Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC

74 891 11
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính quan trọng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính, nhằm tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các cá nhân và doanh nghiệp Hầu hết các sản phẩm mà ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế như: thanh toán, chuyển tiền, kinh doanh uỷ thác, tư vấn đầu tư, cho thuê tài chính, đều là những sản phẩm dịch vụ ngân hàng Từ thực trạng các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay có thể thấy hoạt động của các NHTM vẫn tập trung chủ yếu vào các dịch vụ truyền thống, số lượng các dịch vụ một ngân hàng cung ứng còn hạn chế và tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ ngân hàng trong tổng thu nhập của các NHTM Việt Nam còn thấp Như vậy, thị trường dịch vụ ngân hàng ở Việt nam đang chứa đựng một tiềm năng phát triển rất lớn

Ngân hàng An Bình (ABBANK) là một trong những NHTM đang phát triển hiện nay và chi nhánh ABBANK Hà Nội cũng là một đơn vị quan trọng trong ngân hàng Hoạt động kinh doanh của chi nhánh có nhiều kết quả cao, lợi nhuận tăng liên tục qua các năm Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng, trong đó có những dịch vụ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế Mặt khác, trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), khi mà các rào cản giữa ngân hàng trong nước và quốc tế đang dần bị xóa bỏ, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong các hoạt động nói chung và trong việc cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp nói riêng càng trở nên mạnh mẽ

Xuất phát từ thực tế đó, qua thời gian thực tập tại ngân hàng An Bình – Chi nhánh Hà Nội cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị

Trang 2

Hường, em đã quyết định chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh trongcung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP AnBình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO” cho chuyên đề

thực tập cuối khóa.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Đề xuất những giải pháp và kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại chi nhánh ABBANK Hà Nội trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu vào WTO.

Nhiệm vụ nghiên cứu

 Tìm hiểu về ngân hàng TMCP An Bình và các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại chi nhánh ABBANK Hà Nội giai đoạn 2006 -2009.

 Phân tích thực trạng hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại chi nhánh ABBANK Hà Nội giai đoạn 2006 - 2009; đánh giá những ưu điểm, tồn tại trong nâng cao năng lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp, và nguyên nhân của những tồn tại đó.

 Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp đến năm 2015.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh ABBANK Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu

Trang 3

 Phạm vi chủ thể: Chi nhánh Hà Nội, ngân hàng TMCP An Bình  Phạm vi thời gian: số liệu báo cáo từ năm 2003 – 2009, phương

hướng đề ra từ năm 2010 – 2015.

 Phạm vi không gian: năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam

4 Kết cấu:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP An Bình - chinhánh Hà Nội và các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh trongcung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong cungcấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại chi nhánh ABBANKHà Nội giai đoạn 2006 - 2009.

Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao nănglực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanhnghiệp tại Chi nhánh ABBANK Hà Nội giai đoạn đến năm 2015.

Sau đây sẽ là nội dung chi tiết của từng chương

Trang 4

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHINHÁNH HÀ NỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰCCẠNH TRANH TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CHO CÁC

DOANH NGHIỆP

Mục tiêu của chương 1 là tìm hiểu về ngân hàng TMCP An Bình, chi

nhánh Hà Nội và các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh trong cungcấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại chi nhánh ABBank Hà Nội giaiđoạn 2006 – 2009 Để thực hiện mục tiêu trên, chương 1 sẽ tiếp cận theo trìnhtự sau: (1.1) Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh HàNội (1.2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh dịch vụngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh ABBANK Hà Nội giaiđoạn 2006 – 2009

Các nội dung chi tiết sẽ được trình bày trong chương 1 như sau:

1.1.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI

Ngân hàng TMCP An Bình được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động Ngân hàng số 0031/NH – GP ngày 15 tháng 04 năm 1993, có hiệu lực ngày 18 tháng 09 năm 1997 trong thời hạn 20 năm Ngân hàng TMCP An Bình hoạt động ban đầu với số vốn điều lệ 1 tỷ và trụ sở đặt tại 138 Hùng Vương, thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh

Trang 5

Từ lúc thành lập cho đến cuối năm 2001, hoạt động kinh doanh của ABBANK rất nhỏ, doanh thu cũng như lợi nhuận không đáng kể Ðể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế ngày càng phát triển cũng như với mong muốn ABBANK ngày càng phát triển, tháng 3 năm 2002, ABBANK tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự với mục tiêu phục vụ doanh nghiệp và chuyển đổi từ Ngân hàng cổ phần nông thôn thành Ngân hàng cổ phần đô thị Đây có thể coi là một bước ngoặt đối với sự phát triển của ABBANK.

Sau hơn 17 năm hình thành và phát triển, ngân hàng đã dần khẳng định tên tuổi, là một trong 10 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất VN hiện nay Tính đến tháng 12/2009, vốn điều lệ của ABBANK đạt 3482 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 26.576 tỷ đồng Hiện nay, ABBANK đã trở thành cái tên thân thuộc với gần 10.000 khách hàng doanh nghiệp và trên 100.000 khách hàng cá nhân tại 29 tỉnh thành trên cả nước thông qua mạng lưới 90 chi nhánh/ phòng giao dịch, trụ sở chính đặt tại số 170 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Ngày 22/7/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã kí quyết định số 1631/QĐ-NHNN chấp thuận sửa đổi thời gian hoạt động của ABBANK là 99 năm.

ABBANK có một tầm nhìn chiến lược rõ ràng, đó là hướng đến trở thành một ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam; hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại trọng tâm bán lẻ theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với công nghệ hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Việt Nam.

Với tôn chỉ hoạt động: phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả và linh hoạt; tăng trưởng lợi ích cho cổ đông; hướng đến sự phát triển toàn diện, bền vững của ngân hàng; đầu tư vào yếu tố con người làm nền tảng

Trang 6

cho sự phát triển lâu dài; ABBANK đã và đang tạo được lòng tin đối với đối tác, khách hàng và các nhà đầu tư.

1.1.1.1.2 Quá trình phát triển:

 Năm 2002: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ABBANK tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào chuyên ngành kinh doanh ngân hàng thương mại.

 Năm 2004: ABBANK tăng vốn điều lệ lên 70,04 tỷ đồng.

 Năm 2005: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lược của ABBANK Các cổ đông lớn khác gồm: Tổng công ty tài chính Dầu Khí (PVFC), Tổng công ty Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (GELEXIMCO).

 Năm 2006: vốn điều lệ tăng từ 165 tỷ đồng vào đầu năm lên 1.131 tỷ đồng vào cuối năm.

 Năm 2007: ABBANK ký kết hợp tác chiến lược với Agribank và các công ty thành viên của EVN như: PC1, PC2, PC3…ABBANK trở thành thành viên của mạng thanh toán PAYNET Đồng thời, vốn điều lệ của ABBANK tăng lên 2.300 tỷ đồng.

 Năm 2008: ABBANK triển khai thành công phần mềm ngân hàng lõi (core banking) vào hoạt động trên toàn hệ thống Maybank chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của ABBANK với tỷ lệ sở hữu là 15% ABBANK tăng vốn điều lệ lên 2.705 tỷ đồng

 Năm 2009: ABBANK công bố hợp tác với Prudential VN và ngân hàng Deutsche bank Tháng 7/2009, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên 2850 tỷ đồng Tháng 9/2009, ABBANK chính thức khai trương Hội sở mới tại 170 Hai Bà Trưng, P.Đa Kao, Q.1 và triển khai giao dịch ngoài giờ tại Sở giao dịch Tháng 12/2009, ABBANK chính thức tăng vốn điều

Trang 7

lệ lên 3482 tỷ đồng với mạng lưới gồm 90 chi nhánh/ phòng giao dịch tại 29 tỉnh thành.

1.1.1.1.3 Giải thưởng:

Với hơn 17 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP An Bình đã đạt được một số giải thưởng tiêu biểu sau:

 Doanh nghiệp Thương mại dịch vụ tiêu biểu 2009-Top Trade Services 2009 do Bộ công thương trao tặng.

 Thương hiệu vàng 2009 do Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu VN phối hợp với Bộ Công Thương trao tặng.

 Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc 2007 và 2008: do Wachoviabank – ngân hàng lớn của Mỹ trao tặng

 Nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia 2008 và 2009: Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng

 Cúp vàng Nhà bán lẻ hàng đầu VN 2008: Hiệp hội các Nhà bán lẻ VN trao tặng.

 Thương hiệu nổi tiếng VN 2008: do VCCI và công ty Nielsen trao tặng  Giải thưởng Quả Cầu Vàng – the Best Banker cho ngân hàng phát triển

nhanh các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao: Ban tổ chức hội chợ tài chính- ngân hàng- bảo hiểm Banking Expo 2007 trao tặng

 “Nhà phát hành trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất Châu Á”: Tạp chí Asia Money bình chọn.

1.1.1.2 Chi nhánh Hà Nội

1.1.1.2.1 Lịch sử hình thành

Với mục tiêu phát triển toàn diện, ổn định, cùng với yêu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động, tháng 2 năm 2006, chi nhánh ABBANK Hà Nội đã được thành lập và ABBANK Hà Nội là chi nhánh cấp 1 của ngân hàng Hiện nay, trụ sở

Trang 8

ABBANK Hà Nội đặt tại tầng 1 và 4 tòa nhà 101 Láng Hạ với 357 cán bộ công nhân viên và 17 phòng giao dịch trên toàn Hà Nội

1.1.1.2.2 Quá trình phát triển

 Năm 2006, khai trương phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng tại số 69 Đinh Tiên Hoàng, 126 Lò Đúc và số 288Trần Khát Chân.

 Năm 2007, ABBANK Hà Nội khai trương một loạt các phòng giao dịch mới đó là các phòng giao dịch tại số 453 Nguyễn Văn Cừ; số 141 Tôn Đức Thắng; 109 Trần Đăng Ninh; 188 Quán Thánh, 30 Lê Trọng Tấn, số 1 Trần Phú - Hà Đông, 48-50 Phố Huế.

 Năm 2008, một năm kinh tế khó khăn, ABBANK Hà Nội chỉ mở thêm 3 phòng giao dịch nữa là phòng giao dịch số 279A Đội Cấn, số 02 Hàng Nón và PGD Đông Anh.

 Năm 2009, sự cố gắng nỗ lực của ngân hàng và chi nhánh cũng như sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, ABBANK Hà Nội khai trương thêm một số phòng giao dịch nữa tại số 33 Đào Tấn; phòng giao dịch Đại Kim – A5, khu c8khu đô thị Đại Kim và sô 42 Hồ Tùng Mậu.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị của Ngân hàng TMCP An Bình –chi nhánh Hà Nội.

1.1.2.1 Ngân hàng TMCP An Bình

1.1.2.1.1 Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của ABBANK bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát, Ban Điều hành, Ban Thư ký, Phòng Kiểm toán nội bộ, 15 sở giao dịch & chi nhánh, 12 khối chức năng và 11 Trung tâm, phòng ban.

 Hội đồng quản trị

 Chủ tịch HĐQT: ông Vũ Văn Tiền

Trang 9

Sinh năm 1959

Cử nhân kinh tế - Đại học kinh tế Quốc dân Kỹ sư - Học viện kỹ thuật Quân sự

Ông Tiền là một trong các doanh nhân thành công và có uy tín nhất tại Việt nam Ông Tiền đã được Nhà nước và Chính phủ tặng thưởng nhiều huy chương cho các đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

+ Huân chương lao động hạng III + Huy chương Vì thế hệ trẻ.

+ Bằng khen của Thủ tướng chính phủ + Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội + Giải thưởng Sao đỏ.

Ngoài cương vị là chủ tịch Hội đồng Quản trị của ABBANK, hiện nay ông Vũ Văn Tiền đồng thời cũng giữ các cương vị lãnh đạo cao cấp sau:

+ Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội.

+ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình + Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long + Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần An Hoà

 Phó Chủ tịch thường trực HĐQT: Ông Nguyễn Hùng Mạnh Sinh năm 1956

Trang 10

Cao học kinh tế - Đại học Ohio (Mỹ) Cử nhân - Đại học Ngoại ngữ Hà Nội

Ông Mạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong các ngành dầu khí và thương mại trước khi tham gia ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam vào giữa những năm 1990 Ông Mạnh tham gia vào việc điều hành ABBANK vào năm 2001 và là một trong các thành viên chủ chốt đã đưa ABBANK đến thành công như ngày hôm nay

 Phó Chủ tịch HĐQT: Ông Đào Văn Hưng Sinh năm 1955.

Thạc sĩ Kinh tế - Đại học Bách khoa Hà Nội

Ông Hưng đã có hơn 30 năm công tác trong ngành điện và đã nắm giữ nhiều cương vị chủ chốt của Tập đoàn Điện lực Hiện nay ông Hưng là Chủ tịch của Tập đoàn Điện lực EVN

 Thành viên HĐQT: Ông Dương Quang Thành Sinh năm 1962

Tiến sĩ Kinh tế - Đại học Bách khoa Hà Nội.

Thạc sĩ Học viện Công nghệ Châu Á (AIT), Bangkok, Thái Lan Ông Thành đã có hơn 20 năm công tác trong ngành điện và giữ các vị trí chủ chốt trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam Hiện nay ông Thành là Phó Tổng Giám đốc của Tập đoàn Điện lực EVN.

 TVHĐQT: Ông Abdul Farid bin Alias Sinh năm 1968

Thạc sỹ Quản trị kinh doanh ngành Tài chính Đại học Denver, Hoa Kỳ Cử nhân Khoa học chuyên ngành Kế toán, Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ Đại diện phần vốn góp của Maybank tại ABBANK.

 Ban điều hành

 Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Hùng Mạnh

Trang 11

Sinh năm 1956

Cao học kinh tế - Đại học Ohio (Mỹ) Cử nhân - Đại học Ngoại ngữ Hà Nội

Ông Mạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong các ngành dầu khí và thương mại trước khi tham gia ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam vào giữa những năm 1990 Ông Mạnh tham gia vào việc điều hành ABBANK vào năm 2001 và là một trong các thành viên chủ chốt đã đưa ABBANK đến thành công như ngày hôm nay.

 Phó Tổng Giám đốc, Tín dụng và Quản lý Rủi ro: Bà Trần Thanh Hoa Sinh năm 1963.

Thạc sĩ Kinh tế - Tài chính Ngân Hàng

Bà Hoa đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tài chính ngân hàng với ngân hàng Vietcombank.

 Phó Tổng Giám đốc, Kế toán và Kiểm soát nội bộ: Ông Nguyễn Công Cảnh Sinh năm 1958

Cử nhân Đại học Kinh tế

Ông Cảnh đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tài chính ngân hàng với ngân hàng Nông nghiệp.

 Phó Tổng Giám đốc, tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Trung Kiên.

Sinh năm 1973

Trang 12

Cử nhân Kinh tế (Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội) Cử nhân Ngoại ngữ (Đại học Mở Hà Nội)

Cử nhân Luật (Viện Đại học Mở Hà Nội)

Thạc sỹ Quản lý chính sách công (Đại học Quốc gia Singapore)

Ông Kiên đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam, trong đó có 11 năm làm việc tại ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 Phó Tổng Giám đốc, Phát triển khách hàng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chỉ đạo trực tiếp Phòng phát triển mạng lưới khu vực Miền Bắc và Miền Trung, quản lý hành chính khu vực Miền Bắc: Bà Nguyễn Thị NgọcMai Sinh năm 1974

Kỹ sư Kinh tế năng lượng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Thạc sỹ Kinh tế Năng lượng, Học Viện Công nghệ Châu Á Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kwansei Gakuin, Nhật bản

Bà Mai đã có 12 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án thuộc tập đoàn điện lực EVN.

 Phó Tổng Giám đốc, Khối Khách hàng doanh nghiệp: Ông Phạm Quốc Thanh Sinh năm 1970

Cử nhân Đại học Ngân hàng Cử nhân Đại học Ngoại ngữ

Cử nhân học viện tài chính quốc tế IFS School of Finance,Anh

Ông Thanh đã có hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tài chính ngân hàng, trong đó có 10 năm làm việc tại ngân hàng HSBC.

 Phó Tổng Giám Đốc phụ trách hoạt động kinh doanh và phát triển mạng lưới phía Bắc: Ông Đặng Quang Minh

Sinh năm 1972

Cử nhân Đại Học Tài Chính

Trang 13

Ông Minh đã có 16 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.

 Giám đốc vận hành nghiệp vụ: Ông Tong Hon Keong Cử nhân Kinh tế, Đại Học Malaysia.

Ông Tong có 33 năm kinh nghiệm làm việc ở ngân hàng lớn nhất Malaysia, và đã từng công tác ở nhiều bộ phận khác nhau, 20 năm nắm giữ các vị trí quan trọng trong Ban Điều hành, và là thành viên của Ban Điều Hành Là thành viên của Hội Đồng Quản Trị Maybank Group và MEPS từ năm 1997.

 Ban kiểm soát

 Trưởng ban kiểm soát: Ông Hoàng Kim Thuận

Sinh năm 1958

Cử nhân Đại học Tài Chính Kế toán Hà Nội

Các chứng chỉ Quản lý Kinh tế cao cấp, Thị trường chứng khoán và đổi mới Doanh nghiệp.

Hiện nay ông Thuận cũng đang giữ các chức vụ sau: + Phó Tổng Giám đốc công ty cổ phần xây dựng 14 + Chủ tịch HĐQT công ty cổ phân bê tông Rạch Chiếc  Thành viên: Ông Đào Mạnh Kháng

Sinh năm 1969

Cao học Quản trị Kinh doanh -Đại học thương mại

Ông Đào Mạnh Kháng hiện cũng đang giữ các chức vụ sau:

Trang 14

+ Phó Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội + Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Hồng Hà

 Thành viên: Ông Võ Hồng Lĩnh Sinh năm 1968

Cử nhân kinh tế - Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

Ông Võ Hồng Lĩnh đã từng giữ các vị chí quan trọng trong Tập đoàn Điện lực

Cựu cố vấn điều hành Maybank

Nghiên cứu sinh Viện kế toán Anh Quốc và Xứ Wales

Thành viên Viện kế toán Malaysia và Hiệp hội Kế toán công Malaysia  Thành viên: Bà Huỳnh Thị Chiêu Loan

Sinh năm 1975

Cử nhân Kinh tế ngành Kế toán kiểm toán Đại học Tài chính Kế toán TPHCM Cử nhân Kinh tế ngành Quản trị Kinh doanh Đại học Thương mại Hà Nội  Thành viên: Bà Nguyễn Thị Hạnh Tâm

Trang 15

Đại hội đồng cổ đông là tập hợp gồm tất cả những tổ chức, cá nhân có cổ phần tại ABBANK Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ngân hàng, và từ đây bầu ra hội đồng quản trị ngân hàng.

 Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị ngân hàng ABBANK có những chức năng, nhiệm vụ như sau:

 Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của ngân hàng;

 Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty hay tổ chức khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;  Giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành

công việc kinh doanh của ngân hàng;

 Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ ngân hàng, quyết định lập chi nhánh, phòng giao dịch và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hay tổ chức khác;

 Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;

 Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông; kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;

Ban điều hành

Ban điều hành ngân hàng có những chức năng, nhiệm vụ như sau:

Trang 16

Chỉ đạo toàn diện công tác đầu tư phát triển, các hoạt động tài chính của ngân hàng.

Quyết định tất cả những vấn đề thuộc thẩm quyền về quản lý hoạt động hàng ngày của ngân hàng, hoặc những nội dung theo ủy quyền của ĐHĐCĐ và HĐQT ngân hàng.

Quyết định tuyển dụng, điều động, khen thưởng, kỷ luật, mức lương, trợ cấp, lợi ích và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của cán bộ công nhân viên trong ngân hàng.

Các thành viên trong Ban điều hành căn cứ theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình được phân công, chỉ đạo điều hành các phòng chức năng hoàn thành nhiệm vụ công tác theo phân cấp.

 Ban kiểm soát

Ban kiểm soát ngân hàng có những chức năng, nhiệm vụ như sau:

Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của ngân hàng: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của ngân hàng, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên

Kiểm tra bất thường: Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, Ban Kiểm soát thực hiện kiểm tra, sau đó Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông và nhóm cổ đông có yêu cầu

Can thiệp vào hoạt động ngân hàng khi cần: Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại Hội đồng Cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Trang 17

Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông, Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý ngân hàng phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả

1.1.2.2 Chi nhánh Hà Nội

1.1.2.2.1 Cơ cấu tổ chức.

Hiện nay cơ cấu tổ chức của chi nhánh ABBANK Hà Nội bao gồm một giám đốc, hai phó giám đốc, 6 phòng chức năng và 17 phòng giao dịch ABBANK Hà Nội được thành lập năm 2006, khi mà ABBANK đã có những định hướng phát triển rõ ràng, do đó cơ cấu tổ chức có sự phân công rõ ràng, phân tách trách nhiệm giữa các giám đốc, phó giám đốc, các phòng ban chức năng

Nhìn vào hình 1.1 dưới đây ta có thể thấy được điều đó  Phó giám đốc – Phụ trách Tín dụng

Phó giám đốc có nhiệm vụ thay mặt giám đốc để điều hành các hoạt động của chi nhánh khi giám đốc đi vắng hoặc khi được ủy quyền của giám đốc chi nhánh.

Phó giám đốc – phụ trách tín dụng chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về nhiệm vụ được phân công sau đây: trực tiếp chỉ đạo phòng Tín dụng

Phó giám đốc – Phụ trách Khách hàng doanh nghiệp

Phó giám đốc có nhiệm vụ thay mặt giám đốc để điều hành các hoạt động của chi nhánh khi giám đốc đi vắng hoặc khi được ủy quyền của giám đốc chi nhánh.

Trang 18

(Nguồn: Phòng Nhân sự - ABBANK Hà Nội)

Hình1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ABBANK Hà Nội

Phó giám đốc – phụ trách Khách hàng doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về nhiệm vụ được phân công sau đây: trực tiếp chỉ đạo

Trang 19

Đây là phòng sẽ tìm kiếm, lập quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp Năm 2009, ABBANK thực hiện Quy trình Thanh toán quốc tế một cửa, do đó phòng Quan hệ Khách hàng doanh nghiệp là trung gian giữa khách hàng doanh nghiệp và Trung Tâm thanh toán quốc tế Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp sẽ là đầu mối nhận và trả tài liệu, chứng từ, giấy tờ và các yêu cầu của khách hàng doanh nghiệp Sau khi đã thực hiện hoàn thành các thủ tục, chuyển sang phòng Tín dụng để thực hiện lưu trữ, cắt nợ,…

Phòng Khách hàng cá nhân

Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân là trung gian kết nối giữa những người tiêu dùng cá nhân hoặc đầu tư cá nhân với chi nhánh Phòng có chức năng tìm kiếm, thu hút, giữ liên lạc với các khách hàng cá nhân đến với chi nhánh.

Phòng Kế toán

Phòng Kế toán chịu trách nhiệm theo dõi, thông báo tỷ giá hối đoái cho các phòng Quan hệ Khách hàng doanh nghiệp và Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân Ngoài ra, phụ trách mua bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp khi phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp thông báo Nhiệm vụ quan trọng, căn bản nhất đó là theo dõi, cập nhật những hoạt động tài chính như các khoản thu, chi của chi nhánh và tập hợp lại thành báo cáo tài chính của chi nhánh

Phòng Tín dụng

Phòng tín dụng chịu trách nhiệm phối hợp cùng Phòng Quan hệ khách hàng

doanh nghiệp và Trung tâm Thanh toán quốc tế hoàn thành hồ sơ, công việc của khách hàng doanh nghiệp Phòng Tín dụng sẽ lưu hồ sơ và phụ trách việc cắt nợ, giải ngân cho các khách hàng doanh nghiệp.

Phòng Quản lý tín dụng

Phòng Quản lý tín dụng ( hay còn gọi là Phòng Quản lý rủi ro) phối hợp cùng với phòng Quan hệ Khách hàng doanh nghiệp trong việc xác định, tái định giá tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp trước khi cho vay Và Phòng Quản lý tín

Trang 20

dụng còn có chức năng nữa đó là chịu trách nhiệm phát hiện, kiểm tra, kiểm soát các khoản nợ xấu, khoản nợ khó đòi của các khách hàng doanh nghiệp.

Phòng Nhân sự

Phòng Nhân sự phụ trách quản lý những vấn đề liên quan tới số lượng cán bộ, nhân viên chi nhánh Lập kế họach tuyển dụng, tuyển chọn nhân sự cho chi nhánh Đồng thời phụ trách việc đưa ra các thủ tục hành chính phù hợp với hoạt động cụ thể của chi nhánh.

1.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNHTRANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CHO KHÁCH HÀNG DOANHNGHIỆP TẠI CHI NHÁNH ABBANK HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 – 2009.

Mục tiêu của mục này là chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng tới năng lựccạnh tranh của dịch vụ ngân hàng dành cho các doanh nghiệp tại Chi nhánhABBANK Hà Nội giai đoạn 2006 - 2009 Phân tích làm rõ ảnh hưởng của từngnhân tố, sự biến động của chúng ảnh hưởng có lợi, hay bất lợi tới năng lực cạnhtranh của dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại Chi nhánh ABBANK HàNội giai đoạn 2006 - 2009.

Nhằm thực hiện được những mục tiêu trên em phân tích theo hướng:phân tích và chỉ ra trong giai đoạn 2006 - 2009 nhân tố nào biến động và ảnhhưởng bất lợi hay thuận lợi tới năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng chocác doanh nghiệp tại Chi nhánh ABBANK Hà Nội Các nhân tố này trong giaiđoạn 2006 - 2009 có biến động không, biến động theo hướng nào? Từ đó phântích cơ chế ảnh hưởng của nhân tố làm tăng thuận lợi hay bất lợi đối với nănglực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh ABBANK Hà Nội.

Có nhiều cách tiếp cận để phân loại nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnhtranh của dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại Chi nhánh ABBANK HàNội giai đoạn 2006 - 2009, nhưng em chọn cách tiếp cận lấy ngân hàng làm

Trang 21

trung tâm, có thể chia các nhân tố thành nhân tố bên trong và bên ngoài ngânhàng.

1.2.1 Một số nhân tố bên trong Chi nhánh ABBANK Hà Nội ảnh hưởng tớinăng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp giaiđoạn 2006 – 2009

Để có thể làm rõ sự ảnh hưởng của những nhân tố bên trong chi nhánh

ABBANK Hà Nội tới năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng cho các doanhnghiệp em phân tích theo hường những nhân tố này đã tác động thuận lợi haybất lợi tới năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng cho khách hàng doanhnghiệp giai đoạn 2006 – 2009 Xem chúng có những thay đổi như thế nào tronggiai đoạn 2006 – 2009, sự thay đổi đó có ảnh hưởng thuận lợi hay bất lợi tớinăng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệptại đây.

1.2.1.1 Tiềm lực tài chính

Giai đoạn 2006 – 2009 là giai đoạn Ngân hàng An Bình nói chung và chi nhánh ABBANK nói riêng có những bước phát triển mạnh mẽ về tài chính so với những năm trước đó Sự phát triển này là do ABBANK liên tục phát hành cổ phiểu, cổ phần cũng như hợp tác với các tổ chức lớn mạnh ở Việt Nam, trên thế giới

Từ năm 2006 – 2009, ABBANK đã có 3 đợt phát hành cổ phiếu, cụ thể như sau: tháng 09 năm 2007 phát hành 114.745.720 cổ phiếu với tổng giá trị là1.147.457.200.000đ, tháng 10 năm 2008 ABBANK thông báo nâng vốn điều lệ từ 2.300.000.000.000 đồng lên 2.705.882.350.000 đồng nhờ việc phát hành 40.588.235 cổ phần tương đương 15% vốn điều lệ của ABBANK cho cổ đông chiến lược nước ngoài Malayan Banking Berhad (Ngân hàng Maybank), Ngày 17/12/2009 ABBANK đã phát hành bổ sung 17.813.366 cổ phiếu trị giá 178.133.660.000 đồng cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Maybank, nâng

Trang 22

tỉ lệ sở hữu của Maybank lên 20% Tính đến thời điểm hết tháng 12/2009, ABBANK có vốn điều lệ là 3.482 tỷ đồng, là ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn thứ 8 tại Việt Nam Ta có thể thấy tiềm lực tài chính chính là sức mạnh về vốn, tài sản của ngân hàng trong đó đặc biệt quan trọng là chỉ tiêu về vốn điều lệ, tổng tài sản và tổng huy động của ngân hàng.

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng An Bình năm 2006 – 2009)

Hình 1.2: Vốn điều lệ, tổng tài sản và tổng huy động của Ngân hàng AnBình giai đoạn 2006 – 2009.

Nhìn vào hình 1.2 trên ta có thể thấy sự phát triển của các chỉ tiêu vốn điều lệ, tổng tài sản, tổng huy động của ABBANK qua các năm từ 2006 – 2009

Ngân hàng An Bình tích cực hợp tác với một số đối tác chiến lược là cổ đông của ABBANK Đó là những tổ chức, ngân hàng lớn mạnh tại Việt Nam và trên thế giới như:

 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chiếm 25,37%,

Trang 23

 Ngân hàng Malayan Banking Berhad (Maybank) lớn nhất tại Malaysia chiếm 20%.

 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) chiếm 8,29%.

Số cổ đông trong nước là 5.497 cổ đông, chiếm 80% số cổ phần và số cổ đông nước ngoài là một (Maybank) chiếm 20% số cổ phần.

các cổ đông khácEVN

MaybankGeleximco

(Nguồn: Báo cáo thường niên ABBANK 2009)

Hình 1.3: các cổ đông ABBANK tính đến hết năm 2009

Bên cạnh các mảng hoạt động ngân hàng truyền thống, ABBANK cũng chú trọng phát triển danh mục đầu tư tài chính như một trong những nguồn doanh thu chính nhằm tăng lợi nhuận Năm 2009, ABBANK đã đầu tư 8 tỷ đồng vào công ty CP Dược phẩm Viễn Đông, nâng tổng vốn đầu tư vào các công ty liên quan lên đến 297 tỷ đồng, cụ thể:

Bảng 1.1 : Danh sách các công ty ABBANK đã đầu tư giai đoạn 2006 – 2009

Đơn vị: VND

Công ty CP Đầu tư bất động sản An Bình (ABL)

10,00% 10.000.000.000 Công ty Tài chính CP Điện lực (EVNFc) 8,40% 210.000.000.000 Công ty CP EVN quốc tế ( EVN Quốc tế) 1,20% 28.800.000.000

Trang 24

Công ty CP Dược phẩm Viễn Đông (DVD)

10,44% 48.055.000.000

(Nguồn: Báo cáo thường niên ABBANK năm 2009)

Với tiềm lực tài chính ngày càng phát triển, lớn dần theo thời gian đã ảnh hưởng thuận lợi, tích cực tới năng lực cạnh tranh của ABBANK nói chung và năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại chi nhánh ABBANK Hà Nội nói riêng Tuy nhiên, so với một số ngân hàng, định chế tài chính khác đây vẫn là một con số khiêm tốn và trong một số trường hợp không đủ để đáp ứng nhu cầu khách hàng Đây lại là yếu tố làm ảnh hưởng bất lợi tới năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại ABBANK Hà Nội.

1.2.1.2 Nguồn nhân lực

Với tôn chỉ hoạt động là đầu tư vào yếu tố con người làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài, ABBANK Hà Nội đã nhận thấy rõ được vai trò quan trọng, quyết định đối với những hoạt động cũng như những thành tựu mà chi nhánh đạt được trong suốt những năm vừa qua ABBANK Hà Nội đã chú trọng phát triển yếu tố nguồn nhân lực Giai đoạn 2006 – 2009, nguồn nhân lực tại chi nhánh ABBANK Hà Nội có sự thay đổi tích cực cả về số lượng và chất lượng, số cán bộ công nhân viên có trình độ cao ngày càng nhiều, tuy nhiên vẫn còn là một

Trang 25

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự - chi nhánh ABBANK Hà Nội)

Về số lượng, năm 2006 – năm đầu tiên thành lập, chi nhánh ABBANK Hà Nội chỉ có 13 người, nhưng đến năm 2009 con số này đã là 357 cán bộ công nhân viên Đặc biệt là năm 2007, số cán bộ công nhân viên tăng đột biến là 197 người, gấp hơn 15 lần và 184 người so với năm 2006 Năm 2008, tổng số cán bộ công nhân viên tăng gấp1,6 lần, tuy tỷ lệ tăng không cao như năm 2007 nhưng số người tăng cũng là 122 người Sự biến động khủng hoảng tài chính thế giới cuối 2008, thị trường lao động có phần chững lại, năm 2009 chỉ tăng 38 cán bộ nhân viên so với năm 2008 Tuy số lượng nhân lực tăng qua các năm là một yếu tố ảnh hưởng thuận lợi tới năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại chi nhánh ABBANK Hà Nội nhưng đây vẫn là một con số khiêm tốn so với một số ngân hàng khác.

Về chất lượng, số cán bộ, nhân viên có trình độ đại học luôn chiếm một phần lớn trong tổng số nguồn nhân lực và hầu như tăng đều qua các năm: năm 2006 là 53,8%, năm 2007 là 74,2%, năm 2008 tăng lên là 79% và 77,3% là con số của năm 2009 Tuy số cán bộ, nhân viên có trình độ sau đại học tăng qua các năm nhưng chiếm tỉ lệ thấp, năm 2009 chỉ là 4,5%.

Muốn cải thiện và nâng cao trình độ của nguồn nhân lực, Ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng đã có sự đầu tư ngày càng nhiều cho nguồn nhân lực, từ tuyển dụng tới các hoạt động hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên nói chung và cán bộ, chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp Tháng 02/2008, Trung tâm Đào tạo ABBANK chính thức đi vào hoạt động theo hướng chuyên nghiệp với nhiệm vụ xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống ABBANK trên toàn quốc trong đó có chi nhánh Hà Nội.

Ngoài ra, chi nhánh ABBANK Hà Nội luôn có những cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên như: hỗ trợ các

Trang 26

trưởng bộ phận, chuyên viên quan hệ khách hàng trong việc tiếp cận khách hàng cả về tinh thần và vật chất; thưởng cho những cá nhân, tập thể có thành tích cao, Điều này là nhân tố ảnh hưởng thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại ABBANK Hà Nội.

Độ tuổi trung bình của cán bộ, nhân viên ABBANK Hà Nội là 29, và của phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp chỉ là 26,5 Họ là những người trẻ tuổi, năng động sáng tạo nhưng thiếu kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề phát sinh với khách hàng

Ngoài ra, số cán bộ, nhân viên nữ chiếm đa số, tới 78% trong tổng số lao động tại ABBANK Hà Nội Điều này đôi khi sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của chi nhánh vì sẽ phát sinh vấn đề xin nghỉ việc, nghỉ phép, về sớm do gia đình, con cái.

1.2.1.3 Công nghệ, kỹ thuật

Trong suốt 17 năm hình thành và phát triển, đặc biệt là giai đoạn 2006 – 2009, ABBANK luôn quan tâm, chú trọng tới cơ sở vật chất kỹ thuật, vấn đề về công nghệ, ảnh hưởng thuận lợi tới năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp Cụ thể như sau:

Trong năm 2006, ngân hàng đã đầu tư xây dựng hệ thống đường truyền giữa hội sở và chi nhánh đảm bảo phục vụ cho yêu cầu quản lý và rút ngắn thời gian giải quyết các giao dịch mà chi nhánh chuyển lên hội sở xử lý từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng Trong năm, ABBANK Hà Nội cũng đã mua sắm thiết bị công nghệ thông tin cho toàn hệ thống, mua sắm các phần mềm có bản quyền cho hệ thống như phần mềm Window XP, Office 2003, CSDL Orade, ISM AIX 5.3… nhằm hỗ trợ cho công việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên, từ đó gián tiếp cải thiện chất lượng dịch vụ.

Năm 2006, ABBANK đã hoàn thành đánh giá tình hình, xây dựng các giải pháp công nghệ, lựa chọn nhà cung cấp phần mềm Core Banking là Tập đoàn

Trang 27

Temenos – Thụy Sỹ Đồng thời, ngân hàng cũng như chi nhánh thực hiện cơ cấu từng bước về tổ chức quản lý để đảm bảo việc triển khai thực hiện tiếp nhận công nghệ này Đến tháng 12 năm 2006, Ngân hàng ký hợp đồng triển khai phần mềm ngân hàng lõi (Core Banking Solution) với Temenos

Tuy ký hợp đồng triển khai phần mềm ngân hàng lõi T24 từ cuối năm 2006 nhưng phải sau một năm, tháng 1/2008, ABBANK Hà Nội mới chính thức đưa hệ thống phần mềm ngân hàng lõi Corebanking đi vào hoạt động trên toàn hệ thống Trong khi từ năm 2007 các ngân hàng, chi nhánh khác đã đưa T24 vào hoạt động Sự chậm chạp này ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động tài chính của ngân hàng, chi nhánh và tới năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại ABBANK Hà Nội Nhưng cũng phải nói T24 là hệ thống hiện đại, linh hoạt và đáp ứng các yêu cầu trực tuyến, xử lý tức thời, theo sát các thông lệ và yêu cầu nghiệp vụ của ngân hàng Với tính mở của giải pháp T24, ABBANK nói chung và ABBANK Hà Nội nói riêng đã phát triển thành công cổng thanh toán tự động trên T24 (T24Gateway) và các kênh thanh toán điện tử thông qua cổng kết nối này, như SMSbanking, Thanh toán tiền điện, InternetBanking

Năm 2009, Trung tâm điều hành Core banking đã hoàn thành xuất sắc việc nâng cấp hệ thống T24 lên phiên bản T24.R08, đồng thời thành công trong việc chạy kết thúc năm 2009 trên phiên bản mới này Trong năm 2009, nhờ có hệ thống này mà ABBANK đã xây dựng thành công nhiều sản phẩm mới trên T24 giúp phòng Khách hàng doanh nghiệp phục vụ cho khách hàng như: hỗ trợ lãi suất 4%, cho vay tư vấn tài sản, tiết kiệm thực gửi, …Đặc biệt, Trung tâm điều hành Core Banking đã xây dựng được các ứng dụng liên quan tới T24, có ý nghĩa thiết thực đối với các hoạt động với khách hàng doanh nghiệp tại Hà Nội như: mở mới hơn 200 mã khách hàng chưa có trên T24, thực hiện hình thức giải ngân theo lô lớn, xây dựng ứng dụng CBS.FT.AUTO thực hiện Input tự động

Trang 28

các giao dịch đổ lương của các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản mở tại ABBANK Hà Nội.

Tuy nhiên trong 2 năm sử dụng phần mềm ngân hàng này, đã có những sự cố xảy ra, mạng bị nghẽn phải dừng hoạt động để sửa chữa Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động với khách hàng, uy tín của ngân hàng, chi nhánh, ảnh hưởng bất lợi tới năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại ABBANK Hà Nội.

1.2.2 Một số nhân tố bên ngoài Chi nhánh ABBANK Hà Nội ảnh hưởng tớinăng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp giaiđoạn 2006 – 2009

1.2.2.1 Môi trường chính trị - luật pháp

Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), do đó môi trường pháp lý cho hoạt động cung cấp các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ dành cho các khách hàng doanh nghiệp đã và đang càng ngày càng hoàn thiện, phù hợp với luật pháp quốc tế Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) đã được đưa ra và bổ sung, sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/08/2003 và 01/10/2004 Chiến lựợc phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006 – 2010 đã được Thống đốc NHNN phê duyệt ngày 19/08/2005 đã góp phần hoàn thiện khuôn khổ thế chế về dịch vụ ngân hàng, nhằm định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng và góp phần điều chỉnh phù hợp với hành vi các chủ thể tham gia trên thị trường Việt Nam Bên cạnh đó còn có một loạt các văn bản dưới Luật đối với từng lĩnh vực được ban hành như Quyết định 291/2006/QĐ-TTg về “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 & định hướng đến năm 2020”, Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 thay thế cho quyết định 371/199/QĐ-20/2007/QĐ-NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động

Trang 29

thẻ ngân hàng Chỉ thị 20/2007/CT-Tg ngày 27/08/2007 về việc trả lương cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước,…

Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể trong việc hoàn thiện hệ thống các văn bản liên quan đến dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp nói riêng nhưng hệ thống pháp luật ngân hàng hiện nay chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, chưa bao quát hết các vấn đề có thể phát sinh, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử, …Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật Lao động còn nhiều điểm bất cập, chưa phù hợp với luật pháp thế giới, chưa tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho hoạt động của NHNN, các tổ chức tín dụng và trong nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng Việt Nam Một số dịch vụ ngân hàng dự kiến, định hướng sẽ phát triển ở Việt Nam theo Hiệp định

thương mại Việt – Mỹ và cam kết với WTO như thanh toán quốc tế, môi giới tiền tệ,… chưa được thể chế hóa phù hợp Do đó khi ngân hàng muốn mở rộng các dịch vụ mới này ngần ngại hoặc chưa thực hiện tốt do thiếu quy định, quy định chưa đầy đủ, không phù hợp với tình hình thị trường cũng như thông lệ quốc tế.

Hiện nay, Luật quốc tế về lĩnh vực tài chính - ngân hàng khuyến khích sáp nhập các Ngân hàng nhỏ và ở Việt Nam cũng đang có Nghị định 141 về việc đòi hỏi các ngân hàng nhỏ có vốn điều lệ chưa đạt mức 3.000 tỷ đồng thì phải sáp nhập lại Khi đó các ngân hàng nhỏ, yếu sẽ mất đi, thay vào đó sẽ là những ngân hàng lớn có sức mạnh về tài chính các ngân hàng này sẽ là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp tới ABBANK trong tương lai không xa, gây ảnh hưởng bất lợi tới năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp của ABBANK.

1.2.2.2 Môi trường kinh tế

Trang 30

Chỉ số tăng trưởng GDP giai đoạn 2006 – 2009 ở mức cao so với trung bình thế giới, đặc biệt năm 2007 tăng trưởng đạt mức kỷ lục 8,48% Điều này chứng tỏ nền kinh tế phát triển và ảnh hưởng thuận lợi tới năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp Mức tăng trưởng cao như vậy cho thấy các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả dẫn đến nhu cầu của các doanh nghiệp đối với các dịch vụ ngân hàng cũng tăng theo từ đó đòi hỏi phát triển các dịch vụ ngân hàng Tuy nhiên, năm 2008 dưới ảnh hưởng của lạm phát, giá cả các yếu tố sản xuất tăng mạnh, tỷ giá hối đoái biến động thất thường, kinh tế suy thoái, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm mạnh chỉ đạt 6,23% Các doanh nghiệp trong năm 2008 gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất và có nguy cơ đóng cửa Như vậy để thu hút các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ngân hàng của mình không cách nào khác ABBANK Hà Nội phải nâng cao chất lượng dịch vụ từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.

Đơn vị: Nghìn tỷ VND

Trang 31

Hình 1.4: Tăng trưởng GDP giai đoạn 2006 – 2009

Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Đây là sự kiện hội nhập tiêu biểu nhất ảnh hưởng lớn đến ABBANK Hà Nội Theo đó, Việt Nam cam kết sẽ mở cửa hoàn toàn dịch vụ ngân hàng vào năm 2010 Khi đó, các ngân hàng nước ngoài với vốn, kinh nghiệm, dịch vụ đa dạng sẽ là những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của ABBANK Hà Nội Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, vừa là thuận lợi, và bất lợi đối với năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp Trước áp lực đó, đòi hỏi ABBANK Hà Nội phải không ngừng phát triển những dịch vụ ngân hàng mới và nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có để thu hút và giữ chân các khách hàng trong đó có các doanh nghiệp Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh Nhờ vậy; nhu cầu về dịch vụ

Năm

Trang 32

ngân hàng của các doanh nghiệp tăng lên tạo cơ hội cho ABBANK Hà Nội nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ngoài ra, lạm phát tăng cao trong năm 2007 lên tới 12,63% và 6 tháng đầu năm 2008 dẫn đến việc thắt chặt tiền tệ đã gây khó khăn không nhỏ cho ABBANK Ngân hàng phải tăng lãi suất vay vì thế cho nên phải tăng lãi suất cho vay Lãi suất cho vay quá cao khiến càng ít doanh nghiệp cho vay vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của Ngân Hàng Do lãi suất cao nên khả năng hoàn trả của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng, làm tăng khả năng rủi ro của các NH Điều đó khiến ABBANK dè dặt trong việc cho vay vốn, tiền không được mang ra sử dụng lưu thông trở thành những khoản tiền vô ích, làm tăng chi phí cho ngân hàng Tuy nhiên, trước những tín hiệu khả quan về kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát của nước ta từ tháng 7/2008 đến nay, NHNN đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ bằng các giải pháp linh hoạt để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động ngăn ngừa nguy cơ suy giảm kinh tế chính vì vậy mà dịch vụ tín dụng của ABBANK và các ngân hàng khác lại trở nên sôi động.

Cuối năm 2008, khủng hoảng của thị trường tài chính – ngân hàng diễn ra dẫn tới giảm lượng khách hàng doanh nghiệp, ảnh hưởng bất lợi tới năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp Nhưng bắt đầu từ giữa năm 2009, kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi Trong đó châu Á được đánh giá là khu vực hồi phục sớm nhất Ngành tài chính ngân hàng Việt Nam cũng có sự tăng trưởng trở lại khá ngoạn mục so với năm 2008 Với sự nỗ lực không ngừng và sự chỉ đạo sâu sát của HĐQT, ABBANK đã duy trì hoạt động an toàn, tăng cường năng lực hoạt động và đạt được những kết quả đáng ghi nhận Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 412,6 tỷ đồng, đạt 103% kế họach và tăng 531% so với năm 2008.

1.2.2.3 Các lực lượng cạnh tranh

Trang 33

Theo Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michel Porter, các lực lượng cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại ABBANK Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009 bao gồm: sức ép từ phía khách hàng, đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sản phẩm thay thế

Sức ép từ phía hách hàng: Giai đoạn từ năm 2006 – 2009, cùng với sự phát

triển của nền kinh tế Việt Nam, số lượng doanh nghiệp cũng ngày càng tăng Đây sẽ là cơ hội để có thể phát triển hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, nhưng các doanh nghiệp cũng yêu cầu đáp ứng ngày càng cao, do đó đòi hỏi chi nhánh cung cấp những dịch vụ có chất lượng tốt hơn, giá cả cạnh tranh hơn,…

Bảng 1.3: Tổng số doanh nghiệp cả nước, Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009Năm 2006Năm 2007Năm 2008Năm 2009Cả nước 131.318 155.771 160.152 187.096

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Tính đến hết năm 2009, Việt Nam có 3 ngân

hàng thương mại Nhà nước, 6 ngân hàng liên doanh, 39 ngân hàng TMCP, 47 chi nhánh ngân hàng nước ngoài Ngoài ra trên địa bàn Hà Nội hiện nay, có tới hơn 80 trụ sở chính, chi nhánh của các ngân hàng Đây chính là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ABBANK Hà Nội Các ngân hàng đều nỗ lực trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay và đang có những bước phát triển đáng kể, lớn mạnh do đó ảnh hưởng bất lợi tới năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là so với đối thủ cạnh tranh Ngân hàng An Bình hiện là ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ 8 trong số 39 ngân hàng TMCP Các ngân hàng đứng đầu đều có trụ sở chính hoặc chi nhánh ở Hà Nội, và đều là những cơ sở hoạt động rất phát triển Ngoài ra, hiện nay có một số ngân hàng mới thành lập như Ngân hàng Liên Việt (LienvietBank), Ngân hàng Tiên Phong (Tienphongbank), Ngân hàng Bảo Việt (BaoVietBank), …và chi nhánh của một

Trang 34

số ngân hàng nước ngoài như Mizuko Corporate( Nhật Bản), Standard Chartered (Anh),…

Trang 35

Bảng 1.4: Danh sách các ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất ViệtNam (tính đến hết năm 2009)

Đơn vị tính: Tỷ VND

(Nguồn: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam)Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Ngoài những đối thủ cạnh tranh trực tiếp như ở

trên, ABBANK Hà Nội cũng còn mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Đó là các công ty tài chính thuộc các tập đoàn, các doanh nghiệp và các ngân hàng nước ngoài sắp bước vào kinh doanh dịch vụ ngân hàng Theo “Báo cáo

phân tích tài chính ngành ngân hàng” của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo

Việt, chỉ trong năm 2007có tới hơn 30 hồ sơ và đề nghị thành lập ngân hàng mới

từ các doanh nghiệp lớn trong nước như Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn dệt may, Tổng công ty sông Đà, Tổng công ty Thép,… Ngoài ra, cũng trong năm 2007 có 5 hồ sơ xin thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Năm 2008 có 53 hồ sơ xin thành lập ngân hàng trong đó 23 hồ sơ của các tổ chức trong nước Những đối thủ cạnh tranh này có tiềm lực tài chính rất mạnh và sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia vào hoạt động ngân hàng cũng như cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp nên có những ưu thế nhất định Đây thực sự là ảnh hưởng bất lợi tới năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại ABBANK Hà Nội trong thời gian sắp tới.

Trang 36

Sản phẩm thay thế: Chứng khoán chính là một sản phẩm thay thế bởi ngoài

vay từ ngân hàng các doanh nghiệp, tổ chức có thể huy động vốn qua thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời khi Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ chí Minh ra đời vào ngày 20/07/2000 Sau đó là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Giai đoạn 2006 – 2009 thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng tăng trưởng rất mạnh đặc biệt là năm 2006, 2007 Sức ép từ sản phẩm thay thế này là rất lớn Tuy nhiên, trong giai đoạn 2006 – 2009 và trong một tương lai gần, dịch vụ ngân hàng dành cho các doanh nghiệp khác như bảo lãnh, thanh toán quốc tế, … không có sản phẩm thay thế Các doanh nghiệp cần ngân hàng trong vai trò trung gian để thực hiện các hoạt động kinh doanh như xuất nhập khẩu, đấu thầu, …Đây là yếu tố ảnh hưởng thuận lợi tới năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại ABBANK Hà Nội.

Tóm lại, chương 1 đã giúp ta tìm hiểu về ngân hàng TMCP An Bình và cácnhân tố ảnh hưởng cũng như ảnh hưởng của chúng ( thuận lợi hay bất lợi) tớinăng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệptại chi nhánh ABBank Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009 Từ đó có thể đánh giánăng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệptại chương 2.

Trang 37

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONGCUNG CẤP DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI

CHI NHÁNH ABBANK HÀ NỘIGIAI ĐOẠN 2006 - 2009.

Mục đích của chương 2 là phân tích thực trạng hoạt động cũng như năng lựccạnh tranh của dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại chi nhánhABBANK Hà Nội giai đoạn 2006 - 2009; từ đó đánh giá những ưu điểm, tồn tạiđối với năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanhnghiệp tại chi nhánh ABBANK Hà Nội giai đoạn 2006 - 2009, và nguyên nhâncủa những tồn tại đó Để thực hiện mục tiêu trên, chương 2 tiếp cận theo trìnhtự như sau: (2.1) Thực trạng cạnh tranh của chi nhánh ABBANK Hà Nội trongcung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp giai đoạn 2006 – 2009 (2.2)Đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp tại chinhánh ABBANK Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009.

Các nội dung chi tiết trong chương 2 sẽ được trình bày như sau:

2.1 THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH ABBANK HÀNỘI TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CHO CÁC DOANHNGHIỆP GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006 - 2009

Mục tiêu chung của phần này là tìm hiểu về thực trạng cạnh tranh cũngnhư năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanhnghiệp tại chi nhánh ABBANK Hà Nội trong giai đoạn 2006 - 2009.

2.1.1 Chiến lược cạnh tranh của Chi nhánh ABBANK Hà Nội trong cungcấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp giai đoạn 2006 – 2009.

Ngày đăng: 04/09/2012, 14:32

Hình ảnh liên quan

Hình1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ABBANK Hà Nội - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC

Hình 1.1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức ABBANK Hà Nội Xem tại trang 19 của tài liệu.
Hình 1.2: Vốn điều lệ, tổng tài sản và tổng huy động của Ngân hàng An Bình giai đoạn 2006 – 2009. - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC

Hình 1.2.

Vốn điều lệ, tổng tài sản và tổng huy động của Ngân hàng An Bình giai đoạn 2006 – 2009 Xem tại trang 23 của tài liệu.
Hình 1.3: các cổ đông ABBANK tính đến hết năm 2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC

Hình 1.3.

các cổ đông ABBANK tính đến hết năm 2009 Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 1.1: Danh sách các công ty ABBANK đã đầu tư giai đoạn 2006 – 2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC

Bảng 1.1.

Danh sách các công ty ABBANK đã đầu tư giai đoạn 2006 – 2009 Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động tại chi nhánh ABBANK Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC

Bảng 1.2.

Cơ cấu lao động tại chi nhánh ABBANK Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009 Xem tại trang 25 của tài liệu.
Hình 1.4: Tăng trưởng GDP giai đoạn 2006 – 2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC

Hình 1.4.

Tăng trưởng GDP giai đoạn 2006 – 2009 Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 1.4: Danh sách các ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam (tính đến hết năm 2009) - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC

Bảng 1.4.

Danh sách các ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam (tính đến hết năm 2009) Xem tại trang 36 của tài liệu.
Nhìn vào hình 2.1 ta có thể thấy được tốc độ tăng trưởng số lượng phòng giao dịch của ABBANK tại Hà Nội giai đoạn 2006 - 2009. - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC

h.

ìn vào hình 2.1 ta có thể thấy được tốc độ tăng trưởng số lượng phòng giao dịch của ABBANK tại Hà Nội giai đoạn 2006 - 2009 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.1: Danh mục những sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp tại ABBANK Hà Nội - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC

Bảng 2.1.

Danh mục những sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp tại ABBANK Hà Nội Xem tại trang 47 của tài liệu.
Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng số lượng KHDN tại ABBANK Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC

Hình 2.2.

Tốc độ tăng trưởng số lượng KHDN tại ABBANK Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Hình 2.3: Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ cho các DN của ABBANK Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC

Hình 2.3.

Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ cho các DN của ABBANK Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.2: Danh sách khách hàng là các công ty thuộc ngành điện lực giai đoạn 2006 - 2009 - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC

Bảng 2.2.

Danh sách khách hàng là các công ty thuộc ngành điện lực giai đoạn 2006 - 2009 Xem tại trang 52 của tài liệu.
Hình 2.4: Thị phần của ABBANK Hà Nội trong cung cấp dịch vụ cho các DN trong số những NHTMCP tại Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009  - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cac doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong điều kiện hội nhập WTO.DOC

Hình 2.4.

Thị phần của ABBANK Hà Nội trong cung cấp dịch vụ cho các DN trong số những NHTMCP tại Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009 Xem tại trang 53 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan