Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại hạt kiểm lâm huyện tràng định tỉnh lạng sơn

43 2.8K 9
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại hạt kiểm lâm huyện tràng định   tỉnh lạng sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu Khóa Luận tốt nghiệp cho các bạn học Lâm Nghiệp rất hay !

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TƯ CỤM TỪ VIẾT TẮT Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn VLVH : Vừa học vừa làm FAO : Tổ chức nông lương thực UNDP : Chương trình phát triển liên hợp quốc USD : Tiền đô la của Mỹ UBND : Ủy ban nhân dân HDND : Hội đồng nhân dân PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng BVR : Bảo vệ rừng CHDCND : Công hòa dân chủ nhân dân NĐ : Nghị định DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH 2 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừngtài nguyên vô cùng quí giá, là một bộ phận của môi trường sống, rừng gắn liền với đời sống của các đồng bào các dân tộc miền núi. Rừng không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn lao trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, điều hòa khí hậu, phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, ngăn chặn sự hoang mạc hóa, chống sói mòn, lở đất, ngăn ngừa lũ lụt, đặc biệt đối với huyện Tràng Định rừng còn có ý nghĩa đảm bảo an ninh quốc phòng đồng thời tạo cảnh quan đẹp phục vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Theo “Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006 - 2020” của Bộ NN & PTNT, 2007 [1] ở Việt Nam hiện nay đã vượt qua được thời kỳ suy thoái diện tích rừng. Diện tích rừng tăng từ 9,3 triệu ha năm 1995 lên 11,31triệu ha năm 2000 12,61 triệu ha năm 2005 (bình quân tăng khoảng 0,3 triệu ha/năm). Diện tích trồng mới tăng từ 5.000 ha/năm lên 20.000ha/năm, diện tích rừng tự nhiên cũng được khoanh nuôi bảo vệ phục hồi nhanh, đã làm tăng đáng kể năng lực phòng hộ bảo tồn đa dạng sinh học của rừng. Do vậy những năm gần đây, công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) được Đảng nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo ban hành nhiều căn bản pháp qui, quy định cụ thể về công tác quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt công tác PCCCR, vì cháy rừng là một thảm họa, thiêu hủy toàn bộ lớp thảm thực vật rừng, làm mất tính đa dạng sinh học của rừng, gây thiệt hại lớn về kinh tế xã hội môi trường sinh thái, làm mất nơi trú ngụ của các động vật hoang dã, cháy rừng thậm chí đe dọa tính mạng con người, thiêu trụi làng bản, nhà cửa, ruộng vườn của nhân dân. Cháy rừng là một thảm họa thường xuyên xảy ra ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt nam gây nên những tổn thất to lớn về tài nguyên, của cải, môi trường cả tính mạng con người. Vì vậy phòng cháy chữa cháy rừng là một nội dung quan trọng của công tác quản lý bảo vệ rừng môi trường. Tính riêng ở Việt Nam theo con số đã thống kê cháy rừng đã thiêu hủy hàng nghìn ha rừng trong mỗi năm. Đặc biệt trong năm 2002 cháy rừng ở 2 3 Kiên Giang đã thiêu hủy trên 4000 ha rừng tràm ngập mặn. Năm 2008 số vụ cháy rừng là 282 vụ với tổng diện tích rừng bị cháy là 1549,74 ha trong đó diện tích rừng tự nhiên là 61,37 ha, rừng trồng là 1488,37 ha.[ Báo cáo tình hình cháy rừng, Cục kiểm lâm - BNN&PTNT - 2001] Tràng Định là một huyện vùng cao, rừng đất rừng chiếm 91,3% tổng diện tích tự nhiên. Hàng năm, trên địa bàn huyện vẫn xảy ra tình trạng khai thác rừng trái phép, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật nhiều vụ cháy rừng sảy ra, thiêu trụi hàng chục hecta rừng trồng của bà con, hàng chục hecta trảng cỏ cây bụi, khi bị cháy làm trơ lại toàn đồi núi khô cằn, cây bụi khó phục hồi. Do đó gây ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển rừng cũng như môi trường sinh thái, cảnh quan du lịch của huyện. Theo số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm Tràng Định (tính từ năm 2000- 2010) tổng số vụ cháy rừng là 32 vụ thiệt hại gây nên 7.5 hecta rừng trồng, 17,4 hecta rừng vầu thuần loài, gần 100 hecta rừng IA, IB chủ yếu là cây bụi, lau lách, giàng giàng có xen kẽ một số cây gỗ nhỏ. Xuất phát từ những lí do trên, nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương, phát triển bền vững tài nguyên rừng, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước sự nghiệp lâm nghiệp quốc gia, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại Hạt kiểm lâm Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn”. 1.2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ 1.2.1. Điều kiện của bản thân Là một sinh viên đang học tập tại lớp VLVH - k8 Đông Anh - Hà Nội, qua quá trình học tập rèn luyện, được sự chỉ bảo của thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, cũng như “học ở trường, học sách vở, học bạn bè, học lẫn nhau” tôi đã tích lũy cho mình được vốn kiến thức cần thiết. Được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi được thực hiện đề tài thực tập tốt nghiệp tại hạt Kiểm lâm huyện Tràng Định, tỉnh Lạng sơn. Sau đợt TTTN viết chuyên đề nghiên cứu sẽ giúp tôi được làm uqen với công tác nghiên cứu khoa học, củng cố thêm kiến thức thực tế, 3 4 1.2.2. Điều kiện của cơ sở, địa phương nơi triển khai thực hiện chuyên đề 1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý Tràng Định nằm ở toạ độ địa lý 22°12'30'-22°18'30' vĩ Bắc 106°27'30'-106°30' kinh Đông. - Phía Bắc giáp huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng - Phía Đông - Đông Bắc giáp huyện Long Châu, Quảng Tây, Trung Quốc. - Phía Nam - Tây Nam giáp hai huyện Văn Lãng Bình Gia của tỉnh Lạng Sơn. - Phía Tây giáp huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn. Tràng Địnhhuyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 67 km theo đường quốc lộ 4A. Nằm giữa thung lũng bên bờ sông Bắc Khê, thị trấn Thất Khê là đầu mối của các tuyến giao thông sang Trung Quốc, lên Cao Bằng, nối với đường 1B từ huyện Bình Gia đi tỉnh Thái Nguyên, đường quốc lộ 3B nối với tỉnh Bắc Kạn đường về thành phố Lạng Sơn. Tràng Định có 3 con sông 7 con suối có tổng chiều dài 1.020 km được phân bổ khá đồng đều khắp địa bàn huyện vừa tạo cho cảnh quan nơi đây thêm thơ mộng,hữu tình vừa tạo nên những vùng đất màu m‚, phì nhiêu hệ thống tưới tiêu vô cùng thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Huyện Tràng Định có cửa khẩu Bình Nghi cặp chợ biên giới Nà Nưa thuận tiện cho việc giao lưu,trao đổi buôn bán qua 2 huyện láng giềng là Long châu,Bằng tường thuộc khu tự tri dân tộc Choang,Quảng tây Trung quốc, có nhiều tuyến đường bộ đường sông thông thương với Trung Quốc. Tràng Định cũng như toàn tỉnh Lạng Sơn, nằm trọn trong lòng máng trũng nối Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với Việt Nam các nước ASEAN, từ trung tâm huyện lỵ Tràng Định đến Thủ đô Hà Nội chỉ có trên 220 km (khoảng 4 giờ đi ô tô) đến thành phố Nam Ninh, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc trên 270 km (khoảng 4,5 giờ đi ô tô). Vị trí địa lý là một thế mạnh nổi bật của Tràng Định, thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, dịch vụ với Trung Quốc thúc đẩy các hoạt động thương mại - du lịch trên địa bàn huyện. 4 5 Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn b) Địa hình, địa thế Địa hình chia cắt mạnh, có nhiều núi cao, xen kẽ là các thung lũng hẹp ven sông, suối lân lũng núi đá vôi. Độ cao phổ biến là 200 - 500m, có các đỉnh cao 820,636,675 tập trung ở các xã biên giới, có độ dốc trung bình 25-30 0 . Dạng địa hình núi đất là phổ biến, có độ dốc trên 25-30 0 chiếm trên 42% diện tích, thích hợp cho trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên một số nơi thấp có thể phát triển cây ăn quả, trồng cây hồi. Dạng địa hình núi đá chủ yếu ở xã Quốc Khánh, Tri Phương, Chí Minh chiếm khoảng 10,7% diện tích tự nhiên. Các dải thung lũng hẹp, vùng cánh đồng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp chiếm trên 4% diện tích. c) Hệ thống sông suối - thủy văn Tràng Định có hệ thống sông suối đa dạng trong đó có 3 hệ thống sông chính chi phối nguồn nước mặt của tỉnh, đó là: sông Kỳ Cùng, sông Bắc Giang (sông Văn Mịch) sông Bắc Khê. 5 6 Trong 3 hệ thống sông nói trên thì hệ thống sông Kỳ Cùng là tuyến sông lớn nhất tỉnh Lạng Sơn, bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166 m, sông chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc qua Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn, Na Sầm đến Thất Khê sông uốn khúc chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam qua biên giới đổ vào đất Trung Quốc. Diện tích lưu vực 6.660 km2 với chiều dài dòng chính (tính đến biên giới Việt Trung) 243 km. Lòng sông Kỳ Cùng rất dốc, nhiều thác ghềnh lưu vực hẹp ngang, có nhiều sông suối nhỏ đổ vào, nên có tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa nhỏ kết hợp tích nước, điều tiết thuỷ lợi cho sản xuất. Tràng Định còn có 7 con suối lớn một mạng lưới khe rạch khá dày đặc, có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt nước tưới cho cây trồng, phát triển các công trình thủy lợi, thủy điện nhỏ phục vụ sản xuất đời sống. Hệ thống các hồ nước: Trên địa bàn huyện có 19 hồ nước lớn nhỏ với năng lực tưới thiết kế là 1.701,6 ha, các hồ nước chủ yếu là nguồn nước dự trữ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản phục vụ đời sống nhân dân. Tại huyện Tràng Định trữ lượng nước ngầm tuy không lớn nhưng chất lượng khá tốt, có một số điểm có thể khai thác nước để đóng chai làm nước uống với chất lượng cao, hiện đã có những đánh giá cơ bản về chất lượng nguồn nước nguồn nước ngầm. d) Thời tiết, khí hậu Theo thống kê của trạm khí tượng thủy văn huyện Tràng Định, số liệu quan chắc được thể hiện ở bảng sau: Huyện Tràng Định có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi. Hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa nóng, ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô lạnh, ít mưa, khô hanh rét kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. 6 7 Bảng 1.1: Khí hậu thủy văn huyện Tràng Định Tháng Nhiệt độ bình quân tháng ( 0 C) Độ ẩm bình quân tháng (T%) Lượng mưa bình quân tháng (T/mm) Tổng số giờ nắng trong tháng (h) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 15,6 17,7 20,0 21,6 26,6 27,6 28,4 27,0 26,5 22,5 18,0 15,5 83 75 78 85 84 82 80 86 86 81 82 84 1438 194 177 1966 2503 1703 2086 1660 2115 214 56 749 560 664 660 759 1131 1118 1949 1603 1581 1274 1310 785 TB 22,25 82,17 1.238,4 1.116,2 (Nguồn: Trạm khí hậu thủy văn của Huyện Tràng Định) Nhiệt độ trung bình năm 21,6 0 C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39 0 C, tối thấp tuyệt đối - 1,0 0 C. Độ ẩm không khí bình quân năm là 82-84%. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa trung bình năm là 1.155-1.600 mm. Lượng bốc hơi bình quân năm là 811 mm. Số giờ nắng trung bình năm là 1466 giờ. Số ngày có sương muối trong năm không đáng kể, chỉ 2 đến 3 ngày. Với nền nhiệt độ số giờ nắng trung bình trong năm như trên cũng rất thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ, bố trí cơ cấu các loại cây trồng, là điều kiện để phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới. Tuy nhiên khí hậu Tràng Định cũng tương đối khắc nghiệt, do nằm trong lòng máng trũng đón gió mùa đông bắc nên mùa đông thường lạnh khô, ảnh hưởng khá lớn đến sự sinh trưởng của các loại cây trồng. 7 8 đ) Thổ nhưỡng - đất đai - Đất đai: Đất đai được quy hoạch sử dụng như sau: Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Tràng Định (năm 2010) STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 99.962,41 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 95.307,45 95,34 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5.676,83 5.68 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4.858,58 1.1.1. 1 Đất trồng lúa LUA 3724,07 1.1.1. 2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 6.50 1.1.1. 3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.128,01 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 818,25 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 89.552,32 89,58 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 71.862,73 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 17.689.59 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 70,32 0,07 2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.669,94 2,67 2.1 Đất ở OTC 694,53 2.2 Đất chuyên dùng CDG 882,44 3 Đất chưa sử dụng CSD 1.985.02 1,98 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 43,71 3.2 Đất đá không có rừng cây NCS 1.941,31 (Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Tràng Định) 8 9 Qua bảng trên cho ta thấy tình hình sử dụng đất đai tại huyện Tràng Định: Tổng diện tích đất tự nhiên là 99.962,41 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 5.68% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp chiếm 89,58%, đất ở chiếm 0,69%, đất chuyên dùng chiếm 0,88%, còn lại là các loại đất khác. + Thổ như‚ng huyện Tràng Định như sau: - Đất đỏ vàng phát triển trên đá sét (F s ), chiếm trên 53,4 % diện tích đất tự nhiên. - Đất đỏ vàng phát triển trên đá mác maaxit (F a ) chiếm trên 28 % diện tích đất tự nhiên. - Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát (F a ) chiếm 3,4 % diện tích tự nhiên. - Đất phù sa sông suối (p y ) chiếm 1,2% diện tích tự nhiên. Còn lại là đất nâu đỏ trên đá vôi, đất phù sa được bồi, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, sông suối, núi đá… Diện tích đất có rừng huyện Tràng Định: 89.598,10 ha, chiếm 89,63% diện tích tự nhiên,trong đó đất rừng sản xuất có 71.908,51 ha, đất rừng phòng hộ là 17.689,59 ha. Sự phong phú về số lượng loài tính đa dạng sinh học của thục vật rừng trên địa bàn đã tạo cho Tràng Định có thế mạnh phát triển ngành du lịch sinh thái. Ngoài các cây có trong sách đỏ Việt Nam ra, Tràng Định cũng còn nhiều loài cây khác như Thông, Hồi,… các loài cây này đã được người dân địa phương trồng từ rất lâu đời. 1.2.2.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội Huyện Tràng Định có 22 xã, 1 thị trấn (Thị trấn Thất Khê), tổng dân số 60.039 người trong đó: Lao động chính: 31.761 người Lao động phụ: 24.956 người Tổng số hộ gia đình: 13.982 hộ chủ yếu là các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hmông, Hoa nằm rải rác khắp 22 xã, 1 thị trấn, trong đó: Dân tộc Tày: 27.378 người Dân tộc Nùng: 24.136 người Dân tộc Kinh: 3.542 người 9 10 Dân tộc Dao: 3.903 người Dân tộc Hmông: 859 người Dân tộc Hoa các dân tộc khác: 221 người Dân số phân bố không đều, sống chủ yếu quanh khu vực thị trấn. Huyện Tràng Định chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nghề rừng, sản xuất còn mang tính tự túc, năng suất trồng trọt chưa cao. Do mức thu nhập bình quân thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các thôn vùng sâu, vùng xa. Trình độ dân trí thấp, nhân thức hiểu biết về chính sách của Đảng pháp luật nhà nước chưa cao, đặc biệt là đối với công tác bảo vệ rừng phòng cháy chữa cháy rừng, một số hộ gia đình ở vùng cao đời sống chủ yếu chỉ dựa vào khai thác rừng phát triển rừng làm nương rẫy. + Lâm nghiệp Sản xuất lâm nghiệp cũng là một trong những thế mạnh đã đang được huyện quan tâm phát triển bằng các chương trình trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng. Tổng diện tích rừng trồng mới 2001 - 2010 là 15.933,67 ha. Nâng cao độ che phủ của rừng từ 48% năm 2001 lên 59% năm 2009 61% năm 2010. Để nâng cao giá trị kinh tế đất lâm nghiệp, huyện đã tập trung phát triển thành công một số loại cây đặc sản có giá trị xuất khẩu như cây hồi cây quế, cây thạch đen đem lại hiệu quả kinh tế cao. Riêng đối với cây Thạch đen của huyện hàng năm trồng duy trì ổn định 2000 ha năng suất 56 tạ/ha. Sản lượng bình quân hàng năm từ 10.000 - 15.000 tấn. giá trị thu nhập từ 150 - 180 tỷ đồng góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân các dân tộc huyện Tràng Định. + Nông nghiệp Tài nguyên nước phong phú, tài nguyên nước ngầm đủ cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, nước tưới cho các loại cây trồng, nước cho chăn nuôi gia súc, nước cho công nghiệp có tiềm năng cho nhiều công trình thuỷ điện vừa nhỏ. Tràng Định có cánh đồng Thất Khê là một trong những cánh đồng lớn của tỉnh Lạng Sơn với diện tích đất canh tác 1.361,6 ha thuộc địa bàn của 5 xã (Đại Đồng, Chi Lăng, Hùng Sơn, Đề Thám thị trấn Thất Khê). 10 [...]... xác định đối tượng nghiên cứu: - Cán bộ Kiểm lâm thuộc Hạt kiểm lâm Tràng Định tỉnh Lạng Sơn người dân tham gia công tác phòng cháy chữa cháy rừng - Toàn bộ diện tích rừng Hạt kiểm lâm Tràng Định quản lý có nguy cơ cháy cao 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu Chuyên đề nghiên cứu trong phạm vi địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn với việc phòng cháy chữa cháy rừng, ngăn chặn mọi hành vi vi phạm đến công tác. .. Chuyên đề nhằm các mục tiêu sau: - Đánh giá được thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại Hạt kiểm lâm huyện Tràng Định - Lạng Sơn - Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong những năm tiếp theo 1.4 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.4.1 Cơ sở khoa học 1.4.1.1 Cơ sở lý luận Để nghiên cứu sâu về công tác phòng cháy chữa cháy rừng cần... tác phòng cháy chữa cháy rừng 2.2 ĐỊA ĐIỂM THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Địa điểm nghiên cứu: Địa bàn quản lý của Hạt kiểm lâm huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn - Thời gian tiến hành chuyên đề từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 2 năm 2012 2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng cháy rừng tại huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn + Công tác tham mưu chỉ đạo + Công tác tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy rừng + Công. .. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng năm 2006 - 2010 - Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn - Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế việc cháy rừng tại huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện được một số nội dung đã nêu trên chuyên đề sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 24 24 2.4.1 Phương pháp. .. quản lý Quần áo bảo hộ Mũ bảo hộ Giầy vải Đèn 4 pin Đèn 2 pin kín nước Bàn dập lửa Máy phun nước Máy cưa xăng Máy cắt thực bì Máy định vị GPS Ống nhòm Địa bàn cầm tay Bộ Chiếc Đôi Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc 29 29 29 15 18 30 04 02 01 01 02 01 Hạt kiểm lâm Hạt kiểm lâm Hạt kiểm lâm Hạt kiểm lâm Hạt kiểm lâm Hạt kiểm lâm Hạt kiểm lâm Hạt kiểm lâm Hạt kiểm lâm Hạt kiểm lâm Hạt. .. chúng bảo vệ rừng ở các thôn, bản không hoạt động, ngại va chạm với các đối tượng lâm tặc do vậy công tác quản lý bảo vệ rừng từ gốc kém hiệu quả 3.3 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TẠI HẠT KIỂM LÂM TRÀNG ĐỊNH 3.3.1 Những thuận lợi Được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Nông nghiệp PTNT, Chi cục kiểm lâm, Huyện ủy - UBND Huyện Tràng Định đã phối... thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng 19 19 + Quyết định 1157/QĐ-TTg ngày 4 tháng 12 năm 2002 chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng của các chủ rừng các cấp chính quyền địa phương, tổ chức ứng cứu kịp thời khi cần thiết + Nghị định số 09/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 1 năm 2006 quy định về phòng cháy chữa cháy rừng 1.4.1.2 Cơ sở thực tiễn Hạt kiểm lâm. .. vệ rừng, PCCCR tại huyện Tràng Định Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của các ngành chức năng chính quyền cơ sở tuy đã triển khai nhưng chưa thực sự sâu rộng, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, ý thức phòng cháy chữa cháy rừng tại cơ sở một số chủ rừng chưa cao, một số nơi còn coi nhẹ công tác phòng cháy chữa cháy rừng 35 35 Công tác vệ sinh rừng của các chủ rừng, ... so sánh đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng qua các năm - Tổng hợp số liệu, viết chuyên đề 25 25 Phần 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN 3.1 TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG 3.1.1 Tổ chức công tác PCCCR từ Trung ương đến địa phương Công tác phòng cháy chữa cháy rừng công tác xã hội phức tạp đòi hỏi phải có sự quan tâm của các cấp, các ngành Đặc biệt muốn làm tốt công tác này... Nhưng Hạt Kiểm lâm vẫn dự trù xin đầu tư hỗ trợ thêm dụng cụ chữa cháy thủ công cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR ở các xã trọng điểm cháy của huyện 3.2.2.2 Thực trạng cháy rừng mức độ thiệt hại xảy ra ở Tràng Định Mặc dù công tác PCCCR được quan tâm, chỉ đạo sát sao từ phía Đảng Ủy, UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, Chi cục kiểm lâm tỉnh các cấp các ngành trong tỉnh đặc biệt ở huyện Tràng Định, . sau: - Đánh giá được thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại Hạt kiểm lâm huyện Tràng Định - Lạng Sơn. - Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phòng cháy. tôi tiến hành thực hiện đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại Hạt kiểm lâm Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn . 1.2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHUYÊN. định về phòng cháy chữa cháy rừng. 1.4.1.2. Cơ sở thực tiễn Hạt kiểm lâm Tràng Định phối kết hợp với các ban ngành chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong đó có công

Ngày đăng: 15/05/2014, 23:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần 1

  • MỞ ĐẦU

    • 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

      • 1.2.1. Điều kiện của bản thân

      • 1.2.2. Điều kiện của cơ sở, địa phương nơi triển khai thực hiện chuyên đề

        • 1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên

  • Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn

  • Bảng 1.1: Khí hậu thủy văn huyện Tràng Định

  • Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Tràng Định (năm 2010)

    • 1.2.2.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội

  • Hình 1.2. Một góc nhìn về cánh đồng Thất Khê - huyện Tràng Định

    • 1.3. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC KHI KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ

    • 1.4. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

      • 1.4.1. Cơ sở khoa học

        • 1.4.1.1. Cơ sở lý luận

        • 1.4.1.2. Cơ sở thực tiễn

      • 1.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam

        • 1.4.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

        • 1.4.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

  • Phần 2

  • ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

  • VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

      • 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

    • 2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

    • 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    • 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      • 2.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp

      • 2.4.2. Nội nghiệp

  • Phần 3

  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

    • 3.1. TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG

      • 3.1.1. Tổ chức công tác PCCCR từ Trung ương đến địa phương

  • Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công tác phòng cháy chữa cháy rừng

  • từ Trung ương đến các địa phương

    • 3.1.2. Công tác chỉ đạo PCCCR ở hạt Tràng Định 5 năm qua

    • 3.2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PCCCR Ở HẠT KIỂM LÂM TRÀNG ĐỊNH (2006 - 2010)

      • 3.2.1. Công tác tuyên truyền vận động PCCCR

  • Bảng 3.1. Kết quả công tác tuyên truyền PCCCR

  • của hạt kiểm lâm trong 5 năm (2006-2010)

    • 3.2.2. Kết quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng (từ 2006-2010)

      • 3.2.2.1. Thực trạng về trang thiết bị, máy móc và công cụ trong PCCCR ở hạt kiểm lâm Tràng Định (2006 - 2010)

  • Bảng 3.2. Các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng

    • 3.2.2.2. Thực trạng cháy rừng và mức độ thiệt hại xảy ra ở Tràng Định

    • 3.2.2.3. Một số nguyên nhân gây cháy

  • Bảng 3.3. Vật liệu cháy rừng ở huyện Tràng Định

    • 3.2.2.4. Phân vùng trọng điểm cháy

  • Bảng 3.4. Các xã vùng trọng điểm cháy rừng

    • 3.2.2.5. Những tồn tại trong bảo vệ rừng, PCCCR tại huyện Tràng Định

    • 3.3. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TẠI HẠT KIỂM LÂM TRÀNG ĐỊNH

      • 3.3.1. Những thuận lợi

      • 3.3.2. Những khó khăn

    • 3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TẠI HẠT KIỂM LÂM TRÀNG ĐỊNH

      • 3.4.1. Tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng

      • 3.4.2. Công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật PCCCR cho nhân dân

      • 3.4.3. Xây dựng đường băng cản lửa và chòi canh phát hiện lửa rừng

      • 3.4.4. Tu bổ hồ đập, sửa đường mòn, quản lý lửa rừng, đầu tư phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng

  • Phần 4

  • KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

    • 4.1. KẾT LUẬN

    • 4.2. TỒN TẠI

    • 4.2. KIẾN NGHỊ

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan