nâng cao chất lượng tiết học âm nhạc

26 607 0
nâng cao chất lượng tiết học âm nhạc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT HỌC ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC Ở TRƯỜNG THCS SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I/THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Đoàn Duy Thìn 2. Ngày tháng năm sinh: 25 / 08 / 1978 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Tổ 14 khu 10 thị trấn Tân Phú – Tân Phú - Đồng Nai 5. Điện thoại (CQ) 0613.856.483 ĐTDĐ 0902.632.686 6. Fax: 0613.856.483 7. Chức vụ: Giáo viên - Tổng phụ trách Đội 8. Đơn vị công tác: Trường phổ thông DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán II/TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân cao đẳng - Năm nhận bằng: 1999 - Chuyên ngành đào tạo: Nhạc - Hoạ III/KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Tổ chức các hoạt động công tác Đội, giảng dạy môn Âm nhạc - Số năm có kinh nghiệm: 12 năm - Các kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Tổ chức thực hiện chương trình phát thanh măng non trong Liên Đội + Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS. + Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các chương trình phát thanh măng non trong liên đội. + Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian trong nhà trường. + Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS. + Vận dụng phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng tiết học âm nhạc thường thức ở trường THCS. I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ mục tiêu của môn học, chúng ta hiểu rằng: Môn âm nhạc ở trường THCS không nhằm đào tạo những người làm nghề âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ hay ca sĩ mà mục đích chính là thông qua môn học này để tác động vào đời sống tinh thần của các em nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Muốn làm được điều đó nhất thiết các em phải được tiếp cận với âm nhạc đích thực, bản thân các em phải là người được trực tiếp tham gia ca hát, được nghe nhạc chứ không phải là được nghe những bài học lí thuyết khô cứng xoay quanh những kí hiệu âm nhạc đơn thuần. Tuy môn âm nhạc trong trường THCS với tư cách là một môn học có đặc thù riêng, mục đích của nó nhằm trang bị cho các em những kiến thức kĩ năng giúp khơi dậy sự say mê sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần của các em thêm phong phú, tạo điều kiện để các em tham gia vào các hoạt động khác của nhà trường. Âm nhạc là một bộ môn năng khiếu giúp học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn sau những giờ học căng thẳng từ đó phần nào thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ trong lớp, trong trường thêm vui tươi lành mạnh, song giảng dạy âm nhạc cho tất cả các đối tượng cũng cần có phương pháp, nghệ thuật để truyền tải được nội dung vì đa số học sinh có năng khiếu là rất ít. Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học sinh thì ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức lớp học mỗi giáo viên cần phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị dạy học, nhất là các phương tiện về công nghệ thông tin, các phần mềm hổ trợ dạy học để ứng dụng. Một trong những yếu tố dễ nhận thấy nhất là một giờ học có ứng dụng các phương tiện thiết bị dạy học thì việc truyền đạt kiến thức - luyện tập kỹ năng học sinh dễ tiếp thu bài, giờ học sinh động, lôi cuốn các em và chất lượng giờ học được nâng cao. Tất cả các môn học đều có những nét đặc thù khác nhau, vì vậy việc vận dụng các thiết bị công nghệ và phần mềm tin học cũng khác nhau, nhưng nhìn chung vận dụng các thiết bị trong dạy học là một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học và từng bước đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá, không những đáp ứng nhu cầu bộ môn mà còn dần dần tạo cho học sinh làm quen với phương pháp học tập hiện đại, giáo viên cũng từng bước nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình để đáp ứng với yêu cầu công tác trong thời đại mới. Để xây dựng và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh là cả một quá trình học tập, rèn luyện, vì thế nhất thiết các em phải được tiếp xúc nghe nhạc và phải biết cảm nhận vẻ đẹp nét tinh hoa âm nhạc của dân tộc, các ca khúc truyền thống, cách mạng và các tác phẩm chọn lọc từ kho tàng âm nhạc của các nhạc sĩ trong nước và thế giới cũng như các nhạc cụ dân tộc Việt Nam và nhạc cụ thế giới, đem tới cho các em niềm vui và những cảm xúc cao thượng, để giúp học sinh học tập tốt phân môn âm nhạc thường thức thì cần phải vận dụng các phương tiện thiết bị dạy học ứng dụng trong giảng dạy ở trường phổ thông. Từ các vấn đền đó tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng tiết học âm nhạc thường thức ở trường THCS” II/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận. Môn âm nhạc trong trường THCS không nhằm đào tạo những người làm nghề âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ, ca sĩ, hay lí luận âm nhạc … mà mục đích chính thông qua môn học để tác động vào đời sống tinh thần của các em, góp phần cùng với môn học khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường phổ thông cũng như mục tiêu cấp học Nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường phổ thông là một trong những bốn mặt giáo dục quan trọng: Đức – Trí – Thể – Mĩ . Âm nhạc là những môn học chủ công để thực hiện giáo dục thẩm mĩ . Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con người tới Chân - Thiện - Mĩ . Một số hiểu biết về nghệ thuật âm nhạc đối với học sinh THCS là: + Dạy cho các em biết hát một số bài hát quy định trong chương trình từng khối lớp + Biết một số kí hiệu ghi chép nhạc và bước đầu biết thể hiện những bài tập đọc nhạc đơn giản. + Biết một số tác giả , tác phẩm âm nhạc tiêu biểu trong nước và thế giới . Có hiểu biết thông thường về dân ca, một số nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ thế giới, về các hình thức biểu diễn âm nhạc , mối quan hệ và tác dụng của âm nhạc đối với đời sống xã hội, chính vì thế cần phải nâng cao chất lượng hiểu biết về âm nhạc nói chung và phân môn âm nhạc nói riêng trong trường phổ thông. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. 2.1 Xác định mục tiêu chung của môn âm nhạc ở trường THCS: Chương trình THCS môn âm nhạc được Bộ GDĐT ban hành quy trình mục tiêu như sau: + Hình thành và phát triển năng lực và cảm thụ Âm nhạc của học sinh tạo cho các em có trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện hài hoà nhân cách. + Khích lệ học sinh hăng hái tham gia hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh tạo điều kiện cho các em bộc lộ và phát triển năng khiếu. + Mở rộng hiểu biết về truyền thống âm nhạc Việt Nam và tinh hoa âm nhạc thế giới góp phần bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ, tạo không khí vui tươi lành mạnh 2.2 Xác định nội dung cơ bản của phân môn Âm nhạc thường thức:. Phân môn Âm nhạc thường thức là một trong ba phân môn của môn học Âm nhạc ở trường THCS, có 4 dạng bài là: - Giới thiệu nhạc cụ. - Giới thiệu các hình thức biểu diễn. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Một số vấn đề của đời sống âm nhạc. Những dạng bài trên có đặc điểm và tính chất khác nhau, do đó mỗi dạng bài nên theo một qui trình dạy học riêng. Mỗi nội dung Âm nhạc thường thức đã chứa đựng tính văn hoá âm nhạc(thưởng thức, đánh giá,nghe-xem ca nhạc,thị hiếu âm nhạc,tham gia và hưởng ứng các hoạt động âm nhạc, những kiến thức sơ giản về âm nhạc ….) Dạy tốt mỗi nọi dung của phân môn Âm nhạc thường thức chính là góp phần vào việc hình thành trình độ văn hoá âm nhạc nhất định cho học sinh theo như mục tiêu môn học đề ra. 2.3 Xác định ý nghĩa và nhiệm vụ của phân môn Âm nhạc thường thức: a. Ý nghĩa: - Giúp cho học sinh có thêm những hiểu biết về nghệ thuật âm nhạc, tác dụng của âm nhạc đối với đời sống… - Học sinh được bồi dưỡng về thị hiếu, thẩm mỹ và nâng cao năng lực, cảm thụ âm nhạc, xác định trách nhiệm trong việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đag bản sắc dân tộc. b. Nhiệm vụ: - Dạy học âm nhạc thường thức phải đem tới cho học sinh những kiến thức âm nhạc dễ hiểu, phổ thông, nhưng không đơn thuần bằng sự thuyết giảng mà học sinh phải được nghe và nhìn cụ thể. - Dạy học âm nhạc thường thức phải chuyển tải được tất cả những nội dung được quy định trong chương trình dạy học. 2.4 Phương pháp dạy học âm nhạc thường thức: Từ những dạng bài trên yêu cầu Giáo viên vận dụng những phương pháp dạy học sau: Đọc và kể chuyện âm nhạc: Giới thiệu tên truyện, tên tác giả - kể hay đọc truyện - đặt câu hỏi xung quanh nội dung truyện - Gv tóm tắt nội dung nhấn mạnh các ý tưởng giáo dục - cung cấp thêm những thông tin của truyện… Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Giới thiệu về thân thế và sự nghiệp nhạc sĩ, xem hình ảnh, nghe trích đoạn, nghe tác phẩm tiêu biểu… Bài viết trong phân môn âm nhạc thường thức: giúp các em sử dụng đúng thuật ngữ âm nhạc, thuyết trình luôn minh hoạ bằng âm nhạc. Ví dụ nói về bài hát dân ca: phải cho nghe minh hoạ một bài hát nào đó… 2.5 Phương tiện và đồ dùng dạy học cho phân môn âm nhạc thường thức: Để dạy học tốt nội dung âm nhạc thường thức ở trường THCS cần có những phương tiện và đồ dùng dạy học như: - Tranh ảnh. - Băng, đĩa nhạc. - Nhạc cụ. - Máy nghe nhạc, máy nghe nhìn, - Giáo án điện tử (Microsft office powerpoint -Đèn chiếu Overhead. Video-projector. Phần mềm dạy học. Công nghệ kiểm tra trên vi tính.) - Sử dụng Internet. - Các tư liệu tham khảo… Dạy âm nhạc thường thức không thể chỉ dạy bằng lời giảng của mình, muốn đạt hiệu qủa cao, giáo viên phải cố gắng minh hoạ bằng âm thanh, hình ảnh… Để thực hiện tất cả nội dung nêu trên cần phải thay đổi mới phương pháp giảng dạy, việc giáo viên chuẩn bị phương tiện cho tiết dạy âm nhạc thường thức, trong điều kiện các trường THCS hiện nay, thiết bị dạy học tuy cũng có nhưng chưa đầy đủ, và chưa thể đáp ứng yêu cầu như mong muốn. 3. Giải pháp thực hiện đề tài: 3.1 Định hướng cho việc học của học sinh . - Tất cả học sinh tìm hiểu về âm nhạc dân gian. - Tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ thế giới. - Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm chọn lọc của các nhạc sĩ trong và ngoài nước - Nêu những cảm nhận riêng của mình qua các tác phẩm đã được nghe * Về kiến thức: - Học sinh nắm được kiến thức văn hóa âm nhạc - Nắm được những tác phẩm chọn lọc - Nắm được một số tác giả đã gióp phần trong nền âm nhạc - Nắm được âm nhạc văn hóa dân tộc và các nhạc cụ dân tộc * Về kĩ năng: - Tập cho học sinh biết nghe và cảm nhận được bài hát và âm thanh các nhạc cụ * Về thái độ: - Qua học nhạc, giáo dục cho các em có tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới những điều thiện và cái đẹp trong cuộc sống. - Yêu thích nghệ thuật âm nhạc và có ý thức tham gia các hoạt động âm nhạc trong và ngoài nhà trường. 3.2 Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh nhằm gây hứng thú học tập cho các em. Thực chất của việc học tập là chuỗi vấn đề được đặt ra, được nhận thức rồi được đặt ra và được ra mục tiêu ở mức độ cao hơn, đặc trưng của học môn âm nhạc chủ yếu là thực hành, thực hành là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình dạy và học. Thông qua thực hành để dạy lý thuyết, lấy lý thuyết để củng cố kỹ năng thực hành trên cơ sở sử dụng thời gian trên lớp một cách tối ưu (tránh thời gian chết) để tất cả học sinh được nhìn, nghe và luyện tập nhiều. Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học, giáo viên đặt ra nhiều câu hỏi vừa sức đối với học sinh, học sinh dể hiểu, dể nhớ, hay cho các em nghe hay tự thể hiện nhiều thì học sinh sẽ rất có hứng thú học tập và giờ dạy sẽ đạt kết quả cao hơn. 3.3 Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học: Tránh cách dạy thông báo khô khan tẻ nhạt. Giáo viên phải nắm chắc đặc trưng môn học âm nhạc để có cách dạy cho phù hợp, giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm: học vui - vui học. Tránh dạy lý thuyết trừu tượng và dạy tập đọc nhạc nặng nề, căng thắng. Phải vận dụng mọi phương pháp để cải tiến cách dạy từng phân môn. Theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hoá cách thức truyền đạt ở mỗi bài học mỗi tiết dạy. Phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS, thường bao gồm các nội dung: Giới thiệu nhạc cụ, giới thiệu các hình thức biểu diễn, giới thiệu tác giả, tác phẩm, nghe nhạc và một số kiến thức liên quan đến đời sống âm nhạc. để tạo ra hứng thú cho học sinh giáo viên có thể áp dụng các phương pháp như: Đọc truyện, kể chuyện. Xem tranh và giải thích Nghe băng nhạc hoặc giáo viên tự trình bày tác phẩm. Trường hợp đọc, kể chuyện theo sách có thể giáo viên đọc cho cả lớp nghe. Nếu cần tóm tắt ý chính và nêu câu hỏi cho học sinh trả lời. Bài nào có tranh minh hoạ thì giáo viên nên sưu tầm và phóng to những hình vẻ trong sách treo lên bảng. Mỗi câu chuyện kể phải nhấn mạnh những ý chính để gây ấn tượng cho các em. Bên cạnh đó lời nói, giọng hát, phong cách của giáo viên là hết sức quan trọng, đây là một trong những yếu tố gây nên hứng thú học tập đối với học sinh. 3.4 Trong quá trình giảng dạy cần đưa vào một số trò chơi để vừa nâng cao hiệu quả bài học, vừa tạo hứng thú cho học sinh. Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên dành ít thời gian tổ chức trò chơi cho học sinh thì học sinh rất hào hứng học. Trong âm nhạc có rất nhiều trò chơi nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, nhưng trò chơi phải phù hợp với từng bài học cụ thể. Ví dụ: Trong học hát có trò chơi “Nhìn tranh đoán tên bài hát”, “Nghe nhạc đoán bài hát”, “nghe tiết tấu đoán câu hát”, “nghe tiếng đàn đoán nhạc cụ”… 3.5 Giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học một cách thành thạo, đó là một yếu tố gây cảm hứng học tập cho học sinh. Một giờ học sinh động, giáo viên không thể không sử dụng phương tiện dạy học. Đồ dùng dạy học phổ biến đó là sách giáo khoa, nhạc cụ và tranh ảnh. Các phương tiện đó giáo viên phải biết sử dụng cho phù hợp với nội dung từng bài học. Biết minh hoạ một cách nhuần nhuyễn, thú vị thì sẽ kích thích được hứng thú học tập của các em. Qua quá trình dạy học đã cho thấy, nếu chỉ lặp đi lặp lại những kiến thức và nội dung trong sách giáo khoa thì học sinh sẽ không hứng thú học tập và vai trò của giáo viên trên lớp cũng không phát huy được. Mặt khác nêu biết kết hợp và lồng ghép phù hợp một số nội dung ngoài sách giáo khoa thì tiết học sẽ rất hấp dẫn và sinh động. Vì vậy giáo viên cần phải biết kết hợp kiến thức sách giáo khoa nhưng cũng cần mở rộng kiến thức một cách khoa học. Đặc biệt với môn âm nhạc. Giáo viên dạy âm nhạc không có nhạc cụ, không biết sử dụng nhạc cụ thì tiết học sẽ trở nên nhàm chán, hiệu quả bài dạy sẽ không cao. Các mẫu chuyện tranh ảnh đòi hỏi giáo viên phải có để minh hoạ thêm cho học sinh, ngoài ra học sinh cũng phải có đầy đủ các phương tiện học tập như: sách, vở, bút 3.6 Tăng cường các hoạt động ngoại khóa về âm nhạc trong nhà trường: - Bằng các hình thức tổ chức nhiều Hội thi văn nghệ về các chủ đề, các buổi ngoại khoá âm nhạc nói về các nhạc sĩ giúp cho học sinh có niềm say mê hứng thú trong học tập, qua đó nhằm phát hiện những học sinh có năng khiếu âm nhạc và bồi dưỡng cho các em phát huy khả năng âm nhạc của mình. - Hướng cho học sinh tiếp cận gần gũi với âm nhạc, tập cho học sinh hát những bài hát ngoại khóa có nội dung rất gần gũi với học sinh, mang tính đoàn kết, thân thương, sau đó tập cho học sinh nghe nhạc qua các tác phẩm chọn lọc của các nhạc sĩ nổi tiếng trong nước và ngoài nước, tập cho học sinh hiểu biết cảm nhận nét đẹp tinh hoa của âm nhạc dân tộc và các nhạc cụ dân tộc, nhạc cụ thế giới. - Tìm hiểu sự hiểu biết của học sinh đã tiếp thu đến đâu, đã hiểu biết sâu rộng hay chưa để truyền đạt cho học sinh theo từng đối tượng và tính vừa sức chung của từng lớp học mang tính chất khả thi. 4. Tìm hiểu các phần mềm hỗ trợ soạn giảng phân môn âm nhạc thường thức sử dụng thiết bị, phương tiện CNTT. Mỗi phần mềm có một vai trò và chức năng riêng, nên khi soạn giảng người soạn cần nắm vững vai trò chức năng của từng phần mềm nhờ đó việc soạn giảng sẽ không tốn nhiều thời gian và giáo án trở nên phong phú và sinh động hơn. 4.1 Vai trò của phần mềm Sound Forge 7.0 trong soạn giảng; Phần mềm Sound Forge 7.0 được xem là phần mềm có vai trò cơ bản nhất trong việc xử lý âm thanh để phục vụ bài học. Sound Forge 7.0 đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình soạn giảng của phân môn âm nhạc, giúp người soạn có thể biên tập nhiều trích đoạn bài hát với nhau để giới thiệu hơn nữa Sound Forge 7.0 còn có thể cho phép người soạn lồng ghép các âm thanh với nhau rất tốt cho việc giới thiệu về các hình thức âm nhạc như hát bè, hòa âm… VD: cắt các trích đoạn bài hát của nhạc sĩ để giới thiệu… 4.2 Vai trò của phần mềm Photoshop trong soạn giảng: Phần mềm Photoshop bao gồm rất nhiều hiệu ứng về hình ảnh, đây là phần mềm chuyên về xử lý hình ảnh mạnh mẽ và dễ xử dụng nhât. Đối với soạn giảng thì đây là một ứng dụng không thể thiếu trong các bài giới thiệu về tác giả, các hình ảnh minh họa phong phú theo nội dung bài học. Photoshop đóng vai trò quan trọng trong việc soạn giảng, giúp người soạn minh họa hình ảnh một cách sinh động, người soạn có thể cắt bỏ những nội dung tranh ảnh không cần thiết hoặc thêm hay lồng ghép tùy ý nội dung bức ảnh. Ngoài ra người soạn có thể dùng Photoshop để thiết kế một hình nền background một cách đơn giản và nhanh chóng. VD: dùng Photoshop để chỉnh sửa hình ảnh nhạc sĩ theo bài học hoặc ghép các hình ảnh biểu diễn về nhạc cụ theo nội dung bài học. 4.3 Vai trò của phần mềm Video Edit Magic trong soạn giang: Phần mềm Video Edit Magic là một phần mềm nhỏ gọn, dễ xử dụng trong việc biên tập lại những đoạn phim minh họa một cách hợp lý theo nội dung giới thiệu. Video Edit Magic đóng vai trò quan trọng trong việc soạn giảng phân môn âm nhạc thường thức, giúp người soạn thiết kế minh họa một đoạn phim (Video) minh họa một cách sinh động phù hợp nội dung bài giảng. VD: Bài 2 - tiết 6: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo Người soạn có thể dùng phần mềm Video Edit Magic biên tập lại thước phim tư liệu về chiến tranh, lấy hình ảnh các chiến sĩ đang kéo pháo vào mặt trận…rồi chèn vào giáo án trên nền Powerpoint. 4.4 Vai trò của phần mềm Herosoft trong soạn giảng: Phần mềm Herosoft dùng để cắt đoạn phim phù hợp với nội dung bài giảng để đưa vào trình chiếu một cách hiệu quả. VD: Bài 4 – tiết 14(âm nhạc 6) Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc, ngoài những hình ảnh về các nhạc cụ được giới thiệu trong SGK, GV có thể cắt các đoạn biểu diễn trong VCD về các nhạc cụ giới thiệu. 4.5 Vai trò của phần mềm Powe Point trong soạn giảng Phần mềm PowePoint là phần mềm cơ bản trong việc giảng dạy bằng CNTT, nhằm để trình chiếu và làm nền cho tất cả ứng dụng các phần mềm khác, như trên nền Powe Point người soạn có thể liên kết hiệu quả các hiệu ứng âm thanh (*.wav), videoclip(*avi), hình động (*.git)… PowePoint, thực sự là một công cụ hữu ích cho việc thiết kế một bài thuyết trình trong các hội nghị và đặc biệt là trong giảng dạy, dễ sử dụng, nhiều hiệu ứng tương thích phù hợp trình diễn đẹp, màu sắc phong phú, dễ bố trí các slide theo ý muốn, liên kết dễ dàng giữa các slide và sử dụng Font chữ, size tùy thích. Với phần mềm này trong quá trình soạn giảng giáo viên có thể để trình chiếu nội dung bài học và củng cố bài bằng trò chơi giải ô chữ…nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh. *Tóm lại: Thực tế giờ học âm nhạc thường thức là sự tích hợp nghe và cảm nhận âm nhạc và những kiến thức văn hóa âm nhạc, nên người giáo viên cần giúp cho học sinh phát huy được những suy nghĩ, tư tưởng, những hiểu biết và hành động của mình nhằm nâng cao kết quả học tập và hình thành những năng lực riêng biệt của mỗi em. Do đó, người giáo viên dạy môn âm nhạc nếu vận dụng đúng chức năng các phương tiện dạy học sẽ giúp cho học sinh tiếp thu được tốt hơn, mang tính tích cực hơn trong việc tìm tòi, khám phá [...]... nhiều cơ hội để nâng cao và mở rộng lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh Các dẫn chứng, minh họa chính xác và hiệu quả hơn, cuối tiết học bên cạnh việc dạy và học mơn Âm nhạc thì một việc quan trọng hơn đó là học sinh cũng đã một phần nào được giáo dục về thẩm mỹ, thái độ cảm thụ và thưởng thức âm nhạc Để thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu của chương trình âm nhạc trong trường THCS... trường phổ thơng là mơn học thực hiện vào chương trình và đây cũng là mơn học quan trọng trong việc giáo dục học sinh nhằm xây dựng và phát triển năng lực của học sinh, giúp các em có sự phát triển tồn diện về mọi mặt để nâng cao lên một tầng cao mới Do đó giáo dục là bước khởi đầu cho sự phát triển của đất nước, đồng thời thơng qua mơn học âm nhạc nói chung và phân mơn âm nhạc thường thức nói riêng...các tác phẩm âm nhạc phù hợp với lứa tuổi, từ đó truyền vào tâm hồn các em những ngọn lửa đam mê trong sáng, đó chính là nền tảng góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách sau này MỘT SỐ TIẾT DẠY MINH HỌA VỀ ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC SỬ DỤNG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN TRÌNH CHIẾU CNTT ĐỂ DẠY HỌC VD 1: Tiết 6 Âm nhạc 9: giới thiệu nhạc sỹ Trai – cốp xki [ * Giới thiệu đất... một số thiết bị dạy học như : Song loan, thanh phách, các bài tập đọc nhac sách giáo khoa phóng to, tranh ảnh, băng nhạc, dĩa nhạc đặc biệt là các tư liệu về các nội dung âm nhạc nước ngồi và một số thiết bị khác liên quan tới mơn học * Đối với nhà trường: Cần bố trí một phòng học âm nhạc riêng, được trang bị các thiết bị cần thiết như Đàn phím điện tử, máy nghe nhạc, thiết bị âm thanh hoặc thiết bị... dạy học và ham học hỏi về cơng nghệ thơng tin tơi đã tiếp xúc và tìm hiểu được về việc áp dụng các phương tiện thiết bị và cơng nghệ thơng tin vào việc giảng dạy Thực tế đã chứng minh là chất lượng các giờ học Âm nhạc có sử dụng các phương tiện thiết bị hoặc cơng nghệ thơng tin đều đem lại hiệu quả rất cao Sự hứng thú trong học tập của học sinh thể hiện rất rõ nét, người giáo viên có nhiều cơ hội để nâng. .. , phương tiện trong giảng dạy âm nhạc thường thức ở trường THCS Kính mong q đồng nghiệp đóng góp ý kiến để cùng nhau tìm ra một phương pháp tối ưu hơn nữa để việc tổ chức giảng dạy mơn âm nhạc trong trường THCS nói chung và phân mơn âm nhạc thường thức nói riêng mang lại nhiều ý nghĩa và hiệu quả thiết thực, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho học sinh trong thời kỳ mới Tơi... KHẢO - Sách giáo khoa, sách GV mơn Âm nhạc 6,7,8,9 - Sách bồi dưỡng thường xun mơn Âm nhạc chu kỳ III (2004-2007) - CD MULTEMSIA Âm nhạc 6.7.8 của tác giả Lê Minh Phước - Phương pháp giảng dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thơng – NXBGD - Tài liệu Hình thức âm nhạc – Đăng Thi – NXBGD-1997 - Các phần mềm ứng dụng NGƯỜI THỰC HIỆN Đồn Duy Thìn MỤC LỤC SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC Trang 1 I LÝ DO CHỌN DỀ TÀI Trang... năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2011 - 2012 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng tiết học âm nhạc thường thức ở trường THCS Họ và tên tác giả: Đồn Duy Thìn Đơn vị (tổ): Trường PT DTNT liên huyện Tân Phú – Định Qn Lĩnh vực: Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ mơn:……… Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác…………………… 1 Tính... để minh họa cho nội dung bài học đã cho thấy các tiết thêm sinh động hơn, giúp học sinh có sự tích cực hơn trong học tập, phát huy tính tích cực, tính tìm tòi của học sinh học sinh hứng thú và chú ý hơn, thơng qua giờ học giúp các em dễ cảm nhận và khắc sâu nội dung bài học Số liệu thống kê và so sánh */Kết quả khảo sát trước khi áp dụng SKKN Kết quả khảo sát về chất lượng trước khi áp dụng sáng kiến:... gồm 2 câu nhạc, âm nhạc khơng ổn định diễn tả tâm trạng khá phức tạp của con người - nỗi xúc động, cảm giác bối rối, nơn nao trong phút chia tay đầy lưu luyến Giáo viên chiếu lại các hình ảnh về đất nước Nga xinh đẹp, đồng thời kết hợp cho học sinh nghe bài hát Cơ gái miền đồng cỏ Bài dạy Tiết 14 lớp 8: ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC I MỤC TIÊU : - Kiến thức: Tìm hiểu về một số nhạc cụ dân . số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS. + Vận dụng phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng tiết học âm nhạc thường thức ở. thức biểu diễn âm nhạc , mối quan hệ và tác dụng của âm nhạc đối với đời sống xã hội, chính vì thế cần phải nâng cao chất lượng hiểu biết về âm nhạc nói chung và phân môn âm nhạc nói riêng. dụng phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng tiết học âm nhạc thường thức ở trường THCS” II/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận. Môn âm nhạc trong trường THCS không nhằm

Ngày đăng: 13/05/2014, 16:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan