Đánh giá độ ăn mòn, rỉ sét trong các đường ống dẫn chất lỏng, khí

54 1.1K 0
 Đánh giá độ ăn mòn, rỉ sét trong các đường ống dẫn chất lỏng, khí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

[Đồ án] Đánh giá độ ăn mòn, rỉ sét trong các đường ống dẫn chất lỏng, khí

ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Là một sinh viên ngành kỹ thuật, em rất vinh dự và tự hào khi được học tập rèn luyện, được trau dồi những kiến thức cần thiết dưới mái trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Sau 5 năm kiên trì học tập rèn luyện, theo ngành học Kỹ thuật Hạt nhân – Vật lý Môi trường, nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong Viện Kỹ thuật Hạt nhân – Vật lý Môi trường, em đã chọn được hướng đi cho mình, đó là chuyên nghành NDT – Kiểm tra không phá hủy. Nhận thấy trong thực tế hiện nay, việc kiểm tra độ ăn mòn, rỉ sét đối với các đường ống dẫn chất lỏng, khí sau thời gian làm việc chưa được quan tâm đúng mức và với mong muốn có được những kiến thức cần thiết, có ích sau khi tốt nghiệp, em đã đăng kí làm đồ án tốt nghiệp với đề tài: Đánh giá độ ăn mòn, rỉ sét trong các đường ống dẫn chất lỏng, khí Trong đồ án này em đã thực hiện được những công việc sau: - Tạo mẫu ăn mòn và rỉ sét. - Tiến hành chụp ảnh bức xạ đối với các mẫu. - Sử dụng máy siêu âm để kiểm tra khuyết tật. - So sánh kỹ thuật chụp ảnh bức xạ và kỹ thuật siêu âm trong việc đánh giá độ ăn mòn và rỉ sét của các khuyết tật. Dưới sự hướng dẫn tận tình của Th.S Nguyễn Tất Thắng, sự giúp đỡ về việc cung cấp các trang thiết bị cần thiết trong quá trình làm đồ án của Viện Kỹ thuật Hạt nhân – Vật lý Môi trường, em đã hoàn thành được đồ án của mình đúng thời gian quy định. KHƯƠNG TẠ THANH HẢI KTHN&VLMT - K51 - ĐHBKHN 1 ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Tất Thắng và các thầy cô trong Viện đã giúp đỡ để em có thể hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này! KHƯƠNG TẠ THANH HẢI KTHN&VLMT - K51 - ĐHBKHN 2 ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp - CHƯƠNG I – KỸ THUẬT CHỤP ẢNH BỨC XẠ VÀ KỸ THUẬT SIÊU ÂM 1. TỔNG QUAN VỀ NDT - KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HỦY [1] 1.1. ĐỊNH NGHĨA Kiểm tra không phá hủy – N.D.T (Non Destructive Testing) – là sử dụng các phương pháp vật lý để kiểm tra phát hiện các khuyết tật bên trong hoặc ở bề mặt vật kiểm tra mà không làm tổn hại đến khả năng sử dụng sau này của chúng. NDT liên quan đến việc phát hiện các khuyết tật trong cấu trúc của các sản phẩm được kiểm tra nhưng tự bản thân không thể dự đoán những nơi nào khuyết tật sẽ hình thành và phát triển. Đặc điểm chung của các phương pháp NDT: - Sử dụng một môi trường để kiểm tra sản phẩm. - Sự thay đổi trong môi trường kiểm tra chứng tỏ sản phẩm được kiểm tra có khuyết tật. - Là một phương tiện để phát hiện sự thay đổi trong môi trường kiểm tra. - Giải đoán những thay đổi này để nhận được các thông tin về khuyết tật trong sản phẩm kiểm tra. 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NDT Các phương pháp NDT được chia thành từng nhóm theo những mục đích sử dụng khác nhau: KHƯƠNG TẠ THANH HẢI KTHN&VLMT - K51 - ĐHBKHN 3 ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp - Những phương pháp thông thường (được dùng phổ biến): + Kiểm tra bằng mắt. + Kiểm tra bằng thẩm thấu chất lỏng. + Kiểm tra bằng bột từ. + Kiểm tra bằng dòng điện xoáy. + Kiểm tra bằng chụp ảnh bức xạ sử dụng tia X, tia gamma. + Kiểm tra bằng siêu âm. - Những phương pháp đặc biệt (ứng dụng đặc biệt/hạn chế sử dụng): + Chụp ảnh sử dụng nơtron. + Bức xạ âm. + Kiểm tra nhiệt và hồng ngoại. + Đo biến dạng. + Kỹ thuật vi sóng. + Kiểm tra rò rỉ. + Chụp ảnh giao thoa laser Đồ án này sử dụng hai phương pháp là Chụp ảnh bức xạ và Siêu âm, vì vậy sau đây ta sẽ xem xét từng phương pháp. 2. KỸ THUẬT CHỤP ẢNH SỬ DỤNG BỨC XẠ LƯỢNG TỬ (X, γ) [1] Phương pháp chụp ảnh bức xạ sử dụng ống phóng tia X hoặc nguồn phóng xạ phát ra chùm tia gamma chiếu qua vật cần kiểm tra. 2.1. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM 2.1.1. Nguyên lý cơ bản Khi đi qua vật, chùm tia bức xạ bị suy yếu đi phụ thuộc vào loại vật liệu (nhẹ hoặc nặng) và chiều dày mà nó đi qua. Khi đi qua các vùng có sự sai khác KHƯƠNG TẠ THANH HẢI KTHN&VLMT - K51 - ĐHBKHN 4 ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp về mật độ vật chất, cường độ của chùm tia bị thay đổi so với khi đi qua vùng không có sự sai khác đó. Nếu đặt tấm phim ở phía sau vật kiểm tra ta sẽ thấy trên ảnh chụp được có các vùng đen sẫm hơn (sáng hơn) rất nhiều so với vùng xung quanh. Đó là hình chiếu của bất liên tục trong vật liệu hiện trên phim. Ta cũng có thể xác định được kích thước của bất liên tục qua ảnh chụp được. Nếu bất liên tục làm ảnh hưởng tới chất lượng của vật kiểm tra thì nó được coi là khuyết tật. 2.1.2. Đặc điểm Một số đặc điểm của phương pháp chụp ảnh bức xạ được nêu ra trong Bảng 1.1. Bảng 1.1 – Đặc điểm của phương pháp chụp ảnh bức xạ Ưu điểm Nhược điểm - Có thể dùng để kiểm tra các vật có diện tích lớn chỉ trong một lần. - Kiểm tra hữu hiệu đối với tất cả các vật liệu. - Kiểm tra sự sai hỏng bên trong cấu trúc vật liệu. - Kết quả kiểm tra lưu giữ được lâu. - Phim chụp được kiểm tra chất lượng, đảm bảo độ chính xác. - Chùm tia bức xạ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. - Khó phát hiện khuyết tật dạng mặt phẳng hay vuông góc với chùm tia (hướng chiếu). - Phải tiếp xúc với cả hai mặt của vật kiểm tra. - Bề dày kiểm tra bị giới hạn. - Một số vị trí không thể chụp được do cấu tạo hình học. - Độ nhạy kiểm tra giảm theo bề dày vật kiểm tra. - Đắt tiền. - Kỹ thuật viên cần có kinh nghiệm. KHƯƠNG TẠ THANH HẢI KTHN&VLMT - K51 - ĐHBKHN 5 Hình 1.1 – Các thành phần trong hệ chụp ảnh bức xạ ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp 2.2. CÁC THÀNH PHẦN TRONG HỆ CHỤP ẢNH BỨC XẠ Một hệ chụp ảnh bức xạ cơ bản gồm có: nguồn bức xạ, bộ phận ghi là phim, hệ thống xử lý và đọc phim và vật thể cần kiểm tra. (Hình 1.1) 2.2.1. Nguồn bức xạ Bức xạ gamma: có nguồn gốc từ sự phân rã hạt nhân đồng vị không bền của các nguyên tố phóng xạ (Ra, U…). Khi các đồng vị không bền này chuyển về trạng thái bền vững hơn thì hạt nhân của chúng sẽ phát ra bức xạ gamma. Bức xạ tia X: được Roentgen phát hiện vào năm 1895 khi cho chùm electron bắn phá một bia làm từ nguyên tố có nguyên tử khối lớn. Tia X và tia γ đều là bức xạ điện từ giống như ánh sáng, chỉ khác nhau về bước sóng. Bước sóng của bức xạ tia gamma ngắn hơn bước sóng của tia X được phát ra từ các máy phát tia X. Trong kiểm tra bằng chụp ảnh bức xạ, bước sóng của tia X thường sử dụng nằm trong khoảng 10 -4 - 10 (A o ). KHƯƠNG TẠ THANH HẢI KTHN&VLMT - K51 - ĐHBKHN 6 ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp Các đặc tính của tia gamma và tia X như sau: - Chuyển động thẳng với vận tốc ánh sáng trong chân không. - Không bị lệch hướng khi qua thấu kính hay lăng kính. - Khả năng xuyên sâu cao. - Là bức xạ ion hóa. - Chúng có thể làm hư hại hay phá hủy các tế bào sống. Khi bức xạ lượng tử (X, γ) đi qua môi trường vật chất chúng sẽ tương tác với các nguyên tử của môi trường. Sự tương tác này sẽ dẫn đến kết quả hoặc là bức xạ lượng tử bị hấp thụ hoàn toàn hoặc hướng đi của tia bức xạ bị thay đổi, vì vậy cường độ bức xạ bị suy giảm. Sự suy giảm cường độ chùm bức xạ trong mẫu vật có chiều dày x được tính theo biểu thức (1.1): x eBII µ − = 0 (1.1) Với: I : cường độ bức xạ sau khi đi qua mẫu vật. I o : cường độ bức xạ khi x = 0. µ : là hệ số hấp thụ tuyến tính. B : hệ số tích lũy. x : chiều dày mẫu vật. 2.2.2. Phim chụp ảnh bức xạ Phim chụp ảnh bức xạ có cấu tạo gồm bốn lớp: Hình 1.2 - Lớp nền - Lớp nhũ tương - Lớp bảo vệ - Lớp kết dính KHƯƠNG TẠ THANH HẢI KTHN&VLMT - K51 - ĐHBKHN 7 ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp Phần quan trọng nhất của phim chụp ảnh bức xạ là lớp nhũ tương vì bên trong lớp nhũ tương có phân bố đều các hạt bạc brômua AgBr nhỏ li ti. Khi bị chiếu bởi bức xạ tia X hay tia gamma hoặc ánh sáng nhìn thấy thì nó sẽ bị thay đổi. Dưới tác dụng của photon bức xạ có năng lượng (hγ) một ion brômua Br – giải phóng bớt một điện tử của nó và trở về trạng thái trung hòa: Br - + hγ → Br + e - Điện tử được giải phóng sẽ trung hòa ion bạc Ag + : Ag + + e - → Ag Hay: Ag + + Br - → Ag + Br Các nguyên tử brômua trung hòa cũng liên kết tạo nên các hạt Br và để lại tinh thể AgBr. Vì thể các nguyên tử bạc tự do được giữ lại, tạo thành ảnh thật. Phim chụp ảnh bức xạ được thiết kế để đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật nhất định và được chỉ định bởi các tình huống kiểm tra. Những hệ số phải xét đến khi lựa chọn phim: tốc độ, độ tương phản, dải bề dày thay đổi độ rộng và độ hạt. Độ hạt có ảnh hưởng đến độ xác định chi tiết hình ảnh. Phim có kích thước hạt nhỏ sẽ có khả năng phân giải chi tiết hơn phim có kích thước hạt lớn. KHƯƠNG TẠ THANH HẢI KTHN&VLMT - K51 - ĐHBKHN 8 Hình 1.2 - Cấu tạo phim chụp ảnh 1) Lớp nền 3) Lớp bảo vệ 2) Lớp nhũ tương 4) Lớp kết dính ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp 2.2.3. Màn tăng quang Màn tăng quang là lớp vật chất được đưa vào để làm tăng hiệu ứng hiện ảnh. Có ba loại màn tăng quang: màn tăng quang bằng lá chì, màn tăng quang bằng muối và màn tăng quang bằng kim loại huỳnh quang. Màn tăng quang bằng lá chì được làm từ những tấm chì mỏng, được dán dính lên một tờ giấy cứng hoặc bìa cứng. Bức xạ đi qua lớp chì sẽ bị hấp thụ một phần và làm sinh ra các điện tử tự do. Các điện tử này dễ bị hấp thụ trong lớp nhũ tương và làm tăng thêm hiệu ứng chụp. Nói cách khác, màn tăng quang bằng lá chì hấp thụ bức xạ tán xạ nhiều hơn bức xạ sơ cấp, tăng cường bức xạ sơ cấp nhiều hơn bức xạ tán xạ. Màn tăng quang bằng muối có lớp nền mỏng làm từ chất dẻo dễ uốn đươc phủ lên một lớp chất phát huỳnh quang được chế tạo từ những tinh thể mịn của loại muối kim loại calcium tungstate. Những tinh thể này sẽ phát ra ánh sáng màu xanh khi bị chiếu xạ. Ánh sáng này tác động lên phim và tạo ra một phần chính của ảnh ẩn trên phim. Màn tăng quang bằng kim loại huỳnh quang là sự kết hợp giữa màn tăng quang bằng chì và màn tăng quang bằng muối. Ưu điểm lớn nhất của loại màn tăng quang này là khi được sử dụng với loại phim có độ tương phản cao, kích thước hạt mịn thì có thể làm giảm liều chiếu xuống chín lần mà không làm giảm nhiều độ nhạy phát hiện khuyết tật của phim. Khi sử dụng màn tăng quang cần chú ý: những khuyết tật trên màn như vết xước, rách của màn có thể được nhìn thấy trong ảnh chụp trên phim vì thế không sử dụng màn tăng quang bị hỏng. KHƯƠNG TẠ THANH HẢI KTHN&VLMT - K51 - ĐHBKHN 9 ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp 2.2.4. Vật chỉ thị chất lượng ảnh - IQI IQI (Image Quality Indicator) là khả năng nhạy về giá trị đọc được khi kỹ thuật chụp ảnh bức xạ thay đổi. Có hai loại IQI chính: IQI dạng dây, IQI dạng bậc và dạng lỗ. IQI dạng dây là những sợi dây thẳng (dài ít nhất là 25mm) bằng vật liệu cơ bản giống với vật liệu của mẫu vật. Những dây được đặt song song và cách nhau 5mm. IQI phải có những kí hiệu nhận dạng để chỉ ra vật liệu của dây và số dây. IQI dạng bậc và dạng lỗ là một phần độc lập hoặc nhóm các bậc thang bằng vật liệu giống như vật kiểm tra. Trên mỗi bậc có một hay nhiều lỗ. Đường kính của lỗ bằng với bề dày của bậc. Phương pháp đọc ảnh theo IQI đơn giản, rõ ràng và dễ sử dụng có thể dùng được với một dải bề dày khác nhau. Kích thước IQI nhỏ để hình ảnh của nó không che khuất khuyết tật trong mẫu. 2.2.5. Mẫu vật cần kiểm tra - Mẫu vật được kiểm tra bằng phương pháp chụp ảnh bức xạ chủ yếu là những mẫu thép. Đó có thể là những mối hàn, những sản phẩm đúc với các hình dạng khác nhau như dạng tấm phẳng, dạng ống… Mẫu vật kiểm tra sử dụng trong đồ án này sẽ được nêu chi tiết ở phần thực nghiệm trong chương III. Với hệ chụp ảnh bức xạ gồm những thành phần trên, các kỹ thuật chụp ảnh bức xạ trong công nghiệp đã được hoàn thiện và được sử dụng rộng rãi. Các kỹ thuật này sẽ được trình bày ở phần sau. KHƯƠNG TẠ THANH HẢI KTHN&VLMT - K51 - ĐHBKHN 10 [...]... loại trong dung dịch điện ly tạo thành pin ăn mòn + Dòng điện rò Với việc xem xét những yếu tố trên, đánh giá ăn mòn trong các đường ống dẫn chất khí, lỏng đã có thể đơn giản hơn 4 CÁC LOẠI ĂN MÒN THƯỜNG GẶP TRONG ĐƯỜNG ỐNG Do hiện tượng ăn mòn được xét đến ở đây là xảy ra bên trong đường ống dẫn các chất khí, chất lỏng nên có thể xem như bên trong ống xuất hiện hai sự ăn mòn: ăn mòn hóa học và ăn mòn... và các đầu đặc biệt khác Để hoàn thành bản đồ án này, ngoài việc tìm hiểu rõ cơ sở của các phương pháp kỹ thuật sẽ sử dụng để kiểm tra các đường ống còn cần phải tìm hiểu về hiện tượng ăn mòn, rỉ sét xảy ra trong các đường ống dẫn chất khí, lỏng đó Vấn đề đó sẽ được trình bày cụ thể trong chương sau - CHƯƠNG II 23 KHƯƠNG TẠ THANH HẢI ĐHBKHN KTHN&VLMT - K51 - ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG... phẩm ăn mòn, làm thay đổi hoàn toàn tính chất của sản phẩm Vì thế việc nghiên cứu về ăn mòn kim loại và phòng chống ăn mòn kim loại là công việc hết sức quan trọng 24 KHƯƠNG TẠ THANH HẢI ĐHBKHN KTHN&VLMT - K51 - ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp Sự đa dạng của nguyên nhân gây ra ăn mòn dẫn đến việc cần thiết phải phân loại cụ thể các quá trình ăn mòn để có thể đánh giá. .. được 3.2.4 Độ nhòe của ảnh Những loại độ nhòe khác nhau đóng góp vào độ rõ nét của ảnh là: - Độ nhòe hình học Ug 15 KHƯƠNG TẠ THANH HẢI ĐHBKHN KTHN&VLMT - K51 - ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp - Độ nhòe động Um (movement) - Độ nhòe cố định Ui (inherent) hay độ nhòe phim - Độ nhòe tán xạ Us Tổng độ nhòe được tính theo biểu thức (1.4): U = U g2 + U i2 + U s2 (1.4) Độ nhòe... mẫu là khác nhau + Độ nông sâu của các khuyết tật trên cùng một mẫu là khác nhau + Số lượng khuyết tật không quá nhiều, mật độ khuyết tật vừa phải để hình ảnh các khuyết tật khi chụp không lẫn với nhau - Đánh số khuyết tật - Đo kích thước (độ sâu) khuyết tật ăn mòn, rỉ sét 32 KHƯƠNG TẠ THANH HẢI ĐHBKHN KTHN&VLMT - K51 - ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp Các thông số của... pháp được ứng dụng rộng rãi để đo chiều dày vật liệu, đánh giá ăn mòn, phát hiện tách lớp, phát hiện khuyết tật trong mối hàn, các kết cấu kim loại và đánh giá cường độ bê tông, khuyết tật (lỗ rỗng, vết nứt) trong bê tông… 4.2 NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA CHÙM TIA SIÊU ÂM 19 KHƯƠNG TẠ THANH HẢI ĐHBKHN KTHN&VLMT - K51 - ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp 4.2.1 Sự suy giảm của chùm tia... hóa học và ăn mòn điện hóa 4.1 ĂN MÒN HÓA HỌC Ăn mòn hoá học là sự phá huỷ kim loại do kim loại phản ứng hoá học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao Đặc điểm của ăn mòn hoá học: - Không phát sinh dòng điện 27 KHƯƠNG TẠ THANH HẢI ĐHBKHN KTHN&VLMT - K51 - ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp - Nhiệt độ càng cao thì tốc độ ăn mòn càng nhanh Sự ăn mòn hoá học thường xảy ra... được gắn hai biến tử trong cùng một vỏ Các biến tử này được cách ly âm học với nhau bằng vách cách âm Đầu này được dùng để: kiểm tra kích thước của vật; đo bề dày còn lại của 22 KHƯƠNG TẠ THANH HẢI ĐHBKHN KTHN&VLMT - K51 - ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp thành (như quá trình kiểm độ rỉ sét, độ hao mòn); phát hiện, xác định vị trí và đánh giá những khuyết tật ở gần... MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp 3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĂN MÒN KIM LOẠI - Các yếu tố bên trong: + Độ bền nhiệt động của kim loại + Cấu tạo và tính chất hợp kim + Đặc tính ứng suất + Trạng thái bề mặt - Các yếu tố bên ngoài: + Bản chất dung dịch điện ly: thành phần và nồng độ, tốc độ chuyển động của dung dịch điện ly + Nhiệt độ, áp suất môi trường + Sự tiếp xúc giữa các. .. kép 4 MHz ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp - Bảng dữ liệu chụp gồm có tên người chụp, ngày chụp, loại mẫu chụp, loại khuyết tật để thuận tiện cho việc quan sát, tra cứu và điều chỉnh nếu có - Mẫu chụp: các đường ống đã được tạo và đánh số khuyết Khi đánh giá độ rỉ sét, mạt sắt sẽ được điền đầy vào trong từng khuyết tật ăn mòn và được giữ cố định trong suốt quá trình chụp . đã đăng kí làm đồ án tốt nghiệp với đề tài: Đánh giá độ ăn mòn, rỉ sét trong các đường ống dẫn chất lỏng, khí Trong đồ án này em đã thực hiện được những công việc sau: - Tạo mẫu ăn mòn và rỉ sét. -. 2.Phim ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp Mật độ quang học hay mật độ phim (D) được cho bởi biểu thức (1.2): t I I D 0 log = (1.2) Với: I 0 : cường độ ánh sáng tới. kết dính ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĂN MÒN, RỈ SÉT TRONG CÁC ĐƯỜNG ỐNG Đồ án tốt nghiệp 2.2.3. Màn tăng quang Màn tăng quang là lớp vật chất được đưa vào để làm tăng hiệu ứng hiện ảnh. Có ba loại màn tăng quang:

Ngày đăng: 18/05/2014, 18:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.2. CÁC THÀNH PHẦN TRONG HỆ CHỤP ẢNH BỨC XẠ

  • 2.2.1. Nguồn bức xạ

    • Với hệ chụp ảnh bức xạ gồm những thành phần trên, các kỹ thuật chụp ảnh bức xạ trong công nghiệp đã được hoàn thiện và được sử dụng rộng rãi. Các kỹ thuật này sẽ được trình bày ở phần sau.

    • 3. KỸ THUẬT CHỤP ẢNH BỨC XẠ TRONG CÔNG NGHIỆP [1]

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan