Hoàn thi_n chính sách marketing mix cho công ty TNHH Hòa Bìnhx

102 1.3K 12
Hoàn thi_n chính sách marketing mix cho công ty TNHH Hòa Bìnhx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về chính sách marketing - mix và vai trò của nó trong marketing nói chung và trong chiến lược sản xuất kinh doanh mặt hàng VLXD nói riêng. - Phân tích và đánh giá thực trạn

Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing - mix cho công ty TNHH Hoà BìnhLỜI MỞ ĐẦU1. Lý do nghiên cứu đề tàiThực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều có sản phẩm và dịch vụ tốt, phù hợp với nhu cầu thị trường, nhưng tại sao khi đưa sản phẩm ra thị trường thì lại không thu hút được nhiều sự quan tâm từ phía khách hàng? Một trong những nguyên nhân chính là do doanh nghiệp tung sản phẩm ra thị trường mà không có những chính sách marketing bài bản. Từ đó dẫn tới việc tiếp thị chưa tạo được sự khác biệt so với các đối thủ khác, khách hàng không hiểu được giá trị mà sản phẩm thực sự mang lại, khách hàng gặp khó khăn trong việc tìm mua sản phẩm.Nền kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng mạnh, nhu cầu xây mới và mở rộng các công trình cơ sở hạ tầng ngày càng tăng cao. Vì vậy, thị trường VLXD nước ta còn phát triển nhanh và mạnh trong giai đoạn tới.Nhận thấy tầm quan trọng của marketing và nhu cầu về mặt hàng VLXD luôn là tất yếu nên tôi đã chọn đề tài tốt nghiệp cho mình là: Hoàn thiện chính sách marketingmix cho công ty TNHH Hoà Bình.2. Mục tiêu nghiên cứu2.1. Mục tiêu tổng quát Xây dựng chiến lược marketing - mix cho mặt hàng VLXD nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Hoà Bình.2.2. Mục tiêu cụ thể- Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về chính sách marketing - mix và vai trò của nó trong marketing nói chung và trong chiến lược sản xuất kinh doanh mặt hàng VLXD nói riêng.- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động marketing cho mặt hàng VLXD của công ty TNHH Hoà Bình trong thời gian qua.- Dựa trên các phân tích và đánh giá những thông tin thu nhận được, đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách marketing hỗn hợp thích ứng cho việc tiêu thụ VLXD của công ty. 11 Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing - mix cho công ty TNHH Hoà Bình3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng chính sách marketing hỗn hợp cho mặt hàng VLXD, bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược xúc tiến hỗn hợp.3.2. Phạm vi nghiên cứuNghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động marketing - mix của mặt hàng VLXD tại công ty TNHH Hoà Bình, các đại lý và khách hàng của công ty trong những năm gần đây, hoàn thiện các chính sách marketing - mix cho mặt hàng VLXD trong hiện tại, góp phần thực hiện chiến lược phát triển của công ty trong tương lai.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài4.1. Ý nghĩa khoa học Ý nghĩa khoa học của đề tài được thể hiện ở sự đúc kết, tổng hợp một cách có hệ thống và tổng quát các vấn đề về việc xây dựng và triển khai các chính sách marketing - mix của các công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm vật liệu xây dựng.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài đã đề ra một số chính sách marketing - mix cho mặt hàng VLXD nhằm giúp công ty TNHH Hoà Bình sử dụng tối ưu các nguồn lực để làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn.5. Bố cục đề tàiNgoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về marketing - mix của doanh nghiệpChương 2: Thực trạng marketing - mix tại công ty TNHH Hoà BìnhChương 3: Hoàn thiện chính sách marketing - mix cho công ty TNHH Hoà Bình 22 Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing - mix cho công ty TNHH Hoà BìnhMỤC LỤCCHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING - MIX CỦA DOANH NGHIỆP1.1. TỔNG QUAN MARKETING KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP1.1.1. Một số khái niệm cốt lõi của marketing1.1.3. Vị trí và các chức năng cơ bản của marketing1.1.4. Quá trình marketing kinh doanh của doanh nghiệp1.1.5. Tư tưởng, quan điểm marketing1.2. CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING - MIX CỦA DOANH NGHIỆP1.2.1. Phân biệt chính sách với chiến lược1.2.2. Cấu trúc chính sách marketing - mix của doanh nghiệp1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING - MIX CỦA DOANH NGHIỆP1.3.1.Những yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp1.3.2. Tiêu chí đánh giá1.4. NHỮNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỘC NHẤT VÔ NHỊCHƯƠNG 2THỰC TRẠNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH HÒA BÌNH2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH HÒA BÌNH2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển2.1.2. Ngành nghề kinh doanh2.1.3. Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh2.1.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn2.1.5. Tình hình nhân sự và kết quả kinh doanh2.1.6. Một số kết quả và thành tích đạt được33 Đề tài: Hồn thiện chính sách marketing - mix cho cơng ty TNHH Hồ Bình2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH MARKETING - MIX CỦA CƠNG TY2.2.1. Tổ chức cơng tác marketing của cơng ty2.2.2. Vùng thị trường chủ yếu2.2.3. Hoạch định chính sách marketing2.2.4. Các quyết về chính sách marketing - mixCHƯƠNG 3HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING MIX TẠI CƠNG TY TNHH HỊA BÌNH3.1. XU THẾ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHU CẦU THỊ TRƯỜNG VLXD Ở CÁC ĐƠ THỊ LỚN NƯỚC TA3.2. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA CƠNG TY TNHH HỊA BÌNH3.2.1. Mục tiêu chiến lược3.2.2. Mục tiêu markerting3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING - MIX CHO CƠNG TY TNHH HỊA BÌNH3.3.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (phân tích ma trận SWOT)3.3.2. Hồn thiện các chính sách marketing mix3.3.3. Hồn thiện kiểm sốt marketing3.4. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC. KẾT KUẬNDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO44 Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing - mix cho công ty TNHH Hoà BìnhCHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING - MIX CỦA DOANH NGHIỆP1.1. TỔNG QUAN MARKETING KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP1.1.1. Một số khái niệm cốt lõi của marketing.Marketing xuất hiện gắn liền với trao đổi. Tình huống trao đổi làm xuất hiện marketing khi người ta phải cạnh tranh để bán hoặc mua. Như vậy nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện marketing là cạnh tranh.Quan niệm cổ điển về marketing nói rằng: “marketing là hoạt động kinh tế trong đó hàng hóa được đưa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng”. Như vậy, marketing cổ điển có đặc trưng là chỉ diễn ra trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm và mặt hạn chế là hoạt động marketing chỉ bắt đầu từ nhà sản xuất.Ngày nay, lý thuyết marketing ngày càng trở nên hoàn chỉnh và bao quát cả những hoạt động có trước tiêu thụ như: nghiên cứu thị trường, khách hàng, thiết kế và sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng, định giá và tổ chức hệ thống tiêu thụ. Nếu như trước đây nhà kinh doanh bán “cái mình có” thì nay phải bán “cái thị trường cần”. Nhà kinh doanh luôn tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu của khách hàng, tạo ra những mặt hàng phù hợp với nó, quy định một mức giá thích hợp, phân phối hấp dẫn và kích thích tiêu thụ có hiệu quả. Cách làm như vậy thể hiện sự thực hành quan điểm marketing hiện đại vào kinh doanh. Người ta định nghĩa marketing hiện đại như sau:Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. Cũng có thể hiểu, marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thoả mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.Nhờ nhận thức này, marketing đã bao hàm ý nghĩa rộng lớn hơn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu rộng hơn, ứng dụng cũng rộng hơn trong thực 55 Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing - mix cho công ty TNHH Hoà Bìnhtiễn. Marketing đã đem lại những hiệu quả kinh tế lớn lao trên nhiều mặt, nó là công cụ có vai trò và ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn, là một môn khoa học không ngừng được phát triển và hoàn thiện.Khái niệm marketing trên được xây dựng trên cơ sở hàng loạt khái niệm cơ bản khác: Nhu cầu thị trường; giá trị, chi phí và sự thoả mãn; trao đổi,giao dịch; thị trường; marketing và người làm marketing.* Nhu cầu thị trường: là một thuật ngữ mà nội dung của nó hàm chứa ba mức độ: nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán.- Nhu cầu tự nhiên: Ý tưởng cội nguồn, cơ bản của marketing là ý tưởng về những nhu cầu tự nhiên của con người. “Nhu cầu tự nhiên được hiểu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu tự nhiên được hình thành là do trạng thái ý thức của người ta về việc thấy thiếu một cái gì đó để phục vụ cho tiêu dùng”. Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp. Nó bao gồm cả những nhu cầu sinh lý cơ bản về ăn, mặc, sưởi ấm và an toàn tính mạng lẫn những nhu cầu xã hội, về sự thân thiện gần gũi, uy tín và tình cảm gắn bó, cũng như những nhu cầu cá nhân về tri thức và tự thể hiện mình. Nếu nhu cầu không được thoả mãn thì con người sẽ cảm thấy khổ sở và bất hạnh. Và nếu nhu cầu đó có ý nghĩa càng lớn đối với con người thì nó càng khổ sở hơn. Con người không được thoả mãn sẽ phải lựa chọn một trong hai hướng giải quyết: hoặc là bắt tay vào tìm kiếm một đối tượng có khả năng thoả mãn được nhu cầu; hoặc cố gắng kiềm chế nó.- Mong muốn (hay ước muốn): là một nhu cầu có dạng đặc thù, đòi hỏi được đáp lại bằng một hình thức đặc thù phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân của con người. Ví dụ, đói là một cảm giác thiếu hụt lương thực, thực phẩm. Người này đói thì đòi phải có cơm, người khác lại cần bánh mì, người này cần ăn cơm chiên, người khác lại cần cơm rang, người này cần cơm thổi từ giống gạo A, người khác cần cơm thổi từ giống gạo B .Nhu cầu tự nhiên phản ánh sự đòi hỏi về một chủng loại sản phẩm, mong muốn phản ánh sự đòi hỏi về một dạng cụ thể trong một chủng loại sản phẩm nào đó. Như 66 Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing - mix cho công ty TNHH Hoà Bìnhvậy, chỉ có phát hiện ra mong muốn của từng người hoặc tập hợp người, người ta mới tạo ra những thuộc tính đặc thù của cùng một loại sản phẩm, nhờ vậy mà tăng khả năng thích ứng và cạnh tranh trên thị trường và nâng cao được hiệu quả kinh doanh.- Nhu cầu có khả năng thanh toán: là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả năng mua sắm. Nhà kinh doanh có thể phát hiện ra nhu cầu tự nhiên và mong muốn của con người. Họ có thể chế tạo ra đủ loại hàng hoá với những đặc tính cực kỳ hoàn mĩ, rút cục lại họ cũng chẳng bán được bao nhiêu, nếu như chi phí sản xuất ra nó lại quá lớn, giá cao đến mức người ta không thể mua được, mặc dù người ta rất thích được dùng nó. Khi đó nhu cầu tự nhiên và mong muốn hay nhu cầu tiềm năng không thể biến thành nhu cầu có khả năng thanh toán - cầu thị trường - nhu cầu hiện thực. Chừng nào mà nhà kinh doanh hiểu rõ được khách hàng sẽ cần loại hàng hoá gì? Hàng hoá đó phải có những đặc điểm gì? Đâu là những đặc trưng quan trọng nhất? Để tạo ra nó, người ta cần khống chế chi phí ở mức độ nào? Tương ứng với nó là mức giá nào thì khách hàng sẽ mua? Khi đó họ mới thực sự hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng, và kinh doanh mới hy vọng mang lại cái mà họ chờ đợi - lợi nhuận. Để hiểu được nhu cầu thị trường, nhà quản trị marketing phải nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng về các phương diện của nhu cầu.* Giá trị, chi phí và sự thỏa mãn: - Giá trị: Giá trị tiêu dùng của một sản phẩm là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng của nó trong việc thoả mãn nhu cầu đối với họ.- Chi phí: Theo quan niệm của người tiêu dùng, chi phí đối với một hàng hoá là tất cả những hao tổn mà người tiêu dùng phải bỏ ra để có được những lợi ích do người tiêu dùng hàng hoá đó mang lại.- Sự thoả mãn: Là mức độ trạng thái cảm giác của người tiêu dùng bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được do tiêu dùng sản phẩm với những kì vọng của họ.77 Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing - mix cho công ty TNHH Hoà BìnhĐối với cùng một sản phẩm, mỗi người tiêu dùng có thể đánh giá cho nó một giá trị tiêu dùng khác nhau. Sản phẩm nào được nhiều người đánh giá giá trị cao thì cơ hội thị trường đối với hàng hoá đó càng lớn. Nhưng để tiến dần tới quyết định mua hàng, khách hàng phải quan tâm tới chi phí đối với nó. Chi phí ở đây bao gồm cả chi phí mua sắm, sử dụng và đào thải sản phẩm. Đây cũng là cơ sở để khách hàng lựa chọn những hàng hoá khác nhau trong việc thoả mãn một nhu cầu. Và khi đánh giá được giá trị tiêu dùng và chi phí đối với từng hàng hoá, khách hàng sẽ có căn cứ để lựa chọn hàng hoá. Tất nhiên, khách hàng sẽ lựa chọn hàng hoá nào có khả năng thoả mãn nhu cầu của họ tốt nhất.* Trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ: Việc con người có những nhu cầu và mong muốn và có thể gắn cho các sản phẩm một giá trị vẫn chưa nói lên hết được ý nghĩa của marketing. Marketing xuất hiện khi người ta quyết định thoả mãn những nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. Trao đổi là hành động tiếp nhận một sản phẩm mong muốn từ một người nào đó bằng cách đưa cho người đó thứ gì đó. Trao đổi là khái niệm quyết định, tạo nền móng cho marketing. Trao đổi chỉ xảy ra khi thỏa mãn đủ năm điều kiện sau: - Ít nhất phải có hai bên- Mỗi bên phải có một thứ gì đó có thể có giá trị đối với bên kia- Mỗi bên đều có khả năng giao dịch và chuyển giao hàng hóa của mình- Mỗi bên đều có quyền tự do chấp nhận hay khước từ đề nghị của bên kia- Mỗi bên đều tin chắc là mình nên hay muốn giao dịch với bên kia.Nếu có đủ 5 điều kiện này thì mới có tiềm năng trao đổi. Còn việc trao đổi có thực sự diễn ra hay không là còn tuỳ thuộc vào vấn đề hai bên có thể thỏa thuận được những điều kiện trao đổi có lợi cho cả hai bên (hay chí ít cũng không có hại) so với trước khi trao đổi. Chính vì ý nghĩa này mà trao đổi được xem như là một quá trình tạo ra giá trị, nghĩa là trao đổi thường làm cho cả hai bên đều có lợi hơn trước khi trao đổi.88 Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing - mix cho công ty TNHH Hoà BìnhGiao dịch đòi hỏi phải có một số yếu tố: ít nhất có hai vật có giá trị, những điều kiện thực hiện đã được thỏa thuận, thời gian thực hiện đã thỏa thuận, địa điểm thực hiện đã được thoả thuận. Thông thường có cả một hệ thống luật pháp hậu thuẫn và buộc các bên giao dịch phải thực hiện đúng phần cam kết của mình. Giao dịch rất dễ làm phát sinh mâu thuẫn do hiểu lầm hay cố tình. Không có “ luật hợp đồng” thì mọi người sẽ thiếu tin cậy vào giao dịch và điều đó không có lợi cho quá trình mua bán.Để đảm bảo các cuộc trao đổi diễn ra trôi chảy, người làm marketing phải phân tích xem mỗi bên dự kiến sẽ cho và nhận cái gì. Những tình huống trao đổi giản đơn có thể biểu diễn bằng một sơ đồ trong đó có hai người tham gia cùng những thứ mong muốn và lời mời chào lưu thông giữa họ. Đây chính là bản chất của marketing giao dịch mà marketing giao dịch là một bộ phận của ý tưởng lớn hơn là marketing quan hệ. Những người làm marketing khôn ngoan đều cố gắng xây dựng những quan hệ lâu dài, tin cậy, cùng có lợi với các khách hàng lớn, những người phân phối, đại lý và những người cung ứng. Việc này được thực hiện bằng cách hứa hẹn và luôn đảm bảo chất lượng cao, dịch vụ chu đáo và giá cả phải chăng cho phía bên kia. Nhiệm vụ đó cũng được thực hiện bằng cách xây dựng những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ về kinh tế, kỹ thuật và xã hội với các bên đối tác. Marketing quan hệ sẽ làm giảm được chi phí và thời gian giao dịch và trong những trường hợp tốt đẹp nhất giao dịch sẽ chuyển từ chỗ phải thương lượng từng lần một sang chỗ trở thành công việc thường lệ. Kết quả cuối cùng của marketing quan hệ là hình thành được một tài sản độc đáo của công ty, gọi là mạng lưới marketing. Mạng lưới marketing bao gồm công ty và những người cung ứng, những người phân phối và khách hàng của mình mà công ty đã xây dựng được những mối quan hệ vững chắc, tin cậy trong kinh doanh. Marketing ngày càng có xu hướng chuyển từ chỗ cố gắng tăng tối đa lợi nhuận trong từng vụ giao dịch sang chỗ tăng tối đa những mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với các đối tác. Nguyên tắc làm việc là phải xây dựng được những mối quan hệ tốt, rồi tự khắc các vụ giao dịch sẽ có lợi.99 Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing - mix cho công ty TNHH Hoà Bình* Thị trường: Khái niệm trao đổi dẫn đến khái niệm thị trường: “thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó”. Quy mô của thị trường phụ thuộc vào số người có nhu cầu và có những tài nguyên được người khác quan tâm và sẵn sàng đem những tài nguyên đó để đổi lấy cái mà họ mong muốn. Thuật ngữ thị trường được hiểu theo nhiều nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau, ở đây ta hiểu dưới góc độ của những người làm marketing thì họ coi người bán tập hợp lại với nhau thành ngành sản xuất, còn người mua thì tập hợp lại thành thị trường và hệ thống marketing đơn giản vận hành theo cơ chế sau: người bán gửi hàng hóa, dịch vụ và thông tin cho thị trường và nhận lại tiền và thông tin.* Marketing và người làm marketing: Khái niệm thị trường đưa ta quay trở lại điểm xuất phát là khái niệm marketing. Marketing có nghĩa là hoạt động của con người diễn ra trong quan hệ với thị trường. Marketing có nghĩa là làm việc với thị trường để biến những trao đổi tiềm ẩn thành hiện thực với mục đích là thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người.Nếu một bên tích cực hơn trong việc tìm kiếm sự trao đổi so với bên kia thì ta gọi bên thứ nhất là nhà tiếp thị (marketer) còn bên thứ hai là khách hàng hy vọng (prospect). Một nhà tiếp thị là một người đang tìm kiếm một nguồn “tài nguyên” từ người khác và sẵn sàng dâng hiến một cái gì đó có giá trị để trao đổi. Nhà tiếp thị đang tìm kiếm một câu trả lời từ phía bên kia hoặc là bán một cái gì đó, hoặc mua một cái gì đó. Nhà tiếp thị có thể gọi khác đi là một người bán (seller) hoặc là một người mua (buyer). Mỗi người mua đều mong muốn để trở thành người được người bán chọn lựa. Những người mua này đều đang làm marketing. Trong trường hợp cả hai bên đều tích cực tìm cách trao đổi thì người ta nói rằng cả hai bên đều là người làm marketing và gọi trường hợp đó là marketing hai chiều (reciprocal marketing).Sau khi nghiên cứu kỹ những khái niệm này người ta có thể định nghĩa marketing như sau: “Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội nhờ 1010 [...]... đó, chính sách chính là khâu mà các doanh nghiệp cần phải chú ý tiếp theo Nếu chính sách marketing - mix mà phù hợp với chiến lược phát triển, với mục tiêu của doanh nghiệp thì chính sách đó là đúng đắn và đó chínhcông cụ để dẫn tới thành công của doanh nghiệp Tuy nhiên, trong chính sách marketing - mix còn bao gồm 4 chính sách: chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối và chính sách. .. bảo cho việc thực hiện những mục tiêu đã đề ra 20 20 Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing - mix cho công ty TNHH Hoà Bình + Chính sách là những khuôn khổ, điều khoản, quy định chung nhằm tạo ra cơ sở thống nhất khi đưa ra quyết định quản trị - Chính sách được thể hiện thông qua các hoạt động chức năng như: + Chính sách tiếp thị: marketing mix + Chính sách nhân sự: lương bổng, phúc lợi + Chính sách. .. dịch vụ - Marketing phi mậu dịch: gồm toàn bộ các marketing của văn hoá, thể thao, xã hội 11 11 Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing - mix cho công ty TNHH Hoà Bình * Căn cứ vào phạm vi ứng dụng: - Marketing trong doanh nghiệp - Marketing ngành - Marketing khu vực - Marketing trong nước - Marketing quốc tế * Căn cứ vào thời gian và mức độ hoàn thiện lí luận: - Marketing truyền thống - Marketing. .. trình marketing Tổ chức và thực hiện các chương trình marketing Đánh giá và kiểm tra nỗ lực marketing Phân tích khả năng của thị trường Lựa chọn thị trường mục tiêu Thiết kế hệ thống marketing - mix Thực hiện các biện pháp marketing - mix 15 15 Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing - mix cho công ty TNHH Hoà Bình Sơ đồ 1.1: Quá trình marketing kinh doanh của doanh nghiệp 3/ Phân đoạn thị trường: công. .. nên gọi là chiến lược phát triển, trong đó có chính sách marketing 1.2.2 Cấu trúc chính sách marketing - mix của doanh nghiệp a Khái niệm chính sách marketing - mix Tập hợp bốn biến số chính (sản phẩm, giá, phân phối và hỗ trợ bán hàng) cấu thành kế hoạch marketing của doanh nghiệp được gọi là marketing hỗn hợp (marketing - mix) Bốn yếu tố của marketing mix tác động tương hỗ, quyết định về yếu tố này... một sản phẩm trên thị trường công ty cần phải tạo cho sản phẩm một sự khác biệt nhất định và tạo nên một hình ảnh cho công ty Để những khác biệt này khách hàng có thể cảm nhận được công ty cần quyết định khuyếch trương nó đặc biệt là đối với khách hàng mục tiêu 16 16 Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing - mix cho công ty TNHH Hoà Bình 6/ Lựa chọn chiến lược thị trường: công việc này nhằm vào việc... thuyết, quá trình marketing kinh doanh của doanh nghiệp phải được tiến hành theo trình tự sau: (Sơ đồ 1.1) 1/ Phân tích các cơ hội marketing (hay còn gọi SWOT): bước phân tích này nhằm phát hiện được những cơ hội, thách thức đối với công ty và đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của bản thân công ty Để từ đó, công 14 14 Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing - mix cho công ty TNHH Hoà Bình ty có thể đưa... sản phẩm, do đó, nó là một nhân tố quan trọng quyết định lợi nhuận Đối với những công ty marketing, giá cũng đóng vai trò là một công cụ marketing và là một yếu tố then chốt trong xúc tiến marketing  Các chính sách giá: Có rất nhiều cách định giá một sản phẩm: 27 27 Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing - mix cho công ty TNHH Hoà Bình - Định giá cao: Sử dụng một mức giá cao khi có hàng hóa hay dịch... các chính sách của marketing căn bản vào trong 2 nhóm trên b Phân loại marketing Với vai trò của marketing trong nền kinh tế, chính trị, xã hội nên marketing phát triển rất nhanh chóng và rất phong phú Việc phân loại marketing sẽ cho ta thấy được bản chất và đặc điểm của từng loại marketing * Căn cứ vào tính chất của sản phẩm: - Marketing mậu dịch: + Marketing công nghiệp + Marketing thương mại + Marketing. .. khâu nghiên cứu trong marketing quan trọng như thế nào Trong khâu này công ty không những cần nghiên cứu về khách hàng tiềm năng mà còn phải nghiên cứu cả thị trường rộng lớn bao gồm những vấn đề về: nhà cung ứng, 18 18 Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing - mix cho công ty TNHH Hoà Bình đối thủ cạnh tranh, Hơn thế nữa, khi đã nắm bắt được thị trường và người tiêu dùng cần gì công ty còn phải đưa ra . pháp hoàn thiện chính sách marketing hỗn hợp thích ứng cho việc tiêu thụ VLXD của công ty. 11 Đề tài: Hoàn thiện chính sách marketing - mix cho công ty TNHH. về marketing - mix của doanh nghiệpChương 2: Thực trạng marketing - mix tại công ty TNHH Hoà BìnhChương 3: Hoàn thiện chính sách marketing - mix cho công

Ngày đăng: 22/01/2013, 14:44

Hình ảnh liên quan

2.1.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn - Hoàn thi_n chính sách marketing mix cho công ty TNHH Hòa Bìnhx

2.1.4..

Tình hình tài sản và nguồn vốn Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 2. 3: Số lượng nhân sự từng bộ phận - Hoàn thi_n chính sách marketing mix cho công ty TNHH Hòa Bìnhx

Bảng 2..

3: Số lượng nhân sự từng bộ phận Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 2. 6: Tình hình tiêu thụ một số mặt hàng VLXD năm 2010, kế hoạch thực hiện năm 2011 và dự kiến kế hoạch năm 2015 - Hoàn thi_n chính sách marketing mix cho công ty TNHH Hòa Bìnhx

Bảng 2..

6: Tình hình tiêu thụ một số mặt hàng VLXD năm 2010, kế hoạch thực hiện năm 2011 và dự kiến kế hoạch năm 2015 Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 2.7: Tổng hợp doanh thu hàng VLXD STTĐơn vịDoanh thu  - Hoàn thi_n chính sách marketing mix cho công ty TNHH Hòa Bìnhx

Bảng 2.7.

Tổng hợp doanh thu hàng VLXD STTĐơn vịDoanh thu Xem tại trang 70 của tài liệu.
hình các loại - Hoàn thi_n chính sách marketing mix cho công ty TNHH Hòa Bìnhx

hình c.

ác loại Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 2.8: Giá bán một số sản phẩm của công ty - Hoàn thi_n chính sách marketing mix cho công ty TNHH Hòa Bìnhx

Bảng 2.8.

Giá bán một số sản phẩm của công ty Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 3.1: Ma trận phối hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ 3.3.2. Hoàn thiện các chính sách marketing mix - Hoàn thi_n chính sách marketing mix cho công ty TNHH Hòa Bìnhx

Bảng 3.1.

Ma trận phối hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ 3.3.2. Hoàn thiện các chính sách marketing mix Xem tại trang 89 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan