Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống chè kim tuyên được trồng tại vùng chè phúc xuân, sông cầu, đại từ thái nguyên

57 2.3K 0
Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống chè kim tuyên được trồng tại vùng chè phúc xuân, sông cầu, đại từ   thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rất hay và bổ ích !

1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây chè có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế đời sống của người dân Việt Nam. Đã từ lâu, trà Việt Nam đã được xuất khẩu đến nhiều nơi trên thế giới, đem lại ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Bởi vậy cây chè đã được xây dựng thành một trong những chương trình trọng điểm phát triển Nông nghiệp trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nước Việt Nam. Sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam bắt đầu hòa nhập vào khu vực trên thế giới. Sản phẩm chè không chỉ xuất khẩu sang thị trường truyền thống như: Liên Bang Nga, Đông Âu, mà còn tới nhiều thị trường mới như: Trung Đông, Tây Âu Bắc Mỹ. Muốn xâm nhập vào các thị trường xuất khẩu này giữ vững ngay cả thị trường trong nước, trà Việt Nam phải có tính cạnh tranh về chất lượng, giá cả phương thức kinh doanh. Mặt khác, cây chè còn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân, đặc biệt là người Việt Nam bởi trà là thức uống cổ truyền có tác dụng giải khát tốt, có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng khả năng làm việc. Ngoài ra, chè còn có giá trị dược liệu, có khả năng chữa một số bệnh đường ruột, cung cấp nhiêu Vitamin A, B, B1, B6… Đặc biệt trà chứa nhiều Vitamin C, đây là nguồn dinh dưỡng có giá trị rất cần thiếtcho cơ thể con người. Ngoài ra, việc phát triển cây chè có năng suất cao, phẩm chất tốt góp phần thu hút lao động dư thừa ở miền núi, giúp cho đồng bào có thêm thu nhập xóa đói giảm nghèo một cách nhanh chóng. Ở Việt Nam chè được trồng tập trung ở vùng trung du miền núi phía Bắc Lâm Đồng, ngoài diện tích chè trồng tập trung theo hướng sản xuất công nghiệp có đốn hái, còn có nhiều ở vùng đồi núi phía Bắc như các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn… Kỹ thuật trồng, chăm sóc chè ở giai đoạn đầu là rất cần thiết nó quyết định đến năng suất sản lượng của chè. Cây chè là cây lâu năm có hai chu kỳ phát triển: Chu kỳ lớn chu kỳ nhỏ. 1 2 Chu kỳ lớn là bao gồm cả đời sống cây chè từ khi hoa chè thụ phấn trên cây mẹ hình thành hạt cây con cho đến khi cây già cỗi chết. Chu kỳ nhỏ là bao gồm hai quá trình sinh trưởng sinh dưỡng sinh trưởng sinh thực xảy ra trong một năm. Các mầm dinh dưỡng phát triển thành búp, lá non tạo nên các đợt sinh trưởng, các mầm sinh thực phát triển thành nụ, hoa, quả chè. Sinh trưởng búp: Tuân theo quy luật sơ đồ sau Chồi lá phình lên → Mọc lá vẩy ốc→ Mọc lá cá → Mọc lá thật → Búp mù ngủ, nghỉ sau 1 thời gian lại tái diễn như trên. Sinh trưởng cành: khi cây nhỏ phân cành theo kiểu phân đơn, có thân chính rõ. Sinh trưởng rễ: Bộ rễ chè gồm có rễ dẫn rễ hút. Thái Nguyên với diện tích hơn 16.000ha, năng suất bình quân đạt 90 tạ chè búp tươi/ha, đứng thứ hai toàn quốc sau Lâm Đồng cả về diện tích sản lượng. Chè Thái được tiêu thụ cả thị trường trong ngoài nước, trong đó thị trường nội tiêu chiếm trên 70% sản lượng chè toàn tỉnh. Năm 2005, Thái Nguyên xác định mục tiêu phát triển chè trong giai đoạn 2006 – 2010 là: Tập trung mọi nguồn lực để khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng lợi thế của cây chè đặc sản Thái Nguyên trên cơ sở phát triển đồng bộ sản xuất, chế biến tiêu thụ chè gắn với công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến… nhằm mang lại sản phẩm đa dạng, an toàn chất lượng, để chè Thái chiếm lĩnh thị trường trong nước thế giới. Chè Thái Nguyên trồng chủ yếu ở các huyện: Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ, Phổ Yên thành phố Thái Nguyên. Tuy nhiên tới thời điểm này ngành chè Thái Nguyên vẫn luẩn quẩn trong vòng khó khăn, hiện tại chè Thái Nguyên cao cấp vẫn còn kém, cơ cấu giống chè chưa hợp lý, thị trường tiêu thụ chưa ổn định. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiên hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của giống chè Kim Tuyên được trồng tại vùng chè Phúc Xuân, Sông Cầu, Đại Từ - Thái Nguyên” 1.2. Mục đích của đề tài - Nghiên cứu, đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của giống chè Kim Tuyên tại vùng chèPhúc Xuân, Sông Cầu, Đại Từ - Thái Nguyên nhằm 2 3 góp phần hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc, thu hái chế biến giống chè Kim Tuyên tại vùng chèPhúc Xuân, Sông Cầu, Đại Từ - Thái Nguyên. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Theo dõi đặc điểm sinh trưởng phát triển của giống chè Kim Tuyên được trồng tại vùng chè Phúc Xuân, Sông Cầu, Đại Từ - Thái Nguyên. 1.4. Ý nghĩa khoa học ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu là cơ sở để phát triển giống chè Kim Tuyên tại vùng chè Phúc Xuân, Sông Cầu, Đại Từ – tỉnh Thái Nguyên. Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển, chất lượng của giống chè Kim Tuyên làm cơ sở vững chắc cho việc xác định các biện pháp kỹ thuật chăm sóc hợp lý để tăng năng suất, chất lượng cây chè Kim Tuyên nói riêng sản xuất chè nói chung. 3 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Nguồn gốc, phân loại phân bố của cây chè 2.1.1. Nguồn gốc của cây chè Nguồn gốc của cây chè là một vấn đề phức tạp, cho đến nay còn có nhiều ý kiến khác nhau, dựa trên cơ sở lịch sử, khảo cổ học, thực vật học. Một số quan điểm được nhiều người công nhận nhất là: Theo Daraselia (Gruzia) 1989: các nhà khảo cổ học Trung Quốc như: Succheeupen, Jaoding…đã giải thích sự phân bố cây chè như sau: Tỉnh Vân Nam – Trung Quốc là nơi bắt đầu hàng loạt các con sông lớn đổ về những con sông của Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma. Đầu tiên cây chè được mọc ở Vân Nam, Sau đó hạt chè di chuyển theo dòng nước đến các nước trên lan nhiều sang các nước khác. Cũng theo Dareselia thì một luận điểm nữa có cơ sở khoa học là dựa theo học thuyết “ Trung tâm khởi nguyên của cây trồng” của Vavilop thì cây chè cón nguồn gốc ở Trung Quốc phân bố ở các khu vực phía Đông, phía Nam, phía Đông Nam men theo các cao nguyên Tây Tạng. Năm 1951, Đào Thừa Chân (Trung Quốc) cho rằng: Nơi nguyên sản của cây chè là tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, chúng di thực về phía Đông qua tỉnh Tứ Xuyên, bị ảnh hưởng của khí hậu nên biến thành giống chè lá nhỏ, di thực về phía Nam Tây Nam - Ấn Độ, Mianma, Việt Nam biến thành giống chè lá to. - Cây chè có nguồn gốc ở vùng Atxam (Ấn Độ) Năm 1823, Robest Bruce (Anh) đã phát hiện ra một số cây chè hoang dã ở vùng Atxam (Ấn Độ) thuộc loại thân gỗ lớn, khác với cây chè thân bụi Linne thu thập ở Trung Quốc. Sau đó qua nghiên cứu các học giả người Anh đã cho rằng: Ấn Độ là nguyên sản của cây chètrong kho tàng cổ thụ của Trung quốc không có ghi nhận gì về các cây chè cổ thụ trong đất nước Trung Quốc giống chè ở Trung Quốc cũng như Nhật Bản hiện nay là thu thập từ Ấn Độ. - Cây chè có nguồn gốc từ Việt Nam: Những công trình nghiên cứu của Djemukhade (1961 – 1971) về sự tiến hóa của cây chè bằng cách phân tích chất Catechin trong chè mộc hoang 4 5 dã, chè do con người trồng ở các vùng khác nhau trên thế giới (từ Tứ Xuyên, Vân Nam – Trung Quốc), các vùng chè cổ ở Việt nam (Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Lạng Sơn…) tác giả kết luận: cây chè cổ ở Việt Nam tổng hợp các chất Catechin đơn giản nhiều hơn cây chè có nguồn gốc Trung Quốc (1961), các chất Catechin phức tạp ở cây chè Vân Nam nhiều hơn ở cây chè cổ Việt Nam. Từ những biến đổi sinh hóa này ở cả lá chè dại chè được trồng trọt chăm sóc cho phép đi đến một kết luận mới là “ nguồn gốc cây chè là ở Việt Nam”. Tuy có sự khác nhau vè địa điểm nhưng những quan điểm trên đều có sự thống nhất rằng: nguyên sản của cây chè có nguồn gốc từ Châu Á, nơi có điềukiện khí hậu nóng ẩm ướt. 2.1.2. Phân loại của cây chè 2.1.2.1. Cơ sở khoa học của việc phân loại - Dựa vào cơ quan dinh dưỡng: lọa thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán, của lá, kích thước lá, đầu lá, số đôi gân chính. - Dựa vào cơ quan sinh thực: chủ yếu dựa vào hàm lượng Tanin. Mỗi giống đều có hàm lượng Tanin biến động trong một phạm vi nhất định. 2.1.2.2. Phân loại Vị trí của cây chè trong hệ thống phân loại như sau: (Giucopski – 1940 – 1964). Ngành Hạt kín Angiospermae Lớp Hai lá mầm Dicotyledoneac Bộ Chè Theales Họ Chè Theaceac Chi Chè Camelli (thea) Loài Camellia (thea) Sinensis Tên khoa học của cây chè được nhiều người công nhận là Camelli sinensis (L).O.Kuntze có tên đồng nghĩa là Thea Sinesis (L). Cây chè còn được chia thành nhiều thứ chè khác nhau (Varitax) dựa vào đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa, tính chống chịu… có nhiều cách phân loại nhưng bảng phân loại của Cohen stuart – 1919 được nhiều người công nhận nhất (Theo Nguyễn Ngọc Kính – 1979, Đỗ Ngọc Quỹ - 1980). 5 6 Cohen stuart đã chia Camellia Sinensis thea làm 4 thứ chính: 1- Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia Sinensis var: bohea). Đặc điểm: Thân bụi, thân thấp, phân chia cành nhiều, lá nhỏ, xanh đậm, có 6-7 đôi gân chính, ra hoa nhiều, phân bố ở các vùng Đông Đông Nam – Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam có ở vùng Lạng Sơn, Phú Hộ. 2- Che Trung Quốc lá to (Camellia Sinesis var. Maxrophylla). Đặc điểm: Thân gỗ nhỏ, cao khoảng 5m, lá to trung bình, chiều dài từ 12-15 cm, rồng 5-7cm lá màu xanh, có 8-9 đôi gân chính. Phân bố rộng rãi ở tất cả các vùng chè của Trung Quốc. Ở Việt Nam có ở các tỉnh vùng núi phía Bắc (chè trung du). 3- Chè Shan (Camellia Sinensis var.Shan). Đặc điểm: cây thân gỗ cao tới 10m, lá to dài 15-18cm, màu xanh nhạt, có 10 đôi gân chính. Nguyên Sản là vùng Vân Nam – Trung Quốc. Ở Việt Nam chè Shan có nhiều ở vùng Tây Bắc Tây Nguyên (Lâm Đồng). 4- Chè Ấn Độ (Camellia Sinensis var. Assamica). Đặc điểm: Thân gỗ cao, to (17m), là to dài từ 20-30cm, lá có màu xanh, từ 12 – 15 đôi gân chính. Chè được trồng nhiều ở Ấn Độ, Mianma, Vân Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam che Ấn Độ được trồng nhiều ở Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Tiêu biểu là giống chè PH1 cho năng suất cao nhất ở Việt Nam. 2.1.3. Phân bố của cây chè Sự phân bố của cây chè phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu. Các kết quả nghiên cứu đều đi đến một kết luận chung là: Vùng khí hậu nhiệt đới là thích hợp cho cây chè. Tuy nhiên do trình độ KH – KT ngày càng phát triển đã lai tạo, chọn lọc ra nhiều giống chè khác nhau được trồng rộng rãi trên 58 nước khác nhau trên thế giới. Theo PGS. Đỗ Ngọc Quỹ thì hiện nay chè được phân bố khá rộng từ 42 0 vĩ Bắc Pochi (Liên Xô cũ) đến 27 0 Nam Coriente (Achentina). Sự phân bố của cây chè theo điều kiện đất đai địa hình cũng có sự khác nhau. Đất trồng chè tốt phải có phản ứng chua, nhiều mùn, thoát nước tốt có độ dốc thoải. Ảnh hưởng của độ cao đã hình thành nên các vùng chè với những giống chè khác nhau chất lượng cũng khác nhau. Các nhà khoa 6 7 học đều cho rằng: chè trồng ở những vùng có độ cao lớn so với mặt nước biển thường có chất lượng tốt hơn so với chè trồngvùng thấp: Chè trồng Hoàng Sơn (An Huy – Trung Quốc), vùng Dacjilling (Ấn Độ) có độ cao lớn so với mặt nước biển, có chất lượng nổi tiếng thế giới. Ở Việt Nam chè chất lượng cao thường được trồngvùng núi cao như Hà Giang, Mộc Châu – Sơn La, Nghĩa Lộ - Yên Bái. Về điều kiện khí hậu, chè sinh trưởng tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 15 0 20 0 C, tổng nhiệt độ hàng năm vào khoảng 8.000, lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 – 2.000mm, độ ẩm đất 70-80%. Tuy nhiên với khả năng thích nghi rộng cùng với sự tiến bộ của KH – KT hiện nay chè được trồng ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt hơn. 2.2. Tình hình sản xuất nghiên cứu chè trên thế giới 2.2.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ chè trên thế giới Chè là thứ nước uống lý tưởng, thông dụng phổ biến trên toàn thế giới, có sản phẩm chế biến đa dạng, thị trường tiêu thụ rộng rãi giá trị kinh tế cao. Ngoài việc dùng chè để thỏa mãn nhu cầu giải khát, dinh dưỡng thì ở nhiều nước chè đã được nâng lên tầm văn hóa với những nghi thức trang trọng thanh tao của trà đạo. Hiện nay hàng tỷ người dùng hcef làm thứ nước uống hàng ngày. Cách đây trên 4000 năm Trung Quốc là nước phát hiện sử dụng chè sớm nhất thế giới. Sau đó chè được phát triển rất nhanh, cho tới nay chè được trồng ở trên 58 nước khắp châu lục, phân bố từ 30 0 tuyến Nam đến 45 0 tuyến Bắc, tập trung chủ yếu ở Châu Á Châu Phi. Năm 1995 tác giả Chen – Zong – Mao (Trung Quốc) đã nghiên cứu đưa ra nhận định về tình hình phát triển của cây chè (Diện tích, năng suất, sản lượng) trên thế giới tính đến năm 1994 những năm tiếp sau. - Về diện tích: diện tích chè trên thế giới trong vòng 15 năm qua ổn định ở mức 2,45 triệu ha trong đó Châu Á có khoảng 20 nước (chiếm 86,7%) Châu Phi có 21 nước (chiếm 8,04%) còn lại là Châu Âu, Châu Mỹ Châu Đại Dương gồm 17 nước (chiếm 3,26%). Nước có diện tích lớn nhất là Trung Quốc đạt 1134,6 nghìn ha. 7 8 - Về năng suất: với sự tiến bộ của KH – KT việc áp dụng vào trong sản xuất chè làm cho năng suất ngày càng tăng cao, từ năm 1984 – 1994 năng suất trung bình đạt 1160kg chè khô/ha, khu vực Châu Á tuy có diện tích lớn nhưng năng suât bình quân chỉ đạt 1083kg chè khô/ha (năm 1994) trong khi đó một số quốc gia có năng suất cao nhất trên thế giới đạt khoảng 2000kg chè khô/ha như: Kenya, Bolyvia, Srilanca. - Về sản lượng: trong khoảng 30 năm trở lại đây sản lượng chè trên thế giới liên tục tăng, năm 1974 đạt 1602 nghìn tấn/năm đến năm 1994 sản lượng đã tăng lên 2478 nghìn tấn/năm trong đó sản lượng tập trung chủ yếu ở Châu Á (chiếm 83,2%) Châu Phi (chiếm 14,4%). Sản lượng chè trên thế giới từ năm 1990 – 1994 tăng trung bình 2,55% mỗi năm. Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của thế giới năm 2005 – 2009 Số TT Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1 2005 2689,5 13,479 3625,5 2 2006 2740,0 13,388 3668,5 3 2007 2906,4 13,584 3948,1 4 2008 2909,4 13,376 3892,5 5 2009 3014,9 13,101 3950,1 (Theo nguồn FAO năm 2011) Qua bảng số liệu trên ta thấy diện tích qua các năm trên thế giới đều tăng lên, còn năng suất lên xuống thất thường, sản lượng có tăng lên nhưng có năm sản lượng cũng giảm xuống. Diện tích năm 2005 đạt 2689,5 đến năm 2006 diện tích là 2740,0ha tăng len 50,5ha, năm 2007 diện tích là 2906,4ha tăng lên 166,4ha so với năm 2006, năm 2008 diện tích trồng chè là 2909,9ha tăng len 3,5ha, năm 2009 diện tích chè là 3014,9ha tăng lên 105ha chè. Trong năm năm gần đây diện tích trồng chè trên thế giới tăng nhanh nhất là năm 2007 với diện tích là 166,4ha. Năm 2008 diện tích là thấp nhất. Năng suất chè năm 2005 đạt 13,479 tạ/ha đến năm 2007 năng suất chè là 13,388 tạ/ha giảm xuống 0,0091 tạ/ha. Năm 2007 năng suất chè đạt 13,584 8 9 tạ/ha cao hơn năm 2006 là 0,196 tạ/ha, năm 2008 năng suất là 13,376 ta/ha giảm xuống hơn năm 2007 là 0,208 tạ/ha, đến năm 2009 năng suất là 13,101 tạ/ha so với năm trước là có giảm xuống, năm 2007 sản lượng tăng cao nhất 196 ta/ha, còn lại là đều giảm. Sản lượng qua các năm đều tăng, có năm 2008 là giảm, cụ thể là năm 2005 sản lượng đạt 3625,5 nghìn tấn đến năm 2006 là 3668,5 nghìn tấn tăng lên được 43,0 nghìn tấn, năm 2007 đạt 3948,1 nghìn tấn so với năm trước là có tăng lên được 279,6 nghìn tấn, năm 2008 sản lượng chè đạt 3892,5 nghìn tấn so với năm 2007 là có giảm xuống 55,6 nghìn tấn, năm 2009 đạt 3950,1 nghìn tấn có tăng lên hơn so với năm 2008 là 57,6 nghìn tấn. Ta thấy trong 5 năm thì có năm 2007 là sản lượng chè đạt cao nhất trên thế giới năm 2008 sản lượng không tăng mà còn giảm xuống. - Về thị trường: đối với các nước trồng chế biến chè, thị trường tính quyết định đến sự tồn tại phát triển của nghành chè mỗi nước. Thị trường chè trên thế giới chủ yếu là các lhu vự trung cận đông, Châu Âu, Châu Mỹ Châu Á. Trung cận đông là một thị trường chè lớn vì đó là khu vực đạo hồi, người theo đạo hồi không uống rượu, ít uống cafe, chè thức uống được ưa chuộng. Theo thống kê gần đây cho thấy các nước nhập khẩu chính vẫn thuộc những quốc gia trồng hoặc ít trồng chè như: Vùng Trung Đông, Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Âu… các nước xuất khẩu chè chính vẫn là những nước có diện tích, sản lượng chè lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Việt Nam… Hiện nay trên thế giới có nhiều biến động tình hình an ninh chính trị như các cuộc khủng bố ngày càng gia tăng, đặc biệt là các cuộc chiến tranh ở Irăc làm ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu. Giá cả một số nông sản nói chung sản phẩm chè nói riêng có dự biến động ảnh hưởng không tốt tới sản xuất. Như vậy qua tìm hiểu một số nét cơ bản về tình hình sản xuất chè trên thế giới ta thấy diện tích của cây chè qua nhiều thập niên tăng nhanh cho tới nay có xu hướng giảm dần ở một số nước. Thế nhưng do tiến bộ về KH – KT đã tạo ra nột số giống chè mới có năng suất sản lượng cao, cộng với tiến bộ trong kỹ thuật thâm canh mà sản lượng chè thế giới vẫn không ngừng tăng 9 10 lên. Đặc biệt hiện nay vấn đề sản xuất chè hữu cơ (chè sạch) đang là một lĩnh vực được thị trường giới khoa học quan tâm nghiên cứu. Đây sẽ là hướng đi mới tạo ra một bước ngoặt lớn trong sản xuất tiêu thu chè trên toàn cầu. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới 2.2.2.1. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây chè * Những nghiên cứu về chu kỳ phát triển cá thể cây chè của các nhà khoa học cho thấy: Cây chè có 2 chu kỳ phát triển (chu kỳ phát dục) đó là chu kỳ phát triển lớn chu kỳ phát triển nhỏ. + Chu kỳ phát triển lớn hay gọi là chu kỳ phát dục cá thể của cây chè bao gồm: cả đời sống của cây chè, kể từ khi tế bào trứng được thụ tinh bắt đầu phân chia cho đến khi cây già cỗi chết. Theo tác giả Trung Quốc thì chu kỳ lớn của cây chè được chia làm 5 giai đoạn: - Giai đoạn phôi thai (giai đoạn hạt giống) được tính từ khi tế bào trứng thụ tinh bắt đầu phân chia, hình thành hạt cho tới khi chín. - Giai đoạn cây con: được tính từ khi hạt chè nảy mầm cho đến khi cây chè ra hoa, kết quả lần đầu. Giai đoạn này kéo dài 1 – 2 năm. - Giai đoạn cây non: được tính từ khi cây chè ra hoa, kết quả lần đầu tiên đến khi cây chè định hình (có bộ khung tán ổn định). Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 - 3 năm. - Giai đoạn chè lớn: Được tính từ khi cây chè có bộ tán ổn định bước vào giai đoạn kinh doanh, thu hoạch búp đến khi có biểu hiện thay tán mới. Giai đoạn này thường kéo dài từ 30 – 40 năm hoặc lâu hơn. - Giai đoạn gài cỗi: Tính từ khi nương chè có biểu hiện thay tán đến khi nương chè già chết. + Chu kỳ phát triển nhỏ (chu kỳ phát triển hàng năm) được tính từ khi mầm chè bắt đầu phân hóa sau đốn cho đến khi mầm chè ngừng sinh trưởng vào cuối năm. Chu kỳ phát triển hàng năm bao gồm 2 quá trình phát triển song song đó là sinh trưởng sinh dưỡng sinh trưởng sinh thực. - Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng: Quá trình này bao gồm sinh trưởng búp, sinh trưởng cành sinh trưởng rễ. - Quá trình sinh trưởng sinh thực: là quá trình hình thành trồi hoa, nở hoa, thụ phấn kết hạt. 10 [...]... kinh tế - xã hội các tài liệu liên quan tại các cơ quan chức năng nơi nghiên cứu - Tình hình sinh trưởng, phát triển của giống chè Kim Tuyên được trồng tại vùng chè đặc sản Thái Nguyên + Công Thức 1: vùng chè Đại Từ + Công Thức 2: vùng chè Sông Cầu + Công Thức 3: xã Phúc Xuân + Phương pháp theo dõi: định cây đồng đều trên vườn trồng sẵn của nông dân Mỗi điểm chọn 90 cây chia làm ba lần nhắc lại đinh... 2009 Chè Kim Tuyên - Nguồn gốc: Nhập nội từ Đài Loan Được công nhận giống tạm thời năm 2003, công nhận giống cây trồng mới năm 2008 Đây là giống mang mã số 12 của Đài Loan được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính giữa mẹ là Ôlong lá to của địa phương bố là giống Raiburi của Ấn Độ vào năm 1975 Nhập nội vào Việt Nam năm 1994, trồng ở các vùng chè có điều kiện sản xuất chè olong - Đặc điểm: + Hình thái: ... trong mỗi đợt sinh trưởng, lượng chè thu hoạch ở 3 đợt sinh trươnhr chính (III, IV, V) chiếm tới 60,79% tổng sản lượng chè cả năm 2.4 Kỹ thuật trồng chè 2.4.1 Đặc điểm chung của kỹ thuật trồng chè Chè là cây công nghiệp dài ngày, có nhiệm kỳ kinh tế dài được trồng chủ yếu ở vùng trung du miền núi, trên đất có độ dốc Do vậy kỹ thuật trồng chè có những đặc điểm cơ bản cần được chú ý như: - Chè là cây công... nhận giống cây trồng mới năm 2008 Đây là giống mang mã số 12 của Đài Loan được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính giữa cây mẹ là Ô Long lá to của địa phương bố là giống Raiburi của Ấn Độ năm 1975 nhập nội vào Việt Nam năm 1994, trồng ở các vùng chè có điều kiện sản xuất chè Ô Long - Đặc điểm: + Hình thái: dạng thân bụi, cành phát triển hướng lên phía trên, mật độ cành dày, lá bầu dục màu xanh vàng... kết quả của các giống chè chọn lọc làm bố mẹ có những ứu điểm về năng suất chất lượng Đến năm 1989 đã chọn lọc ra được 4 dòng chè lai là: LDP1, LDP2, TĐ, LCT1 Đặc biệt là hai dòng chè LDP1 LDP2 có nhiều ưu điểm về năng suất chất lượng 2.3.2.2 Những kết quả nghiên cứu về sinh trưởng sinh dưỡng Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979) cho rằng búp chè hoạt động sinh trưởng theo một quy luật nhất định hình... năm sau c Giống TRI 777: Cho năng suất trung bình nhưng chất lượng khá đặc biệt đó là có hương thơm ngát có thể chế biến được chè xanh Khi trồng cần lưu ý luôn đảm bảo mật độ, độ ẩm không khí hệ thống che bóng đầy đủ 31 31 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài giống chè Kim Tuyên được trồng vùng chè đặc sản Thái Nguyên năm... thành các đợt sinh trưởng theo thứ tự thời gian 18 18 Theo tác giả Nguyễn Ngọc Kính Trần Thị Lư kết luận: Trong một năm nếu để chè sinh trưởng tự nhiên thì cây chè có 3 – 5 đợt sinh trưởng Nếu đốn hái búp chè liên tục thì có 6 – 7 đợt sinh trưởng, thời gian hình thành một đợt sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào giống chè, tuổi cây, chế độ canh tác, khí hậu… Theo Nguyễn Ngọc Kính Nguyễn Văn... quy mô như: Vùng chè đồng bằng, vùng đồi ven biển, vùng châu thổ sông hồng, vùng miền núi phía Bắc Tây Nguyên Hiện nay Việt Nam đã có những bước tiến dài trong sản xuất chè, nằm trong tốp những nước dẫn đầu về diện tích, sản lượng chè Tuy nhiên ở Việt Nam sản xuất chè mới thực sự bắt đầu từ năm 1925 2.3.1.1 Lịch sử phát triển nghành chè Việt Nam Lịch sử phát triển nghành chè Việt Nam được chia thành... cứu về giống chè trên thế giới của các nhà khoa học đã được tiến hành từ rất sớm Ở Trung Quốc ngay từ thời nhà Tống đã chọn lọc ra được ra được 7 giống chè theo phương pháp cá thể Điển hình như các giống chè Thủy Tiên, Đại Bạch Trà, Thiết Quan Âm là những giống chè chiết cành do nhân dân tạo ra Năm 1956, Trần Khôn Dũ đã đưa ra phương pháp chọn giống 100 điểm đối với cây ăn quả Phương pháp này đã được. .. bóng này được trồng trước hoặc sau khi trồng chè, trung bình cứ 3 – 5m trồng 1 cây Cây che bóng thích hợp trồng trong chè là cây muồng lá nhọn có tán tròn, độ cao phù hợp, rụng lá mùa đông, cứ 5 – 10 hàng chè trồng một hàng cây che bóng, khoảng cách giữa hai cây là 5 – 10m theo nanh sấu 2.6 Các giống chè mới chọn lọc a Chè Kim Tuyên: - Nguồn gốc: Được nhập nội từ Đài Loan, được công nhận giống tạm . phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiên hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống chè Kim Tuyên được trồng tại vùng chè Phúc Xuân, Sông Cầu, Đại Từ - Thái. Đại Từ - Thái Nguyên 1.2. Mục đích của đề tài - Nghiên cứu, đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của giống chè Kim Tuyên tại vùng chè xã Phúc Xuân, Sông Cầu, Đại Từ - Thái Nguyên nhằm 2 3 góp. trình trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến giống chè Kim Tuyên tại vùng chè xã Phúc Xuân, Sông Cầu, Đại Từ - Thái Nguyên. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Theo dõi đặc điểm sinh trưởng phát triển của giống

Ngày đăng: 16/05/2014, 21:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan