Cách làm văn nghị luận xã hội

7 3K 23
Cách làm văn nghị luận xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cách làm văn nghị luận xã hội

Tài li ệ u Khóa h ọ c Chuyên đ ề Ngh ị lu ậ n h ộ i - Th ầ y Ph ạ m H ữ u Cư ờ ng Vài nét về văn nghị luận hộ i Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - TÀI LIỆU VỀ NGHỊ LUẬN HỘI (PHẦN I) PHẦN I: VÀI NÉT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN 1. CÁC LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN: Văn nghị luận là một thể loại có có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Căn cứ vào đối tượng nghị luận (đề tài), có thể chia văn nghị luận thành 2 loại chính: a. Nghị luận văn học: Bàn về các vấn đề văn chương - nghệ thuật như một tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm văn học, một vấn đề lí luận văn học, một nhận định văn học sử…Tiêu biểu là các văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng, Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh… b. Nghị luận hội: Bàn về các vấn đề hội - chính trị như một tư tưởng đạo lí, một lối sống, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống, một vấn đề thiên nhiên, môi trường… Loại này thường có 3 kiểu bài nghị luận hội mà học sinh THPT phải học và thi trong chương trình: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề hội đặt ra trong tác phẩm văn học. 2. ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA CÁC LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN a. Mục đích - Đều nhằm phát biểu trực tiếp tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết. - Đều nhằm tác động đến nhận thức và tình cảm của người đọc, người nghe, từ đó thuyết phục người đọc người nghe tin và hành động theo quan điểm mà người viết đã thể hiện. b. Đặc trưng Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận – và cũng là sức hấp dẫn chủ yếu của loại văn này là: lập luận thống nhất, chặt chẽ; lí lẽ sắc sảo, thông minh; dẫn chứng chính xác, chân thực, giàu sức thuyết phục. c. Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm Văn nghị luận nói chung là sản phẩm của tư duy lô gích, suy lí, vì thế ý tứ phải rõ ràng, lập luận phải chặt chẽ, văn phong phải sáng sủa, bảo đảm độ chính xác, giàu sức thuyết phục, Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là văn nghị luận chỉ trình bày vấn đề một cách khô khan, trừu tượng, từ chối mọi cảm xúc và hình ảnh. Trái lại muốn tăng thêm sức thuyết phục, bên cạnh việc "gõ" vào lí trí, bài văn nghị luận cần tác động mạnh mẽ vào tình cảm của người đọc. Muốn thế người viết văn nghị luận cần phải có tình cảm, cảm xúc cao độ. Ngôn ngữ văn nghị luận cũng cần phải hấp dẫn, lôi cuốn bằng các từ ngữ giàu hình ảnh và có sức biểu cảm cao. Tài li ệ u Khóa h ọ c Chuyên đ ề Ngh ị lu ậ n h ộ i - Th ầ y Ph ạ m H ữ u Cư ờ ng Vài nét về văn nghị luận hộ i Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - PHẦN II: NGHỊ LUẬN HỘI I. CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN HỘI a. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Đối tượng của kiểu bài này là một ý kiến, một quan niệm về tư tưởng, đạo lí. Tư tưởng, đạo lí ấy có thể có ý nghĩa tích cực như lối sống đẹp, tình yêu thương, vai trò của lí tưởng trong cuộc sống, cũng có thể là những quan niệm sai lầm cần phê phán và từ đó xác lập quan niệm đúng. b. Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Đề tài nghị luận là các hiện tượng đời sống đáng được suy nghĩ trong cuộc sống hàng ngày, nhất là các hiện tượng liên quan trực tiếp đến tuổi trẻ. Các hiện tượng này có thể có ý nghĩa tích cực như ý chí, nghị lực, tình yêu thương…nhưng cũng có thể là những hiện tượng tiêu cực cần phê phán như sự lười nhác, những thói quen xấu… c. Nghị luận về một vấn đề hội đặt ra trong tác phẩm văn học: Đề tài nghị luận là các vấn đề hội mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm văn học. 2. NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI LÀM CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN HỘI a. Các kiểu bài này đều nằm ở Câu II, 3 điểm, PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH, trong Đề thi Đại học - Cao đẳng và Tốt nghiệp hiện hành. Loại đề này yêu cầu thí sinh vận dụng kiến thức hội và đời sống để viết bài nghị luận hội. b. Đề thi giới hạn cụ thể dung lượng bài nghị luận hội: ngắn gọn (không quá 600 từ đối với kì thi ĐH,CĐ và không quá 400 từ đối với kì thi Tốt nghiệp PT). c. Người viết cần nêu và phân tích các hiện tượng đời sống có liên quan để làm sáng tỏ quan điểm và sự đánh giá của mình. d. Khi làm bài, cần nêu và phân tích các dẫn chứng trong lịch sử, trong đời sống. Cũng có thể lấy dẫn chứng văn học nhưng cần có mức độ (không nên quá 30%) để tránh lạc sang bài nghị luận văn học. e. Thí sinh thi ĐH nên làm câu này trong vòng 54 phút, thí sinh thi TN nên làm câu này trong vòng 45 phút. g. Bài làm nên có mở và kết bài, nên viết thành một bài văn hoàn chỉnh. h. Đề thi ĐH,CĐ chỉ rơi vào 2 kiểu bài nghị luận hội: ● Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ● Nghị luận về một hiện tượng đời sống. III. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ MỞ BÀI - Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. - Mở ra hướng giải quyết vấn đề. Tài li ệ u Khóa h ọ c Chuyên đ ề Ngh ị lu ậ n h ộ i - Th ầ y Ph ạ m H ữ u Cư ờ ng Vài nét về văn nghị luận hộ i Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - THÂN BÀI 1. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: 0,5 điểm Khi giải thích cần lưu ý: - Bám sát tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện. - Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa. - Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu. 2. Bàn luận tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu: 2,0 điểm a. Bàn luận về mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu: Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý: - Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá. - Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí được bàn luận. - Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc. b. Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu: Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý: - Người viết nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì? - Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác. - Người viết cần có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí. 3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: 0,5 điểm Khi đưa ra bài học nhận thức và hành động, cần lưu ý: - Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng. - Nên rút ra 2 bài học, một về nhận thức, một về hành động. - Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão. KẾT BÀI - Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận. - Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề. Tài li ệ u Khóa h ọ c Chuyên đ ề Ngh ị lu ậ n h ộ i - Th ầ y Ph ạ m H ữ u Cư ờ ng Vài nét về văn nghị luận hộ i Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 - PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ NGHỊ LUẬN HỘI A. Một số đề văn nghị luận trong chương trình trung học của Mĩ : 1. Sự bất lợi của thực phẩm Mĩ đối với học sinh, sinh viên nước ngoài. 2. Tình trạng nhà tù: Sự trừng phạt hay cải tạo giáo dục? 3. Những hoạt dộng nhà trường sẽ làm tăng óc sáng tạo cho trẻ em trước tuổi đến trường. 4. Chì trong dầu hỏa: một dấu hiệu của tình trạng ô nhiễm. 5. Sự trôi nổi của dầu và mỡ trong nước: lợi và bất lợi? 6. Gây tổn thương trong bóng đá: có thể ngăn chặn được không? 7. Sức truyền tin rộng rãi của ti vi? 8. Chất các-bon và sức khỏe con người. 10. Những khó khăn của người Nhật khi nói tiếng Anh. (Th.s Phạm Hữu Cường tổng hợp và dịch từ nguyên bản tiếng Anh trong sách Joy M. Reid, The process of composition, Colorado State University, 1982) B. Một số đề văn trung học của Cộng hoà liên bang Đức : 1. "Hãy nhận rõ bản thân anh". Câu cách ngôn ấy có ý nghĩa gì đối với bạn trẻ? 2. Người già và người trẻ khác nhau ở chỗ nào, vì sao như vậy ? 3. Anh-xtanh nói : "Tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức" . Anh (chị) có đồng ý với ý kiến đó không? 4. “Cuộc sống rất buồn tẻ", nhiều bạn thanh niên nói như vậy, anh (chị) có những lời khuyên nào? (Theo Đới Xuân Yến, Lưu Tĩnh, Chu Chương Tài cung cấp – Dẫn theo G.S Trần Đình Sử, Đổi mới dạy học làm văn ở THPT, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 8 – 2003). C. Đề văn của Ucrai-na do nhà sư phạm nổi tiếng Xu-khôm-lin-xki đề xuất: 1. Thành thực là thế nào ? 2. Vì sao con người phải sống ở trên đời ? 3. Vì sao chúng ta cần có kiến thức ? 4. Vì sao mà tôi sống ở trên đời ? 5. V. Huy-gô nói : "Con người ta được sáng tạo ra không phải để mang xích xiềng mà để tung cánh bay lượn trên bầu trời". Hãy suy nghĩ về số phận của nhân loại. 6. Rút-xô nói : "Bất cứ công dân nào mà không làm việc đều là giặc.” 7. M. Gor-ki nói : "Cá nhân dù là vĩ đại, rốt cuộc cũng là yếu đuối" . 8. Chúng ta và người lớn. D. Những đề thi Văn trong kì thi Đại học ở Trung Quốc : Tài li ệ u Khóa h ọ c Chuyên đ ề Ngh ị lu ậ n h ộ i - Th ầ y Ph ạ m H ữ u Cư ờ ng Vài nét về văn nghị luận hộ i Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 - 1. Đề thi tỉnh An Huy: Viết một bài với chủ đề “Hiểu cuộc sống, hiểu cha mẹ”. 2. Đề thi của Bắc Kinh: Viết một bài viết với tiêu đề “Một nét chấm phá về Bắc Kinh”. 3. Đề thi tỉnh Triết Giang: “Cuộc sống cần nghỉ ngơi, cuộc sống không ngơi nghỉ”. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Hãy viết bài viết không dưới 800 chữ với chủ đề này, có thể viết về một mặt cũng có thể viết về cả hai mặt. 4. Đề thi của thành phố Thượng Hải: Hãy viết một bài viết với chủ đề “Tôi muốn nắm chặt tay bạn”. 5. Đề thi tỉnh Giang Tô: Lỗ Tấn nói, trước kia thế giới vốn không có đường, người đi nhiều nên đã tạo ra đường. Cũng có người nói, thế giới vốn ngay từ đầu đã có đường, người đi nhiều nên đường bị mất đi. Lấy chủ đề “Con người và con đường” để viết một bài dài khoảng 800 chữ. 6. Đề thi tỉnh Quảng Đông: Một nhà điêu khắc đang khắc một tảng đá, bức tượng vẫn chưa thành hình, dần dần, đầu, vai đã lộ ra, cuối cùng nhà điêu khắc đã tạc ra tượng một thiên sứ xinh đẹp. Một bé gái nhìn thấy liền hỏi: Làm sao ông biết trong tảng đá có giấu thiên sứ? Nhà điêu khắc nói: trong đá vốn không có thiên sứ nhưng ta đã dồn hết tâm trí để tạc. Lấy thiên sứ trong lòng nhà điêu khắc làm chủ đề để viết một bài dài 800 chữ. 7. Đề thi tỉnh Tứ Xuyên: Trong cuộc sống có rất nhiều câu hỏi, có người ham hỏi, có người ngại hỏi. Hãy lấy “Hỏi” làm chủ đề và viết một bài không dưới 800 chữ. 8. Đề thi tỉnh Giang Tây: Có con chim yến nọ sau khi ấp trứng trở nên rất béo, không thể bay được cao. Mẹ của chim yến khuyên nó nên tăng cường tập luyện để giảm béo, như thế mới có thể bay được cao. Lấy “Chim yến giảm béo” làm chủ đề, tự đặt tiêu đề và viết một bài 800 chữ. 9. Đề thi tỉnh Sơn Đông: Có một câu chuyện ngụ ngôn như sau: Đứng từ dưới đất nhìn lên, con người đều thấy sao trời lấp lánh, sáng ngời, nhưng khi con người tiến gần sao trời sẽ phát hiện ra rằng các ngôi sao cũng giống như trái đất - gồ ghề, không bằng phẳng, xung quanh đầy bụi bặm. Từ câu chuyện ngụ ngôn này em cảm ngộ được điều gì? Lấy đó làm chủ đề và viết một bài viết dài 800 chữ. 10. Đề thi thành phố Trùng Khánh: (1) Hãy viết một bài viết 200 chữ miêu tả một bến xe. (2) Bước đi và dừng lại là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống, nó đã giúp ta có được những suy nghĩ và liên tưởng về tự nhiên, hội, lịch sử, nhân sinh. Hãy lấy chủ đề “Bước đi và dừng lại” để viết một bài viết 600 chữ. 11. Đề thi tỉnh Liêu Ninh: Lấy “Đôi vai” làm chủ đề và viết một bài viết dài 800 chữ. ( Cườngvăn tổng hợp và dịch từ http://China Daily.cn) Và dưới đây là một số đề văn của Trung Quốc 1998: 1. Bạn 2. Ngọn đèn. Tài li ệ u Khóa h ọ c Chuyên đ ề Ngh ị lu ậ n h ộ i - Th ầ y Ph ạ m H ữ u Cư ờ ng Vài nét về văn nghị luận hộ i Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 - 3. Xin Mẹ hãy yên tâm. 4. Tổ quốc trong lòng tôi. 5. Tác hại của thuốc lá. 6.Vì danh dự của nhà trường. 7. Con người phải có khí tiết. 8. Suy nghĩ từ ngọn lửa. 9. Đọc sách phải hiểu sâu. 10. Thiếu tôi thì chợ vẫn đông sao? (Dẫn theo G.S Trần Đình Sử, Đổi mới dạy học làm văn ở THPT, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 8 – 2003) E. SÁCH CẦN ĐỌC CHO PHẦN NGHỊ LUẬN HỘI: 1. Nhiều tác giả, Văn nghị luận đầu thế kỉ XX, NXB Văn học, HN.2003 2. Nhiều tác giả, Nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận, NXB Giáo dục, HN, 2005 3. Đỗ Ngọc Thống, Vai trò của lập luận trong văn nghị luận, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, 1-2005 4. Đỗ Ngọc Thống, Luận điểm của bài văn nghị luận, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, 11-2006 5. Đỗ Ngọc Thống, Làm văn(chương Văn nghị luận), NXB Đại học Sư phạm, HN. 2007 6. Danh ngôn thế giới ( hoặc Danh ngôn cổ kim Đông Tây) 7. Nhiều tác giả, Hạt giống tâm hồn, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2004 8. Nhiều tác giả, Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, TP HCM, 2006 9. Nhiều tác giả, Hãy can đảm và tốt bụng, NXB Trẻ, 2004 10. Nhiều tác giả, Sao không dám ước mơ, NXB Trẻ, 2003 11. Nhiều tác giả, Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, TP HCM, 2004 12. Nhiều tác giả, Lòng tốt là một món quà, NXB Trẻ, TP HCM, 2004 13. Tủ sách Mãi mãi tuổi hai mươi, NXB Công an nhân dân. 14. Nhiều tác giả, Những tấm lòng cao cả, NXB Trẻ, TP HCM, 2004 15. Nhiều tác giả, Vượt lên số phận, NXB Trẻ, TP HCM 2006 16. Nhiều tác giả, Điều kì diệu từ cách nhìn cuộc sống, NXB Trẻ, TP HCM 2006 17. Nhiều tác giả, Dám thành công, NXB Trẻ, 2008. 18. Nhiều tác giả, Nguyên lý của thành công, NXB Văn hóa thông tin, 2009. 19. Tủ sách Sống đẹp. 20. Nhiều tác giả, Người Trung quốc xấu xí 21. Nhiều tác giả, Phẩm chất và thói hư tật xấu của người Việt Tài li ệ u Khóa h ọ c Chuyên đ ề Ngh ị lu ậ n h ộ i - Th ầ y Ph ạ m H ữ u Cư ờ ng Vài nét về văn nghị luận hộ i Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 7 - 22. Nhiều tác giả, Truyện cực ngắn 23. Chuyện vui chữ nghĩa, Nxb Văn hóa-Thông tin, HN, 1996 24. Nhiều tác giả, Kho tàng cổ học tinh hoa, NXB Văn hóa thông tin, HN, 2003 25. T.s Moóc-ti-mơ Gi. Ét-lơ, Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại, NXB Văn hóa thông tin, HN, 2004 26. Nhiều tác giả, Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao, NXB Khoa học kĩ thuật, HN. 2001 27. Nghĩa trang Trường sơn lung linh ánh nến, Vietnamnet, 27-7-2004 28. Bách khoa toàn thư mở: www.wikipedia.org.vn 29. Nguoiduongthoi.com.vn Giáo viên: Phạm Hữu Cường Nguồn: Hocmai.vn . 1900 58-58-12 - Trang | 1 - TÀI LIỆU VỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (PHẦN I) PHẦN I: VÀI NÉT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN 1. CÁC LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN: Văn nghị luận là một thể loại có có truyền thống lâu đời,. năng làm bài văn nghị luận, NXB Giáo dục, HN, 2005 3. Đỗ Ngọc Thống, Vai trò của lập luận trong văn nghị luận, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, 1-2005 4. Đỗ Ngọc Thống, Luận điểm của bài văn nghị luận, . kiểu bài nghị luận xã hội mà học sinh THPT phải học và thi trong chương trình: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra

Ngày đăng: 15/05/2014, 10:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan