bài tập cá nhân công pháp

4 610 1
bài tập cá nhân công pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề bài 1 TH1: Năm 1970, quốc gia A gửi cho quốc gia B văn bản đề nghị xác định biên giới trên biển giữa quốc gia B và vùng lãnh thổ thuộc địa C mà quốc gia A đang khai thác và đại diện trong quan hệ quốc tế. Trong thư đó, quốc gia A nêu rõ nguyên tắc, cách thức phân định và có bản đồ phân định đính kèm. Trong thư trả lời, quốc gia B bày tỏ quan điểm đồng ý với đề nghị của quốc gia A. Tuy nhiên, tranh chấp liên quan đến biên giới trên biển lại nảy sinh sau khi C trở thành quốc gia độc lập, có chủ quyền. Quốc gia C cho rằng: thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và B không phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên. Hơn nữa, với tư cách là quốc gia mới ra đời sau cách mạng giải phóng dân tộc, quốc gia C không phải kế thừa tất cả các điều ước quốc tế mà quốc gia A đã đại diện ký kết. Hãy cho biết: - Thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và B có phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên hay không? Tại sao? - Quốc gia C có nghĩa vụ phải kế thừa tất cả các thỏa thuận quốc tế mà quốc gia A đã đại diện ký kết, trong đó có thỏa thuận xác định biên giới trên biển, hay không? Tại sao?  

Đề bài 1 TH1: Năm 1970, quốc gia A gửi cho quốc gia B văn bản đề nghị xác định biên giới trên biển giữa quốc gia B và vùng lãnh thổ thuộc địa C mà quốc gia A đang khai thác và đại diện trong quan hệ quốc tế. Trong thư đó, quốc gia A nêu rõ nguyên tắc, cách thức phân định và có bản đồ phân định đính kèm. Trong thư trả lời, quốc gia B bày tỏ quan điểm đồng ý với đề nghị của quốc gia A. Tuy nhiên, tranh chấp liên quan đến biên giới trên biển lại nảy sinh sau khi C trở thành quốc gia độc lập, có chủ quyền. Quốc gia C cho rằng: thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và B không phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên. Hơn nữa, với tư cách là quốc gia mới ra đời sau cách mạng giải phóng dân tộc, quốc gia C không phải kế thừa tất cả các điều ước quốc tế mà quốc gia A đã đại diện ký kết. Hãy cho biết: - Thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và B có phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên hay không? Tại sao? - Quốc gia C có nghĩa vụ phải kế thừa tất cả các thỏa thuận quốc tế mà quốc gia A đã đại diện ký kết, trong đó có thỏa thuận xác định biên giới trên biển, hay không? Tại sao? Bài tập nhân 1 môn Luật quốc tế Page 1 1. Thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và B có phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên hay không? Tại sao? Theo điều 2, công ước viên 1969, thì: “Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì.” Ta thấy, thỏa thuận giữa A và B trong trường hợp này được coi là điều ước quốc tế vì nó thỏa mãn các dấu hiệu về đặc trưng của điều ước: - Chủ thể ký kết điều ước quốc tế là quốc gia A và quốc gia B - đều là chủ thể cơ bản của luật quốc tế; theo Điều 6 Công ước Viên 1969 quy định : " Mọi quốc gia đều có tư cách để ký kết các điều ước.” - Hình thức điều ước quốc tế: Trong tình huống này là văn bản, vì theo đề bài đã nói rõ là quốc gia A gửi cho quốc gia B thư đề nghị xác định biên giới giữa quốc gia B với vùng lãnh thổ thuộc địa C mà quốc gia A đang khai thác và đại diện trong quan hệ quốc tế.Trong thư trả lời,quốc gia B bày tỏ quan điểm đồng ý với lời đề nghị của quốc gia A.Rõ ràng việc thỏa thuận giữa quốc gia A và quốc gia B là thỏa thuận bằng văn bản phù hợp với việc Công ước Viên chỉ điều chỉnh việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế thành văn giữa các quốc gia -Bản chất của điều ước quốc tế là sự thỏa thuận tự nguyện của các bên tham gia ký kết. Ta thấy, việc thỏa thuận giữa quốc gia A và quốc gia B là hoàn toàn tự nguyện vì trong thư gửi, quốc gia A đã bày tỏ rõ ràng lời đề nghị của mình với quốc gia B và quốc gia B cũng đã bày tỏ quan điểm đồng ý của mình. Như vậy, hai quốc gia đã đạt được sự thỏa thuận. Bài tập nhân 1 môn Luật quốc tế Page 2 Do vậy, thỏa thuận giữa quốc gia A và quốc gia B trong tình huống nêu trên là điều ước quốc tế và có giá trị ràng buộc giữa các bên. 2. Quốc gia C có nghĩa vụ phải kế thừa tất cả các thỏa thuận quốc tế mà quốc gia A đã đại diện ký kết, trong đó có thỏa thuận xác định biên giới trên biển, hay không? Tại sao? Điều 34, công ước viên 1969 quy định: “ Mọi điều ước không tạo ra nghĩa vụ hay quyền hạn cho một quốc gia thứ ba, nếu không có sự đồng ý của quốc gia đó.” Vì vậy, về nguyên tắc, quốc gia C không tham gia vào quá trình thỏa thuận này nên không chịu sự ràng buộc, đồng thời không phải kế thừa các thỏa thuận quốc tế mà quốc gia A đã đại diện ký kết. Nhưng điều ước quốc tế vẫn có thể phát sinh hiệu lực đối với quốc gia C trong trường hợp điều ước tạo ra hoàn cảnh khách quan , trong trường hợp này thì đó là điều ước về phân định biên giới giữa lãnh thổ quốc gia A và lãnh thổ quốc gia B. Khoản 2, Điều 62, công ước viên 1969 quy định: “ Một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh không thể được nêu lên làm lý do để chấm dứt hoặc để rút khỏi một điều ước nếu là một điều ước quy định một đường biên giới.” Đồng thời, cũng xuất phát từ nguyên tắc pacta sunt servanda và Rebus sic stantibus của luật quốc tế của các hiệp định về biên giới lãnh thổ đòi hỏi các quốc gia kế thừa phải có nghĩa vụ tôn trọng các hiệp ước về biên giới lãnh thổ do các quốc gia đã thoản thuận phân định. Như vậy, trong tình huống trên thì điều ước quốc tế giữa quốc gia A và quốc gia B là một điều ước liên quan đến việc xác lập biên giới quốc gia nên quốc gia C phải kế thừa, thưc hiện điều ước mà quốc gia A đã đại diện ký mà không được viện dẫn sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh đề từ chối thực hiện điều ước. Bài tập nhân 1 môn Luật quốc tế Page 3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ths.Nguyễn Thị Kim Ngân – Ths.Chu Mạnh Hùng ( đồng chủ biên, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Giáo dục Việt nam; 2 Ts.Trần Văn Thắng – Ths.Lê Mai Anh ( đồng chủ biên, Luật quốc tế- Lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà nội, 2001; 3 Luật điều ước quốc tế - Lê Văn Hường, Khổng Văn Hà, Nxb Tư pháp, Hà Nội; 4 Công ước viên 1969 về ký kết điều ước giữa các quốc gia. Bài tập nhân 1 môn Luật quốc tế Page 4 . điều ước quốc tế - Lê Văn Hường, Khổng Văn Hà, Nxb Tư pháp, Hà Nội; 4 Công ước viên 1969 về ký kết điều ước giữa các quốc gia. Bài tập cá nhân 1 môn Luật quốc tế Page 4 . thỏa thuận. Bài tập cá nhân 1 môn Luật quốc tế Page 2 Do vậy, thỏa thuận giữa quốc gia A và quốc gia B trong tình huống nêu trên là điều ước quốc tế và có giá trị ràng buộc giữa các bên. 2. Quốc. không? Tại sao? Bài tập cá nhân 1 môn Luật quốc tế Page 1 1. Thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và B có phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên hay không?

Ngày đăng: 16/05/2014, 06:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan