Đề văn tuyển sinh lớp 10 của Sở Đồng Nai

6 2.4K 14
Đề văn tuyển sinh lớp 10 của Sở Đồng Nai

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề văn tuyển sinh lớp 10 của Sở Đồng Nai

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN NĂM HỌC 2007 -2008 ĐỀ BÀI (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1: 2 điểm 1.1: Học qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”, em hãy phân tích một cách ngắn gọn sự tiếp thu tinh hoa văn hóa của chủ tịch Hồ Chí Minh Nét nổi bật của phong cách Hồ Chí Minh là gì: 1.2: Nêu một cách ngắn gọn những nội dung cơ bản về người phụ nữ qua “Chuyện người con gái Nam Xương” và các trích đoạn “Truyện Kiều” em đã học? Câu 2: 2 điểm 2.1: Em hãy chỉ ra các thành ngữ và phân tích cách vận dụng sáng tạo các thành ngữ của Nguyễn Du trong những câu Kiều dưới đây: a/ Một nhà sun họp trúc mai Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông b/ Tẻ vui bởi tại lòng này Hay là khổ tận đến ngày cam lai. 2.2: Giải thích nghĩa của thành ngữ dưới đây và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào? a. Ăn đơm nói đặt. b. Ăn ốc nói mò. c. Cãi chày cãi chối d. Hứa hươi hứa vượn. e. Ông nói gà bà nói vịt. g. Dây cà ra dây muống. h. Khua môi múa mép. i. Nói dơi nói chuột. 1 | P a g e 2.3 : Trong tác phẩm « Truyện Kiều », tác giả Nguyễn Du đã sử dụng từ « thân » 63 lần, có lúc dùng : a/ Thân lươn bao quản lấm đầu Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa. b/ Biết thân chạy chẳng khỏi trời Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh. Hãy xác định nghĩa của từ “thân” trong mỗi lần dùng. Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? Hãy nêu bật nội dung ý nghĩa của mỗi câu thơ trên? Câu 3: 6 điểm Phân tích những thành công về nghệ thuật của thi hào Nguyễn Du qua các đoạn trích “Truyện Kiều” em đã học. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM A. Yêu cầu chung: Sở yêu cầu các ông, bà giám khảo Hội đồng chấm thi cần lưu ý những điếm sau: 1. Nắm vững bản chất yêu cầu cảu “Hướng dẫn chấm” để đánh giá chính xác bài lầm của học sinh trong tương quan nội dung và hình thức. Chấm kỹ lưỡng và cẩn thận. 2. Tuyệt đối không được hạ thấp yêu cầu của biểu điểm khi chưa có sự chỉ đạo thống nhất cảu sở. Khuyến khích cho điểm cao những bài sáng tạo, cảm thụ và diễn đạt tinh tế, giàu chất văn. Những bài diễn đạt quá kém dứt khoát không cho tới điểm trung bình. 3. “Hướng dẫn chấm” chỉ nêu những điểm cơ bản. Giám khảo cần nghiên cứu, vận dụng chính xác khi chấm bài. Ở phần “Tiêu chuẩn cho điểm”, bản “Hướng dẫn chấm” chỉ nêu một số mức điểm, giám khảo cần cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho chính xác mức điểm còn lại. 2 | P a g e Bài thi chấm theo thang điểm 10 bậc. Giám khảo cho điểm từng câu, sau đó xem xét tương quan giữa các câu để cho điểm toàn bài. Tổng điểm bài thi làm tròn tới 0.25 điểm. B. Yêu cầu cụ thể Câu 1: 2 điểm 1.1: Phân tích sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại cảu Hồ Chí Minh: Để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, chủ tịch Hồ Chí Minh đã: - Đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Tìm hiểu sâu sắc nền văn hóa các nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mĩ: 0.25 điểm - Học tập ngôn ngữ nước ngoài, nói và viết thạo thứ tiếng ngoại quốc như: Pháp, Anh, Hoa, Nga. Bác đã làm nhiều nghề, ở nhiều nước. Qua công việc, qua lao động mà học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật các dân tọc đến mức quá uyên thâm: 0.25 điểm - Trên nền tảng văn hóa dân tộc, Bác đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài, không chịu ảnh hưởng một cách thụ động. Học tập mọi cái hay, cái đẹp đồng thời với phê phán mọi hạn chế, tiêu cực. Tất cả những ảnh hưởng đế quốc, đã được Bác nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc để trở thành một nhân cách sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại. 0.25 điểm. - Nét nổi bật của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại: 0.25 điểm. 1.2: Nội dung cơ bản về chủ đề người phụ nữ qua “Chuyện người con gái Nam Xương” và các trích đoạn Truyện Kiều. Bài viết cần nêu rõ nội dung sau: Vẻ đẹp của người phụ nữ: - Vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất: hiếu thảo, thủy chung, khát vọng tự do, công lý chính nghĩa (chứng minh bằng nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều): 0.25 điểm. 3 | P a g e - Vẻ đẹp về nhan sắc và tài năng (chứng minh bằng chị em Thúy Kiều): 0.25 điểm. Số phận bi kịch của người phụ nữ: - Bi kịch về mỗi oan khuất, đau khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ (chứng minh bằng Chuyện người con gái Nam xương) : 0.25 điểm. - Bi kịch điển hình của người phụ nữ: bi kịch tình yêu tan vỡ (mối tình Kim – Kiều) và bi kịch nhân phẩm bị chà đạp (chứng minh bằng “Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích”): 0.25 điểm. Câu 2: 2 điểm 2.1: Chỉ ra được thành ngữ và phân tích cách vận dụng sáng tạo các thành ngữ: - Chỉ ra được 2 thành ngữ dưới đây cho 0.25 điểm - thành ngữ: Nghĩa bể tình sông - Thành ngữ : Khổ tận cam lai - vận dụng sáng tạo các thành ngữ: tác giả đan xen các yếu tố ngôn ngữ và yếu tố thành ngữ nhằm nhấn mạnh ý thơ và tạo vần điệu cho câu thơ. 0.25 điểm 2.2: Giải thích các câu thành ngữ dưới đây và cho biết các thành ngữ này liên quan đến phương châm hội thoại nào? - Giải thích đúng hai thành ngữ và nêu đúng phương châm hội thoại liên quan cho 0.25 điểm. a. Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác. b. Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ. c. Cãi chày cãi chối: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả. d. Hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa. h. Khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương. i. Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh không chính xác. - các thành ngữ trên (6 thành ngữ) đều chỉ cách nói nội dung không tuân thủ phương châm về chất. e. Ông nói gà, bà nói vịt: không nói đúng đề tài giao tiếp, nói lạc đề (không tuân thủ phương châm quan hệ). 4 | P a g e g. Dây cà ra dây muống: nói mơ hồ, không ngắn gọn, rành mạch ( không tuân thủ phương châm cách thức). 2.3 : Xác định nghĩa từ “thân”: Từ “thân” (thân lươn) được dùng theo nghĩa chuyển. Nội dung: Tú Bà thuê Sở Khanh dụ Kiều bỏ trốn, sau đó bắt Kiều về đánh đập, hành hạ dã man “Dang tay vùi liễu dập hoa tơi bời” với mục đích ép Kiều phải phục tùng tiếp khách làng chơi trong lầu xanh của mình. Không chịu đựng nổi những trận đòn “Uốn lưng thịt đổ ngửng đầu máu sa”, Kiều phải chấp nhận tiếp khách. Nàng đau đớn thốt lên: Thân lươn bao quản lấm đầu, Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Câu thơ biểu cảm nỗi đau tột cùng của thân phận người con gái chỉ còn lại một chút lòng trinh bạch cũng không giữ nổi. 0.25 điểm Từ “thân” (biết thân) được dùng theo nghĩa gốc: Nội dung: Thúy Kiều rơi vào tay Bac Hà “Nào ngờ cũng tổ bợm già, Bạc Hà học với Tú Bà đồng môn”. Bạc Hà lừa gả Kiều cho cháu là Bạc Hạnh nhưng thực chất là bán Kiều vào nhà chứa Châu Thai. Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai, nàng thôt lên tiếng kêu đau khổ, bế tắc, bất lực, phó mặc cho số phận cuộc đời: “Biết thân chạy chẳng khỏi trời, Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh”. 0.25 điểm. Câu 3: 6 điểm Về kỹ năng: biết cách làm kiểu bài nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ viết câu. Về kiến thức: trên cơ sở nắm vững các trích đoạn “Truyện Kiều” đã học, thí sinh cần phân tích làm bật được những thành công về nghệ thuật của Nguyễn Du qua các trích đoạn đã học. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải bám sát yêu cầu của đề và phải nêu bật được những thành công về nghệ thuật của thi hào Nguyễn Du qua các trích đoạn “Truyện Kiều” đã học, cụ thể là: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: - Trực tiếp miêu tả thiên nhiên (phân tích, chứng minh qua cảnh “Cảnh ngày xuân”). 5 | P a g e - Tả cảnh ngụ tình (phân tích, chứng minh qua “Kiều ở lầu Ngưng Bích”). Nghệ thuật miêu tả nhân vật: Khắc họa chân dung nhân vật bằng bút pháp ước lệ (phân tích, chứng minh qua “Chị em Thúy Kiều”) - Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ chỉ hành động (phân tích, chứng minh qua Mã Giám Sinh mua Kiều). - Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (phân tích , chứng minh qua Kiều ở lầu Ngưng Bích). - Khắc họa tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại (phân tích chứng minh qua Thúy Kiều báo ân báo oán). Tiêu chuẩn cho điểm: - Điểm 6: hiểu đề. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Phân tích làm rõ được những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và miêu tả nhân vật qua các trích đoạn Truyện Kiều đã học. Cảm thụ tinh tế, phân tích sâu sắc, dẫn chứng chính xác có chọn lọc, văn viết có cảm xúc. Nắm chắc phương pháp làm bài. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Có thể còn mắc một vài lỗi nhẹ. - Điểm 4: hiểu đề. Cơ bản nắm bắt được ý 1 và ý 2 theo yêu cầu Hướng dẫn chấm… Nắm được phương pháp làm bài, biết bám vào các đoạn trích để phân tích, chứng minh nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và miêu tả nhân vật, tuy chưa sâu sắc và đầy đủ. Bài luận dẫn chứng phù hợp, bố cục khá rõ ràng, diễn đạt được ý tuy văn viết chưa gọn. Còn sai sót một vài lỗi chính tả dùng từ viết câu, tuy không trầm trọng. - Điểm 2: tỏ ra hiểu đề, chưa nắm chắc phương pháp làm bài. Bài viết có đề cập đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và miêu tả nhân vật nhưng còn hời hợt. Kiến thức còn nghèo, thiếu chính xác. Chưa bám vào các đoạn trích để phân tích. Bố cục chưa rõ ràng, diễn đạt yếu, sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 1: sai hoàn toàn về nội dung lẫn phương pháp làm bài. 6 | P a g e . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN NĂM HỌC 2007 -2008 ĐỀ BÀI (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1:

Ngày đăng: 20/05/2014, 22:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan