Vun trồng một tương lai no đủ

52 124 0
Vun trồng một tương lai no đủ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

b i www.oxfam.org/grow Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền, tiếng nói và lựa chọn ca người nông dân sản xuất quy mô nhỏ tại Việt Nam ii 01 Tác giả: Bert Maerten và Lê Nguyệt Minh Lời cảm ơn Báo cáo quốc gia “Vun trồng một tương lai no đủ” của tổ chức Oxfam tại Việt Nam được hoàn thành với nỗ lực chung và dựa trên các ý kiến đóng góp của nhiều đồng nghiệp và đối tác. Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đặc biệt tới những chuyên gia sau: ông Đào Thế Anh, ông Đặng Kim Sơn, ông Đặng Hùng Võ, ông Steven Jaee, ông Vũ Quốc Huy, và ông Trương Quốc Cần. Nhiều đồng nghiệp có tên sau đây của Tổ chức Oxfam đã có những đóng góp cụ thể trong suốt quá trình xây dựng các bản thảo và hoàn thiện báo cáo: Mark Fried, Đặng Bảo Nguyệt, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phạm Giang Linh, Lương Đình Lân, Vũ Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thanh Hà, Teresa Cavero, Andy Baker, Ingrid van de Velpen, Robin aus der Beek và Anna Coryndon. Ông James Painter đã tham gia viết một số nội dung trong báo cáo. Chịu trách nhiệm về thiết kế và in ấn báo cáo: Nguyễn Thị Phương Dung. Hiệu đính báo cáo tiếng Việt: Nguyễn Thị Hoàng Yến. Chịu trách nhiệm biên tập: Lê Nguyệt Minh và Đặng Bảo Nguyệt. © Oxfam, tháng 10 năm 2012 Thông tin liên quan về chiến dịch GROW và về báo cáo có thể tham khảo tại: www.oxfam.org/grow. Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 17 tổ chức cùng phối hợp hoạt động tại 92 quốc gia trên thế giới. Chúng tôi là một phần của phong trào toàn cầu nhằm đem lại tác động lớn hơn trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo và đấu tranh cho bình đẳng. Tại Việt Nam, Oxfam là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt động trong các lĩnh vực phát triển nông thôn, hỗ trợ nhân đạo và giảm thiểu rủi ro thiên tai, xã hội dân sự, dân tộc thiểu số và nâng cao vị thế phụ nữ. www.oxfam.org/vietnam 01 Vun trồng một tương lai no đủ Chương 1: Lời giới thiệu ii 01 Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền, tiếng nói và lựa chọn ca người nông dân sản xuất quy mô nhỏ tại Việt Nam www.oxfam.org/grow 02 Mc lc Lời cảm ơn ii Danh mục biểu đồ và hộp thông tin 02 Các thuật ngữ và từ viết tắt 02 Lời nói đầu 05 1 Lời giới thiệu 07 2 Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải . 11 2.1. Thời kỳ của những bất trắc và thách thức đang chờ ở phía trước 12 2.2. Thách thức trong sản xuất nông nghiệp bền vững 14 Nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt và canh tác không bền vững 14 Thay đổi trọng tâm đầu tư trong nông nghiệp 15 An ninh lương thực và mục tiêu sản xuất lúa gạo 17 Tiếp cận thị trường 17 2.3. Thách thức về công bằng 19 “Bê bối” về đói nghèo 19 Sự thịnh vượng không đồng đều – mối đe dọa đối với tăng trưởng vì người nghèo 19 2.4. Thách thức về khả năng phục hồi 22 Khí hậu càng khắc nghiệt, tương lai càng mong manh 22 Giá cả leo thang 23 2.5. Đến lúc phải gây dựng lại 25 3 Sự thịnh vượng mới 27 3.1. Phát huy tối đa tiềm năng của nông nghiệp 28 Vai trò của nông hộ sản xuất quy mô nhỏ trong tiến trình hiện đại hóa 30 Đầu tư cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ 31 3.2. Xây dựng một nền nông nghiệp mới cho tương lai no đủ. 32 Thúc đẩy đa dạng hóa nông nghiệp và phi nông nghiệp 32 Tăng cường sức mạnh thị trường cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ 33 3.3. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái mới cho tương lai no đủ 34 Đầu tư cho nền nông nghiệp quy mô nhỏ, bền vững 34 Thích ứng ở cấp cộng đồng 36 3.4. Đảm bảo quá trình chuyển đổi công bằng 37 Cải thiện quyền của phụ nữ 37 Công bằng trong tiếp cận và kiểm soát đất đai 38 Cải thiện việc lựa chọn đối tượng và xác định mục tiêu trong các chiến lược giảm nghèo 38 Bảo trợ xã hội 38 3.5. Nâng cao tiếng nói và quyền đại diện 39 Các cơ chế tham vấn, giám sát và điều chỉnh 39 Các tổ chức và sáng kiến dựa vào cộng đồng 40 4 Kết luận và đề xuất 43 Tài liệu tham khảo 46 Ảnh và chú thích 48 Danh mục biểu đồ và hộp thông tin Biểu đồ 1: Tăng trưởng thu nhập theo đầu người phân theo nhóm đối tượng, giai đoạn 2004 – 2010 21 Hộp 1: “Xin đừng cấy lúa trên lưng nông dân chúng tôi” 12 Hộp 2: Bốn ngộ nhận về nông dân sản xuất quy mô nhỏ 29 Hộp 3: Thêm lựa chọn để tạo ra thu nhập tốt hơn 30 Hộp 4: Hộ gia đình tích lũy dần nhờ chăn nuôi 33 Hộp 5: Có hỗ trợ, có thể thực hiện! 34 Hộp 6: Nông dân chủ động sáng tạo và thích ứng – Nhiều hơn từ ít hơn 35 Hộp 7: Nỗ lực Quản lý Rủi ro Thảm họa dựa vào Cộng đồng (CBDRM) 36 Hộp 8: Cải thiện khả năng làm chủ kinh tế của phụ nữ 37 Hộp 9: Hỗ trợ tiền mặt cho phát triển 38 Hộp 10: Quỹ Phát triển Cộng đồng 40 Hộp 11: Lên tiếng 40 Các thuật ngữ và từ viết tắt BKH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BLĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội CBDRM Quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng CIDA Tổ chức Hợp tác Quốc tế Canada CPVN Chính phủ Việt Nam ĐTMSHGĐ Điều tra mức sống hộ gia đình FAO Tổ chức Nông – Lương Liên Hợp Quốc FDI Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GROW Chiến dịch toàn cầu của Oxfam để đảm bảo tất cả mọi người đều đủ ăn và có cuộc sống no đủ IRC Công ty Tư vấn và Nghiên cứu Đông Dương KHPTKT-XH Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội MCD Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng NHTG Ngân hàng Thế giới NQ Nghị quyết PPP Sức mua của người dân QPTCĐ Quỹ phát triển cộng đồng SRI Hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI TW Trung ương TCTK Tổng Cục Thống Kê UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNIFEM Qũy phát triển của Liên hợp quốc dành cho Phụ nữ UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc VCS&CLPTNNNT Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn VINACHEM Tập đoàn Hóa chất Việt Nam VINAFOOD 1 Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc VINAFOOD 2 Tổng Công ty Lương thực Miền Nam 03 Vun trồng một tương lai no đủ Chương 1: Lời giới thiệu 04 05 Vun trồng một tương lai no đủ Lời ni đu Lời nói đầu Dựa trên những phân tích và những câu chuyện có thật, báo cáo “Vun trồng một tương lai no đủ” của Tổ chức Oxfam đã phác họa một cách đầy đủ và sinh động cả thành công và khiếm khuyết trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Báo cáo đã vang lên tiếng nói bảo vệ những cộng đồng yếu thế, đặc biệt là người nghèo, nông dân sản xuất quy mô nhỏ, phụ nữ và người dân tộc thiểu số. Bằng những cố gắng chung của toàn dân, các cấp chính quyền và các tổ chức phát triển, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, những thành tựu này có được nhờ mô hình phát triển theo chiều rộng: dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và cần đầu tư nhiều sức người, sức của. Hiện nay, đất nước đã bước sang thời kỳ tăng trưởng mới, đòi hỏi phải phát triển theo chiều sâu, hướng đến bền vững và hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Đó là lí do Việt Nam đang đặt ra cho mình nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế. Báo cáo được xuất bản vào một thời khắc quan trọng khi Việt Nam đang trong thời điểm chuyển đổi có tính quyết định về định hướng phát triển đất nước với nhiều biến động kinh tế vĩ mô trong nước. Trong lúc đó, suy thoái kinh tế toàn cầu đã đặt ra nhiều thách thức và ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của nhiều người vốn đã dễ bị tổn thương. Báo cáo “Vun trồng một tương lai no đủ” đã chỉ ra hàng loạt những khó khăn mà những lớp người yếu thế tại Việt Nam đang phải đối mặt, như: cạn kiệt tài nguyên nhiên nhiên, thiếu thốn đất đai, tiếp cận thị trường kém, thu nhập gia đình thấp, suy dinh dưỡng, thời tiết khắc nghiệt, giá cả leo thang. Phần lớn những khó khăn này là hệ quả của một thời kỳ tăng trưởng nhanh nhưng ẩn chứa nhiều bất bình đẳng, ít bền vững và thất bại trong việc tăng khả năng thích ứng của người dân. Trong bối cảnh đó, người dân tộc thiểu số, phụ nữ và người dân nông thôn là những đối tượng phải chịu nhiều thiệt thòi. Để nắm bắt được những cơ hội mà tăng trưởng kinh tế đã đem lại, Việt Nam phải đối mặt với một loạt các thách thức mà quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, thị trường hóa và toàn cầu hóa đem lại. Thêm vào đó, người nghèo, đặc biệt là nông dân sản xuất quy mô nhỏ còn phải đương đầu với hàng loạt khó khăn thường trực như dịch bệnh cây trồng, vật nuôi ngày càng diễn biến phức tạp, rừng và tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá nặng nề, mức độ đa dạng sinh học giảm sút nhanh chóng. Hệ quả là các biện pháp giải cứu và điều chỉnh chính sách của Chính phủ ít tới được tay - thậm chí còn gây tác động bất lợi cho một số nhóm người khó khăn. Báo cáo đã chỉ ra tiềm năng to lớn của nông nghiệp, vai trò quan trọng của nông dân, nhất là nông dân sản xuất nhỏ trong công cuộc phát triển đất nước. Nông dân Việt Nam có thể đóng góp tốt hơn cho sự thịnh vượng của đất nước nếu họ được hỗ trợ để phát triển một nền nông nghiệp sinh thái và nếu tâm tư và nguyện vọng của họ được quan tâm trong quá trình xây dựng chính sách. Đây cũng chính là tinh thần cơ bản của Nghị quyết Tam nông của Đảng và định hướng xây dựng chiến lược phát triển một nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao của Chính phủ. Trong thời gian qua, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sử dụng ít đầu vào, thân thiện với môi trường trong khi vẫn tăng năng suất đã được sáng tạo và thử nghiệm thành công tại nhiều địa phương. Ví dụ mô hình thử nghiệm phát triển nông nghiệp sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long: hình thành những cánh đồng “ba giảm - ba tăng”, “ruộng lúa - bờ hoa”… Hay những mô hình nhằm tăng sự công bằng cho nông dân sản xuất nhỏ như cuộc vận động “dồn điền-đổi thửa”, “cánh đồng mẫu lớn”. Những mô hình này đã tạo cơ hội để hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ tham gia vào quá trình sản xuất lớn, đã được áp dụng và nhân rộng ở nhiều địa phương. Những điểm sáng thành công trong thực tế và những bài học thiết thực về chính sách, giải pháp đổi mới tổ chức mà báo cáo đã đưa ra chứng tỏ rằng có thể thay đổi tình hình bằng chính nội lực của đất nước và người dân. Trong những thời khắc khó khăn về kinh tế, Chính phủ đã có những chú ý và điều chỉnh về chính sách và các chương trình phát triển nhằm mở ra cơ hội cho các lớp người yếu thế tham gia vào và được hưởng lợi từ quá trình phát triển chung của đất nước. Như: bảo vệ và hỗ trợ chăn nuôi quy mô nhỏ trong khi quy hoạch phát triển các vùng chăn nuôi tập trung Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển quan trọng, nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức đang chờ phía trước. Báo cáo “Vun trồng một tương lai no đủ” đã đưa ra năm đề xuất thay đổi chính sách: • Chấm dứt đói nghèo, suy dinh dưỡng và giải quyết căn bản các nguyên nhân gây mất an ninh lương thực; • Đưa người dân vào tiến trình phát triển và chấm dứt mọi hình thức loại trừ, gạt bỏ; • Tăng đầu tư cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ; • Cải thiện chính sách đất đai; và • Tăng cường sức mạnh và sự tham gia của nông dân thông qua các tổ nhóm nông dân Những đề xuất chính sách này là những yêu cầu bức bách của thực tế cuộc sống và cũng hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển chung. Để thực thi được những kiến nghị đó cần phải huy động nỗ lực to lớn của tất cả các bên tham gia với sự cam kết mạnh mẽ. Báo cáo này chứng tỏ sự chủ động, sáng tạo và quyết tâm hỗ trợ quá trình đổi mới ở Việt Nam của Oxfam và các tổ chức phát triển. Thế mạnh và sự nhiệt tình của các tổ chức phát triển như Oxfam sẽ là chìa khóa quan trọng trong việc hình thành nên các mô hình mang tính bền vững về đổi mới chính sách và tổ chức thể chế tại địa phương. Các tổ chức phát triển cũng có thể tạo ra cầu nối thông tin, cho phép phản ánh tiếng nói của nhân dân với Chính phủ và các tổ chức quốc tế và tạo ra các dịch vụ hỗ trợ quá trình đổi mới cho cả Chính phủ và Nhân dân. Xin chúc mừng Oxfam với báo cáo “Vun trồng một tương lai no đủ” và xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Đặng Kim Sơn Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 06 07 Vun trồng một tương lai no đủ Chương 1: Lời giới thiệu 1 lời giới thiệu 08 Cuộc sống của gia đình chị Hòa ở tỉnh Hà Tĩnh đã dần được cải thiện nhờ vào nỗ lực đa dạng hóa sinh kế trong suốt mười năm qua. Chuyển tới sinh sống ở xã Đức Hương vào năm 2003, chị và anh Nghĩa, chồng chị, gần như hoàn toàn trắng tay vì cả hai bên nội ngoại đều nghèo. Họ là gia đình cuối cùng được mắc điện ở Đức Hương vì nhà nghèo quá không có tiền mua dây kéo điện vào đến nhà. Ruộng cấy một năm gia đình vẫn thiếu ăn bốn tháng. Năm mẹ con chị Hòa sáng nhịn, trưa về mới ăn, chịu khổ mãi cũng quen. Tuy nhiên, mọi chuyện cũng dần thay đổi. Vào năm 2010, nhiều cơ hội mới đã đến với gia đình chị. Anh Nghĩa xoay xở tìm được công việc phụ hồ; anh chị đã xây được nhà với một phần kinh phí được hỗ trợ từ chương trình làm nhà ở cho hộ nghèo 167 của Chính phủ; vườn cam anh chị trồng từ khi mới chuyển đến bắt đầu cho thu hoạch; và diện tích ruộng trồng lúa của gia đình đã tăng lên do chủ trương dồn điền đổi thửa. Giờ đây gia đình họ có thể sống bằng nguồn thu từ trồng lúa, cam, chanh, chăn nuôi bò, nuôi chó, nuôi gà và từ tiền công của anh Nghĩa (xem ảnh dưới). Câu chuyện của gia đình chị Hòa về đời sống khấm khá hơn trong thời gian qua có thể thấy ở nhiều hộ gia đình trên khắp cả nước. Đó là kết quả của một thời kỳ được nhiều người nhắc đến vì họ có nhiều cơ hội và điều kiện làm ăn tốt hơn, và cũng là thành quả có được do lao động cực nhọc trên đồng ruộng, trong nhà máy nóng nực và ồn ào, trong những căn phòng nhỏ kín mít hay buôn bán rau quả ở chợ cóc, vỉa hè. Theo kết quả khảo sát, người Việt Nam luôn thể hiện niềm khát vọng của mình và họ được đánh giá là nhóm những người lạc quan nhất trong khu vực và trên thế giới ngay trong thời kỳ mà khủng hoảng toàn cầu gây lo lắng tại nhiều quốc gia 1 . Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng ngưỡng mộ về xóa đói giảm nghèo trong 20 năm qua. Từ năm 1993 đến 2010, tỷ lệ nghèo đã giảm được hơn một nửa theo chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng thế giới (TCTK và NHTG). Mô hình tăng trưởng của Việt Nam từ trước tới nay luôn hướng đến người nghèo: từ năm 1993 đến 2008 mỗi năm tăng trưởng đạt bình quân 6,1% trong khi tỷ lệ nghèo giảm bình quân 2,9%. Trong những năm gần đây, mặc tốc độ giảm nghèo đã chậm lại nhưng kết quả đạt được vẫn đáng ghi nhận. Theo chuẩn nghèo trên, hiện cứ năm người thì vẫn có một người sống trong cảnh nghèo đói 2 . Có thể nói, cuộc chiến chống nghèo đói - bao gồm cả việc chấm dứt tình trạng thiếu lương thực và bất bình đẳng giới cho những gia đình như nhà chị Hòa - vẫn chưa đến hồi kết. Ở nhiều khía cạnh, cuộc chiến này thậm chí còn trở nên khó khăn hơn. 1 LeParisien.fr, Người Việt Nam lạc quan nhất thế giới(ngày 3 tháng 1 năm 2011) 2 Dựa trên chuẩn nghèo mới theo đề xuất của TCTK và NHTG là 653.000 đồng/người/tháng (tương đương với 2,24 Đô la Mỹ/người/ngày theo PPP năm 2005) và Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam 2010 (ĐTMSHGĐ), tỷ lệ nghèo ởViệt Nam là 20,7% năm 2010 – 27% và 6% tương ứng ở khu vực nông thôn và thành thị; xem Ngân hàng Thế giới, 2012a [...]... hưởng những thành quả mà Việt Nam đã đạt được Chúng tôi tin tưởng rằng, cùng nhau làm, chúng ta có thể vun đắp một tương lai tốt đẹp hơn Vun trồng một tương lai no đủ 09 Chương 1: Lời giới thiệu photo 10 2 Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải Vun trồng một tương lai no đủ 11 Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải 2.1 Thời kỳ của những bất trắc và thách thức đang chờ... nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải là một đe dọa đáng e ngại, nhưng cũng là cơ hội lớn để thay đổi hướng đi Đã đến lúc phải làm lại và tạo ra sự thịnh vượng mới để mọi người đều được bình đẳng hưởng phần trong hiện tại và tương lai Vun trồng một tương lai no đủ 25 Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải 26 3 Sự thịnh vượng mới Vun trồng một tương lai no đủ 27 Chương 3: Sự thịnh vượng mới... Xây Đ dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 4/6/2010 Đây là một bước để đưa Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đi vào cuộc sống Vun trồng một tương lai no đủ 31 Chương 3: Sự thịnh vượng mới 3  2 Xây dựng một nền nông nghiệp mới cho tương lai no đủ Thay đổi cần được thực hiện không chỉ trong nông nghiệp mà còn trong phương thức sản xuất và sự... 15 Bộ NN&PTNT, 2012, tr 6-7 Vun trồng một tương lai no đủ 15 Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải 16 An ninh lương thực và mục tiêu sản xuất lúa gạo Khi nói tới an ninh lương thực, có đủ lương thực và mua được lương thực với giá cả phù hợp là hai vấn đề quan trọng nhất Năm 2011, cứ năm trẻ em Việt Nam lạimột trẻ còi cọc do suy dinh dưỡng – vốn là một cái bẫy đói nghèo luẩn... cuộc sống của nhiều người càng thêm phần khó khăn “…Mỗi người một cảnh, một nỗi khổ riêng, nay giá tăng chỉ biết bớt mồm bớt miệng chứ làm không ra ” Thảo luận với phụ nữ nghèo ở phường Lâm Hà, Hải Phòng53 52 Oxfam & ActionAid, 2008, 2011b; United Nations, 2008 53 Oxfam & ActionAid, 2008, tr.59 Vun trồng một tương lai no đủ 23 Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải 24  2  5 Đến... giảm nghèo để có thể xây dựng một tương lai mới Khi chính phủ đang tìm cách tái cơ cấu ngành nông nghiệp, điều hết sức quan trọng là những người nông dân nghèo và những đối tượng đang bị tách khỏi quá trình phát triển được đặt vào trọng tâm của quá trình ra quyết định để bảo đảm tăng trưởng có tính bền vững, bình đẳng và có khả năng phục hồi Vun trồng một tương lai no đủ Thách thức đối với Việt Nam... tr 4 23 Oxfam, 2011c 24 Nhâm và cộng sự, 2012 Vun trồng một tương lai no đủ 17 Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải 18 2.3 Thách thức về công bằng “Bê bối” về đói nghèo Việt Nam từng là quốc gia phải nhập khẩu gạo trong những năm 80 của thế kỷ trước, và một nửa số trẻ em Việt Nam bị còi cọc do suy dinh dưỡng25 vào năm 1993 Quả là một thay đổi ngoạn mục khi giờ đây Việt Nam đứng... Nghị quyết này khẳng định tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, và nông thôn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững kinh tế-xã hội của Việt Nam Vun trồng một tương lai no đủ 13 Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải 2.2 Thách thức trong sản xuất nông nghiệp bền vững Nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt và canh tác không bền vững Ẩn sau... bị cô lập và bị mô tả chung là “lạc hậu”32 30 Ngân hàng Thế giới, 2012a; IRC, 2011, tr.16-17 31 Well-Dangs, A., 2012 32 Ngân hàng Thế giới, 2010; IRC, 2011; Baulch và cộng sự, 2010 Vun trồng một tương lai no đủ 19 Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải Cho tình trạng nghèo đói của các dân tộc thiểu số được nhìn nhận rõ ràng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này lại chưa được hiểu... luôn thiếu khả năng tiếp cận nguồn lực, chưa được hỗ trợ phù hợp và đầy đủ, và cũng chưa được cung cấp môi trường chính sách cần thiết để có thể phát triển mạnh mẽ Những hiểu lầm trên không phải là lý do để chúng ta không đầu tư, đó chính là lý do mà chúng ta phải đầu tư vào nông hộ sản xuất quy mô nhỏ Vun trồng một tương lai no đủ 29 Chương 3: Sự thịnh vượng mới Vai trò của nông hộ sản xuất quy mô . 03 Vun trồng một tương lai no đủ Chương 1: Lời giới thiệu 04 05 Vun trồng một tương lai no đủ Lời ni đu Lời nói đầu Dựa trên những phân tích và những câu chuyện có thật, báo cáo Vun trồng. nâng cao vị thế phụ nữ. www.oxfam.org/vietnam 01 Vun trồng một tương lai no đủ Chương 1: Lời giới thiệu ii 01 Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền, tiếng nói và lựa chọn ca người. nhau làm, chúng ta có thể vun đắp một tương lai tốt đẹp hơn. 10 photo 11 Vun trồng một tương lai no đủ Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải 2 một hệ thống nông nghiệp đang

Ngày đăng: 13/05/2014, 08:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan