Thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh Giai đoạn I (2007-2010)

8 1.1K 0
Thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ  thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh  Giai đoạn I (2007-2010)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh Giai đoạn I (2007-2010)

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc_____________________________________________________Số: /BC-UBND TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011BÁO CÁOThực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh Giai đoạn I (2007-2010)___________________________Kính gửi: Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương.Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, Thực hiện Văn bản số 344/PCLBTW ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương về đánh giá thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống giảm nhẹ thiên tai giai đoạn I (2007-2010), Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh báo cáo như sau:I. Những kết quả nổi bật bài học kinh nghiệm:1. Tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn thành phố:Trong giai đoạn từ cuối 2007 đến 2010, các loại thiên tai như sạt lở, triều cường, lốc xoáy… xảy ra trên địa bàn thành phố đã làm 01 người chết (do lốc xoáy kết hợp với mưa lớn làm lật úp chiếc ghe đánh lưới vào ngày 02-6-2010), 14 người bị thương, thiệt hại 360 căn nhà, bể 135 đoạn bờ bao với chiều dài 729 m, sạt lở 12.895 m2 đất, thiệt hại 3.342 tấn muối/1.614,7 ha. Tổng thiệt hại ước khoảng 4,1 tỷ đồng. Ngoài ra, còn ảnh hưởng gián tiếp đến kinh tế - xã hội, môi trường, an ninh - trật tự.2. Những kết quả nổi bật:a) Biện pháp phi công trình:- Xây dựng chương trình, kế hoạch, văn bản pháp quy:+ Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008) Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh (Quyết định số 3523/QĐ-UBND ngày 13-8-2010). Đồng thời, các sở - ngành, quận - huyện của thành phố cũng đã xây dựng Chương trình hành động, kế hoạch để triển khai thực hiện lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị mình.+ Thường xuyên rà soát, sửa đổi, xây dựng bổ sung các văn bản pháp luật về phòng, chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố để kịp thời chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả ở mỗi cấp, mỗi ngành, như: ban hành Quyết định về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai tìm kiếm cứu nạn; Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ tại thành phố; Chỉ thị về công tác phòng, chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn hàng năm (năm 2008, 2009, 2010). + Thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão Tìm kiếm cứu nạn thành phố các cấp, trong đó đổi tên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố thành Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Tìm kiếm cứu nạn thành phố ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Ban. Thành lập Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước thành phố nhằm triển khai thực hiện các chương trình, dự án chống ngập phù hợp với đặc thù của thành phố.+ Xây dựng các chương trình, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn như: Kế hoạch tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020 của thành phố, đồng thời hằng năm đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.+ Xây dựng các phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai như: Phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố, Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn, triều cường trên địa bàn thành phố, Phương án đảm bảo an toàn cho người tàu thuyền hoạt động thủy sản trên địa bàn thành phố, Phương án ứng phó sự cố tràn dầu. Đồng thời, chỉ đạo các quận - huyện, sở - ngành xây dựng phương án chi tiết tổ chức phòng, tránh, ứng phó tại từng đơn vị, địa phương.+ Ban hành Quy định công tác trực ban phòng, chống lụt, bão, thiên tai tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố. Các sở - ngành thành phố, quận - huyện đã thực hiện trực ban nghiêm túc đối với bão, áp thấp nhiệt đới, thời tiết xấu trên biển, sạt lở triều cường đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo kịp thời theo quy định. Thường xuyên cảnh báo, hướng dẫn xử lý sự cố thiên tai (sạt lở, triều cường, xả lũ, mưa lớn …) đến các quận – huyện, phường – xã – thị trấn.- Công tác quản lý tàu thuyền: tập trung quản lý 1.907 tàu cá, gồm 118 tàu cá trên 90 CV hoạt động đánh bắt xa bờ 1.789 tàu cá nhỏ hơn 90 CV thường xuyên hoạt động đánh bắt ven bờ gần bờ biển thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre . Thường xuyên thông tin liên lạc để hướng dẫn di chuyển phòng, tránh kịp thời đạt hiệu quả khi có bão, áp thấp nhiệt đới, thời tiết nguy hiểm xảy ra. Trong giai đoạn từ cuối năm 2007 đến năm 2010 trên địa bàn thành phố không xảy ra sự cố tàu thuyền khi có bão, áp thấp nhiệt đới, thời tiết nguy hiểm xảy ra.- Công tác di dời dân phòng, tránh thiên tai: trên địa bàn thành phố có nhiều dự án di dời dân, trong đó tập trung thực hiện 04 dự án (huyện Cần Giờ: 02 dự án; huyện Nhà Bè: 02 dự án) di dời 2.918 hộ dân tại các khu vực có nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng bởi bão đến khu vực an toàn. Hiện nay, thành phố đang xây dựng Đề án Quy hoạch bố trí dân cư phòng, tránh thiên tai trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020.- Công tác diễn tập, tập huấn, thông tin, tuyên truyền:+ Để chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, ngày 17 tháng 11 năm 2009, thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức diễn tập kiểm tra Phương án phòng, chống lụt, bão tìm kiếm cứu nạn năm 2009. Đợt diễn tập đã thành công đúng 33 mục đích, yêu cầu đề ra; thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức, chỉ huy, điều hành công tác diễn tập đảm bảo an toàn tuyệt đối về người tài sản, phương tiện, trang thiết bị tham gia diễn tập. Đồng thời, sau đợt diễn tập thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm.+ Ngoài ra, các sở - ngành, quận – huyện đã tổ chức diễn tập, huấn luyện nhằm nâng cao năng lực của các tổ chức, lực lượng nắm chắc các bước vận hành cơ chế, xử lý tình huống chính xác có hiệu quả để phòng chống hạn chế tối đa các thiệt hại về người tài sản do lụt, bão, thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn, đặc biệt là các đơn vị chủ lực như: Sở Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy thành phố tổ chức cuộc Tổng diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy cứu hộ cứu nạn, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ cây xanh, trụ điện ngã đổ trong mùa mưa bão; Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh tham gia huấn luyện thực hành diễn tập phương án khẩn nguy cứu nạn hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; huyện Nhà Bè, quận 2 đã tổ chức diễn tập phòng, chống lụt, bão - tìm kiếm cứu nạn di dời dân tại địa bàn các quận – huyện.+ Thường xuyên thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, tập huấn phòng, chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn cho cán bộ làm nhiệm vụ người dân, đặc biệt là người dân khu vực thường xuyên ảnh hưởng của thiên tai:• Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh: tập huấn công tác cứu hộ, cứu nạn cho cán bộ phụ trách công tác phòng, chống lụt, bão trên địa bàn 24 quận – huyện các sở – ngành liên quan hàng năm; huấn luyện nhiệm vụ cứu hộ - cứu nạn cho cán bộ chủ chốt của Ban Chỉ huy Quân sự 24 quận – huyện các đơn vị trực thuộc, đào tạo, huấn luyện nhân viên điều khiển phương tiện thủy nội địa phục vụ công tác phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn.• Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố Hồ Chí Minh: tổ chức tuyên truyền vận động về công tác phòng, chống lụt, bão, cháy nổ, cháy rừng tìm kiếm cứu nạn; tập huấn nghiệp vụ phòng, chống lụt, bão tìm kiếm cứu nạn, cho cán bộ tại huyện Cần Giờ, tổng hợp tài liệu, biên soạn giáo án tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ, chiến sỹ ngư dân 4 xã biên phòng huyện Cần Giờ.• Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh: tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy – cứu hộ, cứu nạn cho cán bộ, chiến sỹ của các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh thành phố, Bộ tham mưu Quân khu 7, Tổng Công ty Cụm cảng hàng không miền Nam sân bay Tân Sơn Nhất; huấn luyện kỹ thuật bơi, lặn cứu hộ, cứu nạn nhằm giúp cho cán bộ chiếnnắm vững các phương pháp kỹ thuật bơi, lặn thuần thục trong công tác cứu hộ, cứu nạn trên địa hình sông nước.• Chi cục Quản lý chất lượng Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản (Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn thành phố) tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đi biển, đào tạo thuyền trưởng hạng nhỏ cho ngư dân tập huấn phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng xung kích, ngư dân hành nghề đánh bắt trên biển.• Sở Tài nguyên Môi trường thành phố triển khai kế hoạch tuyên truyền về động đất, cảnh báo sóng thần trên địa bàn thành phố.55 • Sở Giao thông Vận tải thành phố đã khảo sát, cảnh báo các vị trí có nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch, biển trên địa bàn thành phố đề nghị các đơn vị, địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó.• Sở Xây dựng đã tổ chức tập huấn tại huyện Cần Giờ về các biện pháp chằng chống nhà ở; đồng thời, biên soạn in ấn 1.000 cuốn tài liệu “Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng nhà ở phòng tránh bão lốc” để phân phát cho các quận - huyện nhằm phổ biến rộng rãi đến các hộ dân sống tại các vùng ven biển, ven kênh, rạch, khu vực xung yếu.- Công tác nâng cao nhận thức cộng đồng:+ Ủy ban nhân dân thành phố đã triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố, kinh phí 1,25 tỷ đồng, trọng tâm: tổ chức 14 lớp tập huấn cho người dân ở các khu vực xung yếu tại các xã trực thuộc huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè; tổ chức phát sóng chương trình tuyên truyền kiến thức phòng, tránh, ứng phó thiên tai cho người dân trên Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố (mỗi tuần 02 ngày, mỗi ngày phát 02 lần) theo từng chuyên đề về bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy, lũ lụt, triều cường, động đất, sóng thần; chương trình phát sóng về biện pháp phòng chống ứng phó thiên tai trên chương trình phát thanh nông thôn của huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè. Bổ sung nội dung, in ấn cấp phát miễn phí 30.000 cuốn Sổ tay hướng dẫn một số biện pháp phòng, tránh, ứng phó thiên tai trên địa bàn thành phố. Xây dựng, cập nhật bản đồ cảnh báo thiên tai trên địa bàn thành phố.+ Ngoài ra, các đơn vị, quận – huyện đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, như: • Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố đã phát sổ tay, tờ bướm hướng dẫn một số biện pháp phòng, tránh, ứng phó thiên tai, tài liệu hướng dẫn sơ, cấp cứu một số tai nạn trên biển, cung cấp địa chỉ các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải ở các khu vực của Việt Nam cho ngư dân vùng biển Cần Giờ;• Quận Bình Tân, huyện Bình chánh đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, nhân viên thực hiện công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn quận;• Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Tìm kiếm cứu nạn thành phố phối hợp với Sở Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy thành phố tập huấn công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai tìm kiếm cứu nạn cho cán bộ, nhân viên Trung tâm Giáo dục dạy nghề Giải quyết việc làm Nhị Xuân; thường xuyên cập nhật tin tức website Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Tìm kiếm cứu nạn thành phố đầy đủ, chính xác kịp thời.- Ngoài ra, từ cuối năm 2007 đến năm 2010, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai một số công tác trọng tâm như:+ Đầu tư kinh phí 33,7 tỷ đồng để mua sắm phương tiện, trang thiết bị phòng, chống thiên tai tìm kiếm, cứu nạn, tập huấn, diễn tập phòng, chống lụt, bão, dự báo, cảnh báo thiên tai cho các sở - ngành, đơn vị quận - huyện từ nguồn dự 77 phòng ngân sách thành phố, Quỹ Phòng, chống lụt, bão thành phố, Quỹ Phòng, chống lụt, bão ngân sách quận – huyện;+ Triển khai trồng cây thí điểm phòng chống sạt lở bờ bao trên địa bàn phường Tam Phú, quận Thủ Đức để nhân rộng trên địa bàn thành phố theo chương trình 500.000 cây được giao cho Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn phối hợp với Thành đoàn triển khai thực hiện. + Thành lập thí điểm lực lượng quản lý đê nhân dân tại các phường trọng điểm thường xuyên bị ảnh hưởng triều cường trên địa bàn quận 12 quận Thủ Đức đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2010.+ Hàng năm tổ chức tổng kết công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn để rút kinh nghiệm triển khai kế hoạch, phương án chủ động phòng, chống lụt, bão, thiên tai - tìm kiếm cứu nạn. b) Biện pháp công trình:- Trình Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh (ban hành tại Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2008).- Đầu tư xây dựng công trình bờ bao phòng, chống triều cường, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước cho các huyện -quận ven (trong đó có các tuyến bờ bao loại nhỏ thực hiện theo thiết kế định hình):+ Công trình đầu tư năm 2008, hiện nay đã thi công hoàn thành đưa vào sử dụng 131/135 công trình (đạt 97,04%), đang thi công 03/135 công trình đang chuẩn bị thi công 1/135 công trình. Các công trình hoàn thành đã phát huy hiệu quả trong việc tiêu thoát nước phục vụ sản xuất cho khoảng 5.380 ha đất sản xuất nông nghiệp; phòng, chống ngập úng bảo vệ khu dân cư cho khoảng 9.640 hộ dân.+ Công trình đầu tư năm 2009, hiện nay đã thi công hoàn thành đưa vào sử dụng 116/125 công trình (đạt 92,8%), đang thi công 07/125 công trình, đang chuẩn bị thi công 02/125 công trình. Các công trình hoàn thành đã phát huy hiệu quả trong việc tiêu thoát nước phục vụ sản xuất cho khoảng 3.990 ha đất sản xuất nông nghiệp; phòng, chống ngập úng bảo vệ khu dân cư cho khoảng 5.860 hộ dân.+ Công trình đầu tư năm 2011, hiện nay đã thi công hoàn thành đưa vào sử dụng 10/59 công trình (đạt 16,94%), đang thi công 08/59 công trình, đang chuẩn bị thi công 8/59 công trình, còn lại 33 công trình đang tiến hành lập thẩm định hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật. Các công trình hoàn thành đã phát huy hiệu quả trong việc tiêu thoát nước phục vụ sản xuất cho khoảng 200 ha đất sản xuất nông nghiệp; phòng, chống ngập úng bảo vệ khu dân cư cho khoảng 750 hộ dân.- Đầu tư gia cố cấp bách các đoạn bờ bao xuống cấp có nguy cơ bị bể bờ, tràn bờ trong các đợt triều cường, xả lũ từ nguồn Quỹ Phòng, chống lụt, bão thành phố, giai đoạn từ cuối năm 2007 đến năm 2010, gia cố 84 đoạn, kinh phí 17,12 tỷ đồng.- Đầu tư xây dựng 05 cống ngăn triều tại rạch Gò Dưa, rạch Thủ Đức, rạch Ông Dầu, rạch Đá rạch Cầu Đúc Nhỏ (Thủ Đức) với kinh phí 256 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố.99 - Chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án thủy lợi bờ hữu sông Sài Gòn địa bàn quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi; Dự án bờ tả sông Sài Gòn địa bàn quận Thủ Đức; dự án phòng chống ngập lụt cho khu vực nội thành quận ven như Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM - lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Dự án Cải thiện môi trường nước TP.HCM - Lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Tẻ - kênh Đôi, Dự án Cải tạo hệ thống thoát nước rạch Hàng Bàng, Dự án Nâng cấp đô thị TP.HCM - lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm, Dự án Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên, Dự án cải tạo rạch Cầu Sa, Dự án tiêu thoát nước Suối Nhum .- Xây dựng hệ thống kè các sông, rạch thường xuyên xảy ra sạt lở có nguy cơ sạt lở cao trên địa bàn quận Bình Thạnh, quận 2, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ…- Đầu tư, xây dựng khu neo đậu tàu thuyền hoạt động trên biển, ven biển để tránh trú bão, áp thấp nhiệt đới an toàn tại huyện Cần Giờ, công suất thiết kế neo đậu cho 2.000 chiếc tàu có công suất 600 CV gồm 20 trụ neo bờ độc lập 20 phao neo đậu độc lập, hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2010.- Với việc triển khai các dự án chống ngập, trong năm 2008 đã xóa ngập được 06 điểm giảm ngập được 11 điểm ngập; trong năm 2009 đã xoá được 30 điểm, giảm được 28 điểm ngập do mưa, xóa được 27 điểm ngập do triều; năm 2010, đã xoá được 55/96 điểm ngập. Các điểm ngập khác cũng đã kéo giảm về mức độ, thời gian ngập.3. Bài học kinh nghiệm:- Nhận thức ý nghĩa tầm quan trọng của công tác phòng, chống thiên tai đối với sự phát triển mang tính bền vững của thành phố về kinh tế - xã hội an ninh quốc phòng, Thành phố Hồ Chí Minh luôn chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, chỉ đạo các cấp, các ngành, huy động cả hệ thống chính trị ở địa phương người dân thực hiện đồng bộ, kịp thời nghiêm túc các kế hoạch phòng, tránh, ứng phó thiên tai đạt hiệu quả, mang tính phòng ngừa cao. - Thường xuyên hoàn chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật, các phương án ứng phó để làm cơ sở thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn đạt hiệu quả ở mỗi cấp, mỗi ngành.- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, cảnh báo kịp thời bằng các hình thức thích hợp nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác trong cộng đồng dân cư để chủ động, tránh chủ quan, lơ là trong phòng, chống, ứng phó lụt, bão, thiên tai. - Tổ chức diễn tập, tập huấn trong công tác phòng, chống thiên tai các cấp nhằm nâng cao năng lực điều hành, chỉ huy, xử lý các tình huống phòng, chống, ứng phó để góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.- Trang bị các phương tiện, trang thiết bị hiện đại, các phương tiện thông tin liên lạc để đáp ứng nhu cầu ứng phó thiên tai trong thời kỳ mới.- Thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức, các lực lượng tham gia phòng, chống, ứng phó thiên tai để kịp thời chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiện vụ, nhất là trong tình huống cấp bách.- Chủ động xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai, triều cường, sạt lở để hạn chế tối đa sự cố, thiệt hại.1111 II. Những thuận lợi khó khăn:1. Thuận lợi:- Trong giai đoạn từ cuối năm 2007 đến năm 2010, tình hình thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường phức tạp. Tuy nhiên bão không đổ bộ trực tiếp vào địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhưng công tác phòng ngừa, ứng phó đã được triển khai. - Sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất đồng bộ giữa Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành, chủ động thực hiện phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương có hiệu quả) trong phòng ngừa, ứng phó của các cấp ủy chính quyền địa phương đã góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống người dân sản xuất kinh doanh khi xảy ra thiên tai.- Thành phố đã tập trung đầu tư mạnh mẽ các công trình chống ngập, đẩy nhanh tiến độ các công trình phòng, chống triều cường, sạt lở, đê bao kết hợp giao thông nông thôn góp phần hạn chế mức độ ảnh hưởng thiệt hại do mưa lớn triều cường.- Thường xuyên cập nhật, bổ sung hoàn chỉnh các phương án chủ động phòng, tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào địa bàn thành phố, triển khai từ cấp thành phố đến quận - huyện, phường - xã - thị trấn cùng với các kịch bản tổ chức sơ tán, di dời dân đến nơi an toàn khi xảy ra lụt, bão, thiên tai, chủ động thực hiện các phương án ứng phó với tình trạng ngập úng do mưa triều cường. 2. Khó khăn:- Hiện nay, trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều bờ bao yếu, nhỏ, xuống cấp, chân bờ bao sát bờ rạch, cao trình thấp nên đã gây ra bể bờ, tràn bờ khi triều cường dâng cao, nhất là các địa phương như quận 12, quận Thủ Đức, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi. Trong giai đoạn từ cuối năm 2007 đến 2010, thành phố đã quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình bờ bao phòng chống triều cường, sạt lở, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn so với những năm trước đây tại ngoại thành vùng ven, tuy nhiên do nguồn kinh phí đầu tư cho việc xây dựng bờ bao còn rất hạn chế so với nhu cầu cần đầu tư, nên nhiều bờ bao bị xuống cấp nhưng không có kinh phí để xây dựng kiên cố, đảm bảo an toàn phòng chống lũ, triều cường.- Một số dự án thoát nước, xóa, giảm ngập thi công chưa đạt tiến độ đề ra do gặp khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường giải tỏa, di dời công trình ngầm.- Tình trạng san lấp, lấn chiếm trái phép, xả rác xuống kênh rạch thoát nước vẫn chưa được ngăn chặn một cách hiệu quả, nhiều dự án nạo vét kênh rạch quy mô lớn chưa thể triển khai do vướng nhà dân lấn chiếm, thủ tục đềngiải tỏa kéo dài . Việc tuyên truyền giáo dục cộng đồng nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong công tác xóa, giảm ngập ngăn chặn phát sinh các điểm ngập mới trên địa bàn thành phố vẫn chưa chặt chẽ đồng bộ do những hạn chế về nguồn lực, kinh phí… - Công tác dự báo về diễn biến triều cường, bão, áp thấp nhiệt đới còn chưa sát hợp với thực tế, điều này ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị phòng, chống ứng phó của thành phố. 1313 III. Kiến nghị, đề xuất:Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có một số kiến nghị như sau:- Các bộ - ngành Trung ương sớm quan tâm đầu tư, cấp vốn để thành phố triển khai thực hiện Quyết định số 667/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, đoạn đê biển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương (Trung tâm Phòng tránh Giảm nhẹ thiên tai) sớm triển khai Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng của Trung ương trên địa bàn thành phố.- Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn sớm báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai để có cơ sở pháp lý cho các địa phương thực hiện nhiệm vụ. Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống giảm nhẹ thiên tai giai đoạn I (năm 2007-2010) của thành phố Hồ Chí Minh./.Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH− Như trên; PHÓ CHỦ TỊCH− Ủy ban Quốc gia TKCN;− Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn;− Trung tâm PCLB khu vực Miền Nam;− Trung tâm Phòng tránh GNTT;− Thường trực Thành ủy; − Thường trực HĐND thành phố;− TT/UB: CT, PCT/TT, CNN; − Các Sở - ban - ngành TP;− UBND các quận - huyện; Lê Minh Trí− Thành viên BCH PCLB TKCN TP; − VP/UB: CPVP, Các Phòng CV;− Lưu: VT, (CNN/Tr) MH.1515 . TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011BÁO CÁOThực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí. cáo kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai giai đoạn I (năm 2007-2010) của thành phố Hồ Chí Minh. /.N i nhận: KT. CHỦ TỊCH−

Ngày đăng: 23/01/2013, 00:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan