Tiểu luận: Phân tích chỉ tiêu đánh giá ngân quỹ

20 256 0
Tiểu luận: Phân tích chỉ tiêu đánh giá ngân quỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận: Phân tích chỉ tiêu đánh giá ngân quỹ

1 Tiểu luận Ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu lên thị trường ôtô của Việt Nam 2 Lời mở đầu 3 I. Cơ sở lý luận về Thuế nhập khẩu và tác động của Thuế nhập khẩu lên nền Kinh tế 4 1. Khái niệm Thuế nhập khẩu 4 2. Vai trò của Thuế Nhập khẩu 4 3. Phân loại Thuế nhập khẩu 5 4. Tính cần thiết phải có thuế nhập khẩu với mặt hàng Ôtô ở Việt Nam 6 II. Thực trạng 8 1. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam 8 1.1. Các giai đoạn phát triẻn: 8 1.2. Năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay 9 2. Chính sách Thuế nhập khẩu Ôtô của Việt Nam 10 2.1. Đối tượng chịu thuế 10 2.2. Đối tượng nộp thuế 11 3. Tác động của thuế nhập khẩu đối với nền công nghiệp Ôtô tại Việt Nam 11 III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu ôtô của Việt Nam 12 1. Chỉ nên coi thuế nhập khẩu ôtô (bao gồm cả thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc và thuế nhập khẩu linh kiện) là công cụ hỗ trợ trong việc điều tiết thị trường và ngành công nghiêp ôtô Việt Nam. 12 2. Chính sách thuế nhập khẩu ôtô cần phải đảm bảo tính dự báo được 17 Kết luận 19 Danh mục tài liệu tham khảo 20 3 Lời mở đầu Việt Nam, một quốc gia đang phát triển nhanh chóng ở khu vực kinh tế năng động nhất thế giới – khu vực Châu Á Thái Bình Dương, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trong nhiều, mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Vì vậy, thị trường ôtô của Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng. Minh chứng rõ nhất cho điều này là việc xuất hiện trên thị trường hàng loạt những thương hiệu xe nổi tiếng thế giới như: Porsche, Ferrari, Audi, Bentley, Rolls-Royce…. Tuy nhiên, sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của dòng xe nhập khẩu đã khiến cho xe sản xuất và láp ráp trong nước trở nên yếu thế. Để điều tiết thị trường nhằm thực hiện những mục tiêu dài hạn cũng như để bảo hộ nền sản xuất ôtô còn non trẻ, Nhà Nước (mà cụ thể là Bộ Tài Chính) đã sử dụng đến công cụ thuế nhập khẩu. Hiện nay, chính sách thuế nhập khẩu ô tô đã trở thành vấn đề được dư luận hết sức quan tâm bởi hính sách ấy có tác động to lớn đến người tiêu dùng, thị trường ô tô, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam cũng như tới các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất lắp ráp ô tô trong nước. Do đó, đối tượng nghiên cứu trong đề tài tiểu luận này sẽ là ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu lên thị trường ôtô của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời cũng nêu lên một số giải pháp với hy vọng nhằm hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả của chính sách thuế nhập khẩu ô tô tại thị trường Ôtô Việt Nam hiện nay. 4 I. Cơ sở lý luận về Thuế nhập khẩu và tác động của Thuế nhập khẩu lên nền Kinh tế 1. Khái niệm Thuế nhập khẩu Có khá nhiều khái niệm khác nhau về thuế nhập khẩu xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau: từ quan điểm về kinh tế chính trị, từ góc độ cái nhìn của người thu thuế tới người nộp thuế, rồi trên khía cạnh pháp luật… Nhìn chung, chúng ta có thể hiểu: Thuế nhập khẩu là một loại thuế quan đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch, khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của một nước. Từ phát biểu trên chúng ta có thể hiểu thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam là một loại thuế gián thu đánh vào mặt hàng ôtô được phép nhập khẩu qua biên giới của Việt Nam mà chủ hàng nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan khi lô hàng ô tô vào lãnh thổ hải quan của Việt Nam. 2. Vai trò của Thuế Nhập khẩu - Góp phần vào việc phát triển và bảo hộ sản xuất nội địa: Thuế nhập khẩu có tác dụng bảo hộ sản xuất và thường được coi là một chính sách để bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ. Một mức thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu cạnh tranh với hàng hóa trong nước sẽ làm cho giá cả trong nước tăng lên. Giá cả tăng lên làm giảm nhu cầu tiêu dùng, tăng sản xuất trong nước và giảm nhập khẩu. Do vậy, có thể nói thuế quan là một công cụ hữu hiệu để phát triển và bảo hộ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, những luận cứ bảo vệ cho một chính sách bảo hộ chỉ thích hợp trong ngắn hạn và trên phương diện phi kinh tế, hay chỉ nên áp dụng trong một số trường hợp cụ thể mà thôi. - Thuế quan góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước: Nếu giả định rằng thu nhập của mỗi người tiêu dùng là cố định, và người tiêu dùng đó có thể lựa chọn mua một trong hai hàng hóa A và B. Khi chưa có thuế nhập khẩu, người tiêu dùng vừa mua sản phẩm A và B theo một tỷ lệ nào đó. Giả sử nhà nước đánh thuế nhập khẩu đối với một mức thuế nào đó theo giá của sản phẩm A, khi đó đường giới hạn ngân sách sẽ thu hẹp lại. Người tiêu dùng sẽ hạn chế việc mua sản phẩm A và sẽ mua nhiều sản phẩm B hơn. Đó là tác động định hướng hành vi tiêu dùng của Thuế Nhập khẩu. 5 - Thuế nhập khẩu góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách: Trên mỗi đơn vị nhập khẩu, Nhà nước thu được một số thuế nhất định. Và trong một nước mà hệ thống chưa phát triển, thuế nhập khẩu gần như là một nguồn thu chính vì dễ thực thu. Nhiều nước châu Á phát triển nhờ vào thương mại quốc tế, và điều đáng ngạc nhiên là thuế nhập khẩu chiếm một tỷ lệ cao trong tổng nguồn thu Chính phủ. Ở Việt Nam, do mở rộng hoạt động ngoại thương, nên nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu cũng tăng lên qua các năm và góp phần đáng kẻ vào nguồn thu của ngân sách. 3. Phân loại Thuế nhập khẩu - Theo phương thức tính thuế, có các kiểu thuế quan như sau:  Thuế quan theo đơn giá hàng: Là một tỷ lệ phần trăm nào đó của mặt hàng, chẳng hạn 10% trên giá CIF của hàng nhập khẩu, được gọi là thuế suất thuế nhập khẩu. Đôi khi ở đây cũng có vấn đề do giá cả trên thị trường quốc tế của hàng hóa giảm xuống thì thuế nhập khẩu cũng giảm theo và các ngành sản xuất trong nước trở thành dễ bị thương tổn hơn trong cạnh tranh. Ngược lại, khi giá hàng hóa tăng lên trên thị trường quốc tế thì thuế nhập khẩu cũng tăng lên, nhưng khi đó thì sản xuất nội địa của mặt hàng đó thông thường cũng ít quan tâm đến việc bảo hộ khi giá cả là cao hơn. Bên cạnh đó, ở đây còn có vấn đề chuyển dịch giá khi mà các tổ chức nhập khẩu khai báo giá/giá trị của mặt hàng mà họ đang kinh doanh thấp hơn nhiều so với giá thị trường, nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế tổng thể.  Thuế quan theo trọng lượng: Được tính theo trọng lượng của mặt hàng, chẳng hạn $5 trên 1 tấn. Kiểu tính thuế nhập khẩu này có thể là khó khăn hơn trong việc quyết định số lượng tiền thuế phải nộp, do nó cần sự cập nhật thường xuyên vì các thay đổi trên thị trường hay vì lạm phát.  Hiện nay, nói chung hải quan thực hiện tính thuế nhập khẩu theo kiểu thuế theo đơn giá hàng là chủ yếu. - Theo mục đích đánh thuế, có các kiểu thuế quan sau:  Thuế quan tăng thu ngân sách: Là một tập hợp các mức thuế suất được đưa ra mà mục đích chính là làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, còn mục đích bảo hộ cho sản xuất trong nước chỉ là thứ yếu. Chẳng hạn thuế quan mà 6 một quốc gia không trồng cũng như không chế biến cà phê đánh vào cà phê nhập khẩu có mục đích chủ yếu là tăng thu cho ngân sách.  Thuế quan bảo hộ: Được đưa ra với mục đích làm tăng giá một cách nhân tạo đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài (Xem, thêm các bài Suất hiệu quả của bảo hộ và Thuế chống phá giá). Chẳng hạn, một thuế suất 20% trên giá trị máy móc nhập khẩu với giá nhập khẩu của chiếc máy là 2.000.000 VNĐ sẽ cho giá trị của nó sau thuế là 2.400.000 VNĐ. Giả sử không có khoản thuế nào khác nữa thì các nhà nhập khẩu phải bán chiếc máy này ít nhất phải ở mức giá trên 2.400.000 VNĐ để đảm bảo có lãi. Khi không có thuế nhập khẩu thì các nhà sản xuất trong nước nếu muốn bán được mặt hàng tương tự chỉ có thể tính giá ở mức khoảng 2.000.000 VNĐ cộng với một lợi nhuận hợp lý; nhưng do nhà nước đã áp thuế nhập khẩu đối với máy móc nhập khẩu nên họ hiện nay có thể tính giá ở mức cao hơn, có thể ở ngưỡng như giá bán ra của hàng nhập khẩu (sau khi chịu thuế) và như vậy họ sẽ có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn cũng như ổn định hơn về mặt tài chính. Nói chung thuế quan bảo hộ được tính toán và đưa ra khi người ta cho rằng ở mức thuế suất thấp hơn thì sản xuất trong nước sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt từ hàng nhập khẩu và thị phần về cơ bản sẽ nằm trong tay các nhà nhập khẩu.  Thuế quan cấm đoán: Là thuế quan đưa ra với thuế suất rất cao, gần như không còn nhà nhập khẩu nào dám nhập mặt hàng đó nữa.  Ranh giới giữa thuế quan tăng thu ngân sách và thuế quan bảo hộ là khá mỏng manh và nhiều khi không thể phân biệt được. Thuế quan tăng thu ngân sách thuần túy chỉ có thể có khi quốc gia đó không có bất kỳ cơ sở sản xuất, gia công, chế biến nào có liên quan đến mặt hàng nhập khẩu đó. Ngoài trường hợp này ra thì các loại thuế quan tăng thu ngân sách không nhiều thì ít đều có tính chất bảo hộ cho sản xuất trong nước, ngoài chức năng tăng thu cho ngân sách, nhưng tính chất bảo hộ không rõ nét như ở thuế quan bảo hộ. 4. Tính cần thiết phải có thuế nhập khẩu với mặt hàng Ôtô ở Việt Nam Đối với một quốc gia đang phát triển và có ngành công nghiệp ô tô còn quá non trẻ như Việt Nam, thuế nhập khẩu ô tô đóng một vai trò tích cực nhất định. 7 Cũng giống như các loại thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng khác, thuế nhập khẩu ô tô là một công cụ của Nhà Nước để điều hành, quản lý lượng ô tô nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Vậy, tại sao phải quản lý lượng xe nhập khẩu? Có rất nhiều lý do mà cơ bản nhất là cơ sở hạ tầng giao thông của chúng ta chưa đủ để ô tô trở thành phương tiện giao thông phổ biến hay chủ yếu nhất. Nếu đem so sánh, có thể quá khập khiễng với những quốc gia công nghiệp phát triển mà tiêu biểu là Nhật Bản - cường quốc xe hơi số một thế giới thì có thể thấy được sự khác biệt một cách rõ rệt. Việt Nam không có được cơ sở hạ tầng giao thông tiên tiến có thể phục vụ cho nhu cầu của hàng triệu ô tô như Nhật Bản cho nên thuế nhập khẩu ô tô là công cụ cần thiết để hạn chế lượng ô tô nhằm giải quyết vấn đề giao thông. Thêm vào nữa, ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của người Việt Nam chưa thật sự tốt. Do đó, nếu lượng ô tô đi lại trên đường quá đông vượt ngưỡng có thể kiểm soát được thì ùn tắc chắc chắn sẽ trở thành một bài toán hóc búa, đau đầu. Ngoài ra, đối với các nước đang phát triển hay chậm phát triển thì nguồn thu từ thuế nhập khẩu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong thu ngân sách nhà nước. Là một mặt hàng có giá thành sản xuất và giá bán trên thị trường cao so với mức thu nhập, do vậy phần thuế thu được từ hoạt động quản lý nhập khẩu ô tô sẽ đóng một vai trò quan trọng, phục vụ cho các mục tiêu khác của chính phủ như: chăm lo cho y tế, giáo dục, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng… Một lý do quan trọng khác, việc sử dụng thuế nhập khẩu giúp bảo hộ ngành công nghiệp xe hơi còn non trẻ của chúng ta. Việc đánh thuế vào ô tô nhập khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ôtô trong nước có ưu thế về giá hơn so với các đối thủ cạnh tranh ngoại nhập trên thị trường. Hơn nữa, các doanh nghiệp trong nước sẽ có điều kiện và thời gian để học hỏi, tiếp thu công nghệ cũng như trình độ quản lý tiên tiến để ngày càng lớn mạnh hơn và có thể tự đứng vững trong quá trình hội nhập. 8 II. Thực trạng 1. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chỉ thực sự hình thành từ những năm 90, khi Chính phủ cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Và trong giai đoạn hiện nay, nhà nước coi ngành công nghiệp ôtô là một trong những ngành công nghiệp ưu tiên phát triển để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam trong tương lai. Thống kê của Bộ Công Thương cho biết, cả nước đang có tới 397 DN tham gia lĩnh vực ô tô, trong đó có 51 DN lắp ráp ô tô (13 DN Nhà nước, 23 DN tư nhân và 15 DN có vốn đầu tư nước ngoài), 40 DN sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe, 210 DN sản xuất linh kiện phụ tùng và 97 DN sửa chữa.Các sản phẩm chủ yếu là xe lắp ráp các loại bao gồm xe ô tô con, xe chở khách, xe tải và xe chuyên dụng; các linh kiện gồm khung gầm xe, thùng xe, cụm phanh, vành bánh xe, thiết bị giảm sóc, ống xả, bộ tản nhiệt, trục dẫn, nhíp lò xo… Công suất thiết kế đạt 458.000 xe/năm, sản phẩm lắp ráp chiếm lớn nhất là xe tải (46,9%), tiếp đến là xe dưới 9 chỗ (43%), xe khách (9,7%), xe chuyên dụng (0,4%). Tổng nguồn vốn trung bình của các DN lắp ráp ô tô là 531,9 tỷ đồng; DN sản xuất linh kiện là 74,5 tỷ đồng; DN sản xuất khung, gầm xe là 51,2 tỷ đồng. 1.1. Các giai đoạn phát triẻn: Sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể được tóm tắt trong 3 giai đoạn sau: • Giai đoạn 1990-2003: Doanh nghiệp ô tô nhận được sự bảo hộ ở mức cao của nhà nước thông qua chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt; áp dụng hàng rào thuế quan ở mức cao đối với xe nhập khẩu và chính sách cấm nhập khẩu đối với ô tô dưới 15 chỗ ngồi. Trong giai đoạn này, xe du lịch nhập khẩu gần như không có chỗ đứng trên thị trường nội địa; sản lượng xe lắp ráp liên tục tăng mạnh qua các năm. • Giai đoạn 2005-2007: Giai đoạn này VIệt Nam đang tăng tốc quá trình đàm phán gia nhập WTO và phải ban hành điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với yêu cầu của WTO. Hàng loạt chính sách ưu đãi mang tính phân biệt đối xử trái với nguyên tắc của WTO trong ngành này (ví dụ chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô 9 sản xuất trong nước) dần được dỡ bỏ. Doanh nghiệp ô tô trong nước gặp khá nhiều khó khăn. • Giai đoạn 2007-nay: Đây là giai đoạn Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Cũng trong giai đoạn này, do những biến động về kinh tế, chính sách đối với ngành ô tô (đặc biệt là chính sách thuế) thường xuyên thay đổi và khó dự đoán. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan thuận lợi ( tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, sự gia tăng về mức sống dân cư, nhu cầu sử dụng ô tô trong nước có xu hướng tăng cao…), sản lượng ô tô sản xuất trong nước có xu hướng tăng mạnh. 1.2. Năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay Mặc dù có sự gia tăng đáng kể về số lượng lắp ráp, tiêu thụ và với sự xuất hiện của một số lượng nhất định cơ sở sản xuất phụ trợ, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn rất hạn chế về năng lực cạnh tranh: - Công nghệ sản xuất phần lớn mới chỉ là lắp ráp từ phụ tùng nhập khẩu: Dây chuyền sản xuất chủ yếu cho 3 công đoạn chính là hàn, tẩy rửa sơn và lắp ráp.Trong toàn bộ linh kiện phụ tùng để sản xuất lắp ráp một chiếc ô tô, chỉ có một số ít phụ tùng đơn giản được sản xuất trong nước (gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy…). Tỷ lệ nội địa hóa thấp: (chưa đến 10% trong khi cam kết của các doanh nghiệp ô tô liên doanh nước ngoài được cấp phép là 30- 50%). - Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển đáp ứng nhu cầu trong nước: Việt Nam chỉ mới có khoảng 30 doanh nghiệp trong nước cung cấp các loại linh kiện, phụ tùng ô tô quy mô sản xuất nhỏ, (sản phẩm chủ yếu là các chi tiết giản đơn,cồng kềnh và có giá trị thấp trong cơ cấu hàng hóa). Tính tới năm 2011, theo Bộ Công Thương , Việt Nam đã xuất khẩu 1.57 tỷ USD linh kiện nhưng là theo các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp ô tô nước ngoài mà chưa đáp ứng nhu cầu linh kiện ô tô trong nước, trong khi các doanh nghiệp trong nước lại phải nhập khẩu linh kiện với giá cao. Đây là một nghịch lý. - Giá bán xe ở mức cao: Giá xe ô tô Việt Nam hiện cao gấp 1.2 đến 1.8 lần giá xe các nước trong khu vực và trên thế giới tùy theo chủng loại. Những nguyên nhân thường được nhắc tới là: + Giá bộ linh kiện đầu vào cao. 10 + Chi phí sản xuất cao. + Thuế cao (Thuế chiếm tỷ trong lớn trong giá bán xe hiện nay ở Việt Nam). - Quá trình mở cửa hội nhập đang diễn ra: Với việc Việt Nam tham gia một loạt các cam kết quốc tế vể gỡ bỏ hàng rào thuế quan, cạnh tranh trong ngành công nghiệp ô tô được dự báo sẽ gay gắt hơn ( cả về chủng loại, chất lượng và giá, đặc biệt là xe giá rẻ từ Trung Quốc). - Thị trường còn quá nhỏ so với nhu cầu phát triển: Trong hoàn cảnh Việt Nam đang thực hiện các chính sách đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát (ví dụ chính sách thắt chặt chi tiêu, hạn chế nhập khẩu, hạn chế sử dụng phương tiện), việc mở rộng thị trường này hầu như rất hạn chế. Những chính sách này ít nhiều tác động đến đầu ra của các doanh nghiệp trong ngắn hạn. - Các công ty nước ngoài không đầu tư nhiều vào phát triển công nghiệp phụ trợ. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài với sản xuất ôtô trong nước rất thấp, chủ yếu chỉ chuyển giao công nghệ ở những công đoạn đơn giản, do vậy các nhà sản xuất phụ tùng ôtô vẫn chưa thật sự làm chủ công nghệ. 2. Chính sách Thuế nhập khẩu Ôtô của Việt Nam Bên cạnh sự thay đổi về đối tượng chịu thuế và mức thuế suất nhập khẩu, các thành phần khác trong chính sách thuế nhập khẩu ôtô của Việt Nam hầu như không có sự thay đổi nhiều. 2.1. Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế nhập khẩu nói chung được quy định tại Nghị Định 149/2005/NĐ-CP ban hành ngày 08/12/2005 về quy định chi tiết thi hành luật Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu. Theo đó, đối tượng chịu thuế bao gồm: Hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. [...]... dụng hàng hóa và dịch vụ giá rẻ của công dân đã bị triệt tiêu bởi chính sách thuế thiếu công bằng Nếu thật sự hướng đến người tiêu dùng, thật sự vì sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, các cơ quan chức năng phải có những chính sách lành mạnh hóa thị trường, dung hòa lợi ích giữa các khu vực kinh tế Đằng này, trong tam giác lợi ích Nhà nước- doanh nghiệp- người tiêu dùng, thành phần thứ... nghiệp ô tô trong nước chắc chắn vẫn theo thiên hướng: chỉ dừng lại ở các bộ linh kiện nhập khẩu Song nếu như đặt vấn đề tăng thuế suất thuế nhập khẩu bộ linh kiện CKD đế khắc phục tồn tại này thì sẽ gặp phải s ự phản ứng gay gắt từ phía các đối tác nước ngoài và có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam Từ những phân tích trên có thể thấy đã đến lúc cần phải nghiên cứu... lớn trong việc tăng giá bán để thu lãi cao, trong khi đó lợi ích của người tiêu dùng bị bỏ qua Có loại xe sản xuất trong nước được bảo hộ đến 260% về thuế nhưng mức giá bán thấp hơn so với ô tô nhập khẩu cùng chủng loại không đáng kể Những thực tế nói trên đã đặt ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam phải đối mặt với không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tích cực tham gia hội... sách ưu đãi dành riêng cho ngành, đặc biệt là quy định về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo hộ ở mức cao qua kênh thuế nhập khẩu Việc duy trì các chính sách ưu đãi nói trên nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn trong thời kỳ đầu sản xuất - khi mà nhu cầu tiêu thụ còn thấp - có điều kiện tăng doanh số, từng bước hạ thấp giá bán Trong giấy phép đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp... mức thấp Để tránh phản ứng tiêu cực từ các nhà đầu tư, vấn đề mang tính nguyên tắc là cần thiết kế biểu thuế chi tiết để mức thuế suất bình quân gia quyền đối với các chi tiết, phụ tùng sau khi dược sắp xếp lại không cao hơn mức thuế suất áp dụng với bộ linh kiện dạng CKD hiện hành Việc xoá bỏ chính sách thuế nhập khẩu theo bộ linh kiện, chuyển sang đánh thuế theo từng mức phân biệt đối với các loại... biệt đối với các loại linh kiện, phụ tùng khác nhau theo hướng trên sẽ làm phát sinh một số vấn đề mới trong công tác kiểm tra và giám sát thực hiện, một số vấn đề kỹ thuật trong công tác giám sát hải quan Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì tác động của nó sẽ là rất tích cực đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô của nước ta Những khó khăn về công tác quản lý có thể khắc phục được trong... các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam từ nay đến năm 2010 thì bên cạnh việc tổ chức thực hiện tốt các giải pháp khác, chính sách thuế đối với ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng đóng một vai trò quan trọng Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh ở đây rằng: thuế cũng chỉ nên xem là một trong những công cụ hỗ trợ Chính sách thuế sẽ phát huy hiệu quả tốt khi và chỉ khi... các giải pháp sau: Một là, xây dựng mục tiêu sản phẩm quốc gia và lộ trình phát triển công nghiệp ô-tô, trên cơ sở thực hiện tốt Quyết định số 177/2004/QÐ-TTg ngày 5-10-2004 của Thủ tướng Chính phủ về "Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô-tô Việt Nam tầm nhìn đến 2020" Ðây là định hướng tổng quát để xây dựng ngành công nghiệp ô- 15 tô trong nước Cần phân tích rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng... sự tiêu cực và sự bất bình đẳng, tạo ra kẽ hở cho những thành phần của bộ máy và các doanh nghiệp cấu kết với nhau kiếm lời dựa trên sự bất đối xứng thông tin trên thị trường Trong việc tăng thuế vừa qua, đã có những doanh nghiệp khóc dở mếu dở vì không kịp trở tay và những doanh nghiệp do biết trước thông tin nên đã hưởng lợi từ việc ém hàng lại từ trước đó để tăng giá Hành vi giữ hàng lại chờ giá. .. khẩu đối với nền công nghiệp Ôtô tại Việt Nam - Giá thành xe Ôtô tại Việt Nam thuộc hàng cao nhất trên Thế Giới Có thể nói, trong suốt một thời gian dài, để bảo hộ cho ngành Công nghiệp Ôtô còn non trẻ trong nước Chính phủ đã áp nhiều loại thuế đánh trên đối tượng Ôtô nhập khẩu, trong đó có thuế nhập khẩu với mức thuế suất rất cao Điều này đã làm cho giá thành Ôtô trên thị trường Việt Nam thuộc vào . nghiệp non trẻ. Một mức thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu cạnh tranh với hàng hóa trong nước sẽ làm cho giá cả trong nước tăng lên. Giá cả tăng lên làm giảm nhu cầu tiêu dùng, tăng sản xuất trong. một tỷ lệ nào đó. Giả sử nhà nước đánh thuế nhập khẩu đối với một mức thuế nào đó theo giá của sản phẩm A, khi đó đường giới hạn ngân sách sẽ thu hẹp lại. Người tiêu dùng sẽ hạn chế việc mua sản. cạnh đó, ở đây còn có vấn đề chuyển dịch giá khi mà các tổ chức nhập khẩu khai báo giá/ giá trị của mặt hàng mà họ đang kinh doanh thấp hơn nhiều so với giá thị trường, nhằm mục đích giảm nghĩa

Ngày đăng: 14/05/2014, 19:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan