Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện hàm yên tỉnh tuyên quang

62 4.3K 5
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện hàm yên   tỉnh tuyên quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rất hay bà bổ ích !

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT CV (%) : Hệ số biến động (Coefficient of varation) đ/c : Đối chứng FAO : Tổ chức nông lương thế giới LSD : Sai số nhỏ nhất (Least Significant Defference Test) LSD 05 : Sai khác nhỏ nhất ý nghĩa ở mức 95 % NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn STT : Số thứ tự UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG 4 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây múi (Citrus) là loại cây giá trị dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng. Cây cho quả sớm và sản lượng cao, năm thứ ba sau trồng cây đã bắt đầu cho quả, những năm về sau năng suất tăng dần và thời gian kinh doanh kéo dài, nếu chăm sóc tốt thể trên 50 năm. nhiều giống chín sớm muộn khác nhau, nên thể kéo dài thời gian cung cấp quả tươi cho thị trường tới 6 tháng trong năm. Mặt khác quả chín đúng vào dịp Tết Nguyên Đán nên càng giá trị. Ngày nay đời sống xã hội đã được cải thiện thì nhu cầu của con người ngày càng cao. Ngoài giá trị về mặt kinh tế, cây ăn quả còn vai trò quan trọng trong việc cung cấp những giá trị dinh dưỡng cho con người. Quả tươi một phần rất cần thiết trong bữa ăn của mỗi gia đình, tăng khẩu phần quả tươi trong mỗi bữa ăn là mức phấn đấu của nhiều nước nền kinh tế phát triển. Đáp ứng đủ nhu cầu quả tươi trong mỗi bữa ăn hàng ngày là bảo đảm dinh dưỡng và an toàn cho mỗi người. Cam quýt là loại quả được nhiều người, nhiều nước trên thế giới ưa chuộng và được bán rộng rãi trên thị trường, chúng đã trở thành loại quả giá trị vô cùng to lớn trong lĩnh vực kinh tế và dinh dưỡng cho con người. Nghề trồng cam, quýt cũng ngày càng được quan tâm phát triển, không chỉ về diện tích mà cả năng suất và sản lượng. Trong nhiều năm qua cam, quýt đã trở thành loại cây ăn quả chủ lực ở nhiều vùng, nhiều địa phương và điển hình một số địa phương đã xây dựng thành công thương hiệu cam, quýt như: cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), cam sành Bắc Quang (Hà Giang), quýt vàng Bạch Thông (Bắc Kạn)… Việt Nam là một trong những nước nằm trong trung tâm phát sinh cây múi (Trung tâm Đông Nam Á), nên cây múi đã được trồng rất lâu đời và phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam. Nhiều địa danh đã nổi tiếng với tên 4 4 5 gọi như: cam Canh, cam Xã Đoài, cam Sông Con, cam Vân Du, quýt Bố Hạ, quýt Lạng Sơn… Trong những năm gần đây cam quýt đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của một số tỉnh như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Nghệ An, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn… Điều kiện tự nhiên tỉnh Tuyên Quang rất thích hợp cho trồng cây ăn quả múi. Đã hình thành vùng cây ăn quả tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó huyện Hàm Yên là vùng trồng cam tập trung của tỉnh Tuyên Quang. Toàn huyện hiện tới 1218.4 ha trồng cam với quy mô là các trang trại trồng cam nhỏ, chủ yếu tập trung ở các xã Phù Lưu, Minh Dân, Minh Khương, Bạch Xa, Yên Phú, Yên Lâm, Yên Thuận, thị trấn Tân Yên, sản lượng cam ở vùng này đạt năng suất bình quân 11 - 12 tấn/ha. Nhiều hộ nông dân thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, hiện nay quy mô các trang trại camHàm Yên còn nhỏ, phát triển chưa chiến lược rõ ràng, người dân vẫn phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình là chính. Công tác quản lý giống còn nhiều bất cập. Các giống cam chất lượng cao chưa được trồng đại trà, chủ yếu là trồng cam sành Hàm Yên. Chưa thực sự chú trọng đến chất lượng quả, đại đa số hộ nông dân trồng cam trong vùng là người dân tộc thiểu số, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa được chú trọng, chăm sóc chưa đúng quy trình kỹ thuật nên vườn cam tàn cỗi nhanh, sâu bệnh nhiều. Chưa tạo ra được sản phẩm hàng hóa giá trị kinh tế cao, diện tích đất trồng cam xu hướng ngày càng giảm. Để góp phần khắc phục những tồn tại trên nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây cam quýt, mở rộng diện tích trồng một số giống cam quýt năng suất cao và chất lượng tốt phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt triển vọng tại huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang". 1.2. Mục đích nghiên cứu 5 5 6 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng của 3 giống cam (cam B1, cam VO2, cam sành Hàm Yên) tại Yên Lâm - Hàm Yên - Tuyên Quang. Trên sở đó lựa chọn được giống cam thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của vùng để đưa vào nhân rộng trong sản xuất. 1.3. Yêu cầu - Điều tra điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu), tình hình sản xuất cam của huyện Hàm Yên. - Theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống cam triển vọng trên đất trồng mới. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa những kiến thức đã học trong nhà trường vào nghiên cứu khoa học và trau dồi kiến thức, kinh nghiệm thực tế. - Giúp sinh viên nắm được cách tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học. - Giúp sinh viên biết phương pháp thu thập, xử lý số liệu và trình bày một báo cáo khoa học. - Là sở để lựa chọn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới trong trồng và chăm sóc cây múi. - Là sở để tiến hành nghiên cứu sâu hơn về việc lựa chọn giống cam quýt phù hợp cho từng vùng. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Lựa chọn được giống cam thích hợp nhất đối với điều kiện sinh thái của vùng để đưa vào nhân rộng trong sản xuất. - Giúp cho người dân bước đầu tiếp cận các biện pháp kỹ thuật mới trong việc trồng và chăm sóc cây cam quýt nói riêng và cây ăn quả nói chung, 6 6 7 góp phần tăng năng suất, chất lượng quả, hạn chế sâu bệnh nâng cao thu nhập cho người làm vườn. 7 7 8 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. sở khoa học Cam quýt được trồng lâu đời ở nước ta, tuy nhiên không phải nơi nào cây cũng phát huy được ưu thế như nhau, không phải giống nào cũng thích hợp với bất kỳ một điều kiện tự nhiên của từng vùng. Mỗi vùng đều những điều kiện sinh thái nhất định ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất và phẩm chất quả. Trong thời gian qua nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng về nhiều loại cây trồng như: chè, mía, cà phê, hồ tiêu… cây ăn quả đặc sản khác như: cam, quýt, bưởi đã đang phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung tạo ra sản phẩm chủ lực giá trị kinh tế và xuất khẩu cao. Cam quýt là cây ăn quả lâu năm, chịu ảnh hưởng rất rõ của các điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, kỹ thuật chăm sóc… và nó được phản ánh ra cây đó bằng các biểu hiện của quá trình sinh trưởng, phát triển, phẩm chất của quả. Tùy vào tuổi cây và điều kiện sinh thái nơi trồng, trong chu kỳ sống một năm cam quýt thường ra bốn đợt lộc: lộc xuân, lộc hè, lộc thu, lộc đông. Các đợt lộc sự liên quan khá chặt chẽ với nhau, quá trình ra lộc năm trước là tiền đề cho sự ra hoa kết quả năm sau. Hiểu biết rõ về các quy luật trên các biện pháp kỹ thuật hợp lí điều khiển quá trình ra lộc, hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn hiện tượng ra quả cách năm, điều chỉnh cân đối giữa bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất, hạn chế sâu bệnh, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng [1]. Cũng như các cây trồng khác thì cây cam quýt sâu bệnh thể phá hoại tất cả các bộ phận của cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, chính vì vậy nó thể làm giảm năng suất, phẩm chất thậm chí dẫn tới không cho thu hoạch. Ở cam quýt nói chung vào độ tuổi cây cho thu hoạch thể cho một khối lượng sản phẩm lớn từ 15 - 20 tấn/ha. Vì vậy cây lấy đi từ đất một lượng dinh dưỡng tương đối lớn để nuôi thân, rễ, lá, và các bộ phận kiến tạo 8 8 9 các sản phẩm quả. Chính vì vậy bón phân cung cấp dinh dưỡng vào đất hoặc bón phân qua lá sẽ quyết định nhiều đến năng suất chất lượng cam [3]. Tuy nhiên sức sản xuất và sản lượng cây múi ở Việt Nam luôn luôn thấp hơn so với các nước phát triển khác. Đây là tình hình chung mà theo đánh giá của Bộ NN & PTNT thì vấn đề lớn là do sự gây hại nghiêm trọng của nhiều côn trùng và bệnh hại đặc biệt là bệnh Greening (bệnh vàng lá gân xanh), sâu vẽ bùa ăn lá cam non làm cho lá xoăn lại không phát triển được, nhện… [1]. Hiện nay tại Hàm Yên - Tuyên Quang việc áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển vùng cam đồng thời đưa ra các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời chưa được rộng rãi nên năng suất chưa cao, mẫu mã không đẹp, chất lượng thấp. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay đặt ra cho các cấp các ngành, người sản xuất cam của huyện Hàm Yên nói riêng và những người sản xuất cam trong cả nước nói chung là phải chọn tạo ra giống cam khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, tính thích ứng cao với điều kiện ngoại cảnh và thể duy trì nhân rộng ra sản xuất bằng phương pháp duy trì, chọn tạo, nhân giốngtính hiện đại. Để đáp ứng được nhiệm vụ cấp bách đó thì việc nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển của cây cam sở tìm ra những quy luật sinh trưởng, phát triển của chúng. Từ đó xác định được khả năng thích ứng của giống với điều kiện ngoại cảnh của địa phương là sở để chúng ta đưa những biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp để giống cam tạo ra khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, tính thích ứng cao và thể nhân rộng ra sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc tìm ra giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng. Việc đưa giống cam sạch bệnh vào trồng thí nghiệm khắc phục những khó khăn hiện tạigiống địa phương mắc phải. Là sở cho việc tạo ra giống mới phù hợp cho từng loại đất để thể đưa vào sản xuất mở rộng ra toàn huyện. 9 9 10 2.2. Một số đặc điểm thực vật học của cam quýt 2.2.1. Bộ rễ Nhìn chung cam quýt bộ rễ ăn nông. Theo V. P. Ekimop (Nga) thì biểu bì của rễ non nấm cộng sinh. Nấm tác dụng tốt cho rễ cam quýt như vai trò của lông hút với các cây trồng khác. Sự phân bố của rễ cam quýt phụ thuộc vào đặc tính của giống, mực nước ngầm, chế độ canh tác, chăm bón, nhưng nhìn chung rễ cam quýt ăn nông từ 0 - 30cm. Bộ rễ cam quýt hoạt động mạnh vào 3 thời kỳ: - Trước khi ra cành xuân (từ tháng 2 đến tháng 3). - Sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu đến lúc cành hè xuất hiện (từ tháng 6 đến tháng 8). - Sau khi cành mùa thu đã sung sức (khoảng tháng 10) [2]. 2.2.2. Thân, cành, lá * Thân, cành: Cam quýt đặc điểm là “tự rụng ngọn’’ nghĩa là sau khi cành đã phát triển đến nhất định thì ngừng lại lúc đó ngọn và 1- 2 mầm sẽ rụng đi. Hiện tượng này xảy ra với các đợt lộc khiến cho cam quýt không thân chính rõ rệt, cành lá rậm rạp đây chính là sở cho việc tỉa hàng năm. - Một năm cam quýt ra nhiều đợt cành: + Cành Xuân ra vào tháng 2, 3 là cành mang hoa và quả, cành thường ngắn, mật độ lá dày thích hợp để lấy mắt ghép, ghép vào mùa thu. + Cành Hè được mọc ra từ cành Xuân cùng năm thường ra vào tháng 5 - 7. + Cành Thu mọc vào tháng 8 - 9 phát sinh ra chủ yếu từ cành Xuân và cành Hè cùng năm. + Cành Đông mọc vào tháng 11 - 12 thường sinh ra trên cành quả. - Cành cam quýt được phân chia làm 3 loại: + Cành mẹ là cành sinh ra cành quả. Nó thể là cành xuân, hè, thu năm trước. Qua theo dõi cho thấy tuỳ theo giống, thường cành thu hoặc cành hè làm cành mẹ thì số cành quả nhiều và tỷ lệ đậu quả cao. 10 10 [...]... Địa điểm và thời gian nghiên cứu Tại Yên Lâm - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang Đề tài thực hiện từ ngày 01/07/2011 đến ngày 30/12/2011 3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Nội dung nghiên cứu - Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu), tình hình sản xuất cam tại Hàm Yên - Tuyên Quang - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống cam. .. tài nguyên và môi trường huyện, trung tâm khí tượng thủy văn Hàm Yên để xác định yếu tố hạn chế trong sản xuất cam tại Hàm Yên 3.2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống cam mới trồng tại Yên Lâm - Hàm Yên - Tuyên Quang Thí nghiệm gồm 3 công thức: + Công thức 1: Cam Valenxia (VO2) + Công thức 2: Cam Pingapple (B1) + Công thức 3: Cam sành Hàm Yên (đối... trồng tại Yên Lâm - huyện Hàm Yên - Tuyên Quang 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.2.1 Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu), tình hình sản xuất cam tại Hàm Yên - Tuyên Quang 34 35 35 - Thu thập thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các tài liệu liên quan từ các quan chức năng tại vùng nghiên cứu: UBND huyện, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, ... với sinh trưởng phát triển bình thường của cam quýt, còn ưu thế nổi bật so với vùng đồng bằng sông Cửu Long là mùa đông lạnh, biên độ nhiệt độ ngày đêm và giữa các tháng chênh lệch lớn làm cho quả cam quýt dễ phát mã, thể hiện đúng đặc trưng của giống, vì vậy mã quả cam quýt ở phía Bắc bao giờ cũng đẹp hơn ở phía Nam, quả ít hạt hơn, mọng nước và ít xơ bã Hạn chế bản của việc phát triển cam quýt. .. kỳ phát triển căn bản, thời kỳ trước là nền tảng cho thời kỳ sau phát triển do vậy cần ứng dụng đồng loạt nhiều biện pháp kỹ thuật để thúc đẩy cây sinh trưởng, phát triển tốt 2.3 Yêu cầu sinh thái của cam quýt 2.3.1 Nhiệt độ Cây cam quýt nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, vì vậy chúng ưa khí hậu ấm, nhưng do phạm vi phân bố rộng, cho nên một số loài chịu được nhiệt độ thấp Phần lớn cam quýt sinh. .. của cam quýt dao động trong khoảng 3 - 11% Hoa cam quýt bản được phân chia làm 2 loại: - Hoa phát dục đầy đủ: hoa đầy đủ đài hoa, tràng hoa, nhị hoa, nhụy hoa và bầu hoa 11 12 - 12 Hoa dị hình: những hoa các bộ phận phát triển không đầy đủ những hoa này ít khả năng đậu quả * Quả: quả cam quýt thuộc loài quả mọng múi, số múi tùy thuộc vào loài: cam Bố Hạ từ 9 - 10múi, cam Xã Đoài có. .. đủ phân chuồng và phân hữu thể khắc phục được tình trạng thiếu các nguyên tố vi lượng trong đất [3] 2.4 Một số giống cam quýt được trồng ở Việt Nam 2.4.1 Một số giống cam * Giống cam Valenxia nguồn gốc từ Mỹ, cây phân cành ngắn, tán hình cầu hay ô van Lá gồ ghề, eo lá lớn, màu xanh đậm, phản quang Cành ít gai Quả to, khối lượng trung bình đạt 200 - 250g, hình ô van, vỏ hơi dày, mọng nước,... vùng này sâu bệnh thường gây hại nặng cho cam quýt Các giống cam quýt khác nhau yêu cầu khác nhau về ánh sáng: Cam cần nhiều ánh sáng hơn quýt, quýt cần nhiều ánh sáng hơn chanh 2.3.3 Nước Cam, quýt giống cây ăn quả đặc tính ưa ẩm và kém chịu hạn Phần lớn các loài nhu cầu nước cao vào thời kỳ nảy mầm, phân hoá mầm hoa, kết quả và quả phát triển Cam, quýt ưa ẩm nhưng lại rất sợ úng Vào mùa... phổ biến ở nước ta tên là cam sành Ở miền Bắc, cam sành mang tên từng địa phương trồng như: cam sành Bố Hạ (Hà Bắc), cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) , cam sành Bắc Quang (Hà Giang), cam sành Lạng Sơn… Cam sành sinh trưởng khoẻ, phân cành hướng ngọn, cành mập thưa, thể gai hoặc không gai Lá to, dày xanh đậm, eo lá to, răng cưa trên mép lá thưa và nông, phiến lá hơi cong Hình thức quả không... xuất và nghiên cứu cam quýt trên thế giới và Việt Nam 2.6.1 Tình hình nghiên cứu cam, quýt trong nước Cam, quýt lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta, cho đến nay cam quýt đã được nhiều nhà quan tầm và đã chọn ra được nhiều giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt đem trồng ở một số vùng trên cả nước Theo các tác giả Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn (năm 2000) cho thấy cây ăn quả diện . " ;Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang& quot;. 1.2. Mục đích nghiên cứu 5 5 6 Nghiên cứu. cứu 5 5 6 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng của 3 giống cam (cam B1, cam VO2, cam sành Hàm Yên) tại Yên Lâm - Hàm Yên - Tuyên Quang. Trên cơ sở đó lựa chọn được giống cam thích hợp. tế trồng cây cam quýt, mở rộng diện tích trồng một số giống cam quýt có năng suất cao và chất lượng tốt phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang chúng tôi

Ngày đăng: 16/05/2014, 21:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.2. Một số đặc điểm thực vật học của cam quýt

    • 2.2.1. Bộ rễ

    • 2.2.2. Thân, cành, lá

    • 2.2.3. Hoa quả, hạt

    • 2.2.4. Lộc

    • 2.2.5. Các thời kỳ sinh trưởng và phát dục của cam, quýt

      • 2.2.5.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản

      • 2.2.5.2. Thời kỳ đầu kinh doanh

      • 2.2.5.3. Thời kỳ khai thác

      • 2.2.5.4. Thời kỳ già cỗi

      • 2.3. Yêu cầu sinh thái của cam quýt

        • 2.3.1. Nhiệt độ

        • 2.3.2. Ánh sáng

        • 2.3.3. Nước

        • 2.3.4. Đất và dinh dưỡng

        • 2.4. Một số giống cam quýt được trồng ở Việt Nam

          • 2.4.1. Một số giống cam

          • 2.4.2. Một số giống quýt

          • 2.5. Một số giống cam quýt trồng tại Tuyên Quang

          • 2.6. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cam quýt trên thế giới và Việt Nam

            • 2.6.1. Tình hình nghiên cứu cam, quýt trong nước.

            • 2.6.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây cam quýt trên thế giới

            • 2.6.3. Các vùng trồng cam trong nước

              • 2.6.3.1. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long

              • 2.6.3.2. Vùng khu IV cũ

              • 2.6.3.3. Vùng miền núi phía Bắc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan