ hoạt động 42% 40% 38% 44% 49% Nguồn: Số liệu của Ngân hàng Trung ương các nước và báo cáo thường niên được công bố. 10 2.1.3 Các tỷ số liên quan đến vốn chủ sở hữu (Operating equity ratios) Tỷ số hoạt động liên quan đến vốn chủ sở hữu là các tỷ số thể hiện tỷ lệ của các tiêu chí liên quan đến doanh thu và chi phí so với vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Khác với hai loại tỷ số trên, tỷ số hoạt động vốn chủ sở hữu không bị ảnh hưởng bởi cấu trúc vốn và các loại hình kinh doanh của ngân hàngCác tỷ số tính toán được trình bày trong phụ lục 3. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng có sự ổn định trong giai đoạn 2008 đến 2011 và giảm trong năm 2012, thu nhập sau thuế theo đó cũng giảm mạnh trong năm 2012. Trong số các ngân hàng trong báo cáo, chỉ có MB Bank và HD Bank có lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu tăng trong năm 2012. Một số ngân hàng có tỷ lệ chi phí trên vốn chủ sở hữu cao trong khi tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu thấp, cho thấy hoạt động của ngân hàng chưa hiệu quả về lợi nhuận như: VIB, HD Bank, Techcombank. Tỷ lệ lãi gộp trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ tổng chi phí trên vốn chủ sở hữu là các chỉ số cho thấy mức độ rủi ro cao mà các ngân hàng có đòn bẩy tài chính cao phải đối mặt. Các tỷ số này có thể chỉ ra tình trạng của một ngân hàng đang phát triển quá nhanh vượt khả năng tài trợ vốn (overtrading) hoặc đang chưa sử dụng vốn hiệu quả (under- trading). Các ngân hàng trong báo cáo có tỷ số lãi gộp trên vốn chủ sở hữu dưới 100%, Vietinbank là ngân hàng có tỷ số này ở mức cao nhất, trong khi đó VIB, SHB và EIB có xu hướng “under-trading” khi mà tỷ số này luôn ở mức thấp dưới 50%. 2.1.4 Các chỉ tiêu tài chính khác 2.1.4.1 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ Bảng 1.3 Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ 2012 2011 2010 2009 2008 Vietinbank 1.47% 0.75% 0.66% 0.61% 1.81% [...]... động của các ngân hàng tốt hơn ROE vì tỷ số ROE còn tồn tại những hạn chế về lợi nhuận và hoạt động của ngân hàng Nghiên cứu của Ahmad Almazari (2011) về hiệu quả hoạt động của bảy ngân hàng thương mại của Jordan sử dụng ROA là biến phụ thuộc để đo lường hoạt động của ngân hàng, các biến độc lập bao gồm quy mô tài sản ngân hàng, tỷ số quản lý tài sản và tỷ số hiệu quả hoạt động Kết quả chỉ ra ROA nghịch... thu từ hoạt động quá cao Từ năm 2008 đến nay, chi phí hoạt động vẫn chưa được kiểm soát hiệu quả cùng với sự đi xuống của toàn hệ thông ngân hàng dẫn đến ROA và ROE của các ngân hàng giảm mạnh trong năm 2011 và 2012 Sự tác động của nền kinh tế suy thoái đã bộc lộ nhiều hạn chế trong hoạt động ngân hàng, một trong số đó là thiếu tính hiệu quả bền vững 16 2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng thông... 29.72% sự thay đổi của ROA Do đó, mô hình với ROA vẫn chưa phải là mô hình tốt để phân tích hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam 2.3 Một số kiến nghị về hoạt động của các ngân hàng thương mại 2.3.1 Đa dạng hóa các loại hình kinh doanh Doanh thu của các ngân hàng Việt Nam phần lớn đến từ hoạt động cho vay Thu nhập từ dịch vụ chỉ chiếm phần nhỏ Trên thực tế, dù hầu hết các ngân hàng trong nước... tỷ số quản lý tài sản, đồng thời nghịch biến yếu hơn với tỷ số hiệu quả hoạt động Do vậy, báo cáo sử dụng ROA là một cách tiếp cận khác ngoài hàm chi phí ở phần 2.1 để xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính phân tích hoạt động của 10 ngân hàng thương mại đã lựa chọn ban đầu Các biến được sử dụng trong mô hình bao gồm: - ROA là biến phụ thuộc TA: Tổng tài sản OE: Hiệu quả hoạt động (Tổng chi phí hoạt động/ thu... đổi của biến phụ thuộc ln(TC) Tuy vậy, mô hình này có khiếm khuyết rất lớn khi hầu hết các biến độc lập đều có P-value > 2.2.2 Mô hình hồi quy tuyến tính với tỷ số ROA ROA được sử dụng để phân tích đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Theo nghiên cứu của Ngân hàng trung ương Châu Âu năm 2010 “Beyond ROE, how to measure bank performance”, ROA được cho là phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân. .. nghiệp để đảm bảo xử lý có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng 2.3.3 Tối thiểu hóa chi phí hoạt động Các ngân hàng thương mại Việt Nam có chi phí hoạt động khá cao so với các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (như đã phân tíchphần 1) Điều này phần nào làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng Trong thời điểm khó khăn như hiện nay, các ngân hàng đang tích cực cắt giảm các khoản... tại Ngân hàng Trung ương ảnh hưởng đến khả năng cho vay Mặt khác, hơn 60% dư nợ cho vay của các ngân hàng Việt Nam là các khoản vay ngắn hạn Điều kiện kinh tế khó khăn khiến cho các ngân hàng cẩn trọng hơn khi cho vay dài hạn Các khoản vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng kiểm soát rủi ro thanh khoản tốt hơn, khả năng thu hồi vốn cao hơn 2.1.5 Đánh giá các tỷ số hoạt độnghiệu quả hoạt động của ngân hàng. .. hàng Mặc dù các tỷ số trên được sử dụng nhiều trong đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nhưng chúng cũng bộc lộ những trở ngại nhất định Sự khác nhau giữa cấu trúc vốn, các loại hình kinh doanh và hoạt động kế toán giữa các ngân hàng có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả của tỷ số Cấu trúc vốn khác nhau dẫn đến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản của các ngân hàng cũng khác nhau Ngân hàng có vốn chủ... thường niên của các ngân hàng Nợ xấu có xu hướng tăng nhanh từ năm 2008 gây nhiều khó khăn cho hoạt động của ngân hàng Do sự tăng trưởng tín dụng nóng và sự dễ dãi trong cho vay của các ngân hàng, nợ xấu ngày càng trở nên căng thẳng và không được giải quyết một cách triệt để Đa số các ngân hàng trong báo cáo có tỷ lệ nợ xấu được công bố ở mức an toàn để đáp ứng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong... nới lỏng tiền tệ của Chính phủ, hệ thống ngân hàng tăng nhanh về số lượng và quy mô tài sản Hoạt động tín dụng phát triển nóng Tuy nhiên, một số ngân hàng có năng lực yếu kém, công tác quản trị ngân hàng chưa được chú trọng, bộc lộ nhiều bất cập và rủi ro tài chính Hệ lụy kéo theo là toàn bộ hệ thống tài chính, tín dụng bị ảnh hưởng tiêu cực Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ năm 2008 . trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Để có cái nhìn rõ nét hơn, bài báo cáo thực tập lựa chọn đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động của một số ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm phân tích và. tình hình hoạt động của một số ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2012. 1.2 Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài là tính toán các tỷ số dựa trên số liệu, phân tích và đánh giá hiệu quả của một số ngân. LUẬT KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S VÕ ĐÌNH VINH SVTT : LÊ THỊ NGỌC QUỲNH Lớp K10.404.A Mã số sinh viên:

Ngày đăng: 22/05/2014, 15:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1 PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1.1 Lý do chọn đề tài

    • 1.2 Mục tiêu của đề tài

    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 1.4 Phương pháp nghiên cứu

    • 1.5 Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu

    • 2 PHẦN PHÂN TÍCH

      • 2.1 Đánh giá hiệu quả thông qua các tỷ số tài chính

        • 2.1.1 Các tỷ số liên quan đến tài sản hoạt động (Operating assets ratios)

        • 2.1.2 Các tỷ số liên quan đến thu nhập hoạt động (Operating income ratios)

        • 2.1.3 Các tỷ số liên quan đến vốn chủ sở hữu (Operating equity ratios)

        • 2.1.4 Các chỉ tiêu tài chính khác

          • 2.1.4.1 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ

          • 2.1.4.2 Tổng dư nợ/ Tổng tài sản

          • 2.1.5 Đánh giá các tỷ số hoạt động và hiệu quả hoạt động của ngân hàng

          • 2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng thông qua mô hình hồi quy tuyến tính

            • 2.2.1 Công thức mô hình và ước lượng hàm chi phí dạng logarit

            • 2.2.2 Mô hình hồi quy tuyến tính với tỷ số ROA

            • 2.3 Một số kiến nghị về hoạt động của các ngân hàng thương mại

              • 2.3.1 Đa dạng hóa các loại hình kinh doanh

              • 2.3.2 Kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng, xử lý nợ xấu trong hệ thống

              • 2.3.3 Tối thiểu hóa chi phí hoạt động

              • 3 KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan