ĐỐI TRONG THƠ TỐ HỮU

112 1.9K 2
ĐỐI TRONG THƠ TỐ HỮU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rất rất hay !

1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn lập.Về mặt ngữ âm thì âm tiết trùng với hình vị và thường trùng với từ. Hiện tượng này còn gọi là “ba ngôi một thể”. Trong thành phần cấu tạo của từ tiếng Việt không có các yếu tố hình thái chuyên dùng để biểu thị các ý nghĩa và chức năng ngữ pháp. Khi hoạt động với các chức năng ngữ pháp khác trong câu, từ tiếng Việt vẫn giữ nguyên hình thái của nó. Tính không biến hình là đặc điểm ngữ pháp rất quan trọng của từ. Nó chi phối nhiều đặc điểm ngữ pháp khác của tiếng Việt. Những đặc điểm loại hình trên của tiếng Việt quy định một loạt những đặc điểm trong truyền thống ngữ Văn Việt Nam.Trong đó có nhu cầu ý thức sử dụng các cấu trúc đối. Đối là biệt pháp ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong văn chương Việt Nam. Cấu trúc đối xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao, câu đố, thơ văn cổ như: Hịch, Cáo, Chiếu, Văn tế và cả trong thơ ca cận hiện đại. Cùng với những giá trị nội dung, các cấu trúc đối còn mang những giá trị nghệ thuật đặc sắc phản ánh những đặc trưng của tiếng Việt và nhu cầu, thói quen thẩm mĩ của người Việt. Với những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, biện pháp đối và các cấu trúc đối đã được quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ bởi các tác giả khác nhau. Tuy nhiên, các cấu trúc đối trong thơ hiện đại còn ít được chú ý. Tố Hữu (1920 - 2002) là một trong những là cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Thơ ông luôn găn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vinh quang của dân tộc. Chính vì thế mà nghệ thuật thơ Tố Hứu mang tính dân tộc đậm đà, sâu sắc. Ông tiếp thu những tinh hoa của thơ ca cổ điển và 1 1 2 hiện đại, nhưng đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống. Tố Hữu không chú ý sáng tạo những từ mới, cách diễn đạt mới mà ông thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc của dân tộc. Đó là cách sử dụng tài tình các từ láy, các thanh điệu. các vần thơ và nhất là cấu trúc đối. Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu luôn được các nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm tìm hiểu từ nhiều góc độ. Những công trình nghiên cứu đó đã bước đầu khẳng định cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu vừa là sự tiếp thu vừa là một sáng tạo nghệ thuật có giá trị to lớn. Song, thực tế để làm rõ các giá trị của cấu trúc đối trong thơ ông thì chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu. Vì vậy, việc nghiên cứu cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn: Về mặt lý luận: Với việc triển khai đề tài này lần đầu tiên có một công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ và sâu sắc về nghệ thuật đối trong thơ Tố Hữu theo hướng tiếp cận của ngành ngôn ngữ học. Việc nghiên cứu đề tài này góp phần làm sáng tỏ nghệ thuật đối trong thơ hiện đại nói chung và thơ Tố Hữu nói riêng. Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử dụng vào việc biên soạn các tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy về ngôn ngữ và thơ ca nói chung thơ Tố Hữu nói riêng. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu đề tài “ Cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu”. 2. Lịch sử vấn đề Đối trong văn chương Việt Nam là biện pháp nghệ thuật được dùng phổ biến. Ta bắt gặp nghệ thuật đối trong các thể loại văn học dân gian như: ca dao, tục ngữ, câu đối… Trong văn học cổ và văn học trung đại đã có nhiều những nhà văn, nhà thơ sử dụng thành công nghệ thuật đối như: Trần Quốc 2 2 3 Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu…Nối tiếp truyền thống đó, thơ văn cận, hiện đại có những tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Khuyễn, Tú Xương, Tản Đà, Huy Cận, và đặc biệt là Tố Hữu đã vận dụng thành công nghệ thuật đối. Đề cập đến nghệ thuật đối đã có một số các công trình nghiên cứu như: Thơ ca Việt Nam- hình thức và thể loại của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức; Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên; Đối ngẫu trong Truyện Kiều của Trần Đình Sử; Tìm hiểu sự đối xứng trong văn học của Phan Ngọc; Thi pháp hiện đại của Đỗ Đức Hiểu; Văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm…Gần đây, học viên Nguyễn Thu Nguyệt cũng đã có công trình nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của tiểu đối trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Khảo sát tài liệu của các nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có nhiều quan niệm khác nhau về đối. Ý kiến của Hữu Đạt, Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục đã khẳng định: “Một trong những đặc điểm vô cùng quan trọng của ngôn ngữ thơ chính là tính tương xứng. Tính tương xúng trong ngôn ngữ thơ đảm bảo cho thơ có một vẻ đẹp đặc biệt. Đó là vẻ đẹp của sự hài hòa: hài hòa của những đường nét, góc cạnh và hài hòa của cái tổng thể thống nhất.”. Không chỉ khẳng định vai trò của quan trọng tính tương xứng trong thơ ca, tác giả còn đưa ra quan niệm của mình về tính tương xứng: “Không những tính tương xứng chỉ bao gồm những cái tương phản, đối ứng hoặc cân đối với nhau mà nó còn bao gồm cả những cái tồn tại trong thế bổ sung cho nhau.” Trong cuốn “Việt nam văn học sử yếu”, Dương Quảng Hàm cho rằng: “Đối là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Vậy trong trong phép đối, vừa phải đối ý vừa phải đối chữ.” Tác giả còn chỉ rõ đặc điểm của đối ý và đối chữ. Cụ thể: Đối ý là tìm hai ý tưởng gì 3 3 4 cân nhau mà đặt thành hai câu sóng đôi. Đối chữ thì phải xét về hai phương diện: thanh của chữ và loại của chữ. Bàn về vai trò của nghệ thuật Đối trong thơ, Phan Ngọc đã khẳng định: “Đây là một biện pháp hết sức quan trọng để đem đến cho câu thơ vẻ súc tích, chặt chẽ, rất cần thiết cho ngôn ngữ thơ, với tính cách một ngôn ngữ lý tưởng”[…tr.259]). Trần Đình Sử thì cho rằng “đối ngẫu đã góp phần là cho ngệ thuật tự sự sắc nét, hài hóa, giàu tính nhạc, vừa tạo thành chất thơ đậm đà cho tác phẩm, vừa là nên vẻ đẹp trau chuốt tương xứng cho lời văn”[… tr.275] Như vậy, nhìn chung ý kiến của các nhà nghiên cứu đều khẳng định vai trò quan trọng của cấu trúc đối trong thơ ca. Sử dụng nghệ thuật này giúp cho câu thơ hài hòa, cân đối, chặt chẽ, súc tích, đảm bảo cho thơ có một vẻ đẹp đặc biệt. Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Tố Hữu là một trong những nhà thơ đã sử dụng thành công nghệ thuật đối. Ngay từ nhưng tập thơ đầu tay, ông đã vận dụng thành công phép đối. Đề cập đến nghệ thuật thơ Tố Hữu nói chung, phải kể đến những công trình nghiên cứu như: Thơ Tố Hữu- tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí và Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu của Nguyễn Văn Hạnh; Tố Hữu - Về tác gia, tác phẩm của Phong Lan; Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử; Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam của Vũ Duy Thông; Phong vị ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu của Nguyễn Phú Trọng… Trong bài nghiên cứu về “phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu” Nguyễn Văn Hạnh đã khái quát phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu trên nhiều bình diện: cảm hứng xã hội, thiên hướng tổng hợp; sức mạnh tình cảm, hơi thở liền mạch; tính cách và tâm hồn dân tộc; tình nghĩa, tâm sự; ước lệ và 4 4 5 cách tân. Cùng với đó, là sự khẳng định về những thành công của Tố Hữu ở thể thơ bảy chữ và lục bát. Hai thể thơ này đã “đủ sức nói lên cái đồ sộ, hùng tráng” của thơ ông. Tác giả bài viết cho rằng: “tình và nhạc quện vào nhau, những câu thơ náo nức và xôn xao lạ! Tố Hữu rất chú ý sử dụng vần lưng. Trong nhiều câu thơ, chính vần điệu đã truyền đạt được nội dung tư tưởng và tình cảm trung thực hơn, sâu sắc hơn là từ ngữ” Phong vị ca dao dân ca thể hiện khá đậm nét trong thơ Tố Hữu. Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm đến vấn đế này. Theo ông: “Thơ Tố Hữu có nhiều bài, nhiều đoạn có dáng dấp và phong vị của thơ ca dân gian” (Phong vị ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu). Nhà thơ đã học tập và kế thừa những cách thức thể hiện của ca dao dân ca mà tiêu biểu là nghệ thuật đối. Trong cuốn “Thi pháp thơ Tố Hữu” GS.TS Trần Đình Sử đã có những nhận định, đánh giá khá sâu sắc, khái quát về cuộc đời, thơ Tố Hữu. Người đọc hiểu thêm về một Tố Hữu của quần chúng lao khổ và cách mạng. Sáng tác của ông thể hiện một quá trình tìm tòi để hình thành một kiểu thơ trữ tình – chính trị mới. Tác giả bài viết đã khái quát: “Tố Hữu là người đầu tiên kết hợp hài hòa tư tưởng cách mạng cao đẹp nhất, sáng rõ nhất của thời đại với hình thức ngôn ngữ thơ tiếng Việt hiện đại và không ngừng đổi mới, làm phong phú cho nó”. Qua tìm hiểu những bài viết về nhà thơ trữ tình - chính trị, chúng tôi nhận thấy Tố Hữu đặc biệt thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ truyền thống của dân tộc. Điều chúng tôi quan tâm ở đây là việc vận dụng thành công nghệ thuật đối – một trong những cách thức quen thuộc trong thơ, văn cổ. Tuy nhiên, những công trình trên mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát sơ bộ và những nhận định khái quát về đối trong thơ Tố Hữu. Xuất phát từ tình hình 5 5 6 thực tế đó, chúng tôi tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu về “ Nghệ thuật đối trong thơ Tố Hữu”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm của cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu về các mặt cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và ngữ dụng, qua đó, góp phần làm sáng rõ phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đính trên, chúng tôi đề ra những nhiệm vụ sau: - Xác định cơ sở lí luận về đối - Tiến hành thống kê, khảo sát các kiểu cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu - Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu - Tìm hiểu về chức năng ngữ nghĩa và ngữ dụng của cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung làm rõ đặc điểm cấu tạo và chức năng ngữ nghĩa, ngữ dụng của cấu trúc đối trong 7 tập thơ của Tố Hữu. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại Với phương pháp này,chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê các cấu trúc đối trong 7 tập thơ của Tố Hữu. 6 6 7 Sau khi đã có được đầy đủ các tư liệu về cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu, chúng tôi tiến hành phân loại chúng để chỉ ra số lượng, tần số xuất hiện của từng kiểu cấu trúc đối trong thơ ông. 5.2. Phương pháp miêu tả Trên cơ sở thống kê, phân loại, chúng tôi đi vào miêu tả cụ thể đặc điểm của từng loại cấu trúc đối về các mặt cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và ngữ dụng. 5.3. Phương pháp phân tích ngữ văn Phương pháp này được sử dụng để phân tính kết hợp mặt ngôn ngữ và mặt văn học của các cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu. 6. Dự kiến đóng góp mới của đề tài 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Việc nghiên cứu tương đối đầy đủ và có hệ thống về nghệ thuật đối trong thơ Tố Hữu theo hướng tiếp cận của ngành ngôn ngữ học sẽ góp phần làm sáng tỏ nghệ thuật đối trong thơ hiện đại nói chung và thơ Tố Hữu nói riêng. 6.2.Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử dụng vào việc biên soạn các tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy về thơ ca nói chung và thơ Tố Hữu nói riêng. 7 7 8 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Đặc điểm của tiếng Việt với tư cách ngôn ngữ đơn lập 1.1.1 Đặc điểm về ngữ âm Ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm nhiều cấp độ khác nhau. Cấp độ nhỏ nhất của ngôn ngữ là cấp độ ngữ âm – âm vị. Cấp độ này bao gồm các đơn vị là: âm tiết, âm tố, âm vị. Theo GS. TS Bùi Minh Toán trong “Đại cương ngôn ngữ học” thì đây là cấp độ: “Gồm các đơn vị một mặt. Một mặt có nghĩa là chỉ có hình thức âm thanh mà tự mỗi âm thanh đó chưa có ý nghĩa. Các đơn vị này chỉ có chức năng khu biệt ý nghĩa của các đơn vị thuộc cấp độ cao hơn và chức năng tạo nên cái vỏ cảm tính (âm thanh) cho những đơn vị thuộc cấp độ cao hơn này”[tr.7]. Tìm hiểu đặc điểm của ngữ âm tiếng Việt chính là tìm hiểu đặc điểm của các đơn vị “một mặt” này. 1.1.1.1 Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt Trong tiếng Việt, âm tiết là đơn vị phát âm ngắn nhất. Theo PGS, TS Hà Quang Năng: “ Âm tiết là một khúc đoạn âm thanh được cấu tạo bởi một hạt nhân là nguyên âm cùng với những âm khác bao quanh nó là phụ âm”[… tr.36]. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất quan điểm âm tiết tiếng Việt gồm 3 đặc điểm như sau : Âm tiết tiếng Việt có tính độc lập cao: Trong dòng lời nói, dù lời nói có chậm lại hay nhanh đến đâu ta cũng tách được từng âm tiết một. Âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng được thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng được tách và ngắt ra từng khúc đoạn riêng biệt. Mỗi âm tiết mang một thanh điệu nhất định. Ví dụ như câu thơ sau trong truyện Kiều: “ Trăm năm trong cõi người ta 8 8 9 Chữ tài, chữ mênh khéo là ghét nhau” ( Câu lục gồm 6 âm tiết,câu bát gồm 8 âm tiết, ranh giới giữa các âm tiết rất rõ ràng và mỗi âm tiết mang một thanh điệu). Muốn biết được một câu văn hay một câu thơ có bao nhiêu âm tiết, ta có thể xác định bằng cách nghe xem có bao nhiêu tiếng được phát ra hoặc có bao nhiêu chữ được ghi trên văn tự. Âm tiết tiếng Việt có khả năng biểu hiện ý nghĩa: Phần lớn các âm tiết đều có nghĩa và có ranh giới ngữ âm trùng với từ, hình vị. Tức là đại đa số âm tiết tiếng Việt có hình thức ngữ âm trùng với từ và hình vị. Ví dụ: chân, tay, nhà, ăn, ngủ mỗi âm tiết này đều là hình thức của hình vị, từ. Khả năng này của âm tiết tiếng Việt là điều kiện thuận lợi để người sử dụng tạo ra cách đối, chơi chữ hay sử dụng một số biện pháp tu từ nhất định. Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ: Ở dạng đầy đủ, cấu trúc của âm tiết tiếng Việt bao gồm 5 thành phần: âm chính, âm đầu, âm đệm, âm cuối, thanh điệu. Năm thành phần này không bình đẳng nhau về mức độ độc lập và khả năng kết hợp. Cụ thể: thanh điệu, âm đầu kết hợp với vần một cách lỏng lẻo; các thành phần tạo nền vần gồm âm đệm, âm chính, âm cuối kết hợp với nhau khá chặt chẽ. Chính vì thế, người ta nói âm tiết tiếng Việt có cấu trúc hai bậc. Bậc một gồm các thành tố: âm đầu, thanh điệu. Bậc hai gồm các thành tố: âm đệm, âm chính và âm cuối. 1.1.1.2 Đặc điểm của âm tố tiếng Việt Theo PGS Mai Ngọc Chừ: “Âm tố (sound) là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa”[…tr.85]. Ví dụ: ta có âm tiết là, gồm hai âm tố mà trên chữ viết được ghi bằng hai chữ cái l, a và thanh điệu. Số lượng của âm tố là vô hạn, tuy nhiên, giữa chúng có một số đặc trưng âm học, cấu âm chung nào đó cho phép phân loại chúng thành hai tập hợp lớn là nguyên âm và phụ âm. 9 9 10 Nguyên âm: Về bản chất âm học, nguyên âm chỉ do tiếng thanh cấu tạo nên, luồng hơi cần cho sự phát âm các nguyên âm thì yếu, âm được tạo đi ra ngoài, tự do, có một âm hưởng êm ái, dễ nghe. Ví dụ: [i], [e], [a], [o], [u]. Phụ âm: Về cấu tạo, phụ âm được tạo nên do sự cản trở không khí từ phổi đi ra ở một điểm nào đó, gây nên tiếng nổ hoặc tiếng xát, tạo một âm hưởng không ổn định. Luồng hơi cần cho sự phát âm các phụ âm bao giờ cũng mạnh. Ví dụ: [t], [d], [b], [m]. Ngoài hai âm tố chủ yếu trên, âm tố tiếng Việt còn có bán nguyên âm và bán phụ âm. Đây là những âm tố vừa mang tính chất nghuyên âm vừa mang tính chất phụ âm. Ví dụ: [-i], [-u] trong từ hải cẩu. 1.1.1.3 Đặc điểm của âm vị tiếng Việt Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, PGS Mai Ngọc Chừ định nghĩa âm vị như sau: “ Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ”. Ví dụ như từ bé của tiếng Việt, ngoài thanh điệu, có hai đơn vị tối thiểu là /b/ và /e/. Nhờ hai đơn vị tối thiểu này mà ta có thể nhận diện được từ bé với các từ khác như: mẹ, bố, ta, là… Mỗi đơn vị tối thiểu /b/ và /e/ đều có hai chức năng đó là: cấu tạo nên vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa. Các âm vị phân biệt với nhau ở những đặc trưng khu biệt, tức là những đặc trưng có tác dụng giúp người bản ngữ nhận diện các âm vị và phân biệt các âm vị với nhau. Ví dụ: /n/ có đặc trưng khu biệt: đầu lưỡi, vang , tắc phân biệt với /t/ đầu lưới, tắc, ồn. Âm vị là đơn vị trừu tượng, còn âm tố là đơn vị cụ thể. Âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố và âm tố là sự thể hiện của âm vị. Âm vị chỉ gồm những đặc trung khu biệt còn âm tố thì gồm cả những đặc trung khu biệt lẫn 10 10 [...]... phổ biến là phép đối Sự thật đã được minh chứng bằng những tác phẩm nổi tiếng của những nhà văn nhà thơ có tên tuổi trong nền văn học nước nhà 1.2 Đối và cấu trúc đối 1.2.1 Khái niệm đối Một trong những đặc điểm vô cùng quan trọng của ngôn ngữ thơ chính là tính cân đối Tính cân đối trong ngôn ngữ thơ đảm bảo cho thơ có một vẻ đẹp hài hòa, tương xứng Có lẽ chính vì vậy mà nghệ thuật đối là một hiện tượng... ở thế đối xứng nhau vừa ở thế bổ sung cho nhau tạo nên bức tranh thiên nhiên hài hòa, cân xứng Như vậy có thể thấy nội dung đối là sự tương xứng về ý của hai câu thơ đối nhau Hình thức đối được hiểu là đặc trưng âm – ý nghĩa của các chữ trong cặp đối Hình thức đối được chia ra đối thanh và đối từ loại Khi xem xét một cặp đối, vấn đề về thanh được coi là yếu tố quan trọng Trong cuốn “Ngôn ngữ thơ Việt... đối) Dương Quảng Hàm (Việt Nam văn học sử yếu) nói về đối như sau: “ Đối là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau”[126] Tác giả đã khẳng định trong phép đối thì phải vừa đối ý, vừa đối chữ Cũng giống như Hà Minh Đức; Bùi Văn Nguyên, Dương Quảng Hàm chia đối thành hai loại nhưng là: Đối ý và đối chữ ( Đối về thanh và đối về loại ) Tác giả Lê Anh Hiền “Phong cách học tiếng... kiểu đối trong văn xuôi Trong cuốn Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại”– Hà minh Đức, Bùi Văn Nguyên cho răng: Đối nghĩa là thành đôi và tương xứng nhau”[139] Quan niệm này chỉ rõ: Đối tức là sự cân bằng tương xứng nhau giữa hai câu thơ Đó là sự cân xứng nhau về thanh, số lượng âm tiết và từ loại 16 16 17 Các tác giả còn phân chia đối theo hai hình thức đối thanh và đối ý ( tiểu đối; bình đối) ... áng thơ văn của các nhà thơ xưa đã tuân thủ tương đôi nghiêm ngặt về luật đối trong thơ Tuy nhiên, những quy định quá khắt khe về đối đã có phần bất tiện trong quá trình sử dụng Điều này là khó tránh khỏi bởi các nhà thơ còn bị chi phối bởi hiện thực cần tái hiện, nhu cầu trao đổi tình cảm, yêu cầu về thể thơ Xuất phát từ thực tế đó, quan niệm rộng về đối đã được nhiều người vận dụng Hữu Đạt trong. .. còn đó, miếu còn đây” 20 21 (Người về - Tố Hữu) “Núi rừng có điện thay sao Nông thôn có máy làm trâu thay ngườ”i (Ba mươi năm đời ta có Đảng – Tố Hữu) Trên đây là những hình thức cơ bản của phép đối Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể các hình thức đối xuất hiện trong bẩy tập thơ Tố Hữu dựa trên cơ sở lý luận này 1.2.2 Khái niệm cấu trúc đối 1.2.2.1 Khái niệm cấu trúc Theo “Từ... thời gian 1.3.2 Đối trong thơ hiện đại Đối không chỉ đóng vai trò quan trọng trong các sáng tác thơ văn cổ trung đại mà còn giữ vị trí đáng chú ý ở nhiều tác phẩm thơ ca hiện đại Những nhà thơ vận dụng thành công nghệ thuật này phải kể đến: Hồ Chí Minh, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Tố Hữu Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, Ngục trung nhật kí là tập thơ chữ Hán tiêu... dụ: mì trong mì chính, mặt trong mặt trời, sử trong lịch sử Một số khác, tuy tự thân chúng không có nghĩa và không có tính độc lập nhưng vẫn tiềm tàng khả năng mang nghĩa và vận dụng độc lập lâm thời Ví dụ như: sung, sướng trong sung sướng có thể được dùng độc lập trong ăn sung mặc sướng; tương tự thẩn, thơ trong thẩn thơ được dùng ra thẩn vào thơ 11 11 12 Trong tiếng Việt không có hình vị phụ tố: Tiếng... không thể hiểu được trong thơ cổ truyền Vẻ đẹp đó nguy nga, tráng lệ và vững chãi mang đậm tính dân tộc Nó găn liền với quan niệm thẩm mĩ của dân tộc ta về cái đẹp nói chung và vẻ đẹp trong thơ ca nói riêng.” Đúng vậy, thơ văn xưa luôn đặt phép đối lên vị trí hàng đầu Bằng chứng là trong các sáng tác thơ văn cổ, trung đại đều thấy sự xuất hiện của phép đối Một thể văn trong đó phép đối được hoàn toàn... “Đá lở đất nhào!” (Pha đường – Tố Hữu) “Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát” (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu) Đối cân: là hai vế của câu hay hai câu thơ mang ý, lời vừa tương xứng vùa bổ sung cho nhau Ví dụ: “Núi càng rung, biển càng sôi” (Ba mươi năm đời ta có Đảng – Tố Hữu) “Sông phải rẽ nước Núi phải cúi đầu” (Đường sang nước bạn – Tố Hữu) Đối lệch: là sự cân xứng, hài . trúc đối trong thơ Tố Hữu - Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu - Tìm hiểu về chức năng ngữ nghĩa và ngữ dụng của cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu. 4. Đối tượng và phạm. dạy về ngôn ngữ và thơ ca nói chung thơ Tố Hữu nói riêng. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu đề tài “ Cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu . 2. Lịch sử vấn đề Đối trong văn chương Việt. như: Thơ Tố Hữu- tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí và Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu của Nguyễn Văn Hạnh; Tố Hữu - Về tác gia, tác phẩm của Phong Lan; Thi pháp thơ Tố Hữu của

Ngày đăng: 18/05/2014, 21:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lí do chọn đề tài

  • 2. Lịch sử vấn đề

  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

  • 3.1.Mục đích nghiên cứu

  • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 4.1. Đối tượng nghiên cứu

  • 4.2. Phạm vi nghiên cứu

  • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại

  • 5.2. Phương pháp miêu tả

  • 5.3. Phương pháp phân tích ngữ văn

  • 6. Dự kiến đóng góp mới của đề tài

  • 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận

  • 6.2.Ý nghĩa về mặt thực tiễn

  • NỘI DUNG

  • CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

  • 1.1 Đặc điểm của tiếng Việt với tư cách ngôn ngữ đơn lập

  • 1.1.1 Đặc điểm về ngữ âm

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan