Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng

116 2.2K 3
Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tưởng nhớ một nhà văn đậm chất Nam Bộ

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: 1.1. Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Ở đó, tài năng, cảm xúc của người nghệ sĩ được thăng hoa. Tác phẩm của họ là kết quả của cả một quá trình “lao tâm khổ tứ”, là đứa con tinh thần mà nhà văn đã “thai nghén” . Điều đặc biệt và thú vị là cùng phản ánh cuộc sống nhưng tác phẩm văn học lại có muôn màu muôn vẻ, với những phương thức phản ánh khác nhau. Và tự sự là một trong những phương thức biểu đạt thông dụng mà văn học chọn dùng để phản ánh cuộc sống, nó là “ phương thức chủ yếu để con người hiểu biết sự vật” (Jonathan Culler). Trong tự sự, vai trò của người trần thuật rất quan trọng vì “ kỹ thuật” trần thuật là một trong những yếu tố hình thức lôi cuốn độc giả. Do vậy, gần đây hiện tượng gây sự chú ý thu hút của các nhà văn cũng như các nhà nghiên cứu phê bình là ở vấn đề cách kể như thế nào hơn là kể cái gì. Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nguyễn Quang Sáng có những đóng góp đáng kể. Những tác phẩm truyện ngắn của ông gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, làm phong phú thêm bức tranh truyện ngắn Nam Bộ nói riêng, truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói chung. Tìm hiểu truyện ngắn của ông, ta có thể hiểu thêm về cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, hiểu thêm về bản sắc con người Nam Bộ và con người Việt Nam. Vì thế, nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng nói chung, nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng nói riêng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn bức tranh truyện ngắn Nam Bộ và truyện ngắn Việt Nam cả trước và sau 1975. 1.2. Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn có cá tính sáng tạo độc đáo. Trong dàn đồng ca của văn xuôi sử thi thời kỳ chống Mỹ, Nguyễn Quang Sáng 1 vẫn có cách viết riêng của mình. Sau 1975, ông vẫn tiếp tục sáng tác và có những tác phẩm thành công. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của nhà văn, chúng ta sẽ hiểu hơn cá tính sáng tạo, tài năng, phong cách của một cây bút văn xuôi khá nổi tiếng trên văn đàn. Tài năng nhà văn, như chúng ta biết, không chỉ thể hiện ở việc anh ta kể cái gì mà quan trọng hơn là kể như thế nào. Hướng nghiên cứu về trần thuật sẽ là cơ hội để người viết tiến hành tìm hiểu các yếu tố nghệ thuật làm nên tài năng sáng tạo của Nguyễn Quang Sáng trên tinh thần khoa học. 1.3. Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông với tác phẩm Chiếc lược ngà,Quán rượu người câm. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của nhà văn sẽ góp phần giảng dạy tốt hơn thể loại truyện ngắn nói chung, truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng nói riêng. Từ những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng” làm đề tài nghiên cứu luận văn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu: Nguyễn Quang Sáng là tác giả của khá nhiều tác phẩm được bạn đọc yêu thích. Vì thế, văn nghiệp của ông thu hút sự quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu của đông đảo bạn đọc. Đã có nhiều nhà văn, nhà phê bình quan tâm đến tác phẩm của ông như: Trần Hữu Tá, Nguyễn Lộc, Hoàng Trung Thông, Tô Hoài, Nguyễn Nghiệp, Vân Thanh, Bùi Việt Thắng, Trần Đăng Khoa, Ngô Quốc Trung, Vũ Tú Nam, Phan Hoàng, . . . thể hiện qua các bài phê bình, lời giới thiệu, một số cuộc phỏng vấn được đăng trên các tạp chí, tập san, các tuyển tập, các trang web uy tín. 2 Trong khuôn khổ đề tài , chúng tôi chỉ xin đề cập đến những ý kiến có liên quan đến nghệ thuật trần thuật của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Nghệ thuật trần thuậtnghệ thuật kể, là cách trình bày các sự kiện, tình tiết, biến cố . . ., là thủ thuật phối xen kể - tả của nhà văn. Để trần thuật đạt hiệu quả nghệ thuật cao, nhà văn phải chọn điểm nhìn để kể, chọn nhịp điệu kể, giọng điệu kể, ngôn ngữ kể sao cho hấp dẫn thu hút độc giả. Vì vậy tìm hiểu nghệ thuật trần thuật là tìm hiểu cách nhà văn tổ chức điểm nhìn nào để kể, cách chọn tốc độ nhịp điệu trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ để trần thuật như thế nào. Sau đây là một số ý kiến nhận xét có liên quan đến các phương diện trên. 2.1. Một số ý kiến về cách tổ chức điểm nhìn trần thuật của Nguyễn Quang Sáng Tuy chưa gọi là đúng khái niệm điểm nhìn trần thuật nhưng một số ý kiến cũng đã đề cập đến phương diện này, dù ở những mức độ khác nhau. Phạm Văn Sỹ trong cuốn Văn học giải phóng miền Nam (1979) khẳng định: “Nguyễn Quang Sáng được chú ý hơn hết với những truyện ngắn viết về cuộc sống của người dân Nam Bộ trong chiến tranh. Đó là những bức tranh khác nhau thể hiện những vẻ đẹp khác nhau của dân thường, người cán bộ cơ sở, người chiến sĩ giải phóng. Tác giả tỏ ra nhạy cảm trong việc nắm bắt những sự kiện tiêu biểu, tinh tế trong việc khai thác tính cách của con người Nam Bộ”[57,32]. Vân Thanh trong bài Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng cho rằng: Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng tuy đậm tính kịch nhưng vẫn mang đậm chất trữ tình. Truyện ngắn của anh đi vào từng mảng nhỏ của đời sống, làm cho ta thấy sự kết hợp giữa chất anh hùng cao cả và chất thơ trong trẻo, đơn giản ( ) Nguyễn Sáng không có tham gia bình phẩm nhưng xúc động của người viết thường vẫn không giấu được ”[60,81]. 3 Trong Chân dung và đối thoại, Trần Đăng khoa đã phác hoạ “chân dung” Nguyễn Quang Sáng: “ Đọc Nguyễn Quang Sáng, không hiểu sao tôi cứ hình dung nhà văn có nét gì đó na ná giống anh Bảy Ngàn ( ). Con người ấy hình như vừa đơn giản, sơ lược, lại vừa phức tạp đến bí hiểm. Hình như đó là một phần của quê hương Nam Bộ, do thiên nhiên chắt ra, bởi thế có lúc hồn nhiên như cỏ dại, có lúc ưa ngạnh như vách đá ( ). Văn Nguyễn Quang Sáng nó tự nhiên, phóng túng, ngang tàng, pha một chút vui vui, tếu tếu, là cái hóm, cái duyên riêng của người Nam Bộ, cũng là nét đặc sắc Nguyễn Quang Sáng, là đóng góp riêng của ông vào nền văn học. Nếu nói mỗi nhà văn phải trả cho được “món nợ đời” thì Nguyễn Quang Sáng xem như không còn “mắc nợ” nữa. “Nguyễn Quang Sáng ( ) là một cây bút truyện ngắn lão luyện. Cái tài của Nguyễn Quang Sáng là ở khả năng dựng truyện, ở kết cấu độc đáo, ở lối kể hấp dẫn, Nguyễn Quang Sáng là cây bút truyện ngắn có ma lực, gây được ấn tượng”[19,287]. Nhà thơ Hoàng Trung Thông ở bài Chờ đợi những mùa gió chướng (2002) có nhận xét: “ Những nhân vật trong truyện ngắn của anh không còn những dáng dấp cũ nhưng qua khuôn mặt của họ ta vẫn nhận ra như chính anh đã nhận ra”[71]. 2.2. Một số ý kiến nhận xét về giọng điệu trần thuật của Nguyễn Quang Sáng Trong lời tựa 25 truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng (1989), Trịnh Công Sơn viết: “ Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một thực tế có thể chạm đến được và từ đó có quyền yêu thích hoặc không. Tôi quen anh từ sau ngày đất nước thống nhất, người ta có thể yêu văn phong người này và khước từ một lối hành văn khác. Tôi là kẻ yêu loại văn chương tráng lệ. Ở Nguyễn Quang Sáng khó tìm ra cái thủ pháp đầy quyến rũ của chữ nghĩa. Người ta đã nói và nhắc lại nhiều lần 4 trên sách báo: Văn là người. Trường hợp này rơi xuống đúng đời văn – đời người của Nguyễn Quang Sáng. Nói như thế nào, nghĩ như thế nào và sồng như thế nào thì viết như thế ấy. Mặc dù, phải xa đến mấy mươi năm dòng sông Cửu Long mạnh khỏe, đỏ rực phù sa, nhưng trong văn chương của anh vẫnvăn chương của kẻ tha thẩn trên những dòng sông Nam Bộ . Nếu tôi không nhầm lẫn quá thì hình như địa lí của mỗi miền thường ảnh hưởng, thậm chí quy định độ bền, chiều sâu, độ dài của tác phẩm mỗi người làm văn học. Miền Nam theo tôi, ít người viết truyện ngắn. Chín con rồng đầy đủ phù sa như thế làm sao mà thu gọn súc tích trong vài trang viết cho được. Nguyễn Quang Sáng là kẻ muốn đánh lạc mình ra ngoài địa lí và ở ngoài không gian qui định để làm người kể chuyện mộc mạc mà tinh tế những chuyện mình và chuyện đời như một quà tặng gọn ghẽ chuyển đến cho mọi người một cách thầm lặng”. Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài viết Còn lại tình yêu (2000) nhận định về truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng : “ Cái chất Nam Bộ thể hiện rõ trong văn của ông, nó được thể hiện bằng một lối viết phóng khoáng thể hiện qua từng lời nói nhân vật, chất Nam Bộ trong Nguyễn Quang Sáng còn là cái tình của nhà văn đối với quê hương”. Với bài viết Vài phút với Nguyễn Quang Sáng (2000), nhà văn Trần Đăng Khoa cho rằng: “ Trong hơi văn của Nguyễn Quang Sáng nó sục lên mùi vị của sông nước Tháp Mười , cả cái chất đậm đặc không thể trộn lẫn”. Như vậy, về phương diện nội dung, ý nghĩa xã hội của truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, hầu như các ý kiến đều khẳng định đóng góp của Nguyễn Quang Sáng “cách kể chuyện” trong tác phẩm. “Cách kể chuyện” được thể hiện ở trang viết về tính cách và tâm hồn con người miền Nam trong chiến tranh cùng dấu ấn văn hóa đặc sắc của vùng Nam Bộ . 2.3 Một số ý kiến về ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng 5 Trần Hữu Tá sau khi đọc truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã nhận xét: “Nguyễn Quang Sáng có một phong cách viết truyện ngắn độc đáo. Truyện thường lắm tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên nhưng tự nhiên, giàu chi tiết sống động và kỳ diệu nhưng hợp lý, tính kịch rất nỗi nhưng cũng đậm đà chất trữ tình”. Vân Thanh trong bài Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng cho rằng: “Nguyễn Quang Sáng vốn là cây bút khéo sử dụng các yếu tố ngẫu nhiên, nhưng đó là cái ngẫu nhiên tự nhiên, có thể xảy ra, đóng vai trò là chất xúc tác thật sự đẩy các tình huống phát triển ( ). Truyện ngắn Nguyễn Quang sáng tuy đậm tính kịch nhưng vẫn mang đậm chất trữ tình. Truyện ngắn của anh đi vào từng mảng nhỏ của đời sống, làm cho ta thấy sự kết hợp giữa chất anh hùng cao cả và chất thơ trong trẻo, đơn giản. Trong Chân dung và đối thoại, Trần Đăng khoa đã phác hoạ “chân dung” Nguyễn Quang Sáng: “ Đọc Nguyễn Quang Sáng, không hiểu sao tôi cứ hình dung nhà văn có nét gì đó na ná giống anh Bảy Ngàn ( ). Con người ấy hình như vừa đơn giản, sơ lược, lại vừa phức tạp đến bí hiểm. Hình như đó là một phần của quê hương Nam Bộ, do thiên nhiên chắt ra, bởi thế có lúc hồn nhiên như cỏ dại, có lúc ưa ngạnh như vách đá ( ). Văn Nguyễn Quang Sáng nó tự nhiên, phóng túng, ngang tàng, pha một chút vui vui, tếu tếu, là cái hóm, cái duyên riêng của người Nam Bộ, cũng là nét đặc sắc Nguyễn Quang Sáng, là đóng góp riêng của ông vào nền văn học. Nếu nói mỗi nhà văn phải trả cho được “món nợ đời” thì Nguyễn Quang Sáng xem như không còn “mắc nợ” nữa. “Nguyễn Quang Sáng ( ) là một cây bút truyện ngắn lão luyện. Cái tài của Nguyễn Quang Sáng là ở khả năng dựng truyện, ở kết cấu độc đáo, ở lối kể hấp dẫn, Nguyễn Quang Sáng là cây bút truyện ngắn có ma lực, gây được ấn tượng”. 6 Cũng trong Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa giới thiệu lời nhận xét của nhà văn Vũ Tú Nam sau khi trao giải thưởng văn học năm 1993 cho nhà văn Nguyễn Quang Sáng như sau: “Anh ấy (Nguyễn Quang Sáng) có lối viết tự nhiên, viết như nói. Không phải dễ viết được như thế. Hơn nữa, Nguyễn Quang Sáng có giọng Nam Bộ khá nhuần nhụy. Anh rất am hiểu đời sống, viết lại điềm tĩnh, không nóng đầu. Trong thời điểm hiện nay việc trao giải thưởng cho anh Sáng cũng là khuyến khích cách viết điềm tĩnh, không quá khích, không đẩy tới, cường điệu thành nặng nề, u tối”. Tô Hoài sau khi đọc truyện ngắn Vểnh râu của Nguyễn Quang Sáng đã nhận xét: “lần này đọc của Sáng tôi thấy đã nhuần lắm cái cốt cách văn phong một trung tâm – miền Nam là trung tâm, mà trong văn không có cái nhàn nhạt chữ nghĩa dùng cho miền nào cũng được”. Tác giả Phạm Văn Sỹ trong bài viết Truyện ngắn miền Nam (1979) nhận xét: “ Truyện ngắn của anh có nhiều nhân tố tích cực đáng chú ý. Anh vận dụng rất khéo léo những xung đột mang tính thẫm mỹ. Những xung đột đó làm tăng không ít sự hấp dẫn của truyện ngắn ”. Phan Hoàng trong bài Những dấu ấn trên bước đường văn học đã viết: “Nguyễn Quang Sáng là người kể chuyện bẩm sinh. Giọng kể hồn hậu, mộc mạc, tự nhiên, lôi cuốn như mảnh đất Nam Bộ quê hương ròng ròng sự kiện, chất chứa nhiều bí ẩn”. Trong một cuộc phỏng vấn Nguyễn Quang Sáng (3/10/1997) do Phan Hoàng thực hiện: “ Phan Hoàng: Trở về với cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh, nó có một số phận ra sao? 7 Nguyễn Quang Sáng: Năm 1954, tập kết ra Bắc, tôi mang theo. Đơn vị tôi đóng ở Thanh Hóa. Đây là thời điểm tôi thực sự bắt đầu tiếp xúc với văn học. Tôi đọc như người bị đói sách. Tôi được đọc qua các tác phẩm Người mẹ của Gorki, Thép đã tôi thế đấy của Ôxtrôpki cùng truyện của Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Tô Hoài đọc của các bậc đàn anh, tôi thấy tiểu thuyết của mình quá dỡ, chưa thể trở thành một tác phẩm văn học. Nhìn lại 300 trang viết tay chỉ mới là tư liệu, chưa phải là văn. Phan Hoàng: Chính vì vậy, anh chuyển sang “thử mình” bằng thể loại truyện ngắn! Nguyễn Quang Sáng: Đúng vậy! Tôi quyết định viết truyện ngắn để luyện tay nghề, sau đó sẽ sửa chữa lại cuốn tiểu thuyết. Lúc đó, tôi đang là vô địch bóng bàn của sư đoàn, được cấp trên gợi ý đưa ra Hà Nội đào tạo vận động viên, do Tổng cục Thể dục thể thao tuyển chọn. Mới ra miền Bắc, nằm ở một làng quê Thanh Hóa, người nào mà không muốn ra Hà Nội. Nhưng tôi không đi, quyết ở lại để viết văn. Đến năm 1955, tôi chuyển ngành với cấp bậc chuẩn úy về làm biên tập văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam. Ra Hà Nội, tôi nghĩ muốn sửa cuốn tiểu thuyết đòi hỏi phải có thời gian tập trung và cần có sự ủng hộ của Hội nhà văn, mới viết được. Hội viên nhà văn bây giờ, mỗi năm được nghỉ ba tháng để đi viết. Tôi bắt tay viết truyện ngắn đầu tiên Con chim vàng để “trình làng” với làng văn Hà Nội. Phan Hoàng: Nghĩa là tác phẩm đầu tiên của anh là một tiểu thuyết, còn tác phẩm ra mắt đầu tiên là truyện ngắn. Vâng, có thể nói Con chim vàng là một trong những truyện ngắn hay nhất của anh. Nó hấp dẫn bạn đọc không chỉ ở bố cục, mà còn bằng hình ảnh buồn và gợi cảm xuyên suốt như một tứ thơ. Nguyễn Quang Sáng: Tôi nhớ khi Con chim vàng vừa xuất hiện trên báo Văn nghệ, nhiều người nói rằng đây là cây bút viết được truyện ngắn. Nó được 8 dịch ra ngay bản tiếng Pháp. Bấy giờ, đang thời kỳ cải cách ruộng đất, đề tài văn học chủ yếu là người nông dân; và tôi hướng đề tài ấy về đề tài thiếu nhi. Hưng phấn, tôi tiếp đà “ quất” luôn một loạt truyện ngắn, mà năm 1958 được gom lại in thành tập Người quê hương”. Tác giả Bùi Việt Thắng với bài viết Còn lại tình yêu (2000) đã nói về cốt truyện: “ Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng viết trước năm 1975 trong đó cốt truyện tiêu biểu, hấp dẫn, chi tiết chọn lọc, tình huống đặc sắc và kịch tính cao. Trong những truyện ngắn như thế làm gia tăng yếu tố bất ngờ của tác phẩm ”. Phan Đắc Lập qua lời giới thiệu Nguyễn Quang Sáng tuyển tập (2001) nhận xét về truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng: “ Dù viết về đề tài chiến tranh hay chuyện đời thường, phần lớn các tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng đều hấp dẫn. Sự hấp dẫn do nhiều yếu tố: chủ đề, bố cục, chi tiết, . . . nhưng trước hết tác phẩm của anh là giàu kịch tính”[20]. Như vậy, bài viết của nhiều tác giả đã đánh giá về truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng ở mặt nội dung phản ánh và hình thức biểu hiện, tuy khai thác ở nhiều phương diện khác nhau nhưng đều có tiếng nói chung khi khẳng định nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sángnghệ thuật tạo tình huống, chi tiết đặc sắc và cốt truyện hấp dẫn đầy yếu tố bất ngờ . . . Chính vì điều đó, một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng rất thành công khi chuyển sang kịch bản điện ảnh, và dĩ nhiên Nguyễn Quang Sáng trở thành một cây bút viết kịch bản phim có tài. 2.4. Dựa vào những công trình nghiên cứu trên, có thể nhận thấy: giới phê bình, người nghiên cứu tiếp cận truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng chủ yếu đi sâu vào xung đột nghệ thuật, thế giới nhân vật, đặc điểm thi pháp… Riêng nghệ thuật trần thuật cũng đươc chú ý đến nhưng chỉ dừng lại ở việc nêu ý kiến, đánh giá mà chưa nghiên cứu một cách hệ thống. Chưa có một công trình chuyên biệt 9 nào đi sâu, tập trung nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Trên cơ sở kế thừa các công trình của những người đi trước, Luận văn đặt vấn đề nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng với cái nhìn khách quan, khoa học, hệ thống, đầy đủ hơn, nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm những giá trị, những đóng góp riêng của nhà văn đậm chất Nam Bộ này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn chọn nghệ thuật trần thuật trong các tác phẩm truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng làm đối tượng nghiên cứu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nguyễn Quang Sáng đã xuất bản rất nhiều tập tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, bút ký, kịch bản phim. Gần đây nhất Nguyễn Quang Sáng đã cho in bút ký Nhà văn về làng do Nxb Văn nghệ ấn hành. Do tính chất và yêu cầu của vấn đề nghiên cứu chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng , những thể loại khác sẽ tham khảo khi cần thiết. Văn bản khảo sát là : Nguyễn Quang Sáng tuyển tập (Nxb Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh - 2001) 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn khảo sát nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng để khẳng định một cá tính, một tài năng văn chương mang đậm dấu ấn Nam Bộ. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 [...]... dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1 Khái quát sự nghiệp sáng tác và vị trí truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng trong bức tranh truyện ngắn Việt Nam hiện đại Chương 2 Điểm nhìn và nhịp điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng Chương 3 Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng 12 Chương 1 KHÁI QUÁT SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC VÀ VỊ TRÍ CỦA TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG TRONG. .. trần thuật Nguyễn Quang Sáng 6 Đóng góp và cấu trúc của luận văn 6.1 Đóng góp của luận văn Lần đầu tiên, nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng được khảo sát, tìm hiểu một cách tương đối có hệ thống Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho việc dạy - học tác giả Nguyễn Quang Sáng trong nhà trường 6.2 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội... của Nguyễn Quang Sáng 4.2.3 Tìm hiểu giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật để tìm ra các yếu tố cơ bản làm nên nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng 5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp Nghệ thuật trần thuật là hình thức nghệ thuật, nó bao gồm nhiều vấn đề Vì vậy chúng tôi tiến hành phân tích từng phương diện của trần thuật qua những tác phẩm cụ thể nhằm làm sáng. .. sự nghiệp sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, chúng tôi muốn có một cái nhìn bao quát về sáng tác Nguyễn Quang Sáng để có cơ sở khẳng định đúng vai trò, vị trí nhà văn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam 4.2.2 Phát hiện ra các phương thức trần thuật cơ bản của nhà văn ở các phương diện: cách chọn góc nhìn với điểm nhìn trần thuật, các nhịp điệu trần thuật để thấy được mô hình trần thuật tiêu... trò của trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng Bấy lâu nay, Nguyễn Quang Sáng được khẳng định, được ngợi ca trước hết là ở tấm lòng của nhà văn và nội dung tác phẩm mà nhà văn phản ánh Vì sao văn Nguyễn Quang Sáng được nhiều người quan tâm, làm xúc động lòng người? Một mặt là do nội dung kể trong tác phẩm, nhưng mặt khác, không thể phủ nhận được, là cách kể của nhà vănNguyễn Quang Sáng đã... việc mở ra môn trần thuật học trong ngành nghiên cứu văn học Việt Nam” in trong Tự sự học thì xác định: “ Trần thuật trỏ phương thức nghệ thuật đặc trưng trong các tác phẩm thuộc loại văn học tự sự ” , “ thực chất của hoạt động trần thuật là kể , là thuật; cái được thuật, được kể trong tác phẩm văn học tự sự là chuyện” [51,147] Như vậy, trần thuật đòi hỏi phải có người kể, người thổ lộ Trần thuật phải... kĩ xảo của mỗi nhà văn Đến đây có thể nói, trần thuật là một yếu tố hình thức chủ đạo chi phối toàn bộ nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng Nhà văn đã khéo léo và linh hoạt trong cách tổ chức trần thuật từ cách xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật đến chọn lối kể, cách mở đầu, kết thúc, điểm nhìn để kể, nhịp điệu kể, giọng điệu, các thủ pháp nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng thường chọn cho... của người viết thường vẫn không giấu được Như vậy trần thuật đã đóng một vai trò quan trọng trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng và là một yếu tố làm nên sức hấp dẫn cho độc giả 33 Chương 2 ĐIỂM NHÌN VÀ NHỊP ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG 2.1 Điểm nhìn trần thuật Khi kiến tạo tác phẩm, một trong những điều khó khăn đối với người sáng tác là phải lựa chọn cho mình một chỗ đứng thích... duy trì một phương thức trần thuật mà luôn có sự thâm nhập, đan xen, phối hợp và di chuyển các điểm hình trần thuật khác nhau Đó là đặc điểm nổi bật nhất tạo nên sự hấp dẫn, uyển chuyển và linh hoạt trong nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Quang Sáng 2.1.1 Điểm nhìn trần thuật khách quan (trần thuật không tham dự) Phương thức trần thuật không tham dự (khách quan hóa) là trần thuật ở ngôi thứ ba, không... sát tất cả các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng trước và sau năm 1975, tìm hiểu, phân loại và thống kê các phương thức trần thuật, các nhịp điệu, các giọng điệu cơ bản, các kiểu câu, các từ loại thường dùng của nhà văn để có cơ sở đánh giá nghệ thuật trần thuật của nhà văn 5.3 Phương pháp cấu trúc – hệ thống Do nghệ thuật trần thuật cũng là yếu tố phụ thuộc về cấu trúc của văn bản tự sự, . nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Trên cơ sở kế thừa các công trình của những người đi trước, Luận văn đặt vấn đề nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn. nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng nói chung, nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng nói riêng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn bức tranh truyện ngắn Nam Bộ và truyện ngắn Việt. ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng 5 Trần Hữu Tá sau khi đọc truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã nhận xét: Nguyễn Quang Sáng có một phong cách viết truyện ngắn độc đáo. Truyện

Ngày đăng: 18/05/2014, 09:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan