KHỦNG HOẢNG nở của mỹ

4 260 0
KHỦNG HOẢNG nở của mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Họ và Tên: Nguyễn Xuân Hải STT: Lớp: Thứ2- Ca1-Phòng H409 Lớp niên chế: TCDNC-K13 KHỦNG HOẢNG NỞ CỦA MỸ, NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ Từ năm 2008 đến nay khái niệm về nợ công hay được nhắc đến đi cùng với sự lo toan, tính toán của các chính phủ và cả những tác động kèm theo với đời sống xã hội ngay ở nước Mỹ hay cộng đồng chung châu Âu với những quốc gia như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và gần đây có thể là cả Italia… và đến lúc nào là Trung Quốc và Nhật Bản? Liên quan đến nợ công là những vấn đề rất được quan tâm, gây tranh cãi căng thẳng và cả những quyết sách được nâng lên đặt xuống nhằm tìm ra giải pháp. Cuộc chiến nợ công ở Mỹ đã đến hồi kết theo cái cách đôi bên lưỡng viện đều tạm thời thỏa mãn, với con số lớn hơn 100% GDP, vỡ nợ hay không vỡ nợ ở quốc gia giàu nhất thế giới này cũng đã có câu trả lời dứt khoát. Nợ công không còn là vấn đề dễ giải quyết như nhiều người vẫn nghĩ. Ở Việt Nam cũng có nợ công tương đương 52,30% GDP (năm 2009), đứng thứ 44/129 quốc gia về nợ công (Nguồn CIA – World Factbook). Một con số khác của Tạp chí Kinh tế (The Economist), tỷ lệ nợ công năm 2010 của Việt Nam là 50,935 tỷ USD (tương đương 51,6% GDP). Vậy nợ công là gì? Nợ công tại Mỹ, những nguyên nhân và sự ảnh hưởng của đối với nền kinh tế là gì? 1. Khái niệm nợ công.  Nợ công là nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của các địa phương.  Nợ công Hoa Kỳ là mức các nghĩa vụ tài chính của chính phủ liên bang Hoa Kỳ và được trình bày bởi Bộ Ngân khố Hoa Kỳ gồm hai thành phần và một tổng số: • Nợ công chúng, đại diện cho tất cả các trái phiếu liên bang nắm giữ bởi các thể chế hoặc các cá nhân bên ngoài chính phủ liên bang, trong đó có nợ nắm giữ bởi Cục Dự trữ Liên bang và các chính quyền tiểu bang và chính quyền địa phương. • Intragovernmental Holdings, đại diện các trái phiếu Mỹ nắm giữa trái phiếu kho bạc được tổ chức trong tài khoản được quản lý bởi chính phủ liên bang, chẳng hạn như các quỹ OASI Trust quản lý của Cục Quản lý An sinh Xã hội. • Tổng Nợ công tồn động, đó là tổng hợp của các thành phần trên. Tổng nợ công tăng hoặc giảm như là một kết quả của việc thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách thống nhất. Thâm hụt hay thặng dư ngân sách chính phủ là giá trị chênh lệch giữa thu và chi tiền mặt của thâm hụt ngân sách liên bang hoặc thặng dư là sự khác biệt tiền mặt của chính phủ, bỏ qua các chuyển giao trong nội bộ chính phủ. Tuy nhiên, có một số chi tiêu (phân bổ bổ sung) thêm vào tổng nợ nhưng bị loại ra khỏi phần còn thiếu. Thâm hụt ngân sách được trình bày trên tiền mặt hơn là một cơ sở tích lũy, mặc dù thâm hụt phương pháp kế toán cung cấp thông tin về những tác động lâu dài của hoạt động hàng năm của chính phủ Tổng nợ đã tăng lên trên 500 đô la Mỹ mỗi năm kể từ năm tài chính 2003, với tăng 1000 tỷ đô la Mỹ trong năm 2008, $ 1,9 nghìn tỷ trong năm 2009, và $ 1,7 nghìn tỷ trong năm 2010. Tại thời điểm ngày 3 tháng tám năm 2011, tổng nợ công của Hoa Kỳ đạt mức 14,34 nghìn tỷ đô la, trong đó 9,78 nghìn tỷ là nợ tổ chức của công chúng và 4560 tỷ đô la Mỹ được nắm giữ bởi intragovernmental debt holdings. Do cuối quý II năm 2011, GDP của Mỹ là 15.003 nghìn tỷ. Tổng số công cộng tồn động đạt giá trị 100% GDP và nợ của công chúng là 65,2% GDP. Cùng với thâm hụt ngân sách, nợ này là một trong những lý do được đưa ra bởi Standard & Poor's hạ cấp triển vọng tín dụng Hoa Kỳ xuống mức AA + từ mức AAA, với triển vọng tiêu cực trong 12-18 tháng tới, vào ngày 5 tháng tám năm 2011. Ngày 06 Tháng tám 2011 Standard and Poors hạ cấp tín dụng của Hoa Kỳ đánh giá nợ có chủ quyền AA + cho lần đầu tiên trong lịch sử của quốc gia này Thâm hụt ngân sách chính phủ không nên nhầm lẫn với thâm hụt thương mại, mà là sự khác biệt giữa nhập khẩu ròng và xuất khẩu ròng. Cho đến hiện nay, ngày 16 tháng 12 năm 2009 đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ tuần dài trong lịch sử của giới hạn nợ khi trần nợ vượt quá giới hạn theo luật định được ban hành bởi Quốc hội Hoa Kỳ. Đó là trong thời gian này, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ gọi việc sử dụng "công cụ kế toán bất thường" mà sau đó có thể sử dụng để cung cấp cho chính phủ một phạm vi của $ 150 tỷ mà sau đó được sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ tồn đọng của họ. 2. Nguyên nhân của nợ công.  Chính quyền đã 'vung tay quá trán,' ngay từ thời người tiền nhiệm là cựu Tổng thống George W. Bush, số nợ đã tăng thêm 4.900 tỷ USD; thời của Tổng thống Obama con số này đã là 2.400 tỷ USD. Cụ thể, ngoài Chương trình cải tổ hệ thống y tế quốc gia, nước Mỹ còn phải chịu gánh nặng về bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm vỡ nợ, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2008; Chi tiêu cho các gói kích thích kinh tế với hơn 900 tỷ USD nhưng không mấy hiệu quả, trong khi nguồn thu vẫn bị thu hẹp do tác động từ suy thoái kinh tế cũng là nguyên nhân làm bội chi ngân sách.  Một trong những nguyên nhân chính khiến ngân sách Mỹ thâm hụt mạnh là do dân số lão hóa. Hồi năm 1960, ngân sách quốc phòng của Mỹ chiếm 52% chi tiêu liên bang, trong khi ngân sách quốc phòng hiện nay, gồm cả hai cuộc chiến tranh lớn tại Ápganixtan và Irắc, chỉ chiếm 20% chi tiêu liên bang, và đang tiếp tục giảm. Mặt khác phải kể đến là chi tiêu cho các cuộc chiến ở Iraq, Ápganixtan, Libya cũng tác động không nhỏ đến nợ công và sự phục hồi kinh tế của Mỹ. Chỉ tính riêng chi tiêu cho hai cuộc chiến ở Iraq, Ápganixtan, Mỹ đã tốn gần bốn tỷ USD. Trong khi đó, khoảng một nửa ngân sách liên bang Mỹ hiện được dành cho các chương trình chăm sóc y tế, hỗ trợ y tế và an sinh xã hội. Hàng năm, ngân sách liên bang Mỹ đang phải chi cho mỗi người Mỹ trên 65 tuổi tới 26.000 USD. Nếu không có gì thay đổi, ba chương trình này sẽ ngốn toàn bộ ngân sách của Mỹ trong vòng 25 năm tới.  Đảng Cộng hòa một mặt cần chủ trương cắt giảm chi tiêu để đưa ngân sách về mức bền vững, mặt khác muốn giảm thuế, nhất là cho giới nhà giàu, vốn là tầng lớp cử tri chủ yếu của đảng này. Còn Đảng Dân chủ lại chủ trương cần đảm bảo chi tiêu, nhất là để kích thích kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có hệ thống y tế cho người nghèo và giới có thu nhập trung bình, vốn là tầng lớp cử tri chủ yếu của đảng này. Khả năng tìm ra được một giải pháp khả thi và cân bằng giữa hai bên lại càng khó khăn hơn trong bối cảnh không gian chính sách để tiếp tục nâng trần nợ công ngày càng bị thu hẹp so với những lần trước (lần gần đây nhất Mỹ nâng trần nợ công là năm 1995) do nợ công hiện đã ở mức cao. Mức nợ công trên GDP hiện nay của Mỹ đã hơn 100%, trong khi năm 1995 chỉ ở mức khoảng 71% 3. Tác động của nợ công Ảnh hưởng chung: o Mặc dù việc cắt giảm chi tiêu, giảm nợ công (hiện đã ở mức cao) là cần thiết, các cân nhắc về vấn đề an sinh xã hội để duy trì sự ổn định cũng quan trọng. Theo như thỏa thuận đạt được hiện nay, nếu ngân sách năm 2012 giảm 30,5 tỷ USD, có khả năng sẽ làm giảm 1,8 triệu việc làm vào năm 2012 trong khi thất nghiệp đang là vấn đề nhức nhối (hiện lên tới 9%). Bên cạnh đó, vấn đề chi tiêu ngân sách nhắm tới các đối tượng xã hội khác nhau và cũng là các nhóm cử tri ủng hộ hai Đảng có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc bầu cử nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2012. o Hệ quả của rủi ro nợ công ở Mỹ vượt ra ngoài quy mô kinh tế của quốc gia này, tác động đến kinh tế thế giới và khu vực. Tác động cụ thể và trực tiếp nhất liên quan đến khả năng mất giá của đồng Đô la Mỹ do Mỹ bị giảm hệ số tín dụng. Trung Quốc lo ngại đồng USD mất giá sẽ làm giảm giá trị dự trữ ngoại hối của nước này do Trung Quốc là nước có lượng dự trữ ngoại tệ bằng USD lớn nhất thế giới (khoảng 1,16 nghìn tỷ USD tính đến tháng 5/2011). Khi Mỹ bị hạ mức tín dụng, Trung Quốc đã phản ứng rất mạnh mẽ và chỉ trích việc Mỹ đã không ngăn chặn được việc bị hãng Standard & Poor hạ mức tín dụng. Trong khi đó, Châu Âu lo ngại đồng USD yếu hơn sẽ khiến đồng Euro tăng giá, làm tăng chi phí vay để trả nợ và tác động tiêu cực đến xuất khẩu. Còn Nhật Bản, nước cho Mỹ vay lớn thứ hai, lo ngại nếu đồng yên tăng giá so với đồng USD, nước này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong nỗ lực tái thiết kinh tế sau thảm họa kép, nhất là phục hồi các ngành kinh tế xuất khẩu. Bên cạnh đó, tính rủi ro cao hơn của đồng USD khi bị giảm hệ số tín dụng khiến các nước lo ngại và tính đến khả năng giảm dự trữ ngoại hối bằng đồng USD. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là không dễ tìm được giải pháp thay thế có tính thanh khoản cao như đồng USD. Ảnh hưởng đến Việt Nam: • Ảnh hưởng tích cực: Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính vừa qua đã ‘đốt’ đi khoảng 1/3 tài sản thế giới, nhưng không phải vậy mà vốn đầu tư bị kiệt quệ, ngược lại dòng tiền nhàn rỗi trên thế giới đang tăng mạnh với số vốn được rút ra khỏi thị trường Âu, Mỹ sau những biến cố vừa rồi. Dòng tiền này chọn những cơ hội đầu tư nào mang đến lợi nhuận cao và rủi ro thấp, cái mà họ khó kiếm được tại thị trường Âu-Mỹ và họ tin tưởng là thị trường của những nền kinh tế mới nổi sẽ mang lại những gì họ mong muốn. Trong đó Việt Nam đã được xếp vào hạng những mãnh hổ của những nước mới nổi. Đó là một cơ hội rất tốt mà ta cần nắm bắt vì nước ta đang cần những nguồn vốn khổng lồ để tái cấu trúc nền kinh tế và giữ được mức độ phát triển của những năm vừa rồi. Cơ hội này hoàn toàn trong tầm tay, nếu ta chứng tỏ được sự ổn định của nền kinh tế quốc gia cũng như khả năng ngăn chặn lạm phát, hiện đang ở mức kỷ lục trong vùng. • Ảnh hưởng tiêu cực: Về hậu quả tiêu cực phát sinh từ những diễn biến tình hình thế giới thì chủ yếu là trên lãnh vực ngoại thương. Tất nhiên, khi kinh tế thế giới gặp khó khăn, xuất khẩu của ta cũng sẽ gặp khó khăn, với phần cầu yếu đi thì sự cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ khó khăn hơn và với những mặt hàng không có chất lượng cao so với các đấu thủ cạnh tranh thì ta sẽ phải giảm giá. Kết cục là ngay cả khi giữ được khối lượng xuất khẩu như xưa, nhưng kim ngạch sẽ giảm (lý luận này không áp dụng cho một số mặt hàng thô, nhất là về nông lâm sản, giá cả thị trường đá tăng rất nhanh trong thời gian vừa qua). Hiện tượng mất giá của đồng đô cũng có hậu quả không tốt, khi giá cả của những mặt hàng định trên đồng USD tăng nhanh, đó là hiện tượng lạm phát do nhập khẩu mà chúng ta phải đối mặt. Ảnh hưởng đến Châu Á: • Tiền mất giá và gia tăng tình trạng lạm phát: Khi mà nền kinh tế châu Âu mới manh nha xuất hiện tình trạng khủng hoảng nợ công, thì giới đầu tư và đầu cơ đã nhanh chóng chuyển hướng đầu tư ở các khu vực khác trên thế giới. Sự lo ngại về tình trạng khủng hoảng lần thứ hai đã làm cho các nhà đầu tư rút vốn tại thị trường châu Á. Sự chuyển hướng đầu tư, hay đầu cơ này đã gây nhiều tác hại cho châu Á. Cho đến gần đây, các nền kinh tế châu Á sống nhờ thị trường phương Tây, vẫn còn lo sợ về đồng tiền quốc gia quá mạnh sẽ gây khó khăn cho việc bán hàng hóa ra nước ngoài. Lúc này, các nước châu Á lại đang đứng trước hai nguy cơ mới là kịch bản đồng tiền mất giá, làm gia tăng tình trạng lạm phát. Cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đã tạo ra tình trạng thiếu hụt USD và tình trạng này sẽ lan ra khắp địa cầu. Giới đầu tư cho rằng đã đến lúc họ phải bán cổ phần ở châu Á để mua USD hoặc trái phiếu của Mỹ và của Đức. Tuy tỷ lệ lạm phát vẫn rất cao tại một số nước Châu Á nhưng báo cáo của IMF cho rằng giá tiêu dùng được dự báo giảm sau khi đạt đỉnh trong năm nay, đồng thời giá thực phẩm và năng lượng cũng sẽ giảm dần. Đây cũng có thể coi là một ảnh hưởng tich cực đến nền kinh tế của khu vực châu Á. Bên cạnh đó, IMF cũng cho rằng các nhà hoạch định chính sách châu Á cần phải thực hiện những hành động nhằm cân bằng nền kinh tế một cách thật tỉ mỉ và cẩn thận. "Vừa phải lường trước được các rủi ro ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vừa phải hạn chế những tác động bất lợi của điều kiện tài chính kéo dài làm gia tăng tỷ lệ lạm phát". Nới rộng tỷ giá hối đoái có thể sẽ giúp các nền kinh tế Châu Á kiểm soát được áp lực lạm phát và tái cân bằng tăng trưởng kinh tế, cơ quan này cho biết. Các nhà hoạch định chính sách Châu Á đang đối mặt với việc cần phải có những phản ứng cân bằng một cách khéo léo để bảo vệ mình trước các nguy cơ ảnh hưởng đến tăng trưởng trong khi vẫn phải kìm chế lạm phát, IMF cho hay. • Xuất khẩu sụt giảm: Tính tới thời điểm này có thể nói, châu Âu vẫn là một thị trường xuất khẩu lớn của các nước châu Á và là nguồn quan trọng đối với nhu cầu xuất khẩu của châu Á. Điều này cũng có nghĩa là nếu khu vực đồng euro (Eurozone) sụp đổ thì châu Á sẽ phải tự tìm nhu cầu trong chính mình để thay thế cho nhu cầu khu vực đồng euro – một điều phi thực tế. Những khó khăn này của châu Á đã được Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự báo và đề ra một số biện pháp đối phó. Bản phúc trình của IMF về viễn cảnh kinh tế thế giới công bố hôm 20/9 vừa qua đã nhận định rằng xuất khẩu của châu Á sẽ sụt giảm do hệ quả khủng hoảng tại châu Âu và Mỹ. Tăng trưởng của châu Á cũng sẽ chậm lại trong năm 2012. Quỹ Tiền tệ Quốc tế khuyến cáo các nước trong vùng phải thúc đẩy nhu cầu nội địa để cân bằng tình trạng xuất khẩu trì trệ và phải tăng cường chống lạm phát. Trong bài viết trên tờ Jakarta Globe mới đây, chuyên gia kinh tế Paul Donovan, thuộc ngân hàng đầu tư UBS, cho biết: Châu Á hiện có trao đổi thương mại lớn với Châu Âu. Kim ngách xuất khẩu của Châu Á (trừ Nhật Bản và Australia, nhưng bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ) sang Liên minh châu Âu là 541 tỷ USD, chiếm 16% kim ngách xuất khẩu trực tiếp của châu Á trong năm2010. • Mất đi khoản đầu tư: Cuộc khủng hoảng nợ đang “leo thang” tại Châu Âu có thể dẫn tới việc bán tháo tài sản tại Châu Á, khiến các ngân hàng nước ngoài cắt giảm việc cho vay ở khu vực và gây xáo trộn thị trường tiền tệ tại đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phân tích. Ngoài nguy cơ luồng vốn từ nhiều khu vực trên thế giới của Châu Á sẽ cạn dần, IMF còn cảnh báo về khả năng nhiều nhà đầu tư do lo ngại về khủng hoảng có thể thay đổi chiến lược đầu tư vào Châu Á và rút lui dần khỏi thị trường này. Khu vực đồng euro rõ ràng là một nhà đầu tư quan trọng vào châu Á trong những năm gần đây - cả trong các tài sản tài chính và đầu tư trực tiếp. Cuộc khủng hoảng thị trường tài chính trong khu vực đồng euro nếu ngày càng trầm trọng, sẽ buộc các chính phủ tại đây tăng điều chỉnh lĩnh vực tài chính, và rất có thể một số chính sách của hai thập kỷ qua đã tự do hóa dòng vốn, có thể được đảo ngược. • Hệ lụy từ những cú sốc: Như vậy, những cú sốc mà thị trường châu Á gánh chịu khi bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu không phải là nhỏ, và đương nhiên, nhưng cú sốc này sẽ kéo theo những hệ lụy có thể nhìn thấy được trong tương lai gần, đó là sự ảm đạm của thị trường chứng khoán châu Á và sụt giảm GDP ở các nước trong khu vực. Từ năm 2009, các nhà đầu tư từ các nền kinh tế lớn đã thiết lập những vị trí vững chắc tại thị trường Châu Á. Việc các nhà đầu tư này ngưng hoạt động kinh doanh tại đây sẽ dẫn đến sự mất lòng tin, và hậu quả nặng nề sẽ lan truyền từ các thị trường trái phiếu và chứng khoán tới tiền tệ và các thị trường khác. Tăng trưởng của Châu Á đã chậm lại kể từ Quý II năm 2011, IMF phát biểu trong một báo cáo công bố ngày 13/10. Cơ quan này cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng trong năm nay của Châu Á xuống còn 6,3% so với mức 6,8% đưa ra hồi tháng 4. Áp lực lạm phát đang đè nặng lên các nước trong khu vực châu Á . TCDNC-K13 KHỦNG HOẢNG NỞ CỦA MỸ, NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ Từ năm 2008 đến nay khái niệm về nợ công hay được nhắc đến đi cùng với sự lo toan, tính toán của các. và sự phục hồi kinh tế của Mỹ. Chỉ tính riêng chi tiêu cho hai cuộc chiến ở Iraq, Ápganixtan, Mỹ đã tốn gần bốn tỷ USD. Trong khi đó, khoảng một nửa ngân sách liên bang Mỹ hiện được dành cho. gần đây nhất Mỹ nâng trần nợ công là năm 1995) do nợ công hiện đã ở mức cao. Mức nợ công trên GDP hiện nay của Mỹ đã hơn 100%, trong khi năm 1995 chỉ ở mức khoảng 71% 3. Tác động của nợ công Ảnh

Ngày đăng: 15/05/2014, 10:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan