Chủ trương, chính sách phát triển Kinh tế - Xã Hội gắn với bảo vệ môi trường của tỉnh Bắc Giang

3 1.2K 4
Chủ trương, chính sách phát triển Kinh tế - Xã Hội gắn với bảo vệ môi trường của tỉnh Bắc Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chủ trương, chính sách phát triển Kinh tế - Xã Hội gắn với bảo vệ môi trường của tỉnh Bắc Giang

Chủ trương, chính sách phát triển Kinh tế - Hội gắn với bảo vệ môi trường của tỉnh Bắc GiangLại Thanh Sơn – Phó chủ tịchUBND tỉnh Bắc GiangTrong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và Bắc Giang nói riêng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang luôn coi trọng nhiệm vụ phát triển kinh tế - hội (KT-XH) gắn với công tác BVMT, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, hiệu quả.Trong công tác chỉ đạo, BVMT luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh quan tâm. Công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường được chú trọng; các biện pháp BVMT được tăng cường và đạt nhiều kết quả, cụ thể nhận thức về BVMT trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân được nâng lên; Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh được xử lý kiên quyết; Công tác bảo vệ rừng, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường được quan tâm thường xuyên; Chất lượng môi trường ở một số đô thị và vùng nông thôn đã từng bước được cải thiện; Quản lý nhà nước về TN&MT có nhiều tiến bộ.Tuy nhiên, công tác BVMT vẫn còn một số hạn chế, ô nhiễm môi trường do bụi, nước thải, khí thải chưa giảm, có nơi, có chỗ còn gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Môi trường ở đô thị, các cơ sở sản xuất kinh doanh và một số làng nghề vẫn bị ô nhiễm; việc thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn còn nhiều bất cập, nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết BVMT; thói quen vứt rác, xả nước thải bừa bãi nơi công cộng còn phổ biến trong dân cư; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nông thôn còn thấp. Tài nguyên nước cũng đang đứng trước nguy cơ suy thoái mạnh. Tài nguyên thiên nhiên vẫn bị khai thác tùy tiện, trái phép gây áp lực lớn lên TN&MT, đặt công tác BVMT, khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của tỉnh trước những thách thức.Những yếu kém, khuyết điểm trong công tác BVMT do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là do chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác BVMT, chưa biến nhận thức, trách nhiệm thành hành động cụ thể của từng cấp, từng ngành và từng người trong BVMT; chưa bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với BVMT, thường chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà ít quan tâm việc BVMT; nguồn lực đầu tư cho BVMT của nhà nước, của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư còn hạn chế; công tác quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều yếu kém, phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng; việc thi hành pháp luật chưa nghiêm.Do vậy, nhiệm vụ, giải pháp BVMT trong thời gian tới cần tập trung vào một số nội dung:Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 29-CTVTW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) "về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật BVMT, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về TN&MT bằng các hình thức phù hợp. Làm tốt việc giáo dục bảo vệ TN&MT trong các trường học. Vận động nhân dân thực hiện nếp sống sạch, hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh công cộng, phát triển thành tập quán, thói quen trong nếp sống và sinh hoạt hàng ngày; BVMT trở thành mối quan tâm chung, thường xuyên của cả cộng đồng.Hai là đưa nội dung BVMT trở thành một tiêu chí cơ bản không thể thiếu trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của địa phương, đơn vị. Thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững các đô thị, khu, cụm công nghiệp, làng nghề nông thôn và xây dựng nông thôn mới.Ba là đẩy mạnh hội hóa công tác vệ sinh môi trường, khuyến khích cộng đồng và mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động BVMT và giám sát thực hiện pháp luật về BVMT. Phát triển đô thị, xây dựng các khu - cụm công nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn với nhiệm vụ BVMT. Đẩy mạnh các phong trào quần chúng tham gia BVMT gắn với phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Đưa chỉ tiêu thi đua về BVMT của các cấp, các ngành gắn với các phong trào thi đua khác. Quan tâm giải quyết môi trường nông thôn, huy động sức dân để chăm lo cho dân vì môi trường sống trong lành, bảo đảm sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.Bốn là củng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về môi trường, nâng cao chất lượng chuyên môn của các cán bộ làm công tác BVMT từ tỉnh đến xã. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về BVMT. Tích cực thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về TN&MT; phát huy vai trò lực lượng Cảnh sát môi trường trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT; thục hiện nghiêm túc việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, chương trình và các quy hoạch phát triển. Áp dụng các biện pháp kinh tế trong BVMT, thực hiện nguyên tắc người gây thiệt hại đối với môi trường phải khắc phục, bồi thường. Quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ương việc chấp hành pháp luật về BVMT.Năm là khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải bảo đảm tính hiệu quả, bền vững và phải gắn với BVMT trước mắt và lâu dài. Tăng cường quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất. Đẩy mạnh công tác quy hoạch tài nguyên nước; chấn chỉnh tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước. Tích cực tham gia các chương trình quốc gia, liên tỉnh về nước sạch, vệ sinh môi trường và xử lý ô nhiễm nguồn nước các sông chảy qua địa bàn tỉnh. Quản lý chặt chẽ việc khai thác, chế biến khoáng sản, tránh lãng phí tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ rừng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Khai thác có hiệu quả các khu du lịch, công trình văn hóa, tôn tạo cảnh quan môi trường, bảo tồn các vùng sinh thái đặc thù của tỉnh kết hợp với bảo tồn các di sản lịch sử văn hóa gắn với BVMT.Sáu là tăng cường đầu tư cho công tác BVMT, đa dạng hóa các nguồn đầu tư, tập trung ngân sách nhà nước cho công tác BVMT theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; phát triển các tổ chức tài chính, ngân hàng, tín dụng về môi trường. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư BVMT, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho BVMT, tạo cơ chế xây dựng Quỹ BVMT của tỉnh. Mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế về BVMT.Bảy là đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về môi trường. Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, quan trắc, dự báo, cảnh báo về TN&MT. Đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá về môi trường. Thực hiện quan trắc môi trường định kỳ hàng năm, tập trung vào khu - cụm công nghiệp, đô thị, khu dân cư tập trung, đảm bảo quản lý chặt chẽ môi trường toàn tỉnh trước tình hình đang suy thoái của môi trường, chủ động ứng phó giải quyết không để bức xúc trong nhân dân. Ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường; sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, ứng dụng và phát triển công nghệ sạch thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực BVMT. TCMT 06/2012 . Chủ trương, chính sách phát triển Kinh tế - Xã Hội gắn với bảo vệ môi trường của tỉnh Bắc GiangLại Thanh Sơn – Phó chủ tịchUBND tỉnh Bắc GiangTrong. nước nói chung và Bắc Giang nói riêng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang luôn coi trọng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) gắn với công tác BVMT,

Ngày đăng: 22/01/2013, 10:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan