Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC

74 1.4K 27
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

Đề tài :

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤCTHUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY

TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAMTHỰC HIỆN

Giảng viên hướng dẫn : PGS TS NGÔ TRÍ TUỆ

HÀ NỘI - 2010

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những nước hàng đầu về thu hút đầu tư

trên thế giới và có tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai Đông Nam Á Hơn bao giờ hết,

vấn đề minh bạch trong hoạt động kinh doanh trở thành một yếu tố quyết định để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế

Cùng với sự tăng trưởng phát triển kinh tế, quyền và nghĩa vụ nộp thuế là hoạt động không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Chính vì vậy, hoạt động kiểm toán ngày nay đang phát huy vai trò quan trọng của mình là trong sạch hóa bộ máy kinh tế của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, trong đó có việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp.

Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam AVA là một trong những công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng, là doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán năm 2009 Trong quá trình thực tập ở công ty, em đã tham gia thực hiện kiểm toán phần hành thuế cho một số doanh ngiệp và nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của việc hoàn thiện kiểm toán phần hành này Vì vậy, em đã

mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT

trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán ViệtNam thực hiện”.

Chuyên đề thực tập được chia thành 3 phần chính :

Chương I : Đặc điểm khoản mục thuế GTGT có ảnh hưởng đến kiểmtoán BCTC tại công TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toánViệt Nam

Chương II : Thực trạng áp dụng quy trình kiểm toán khoản mục thuếGTGT trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Tư vấnKế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện

Chương III : Nhận xét và những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trìnhkiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTCdo công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Namthực hiện

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể ban lãnh đạo công ty đã tạo điều kiện trong việc cung cấp các tài liệu của công ty cũng như các anh chị trong phòng nghiệp vụ 2 đã nhiệt tình chỉ bảo trong thời gian làm việc tại công ty Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn PGS.TS Ngô Trí Tuệ đã tận tình giúp đỡ giúp em hoàn thành báo cáo này.

Hà Nội, tháng 05 năm 2010.

Trang 3

CHƯƠNG I:

ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC THUẾ GTGT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾNKIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN

KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM

1.1 Bản chất khoản mục thuế GTGT

Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy sự xuất hiện của Thuế gắn liền với nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và chức năng điều hành quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước.Thuế là công cụ của Nhà nước để quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô, mỗi sự thiết lập hay thay đổi trong Luật thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của nền kinh tế.

Trên góc độ pháp lý : Thuế là nghĩa vụ pháp lý của các tổ chức và cá nhân phải chuyển một phần tài sản, thu nhập thuộc quyền sở sở hữu của mình vào ngân sách Nhà nước.

Trên góc độ tài chính : Thuế là khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc của các cá nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn quy định trong pháp luật về Thuế nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.

Như vậy, Thuế là khoản đóng góp bắt buộc được Nhà nước quy định thành Luật để mọi công dân ở trong diện nộp Thuế nộp vào ngân sách Nhà nước dùng chi tiêu cho việc công ích.

Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, Nhà nước đã chi tiết hóa Thuế nhằm phát huy được vai trò của Thuế trong điều tiết, quản lý kinh tế vĩ mô và tạo nguồn thu cho các hoạt động phúc lợi xã hội, từ đó hình thành thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,… Sự xuất hiện và điều tiết của từng loại Thuế trong từng giai đoạn phát triển phụ thuộc vào chính sách của mỗi quốc gia.

Thuế GTGT xuất hiện ở nước ta từ năm 1997 để thay thế cho thuế doanh thu trước đây Việc ra đời của thuế GTGT ở Việt Nam là một bước cải thiện đáng kể hệ thống chính sách Thuế của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế Theo luật thuế GTGT số

13/2008/QH12 thì: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóadịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.

Bản chất của thuế giá trị gia tăng có thể được khái quát như sau :

Thứ nhất, thuế GTGT là loại Thuế gián thu, đối tượng nộp thuế và đối tượngchịu thuế là khác nhau Đối tượng nộp thuế GTGT là người sản xuất, cung ứng

hàng hóa, dịch vụ còn đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng hàng hóa dịch vụ.

Thứ hai, thuế GTGT được thu ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất.

Thuế GTGT chỉ được tính trên phần giá trị tăng thêm ở mỗi giai đoạn sản xuất kinh

Trang 4

doanh Tổng số thuế mà người tiêu dùng cuối cùng phải chịu bằng tổng số thuế ở mỗi giai đoạn.

Thứ ba, thuế GTGT mang tính lãnh thổ rõ rệt Luật thuế GTGT quy định đối

tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam.

1.2 Những quy định hiện hành đối với thuế GTGT

Từ khi ra đời đến nay, thuế GTGT đã trải qua nhiều lần thay đổi, bổ sung, ngày càng hoàn thiện và phù hợp với thực tiễn Việt Nam Một số văn bản pháp quy hiện hành liên quan đến thuế GTGT bao gồm :

 Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ban hành ngày 03/06/2008.

 Thông tư số 30/2008/TT- BTC ban hành ngày 16/04/2008 quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT.

 Nghị định của Chính phủ số 123/2008/NĐ- CP ban hành ngày 08/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT  Thông tư 129/2008/TT-BTC ban hành ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành

một số điều của Luật thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ- CP của Chính phủ.

Theo đó, các quy định về thuế GTGT được hướng dẫn cụ thể và chi tiết như sau :

Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam( bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế ( đã được quy định trong luật thuế GTGT và hướng dẫn trong nghị định và thông tư ban hành kèm theo).

Đối tượng nộp thuế

Đối tượng nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh và tổ chức tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT Như vậy, xét trong mối quan hệ giữa Nhà nước, người chịu thuế và người nộp thuế thì người nộp thuế đóng vai trò trung gian thu thuế hộ Nhà nước và nộp thuế hộ người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng và NSNN.

Căn cứ tính thuế GTGT

Căn cứ để tính thuế GTGT là giá tính thuế và mức thuế suất  Giá tính thuế GTGT :

Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT.

Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tính thuế là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.

Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) thuế nhập khẩu (nếu có) cộng (+) thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).

Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu tặng, ….giá tính thuế là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

Trang 5

Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.

Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu NVL, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế GTGT là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị NVL và máy móc, thiết bị.

Mức thuế suất :

Hiện nay theo quy định hiện hành thì ở Việt Nam có 3 mức thuế suất khác nhau là 0%, 5% và 10% được áp dụng cho những nhóm hàng hóa dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT khác nhau :

Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất, vận tải quốc tế, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu.

Thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cần được ưu đãi về thuế suất như phân bón, nước sạch, thiết bị y tế…

Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ nằm ngoài 2 mức thuế suất trên.

Phương pháp tính thuế GTGT

Có hai phương pháp tính thuế GTGT là tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Phương pháp khấu trừ

Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong hầu hết các doanh nghiệp Đối tượng áp dụng phương pháp này là các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng kí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế Cụ thể :

Tổng số thuế GTGT trên hóa đơn của hàng hóa dịchvụ dùng cho sản xuất kinh doanh, hàng hóa dịch vụchịu thuế GTGT (hoặc chứng từ nộp thuế GTGTcủa hàng nhập khẩu)

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra.

Số thuế GTGT

phải nộp=Số thuế GTGTđầu ra x Số thuế GTGT đầu vào đượckhấu trừ

Trang 6

Theo luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008, để doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phải đáp ứng được các điều kiện sau :

Một là, đơn vị phải có hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ

nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu.

Hai là, đơn vị phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa,

dịch vụ mua vào có hóa đơn hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên.

Ba là, đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cần có hợp đồng ký kết với bên

nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ; chứng từ thanh toán qua ngân hàng, hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu Việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán qua ngân hàng.

x Giá thanh toán của hàng hóa,dịch vụ mua vào tương ứng

Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá thực tế bên ghi trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu đươc tiền.

Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc nhập khầu đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng.

Đối tượng áp dụng phương pháp trực tiếp đối với thuế GTGT bao gồm :

a) Cơ sở kinh doanh, cá nhân, hộ kinh doanh, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

c) Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý.

1.3 Đặc điểm hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

1.3.1 Chứng từ, sổ sách và tài khoản sử dụng

a Chứng từ :

Chứng từ sử dụng để hạch toán, kê khai thuế GTGT là hóa đơn GTGT Hóa đơn GTGT do Bộ Tài chính phát hành (được cấp bởi cơ quan Thuế) phải có đầy đủ mã số thuế, chủng loại hàng hóa, số lượng, số tiền chưa Thuế, số thuế GTGT và

Trang 7

tổng giá thanh toán Đối với các hóa đơn có giá trị dưới 100.000 VNĐ, đơn vị phải lập bảng kê hàng bán lẻ để làm căn cứ tính thuế.

b Tài khoản :

Theo chế độ kế toán hiện này, để theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới thuế GTGT, kế toán đơn vị kinh doanh sử dụng 2 tài khoản sau đây :

Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ TK này dùng để phản ánh số thuế

GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của DN TK 133 chỉ áp dụng đối với DN thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2:

 TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ.

 TK 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ.

Tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp TK 3331 phản ánh số thuế GTGT đầu

ra phải nộp cho hàng hóa, trong nước và hàng hóa xuất khẩu Tài khoản này được sử dụng cho cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp trực tiếp TK3331- Thuế GTGT phải nộp, được chi tiết thành :

 TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp khi bán sản phẩm, hàng hóa; cung cấp dịch vụ.

 TK 33312 – Thuế GTGT của hàng nhập khẩu

c Sổ sách :

Kế toán sử dụng các sổ sách kế toán sau trong việc hạch toán và ghi sổ kế toán đối với khoản mục thuế GTGT :

i Sổ chi tiết thuế GTGT :

 Sổ chi tiết thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra;

 Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại;

 Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm;

ii.Sổ tổng hợp thuế GTGT : Tùy vào hình thức ghi sổ kế toán DN áp

dụng, sổ tổng hợp sẽ bao gồm Nhật kí chung, Chứng từ ghi sổ, Nhật kí sổ cái, Nhật kí chứng từ,…kết hợp với theo dõi tổng hợp trên sổ Cái TK 133 và TK 3331.

iii BCTC : Vào cuối niên độ kế toán, số dư TK thuế GTGT sẽ được phản ánh

trên TK 133 ở bên Tài sản và TK 3331 ở bên Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán.

Trang 8

1.3.2 Quy trình hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Sơ đồ 1.1 : Quy trình hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Chú giải : Quan hệ đối ứng

(1) Mua hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh(2) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ và ghi nhận doanh thu

(3) Mua hàng trả lại, được giảm giá

(4) Nộp thuế GTGT vào NSNN, hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán,…(5) Thuế GTGT được miễn giảm

(6) Kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ vào thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT

hàng nhập khẩu.

1.4 Kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC

1.4.1 Vai trò thuế GTGT trong nền kinh tế

Thuế GTGT nói riêng hay Thuế nói chung luôn được là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với chính sách phát triển của Nhà nước vì nó gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ của toàn xã hội Thuế GTGT là một bộ phận quan trọng trong hệ thống thuế của Nhà nước, do đó để nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thuế GTGT, chúng ta cần hiểu vai trò của nó đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội.

Trang 9

Thứ nhất, thuế GTGT là một nguồn thu chủ yếu của NSNN Thuế nói chung và

thuế GTGT nói riêng là công cụ hữu hiệu bậc nhất trong việc phân phối, điều tiết lợi tức quốc dân, góp phần tăng nguồn thu NSNN, giảm bội chi, ổn định trật tự xã hội và dự trữ tài chính cho Nhà nước nhằm phát triển kinh tế lâu dài.

Thứ hai, thuế là công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô Thuế GTGT có

khả năng điều tiết sản xuất và tiêu dùng cao, nó là công cụ quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, giảm nguy cơ lạm phát, nâng đỡ những hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi theo đường lối chính sách phát triển của Nhà nước, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, thuế GTGT có tác dụng khuyến khích và thúc đẩy xuất khẩu, tạo sự bình đẳng giữa hàng hóa trong và ngoài nước.

Tiếp đó, thuế GTGT góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tếvà công bằng xã hội Hệ thống thuế GTGT được áp dụng thống nhất giữa các ngành

nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, do đó, đảm bảo được sự bình đẳng và công bằng trong xã hội Tất cả các cá nhân và tổ chức đều có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.

Cuối cùng, thuế GTGT là loại thuế gián thu, cho phép Nhà nước có thể kiểmsoát quá trình kê khai, nộp, kiểm tra và thu thuế một cách có hiệu quả Thuế GTGT

khuyến khích các doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế, hạn chế việc đánh trùng thuế, giảm chi phí quản lý cho cơ quan Thuế Đây cũng là một loại thuế tiên tiến do nó khuyến khích các DN xây dựng hệ thống chứng từ hóa đơn đầy đủ, tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giảm sát, điều chỉnh của cơ quan chức năng.

1.4.2 Những sai phạm có khả năng xảy ra đối với khoản mục thuế GTGT

Việc nhận diện những sai phạm có thể xảy ra giúp KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục thuế GTGT, đồng thời tập trung vào những vấn đề trọng yếu, nhiều khả năng xảy ra sai sót.

a Đối với khoản mục thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

- Hạch toán không đúng thuế suất thuế GTGT.

- Ghi chép, trình bày, thanh toán thuế chậm hơn so với hạn quy định trong luật thuế.

- Ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với hóa đơn thông thường, hóa đơn khống.

- Ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với hóa đơn GTGT không hợp lệ: không ghi mã số thuế, không ghi giá chưa thuế, không ghi tổng giá thanh toán… hoặc hóa đơn không theo quy định của Bộ Tài chính và cơ quan thuế, hóa đơn đã hết hạn khấu trừ.

- Với những trường hợp hàng bán bị giảm giá, hàng bán bị trả lại, kế toán không hạch toán giảm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

- Với những hàng hóa dịch vụ sử dụng để sản xuất hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc không sử dụng cho sản xuất thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ mà phải hạch toán chi phí nhưng kế toán vẫn ghi tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Trang 10

- Khấu trừ giữa thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với số thuế phải nộp giữa các chi nhánh khi lập báo cáo tài chính hợp nhất không chính xác.

- Sự khác nhau về số liệu giữa các tờ khai thuế và Báo cáo thuế GTGT không giải thích được nguyên nhân.

- Tính toán không chính xác giữa thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu ra, không hạch toán rõ ràng các mức thuế suất, không thể phân thành các mức thuế suất cụ thế.

b Đối với thuế GTGT đầu ra phải nộp

- Kiểm soát, quản lý và ghi nhận thuế GTGT đầu ra không phù hợp với luật định: không phát hành hóa đơn khi bán hàng, áp dụng sai thuế suất, tính toán sai giá tính thuế,…

- Không hạch toán tách biệt giữa hàng hóa dịch vụ không chịu thuế và hàng hóa dịch vụ áp dụng mức thuế suất 0%.

- Những chứng từ, tài liệu như hóa đơn, hợp đồng, phiếu thu,… và các tài liệu đặc thù cho những giao dịch kinh tế như hợp đồng thuế tài sản, hợp đồng xây dựng, hợp đồng xuất nhập khẩu… không phù hợp với luật định

- Khi phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, thuế GTGT đầu ra được ghi giảm khi chưa có các chứng từ cần thiết như : biên bản thỏa thuận hàng bán bị trả lại, hóa đơn xuất lại hàng hóa,…

Trên góc độ kiểm toán, yêu cầu đặt ra hiện nay là cần đảm bảo khoản mục thuế GTGT được trình bày trên BCTC một cách trung thực, hợp lý, phán ánh đúng số thuế GTGT phải nộp của DN Vì thế, để đảm bảo có thể đưa ra kết luận khách quan và phát hiện những sai sót trọng yếu, KTV cần thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật về thuế GTGT, nắm vững quy trình hạch toán kế toán, đồng thời, phối hợp chặt chẽ với KTV phần hành khác trong quá trình làm việc tại đơn vị khách thể kiểm toán.

1.4.3 Mục tiêu kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC

“ Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC là giúp cho KTV vàcông ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩnmực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liênquan và phản ánh trung thực và hợp lý trên các khia cạnh trọng yếu không ” (VSA

200 - Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC)

Mục tiêu kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính Để đạt được mục tiêu tổng quát trên đối với mỗi phần hành, KTV cần cụ thể hóa mục tiêu tổng quát thành các mục tiêu đối với từng cơ sở dẫn liệu trên quan hệ trách nhiệm giữa chủ thể và khách thể kiểm toán trong việc thực hiện yêu cầu trung thực, hợp lý và hợp pháp đối với các khoản mục trên BCTC Chính vì thế, là một khoản mục quan trọng trên BCTC, kiểm toán thuế GTGT đòi hỏi phải có những mục tiêu đặc thù.

Trang 11

Dưới đây là những mục tiêu đặc thù đối với khoản mục thuế GTGT :

Biểu 1.1 : Mục tiêu kiểm toán khoản mục thuế GTGT

Cơ sở dẫn liệuMục tiêu kiểm toán cụ thể đối với khoản mục thuế GTGT

Hiện hữu và phát sinh

Tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thuế GTGT được ghi sổ đều phát sinh trong thực tế và có chứng từ chứng minh kèm theo.

Đẩy đủ (Trọn vẹn)

Mọi nghiệp vụ liên quan đến thuế GTGT phát sinh trong thực tế đều được phản ánh đầy đủ trên sổ sách kế toán.

Quyền và nghĩa vụ

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu ra phải nộp được tách biệt rõ ràng.

Tuân thủ Việc tính toán, kê khai và hạch toán thuế GTGT phải tuân thủ theoLuật thuế GTGT hiện hành.

Đo lường và tính giá

Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT phải nộp trên sổ sách phải được tính toán đúng theo mức thuế suất, giá tính thuế theo quy định hiện hành.

Phân loại và trình bày

Các nghiệp vụ liên quan tới thuế GTGT phải được phân loại và trình bày đúng đắn trên sổ sách kế toán và hệ thống BCTC.

1.4.4 Quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT

Quy trình kiểm toán thuế GTGT được tiến hành tuân theo quy trình chung của cuộc kiểm toán BCTC bao gồm 3 giai đoạn : Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.

a Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên của mỗi cuộc kiểm toán nhưng có tính chất định hướng cho toàn bộ cuộc kiểm toán Trên góc độ kiểm toán thuế, bước này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được với đặc thù như vậy sẽ chịu những loại thuế gì, mức thuế suất ra sao, doanh nghiệp có nằm trong đối tượng được miễn giảm thuế hay không, doanh nghiệp thực hiện tính thuế theo phương pháp nào Để làm được điều này, kiểm toán viên cần thu thập những biên bản trao đổi thông tin giữa khách hàng với cơ quan thuế, biên bản quyết toán thuế, và biên bản của thanh tra thuế, những văn bản này sẽ giúp kiểm toán viên khoanh vùng được rủ ro, đánh giá được việc quản lý thuế của khách hàng và định hướng được cách thức sẽ kiểm tra Ngoài ra, điều này còn đồng nghĩa với việc kiểm toán viên phải nắm bắt được những quy định trong các văn bản pháp lý hiện hành liên quan tới khoản mục kiểm toán.

Đối với khoản mục thuế nói chung, cách tiếp cận của kiểm toán viên thường là kiểm tả chi tiết vì các doanh nghiệp thường có xu hướng tối thiểu hóa lượng thuế phải nộp cho Nhà nước Tuy nhiên, với khoản mục thuế GTGT, các thử nghiệm kiểm soát được sử dụng vì nó còn liên quan trực tiếp đến quy trình bán hàng và mua hàng, nên tất yếu đòi hỏi tự thân mỗi phải duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việc tính và kê khai thuế GTGT để có thể ngăn chặn, phát hiện được các gian lận và

Trang 12

sai sót về thuế GTGT Hệ thống đó bao gồm từ khâu quản lý hóa đơn GTGT đầu vào, lập hóa đơn GTGT đầu ra đến việc kê khai tính và nộp thuế GTGT.

Tiếp theo, KTV thực hiện đánh giá tính trọng yếu và rủi ro của khoản mục thuế GTGT “Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định

bản chất, thời gian và phạm vi các thử nghiệm kiểm toán.” – Giáo trình Kiểm toántài chính, ĐHKTQD Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là một việc mang

tính chất xét đoán nghề nghiệp của KTV, vì thế, ước lượng ban đầu về tính trọng yếu đối với các khoản mục kế toán nói chung hay khoản mục thuế GTGT nói riêng không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán.

Trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho khoản mục thuế GTGT, KTV cần đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở mức toàn bộ BCTC cũng như đối với khoản mục thuế GTGT để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán cho khoản mục này Đánh giá rủi ro – rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng - đối với các sai phạm trọng yếu bao gồm cả gian lận và sai sót là công việc không thể thiếu trong bước lập kế hoạch kiểm toán Theo đó, KTV sẽ xác định tài khoản có số dư lớn để thực hiện kiểm toán, đồng thời xác định rủi ro tiềm tàng Như đã nói ở trên, vì doanh nghiệp thường có xu hướng tối thiểu hóa khoản thuế phải nộp nên rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục thuế thường được đánh giá ở mức trung bình Sau khi hiểu được hệ thống kế toán và kiểm toán nội bộ, KTV phải thực hiện đánh giá rủi ro ban đầu về rủi ro kiểm soát theo các cơ sở dẫn liệu cho số dư của khoản mục thuế GTGT Việc đánh giá rủi ro kiểm soát được thực hiện sau khi KTV có được sự hiểu biết nhất định về hệ thống KSNB của khách hàng.

Công việc cuối cùng trong giai đoạn lập kế hoạch là thiết kế chương trình kiểm toán nhằm dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập phục vụ cho công việc kiểm toán thuế GTGT Đối với phần hành kiểm toán thuế, thường có nhu cầu phối hợp với bộ phận tư vấn thuế để giải quyết những tình huống thuế phức tạp phát hiện được trong cuộc kiểm toán.

b Thực hiện kiểm toán

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát sẽ bao gồm việc thực hiện việc đánh giá hệ thống KSNB trên 3 mặt : có tồn tại hay không, có hiệu quả hay không và có được duy trì liên tục hay không Kết thúc giai đoạn này, KTV sẽ đưa ra đánh giá về rủi ro kiểm soát.

Trang 13

Biểu 1.2 : Khảo sát kiểm soát chủ yếu đối với khoản mục thuế GTGT

Mục tiêu kiểm soát

nội bộThủ tục khảo sát kiểm soát

Tính tuân thủ

- Kiểm tra biên bản quyết toán thuế của các năm gần nhất, kiểm tra các phần giảm trừ khai báo, tăng lượng phải nộp, thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT không được khấu trừ, thuế GTGT hoàn lại.

- Phỏng vấn kế toán thuế về chính sách thuế áp dụng so sánh với chính sách thuế hiện hành.

- Kiểm tra việc phê chuẩn có đúng thẩm quyền hay không, đồng thời, KTV kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các chứng từ, biên bản liên quan đến thuế GTGT.

Tính đấy đủ

- Kiểm tra các chứng từ nghi vấn và các chứng từ có quá trình kiểm soát nội bộ yếu kém về số tiền và cách tính toán.

Tính đầy đủ

- Kiểm tra việc đánh số liên tục của các hóa đơn GTGT , các chứng từ nộp thuế, hoàn thuế…

Tính hiện hữu - Kiểm tra so sánh ngày tháng trên giấy tờ sổ sách kế toán vớingày tháng phát sinh nghiệp vụ thuế GTGT - Kiểm tra dấu hiệu kiểm soát nội bộ đối với các chứng từ

như chữ ký, dấu của người có thẩm quyền của đơn vị.

Tính chính xác

- Khảo sát mẫu một số sơ đồ tài khoản cho một số nghiệp vụ phức tạp.

- Kiểm tra sự vi phạm quy chế kiểm soát nội bộ về việc ghi sổ đúng phương pháp và đúng sự phân loại một số chứng từ nghi vấn

Tính trình bày

- Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ cơ bản, số liệu tổng quát - Kiểm tra sự vi phạm quy chế kiểm soát.

Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với phần hành thuế bao gồm 2 thủ tục chính là thủ tục phân tích và trắc nghiệm trực tiếp số dư.

* Thủ tục phân tích: Bao gồm phân tích xu hướng và phân tích tỉ suất.

 Phân tích xu hướng : thực chất là sự so sánh số dư khoản mục thuế GTGT qua các thời kì (tháng, quý, năm) từ đó tìm ra sự biến động và giải thích nguyên nhân

 Phân tích tỷ suất : các tỷ suất thường sử dụng là tỷ suất thuế GTGT phải nộp trên doanh thu, tỷ lệ thuế GTGT đầu vào với các khoản chi phí mua vào tương ứng đồng thời liên hệ với các chỉ tiêu về hàng tồn kho, doanh thu, chi phí để có tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi các tỷ suất.

* Trắc nghiệm trực tiếp số dư :

Trang 14

Giai đoạn này, KTV tiến hành kiểm tra soát xét chi tiết đối với khoản mục thuế GTGT, bước công việc này gồm một số thủ tục sau :

- Kiểm tra xem xét số dư đầu kỳ của thuế GTGT bằng cách đối chiếu số dư thuế GTGT đầu kỳ phản ánh trên BCTC có thống nhất với số dư của báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm trước hay không.

- Sau đó, xem xét số dư cuối kì và phát sinh tăng giảm trong kì của khoản mục thuế GTGT trên bảng cân đối phát sinh và bảng cân đối kế toán có đồng nhất với sổ cái hay không.

- Đối với thuế GTGT được khấu trừ và phải nộp kiểm toán viên cần phải thực hiện tính toán lại để kiểm tra tính hợp lý dựa trên doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra và chi phí hàng hóa dịch vụ mua vào từ đó so sánh với số thuế kê khai của doanh nghiệp để xác định việc kê khai tính thuế đã được thực hiện đầy đủ chưa? Nếu có chênh lệch cần tìm ra nguyên nhân

- Đối chiếu lượng thuế phải nộp hàng tháng với số liệu trên tờ khai thuế GTGT hàng tháng và với biên bản quyết toán thuế.

- Kiểm tra chi tiết sổ sách, chứng từ nộp tiền thuế GTGT vào NSNN (Phiếu chi tiền mặt, Phiếu thu của Kho bạc Nhà nước, giấy báo nợ của ngân hàng)

- Xem xét lượng thuế còn phải nộp (hoặc sẽ được khấu trừ ) cuối kì có khớp với số phải nộp và đã nộp trong kì hay không.

- Chọn mẫu hóa đơn chứng từ các nghiệp vụ hạnh toán thuế GTGT để kiểm tra chi tiết Đối với từng mẫu chọn, kiểm toán viên sẽ xem xét hàng hóa mua (bán ra) chịu mức thuế suất nào, có chứng từ kế toán đầy đủ cho việc ghi nhận hay không Trong đó, kiểm toán viên cần đặc biệt lưu ý tới những hàng hóa có mức thuế suất thấp (0% hoặc 5%) đối chiếu với danh mục các hàng hóa này trong luật và quy định hiện hành của Nhà nước Nếu hàng hóa được miễn thuế thì cần có chứng từ phê chuẩn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Nếu hàng xuất khẩu (hoặc nhập khẩu) thì bên cạnh hóa đơn cần phải có đầy đủ hồ sơ và chứng từ đi kèm như : hợp đồng, phiếu xuất kho (với hàng bán ra), tờ khai hải quan, vận đơn Khi kiểm tra, KTV cũng cần lưu ý tới sự phê chuẩn trên chứng từ, tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ Đặc biệt với khoản mục thuế GTGT thì sự phê chuẩn và mã số thuế của khách hàng, của nhà cung cấp là rất quan trọng vì nếu các yếu tố đó không đầy đủ hoặc chính xác thì có thể dẫn đến khả năng thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ khi cơ quan thuế kiểm tra.

c Kết thúc kiểm toán

Kiểm toán viên sẽ tập hợp những phát hiện trong suốt quá trình kiểm toán trong đó bao gồm các bút toán điều chỉnh, các lưu ý với hệ thống kiểm soát nội bộ để làm cơ sở lập báo cáo kiểm toán Ngoài ra, KTV cần soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ cũng như khả năng hoạt động liên tục của khách hàng để kiểm tra các ảnh hưởng có thể đến các khoản mục được kiểm toán Bên cạnh đó, kết quả kiểm toán cần được liên hệ với kết quả kiểm toán các khoản mục liên quan nhằm tạo tính hợp lý của kết quả kiểm toán chung.

Trang 15

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂMTOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GTGT TRONG QUY TRÌNH

KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM

2.1 Quy trình chung về kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC thựchiện tại công ty kiểm toán AVA

Quy trình kiểm toán BCTC được lưu trong hồ sơ kiểm toán tại công ty kiểm toán AVA, theo đó, quy trình kiểm toán đối với phần hành thuế GTGT là sự cụ thể hóa của quy trình kiểm toán BCTC và tuân theo các bước công việc sau :

2.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Bước 1 : Đánh giá khách hàng và chấp nhận hợp đồng

Trước khi tiến hành kiểm toán khoản mục thuế GTGT, KTV cần thực hiện đánh giá và chấp nhận khách hàng mới, hoặc tiếp tục thực hiện kiểm toán đối với đối tác cũ Bước công việc này giúp BGĐ công ty nắm được sơ bộ những thông tin về khách hàng như : lịch sử hình thành, ngành nghề kinh doanh, doanh thu các năm, kết quả kiểm toán các năm trước,… qua đó đánh giả khả năng thực hiện hợp đồng kiểm toán và đề nghị mức giá phí phù hợp.

Bước 2 : Hình thành kế hoạch kiểm toán sơ bộ

Sau khi chấp nhận hợp đồng, BGĐ sẽ thỏa thuận với khách hàng về phạm vi, các điều khoản của cuộc kiểm toán, lịch trình công việc, các nguồn lực cần thiết (đặc biệt là nhân lực thực hiện) cho cuộc kiểm toán dựa trên quy mô, bản chất hoạt động kinh doanh và mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán Đối với khoản mục thuế GTGT, trưởng nhóm kiểm toán sẽ chỉ định một KTV có kinh nghiệm, am hiểu về luật thuế cũng như ngành nghề kinh doanh của khách hàng thực hiện

Bước 3 : Thu thập thông tin về khách hàng

a Đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng

Công ty AVA thực hiện tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng thông qua bảng câu hỏi kết hợp phỏng vấn và quan sát hoạt động tại đơn vị khách hàng Đối với kiểm toán thuế GTGT, KTV tiến hành phỏng vấn BGĐ, kế toán trưởng, kế toán thuế GTGT về các thủ tục mà họ thiết lập đối với khoản mục thuế đồng thời quan sát quá trình thực hiện kế toán từ khâu tiếp nhận hóa đơn, ghi sổ và kê khai Đồng thời, KTV mô tả lại các thủ tục kiểm soát của khách hàng trên giấy tờ làm việc (GTLV) và đánh giá hệ thống KSNB Nội dung của của việc đánh giá hệ thống KSNB đối với phần hành thuế GTGT bao gồm :

 Thiết kế quy chế kiếm soát và thiết kế bộ máy KSNB Từ bảng câu hỏi và bảng mô tả hệ thống KSNB đối với khoản mục thuế GTGT, KTV nhận diện các quy chế kiếm soát mà khách hàng thiết lập đồng thời đánh giá về tính đầy đủ của các quy chế kiểm soát cần thiết đối với khoản mục thuế GTGT.

Trang 16

 Đánh giá hiệu quả và tính liên tục của các quy chế kiếm soát KTV đánh giá tính hiệu quả của các quy chế đó trong việc ngăn ngừa và phát hiện các sai sót trọng yêu và tính liên tục của các thủ tục đó.

b Thủ tục phân tích soát xét sơ bộ

Thủ tục phân tích soát xét sơ bộ được thực hiện nhằm thu thập hiểu biết về nội dung BCTC nói chung và khoản mục thuế GTGT nói riêng, những biến động lơn về hoạt động kinh doanh và kế toán thuế GTGT Căn cứ vào kết quả thu được, KTV xác định rủi ro tiềm tàng đối với thuế GTGT và có định hường cho việc thực hiện kiểm toán thuế GTGT các công việc tiếp theo

Đối với khoản mục thuế GTGT, KTV thực hiện so sánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT phải nộp giữa các kỳ kế toán theo số tuyệt đối và số tương đối Tiếp đó, KTV xem xét xu hướng thay đổi của các khoản mục thuế GTGT trong mối quan hệ với xu hướng thay đổi của các khoản mục liên quan như Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Chi phí mua hàng, Hàng tồn kho,…

Bước 4 : Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

Mục đích của việc đánh giá rủi ro kiểm toán là để xác định mức rủi ro phát hiện làm cơ sở cho lập kế hoạch các thử nghiệm kiểm toán sẽ áp dụng Thông qua việc đánh giá rủi ro kiểm toán, nhóm kiểm toán sẽ thiết kế chương trình kiểm toán

phù hợp với yếu kém đã phát hiện Tại AVA, công việc này chủ yếu dựa vào kinh

nghiệm và thực tế tình hình cụ thể tại đơn vị kiểm toán mà trưởng đoàn kiểm toán sẽ đưa ra mức trọng yếu hợp lý cho toàn bộ BCTC, sau đó phân bổ ước lượng ban đầu cho các khoản mục trên BCTC Nhằm hạn chế tổi đa rủi ro có thể xảy ra đối với bản thân công ty, trong hầu hết các cuộc kiểm toán, BGĐ luôn ấn định mức rủi ro kiểm toán mong muốn ở mức thấp (thường là mức 5%) nhằm đạt được độ tin cậy cao (khoảng 95%)

Bước 5 : Thiết kế chương trình kiểm toán

Đây là bước cuối cùng trong khâu lập kế hoạch kiểm toán Căn cứ vào mức trọng yếu xác định cho khoản mục thuế, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV sẽ xác định phương pháp kiểm toán sẽ được áp dụng đối với khoản mụ thuế GTGT.

a Thiết kế thử nghiệm kiểm soát

Nếu hệ thống KSNB đối với khoản mục thuế được KTV đánh giá là có hiệu quả, AVA thiết kế các thử nghiệm kiểm soát dựa vào hệ thống kiểm soát của khách hàng KTV thực hiện phỏng vấn kế toán trưởng và kế toán thuế về quy trình thực hiện phần hành thuế GTGT, quan sát trình tự thực hiện từ khi tiếp nhận hóa đơn đến khi lập bảng kê khai và quyết toán thuế GTGT, thu thập biên bản đối chiếu thuế GTGT, chọn mẫu đối chiếu tờ khai thuế GTGT với sổ sách.

b Thiết kế thử nghiệm cơ bản

AVA xây dựng mẫu chương trình kiểm toán thuế chung và thủ tục kiểm toán khoản mục thuế GTGT với khách hàng Tùy thuộc vào đánh giá về hệ thống KSNB đối với khoản mục thuế GTGT mà KTV sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với đặc điểm

Trang 17

khách hàng.

KTV sẽ tăng số lượng các thủ tục kiểm tra chi tiết, số lượng mẫu chọn và quy mô mẫu nếu hệ thống KSNB được đánh giá là kém hiệu quả (hoặc không tồn tại) tương ứng mức rủi ro kiểm soát ở mức độ cao và ngược lại.

2.1.2 Thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn này, KTV sẽ thực hiện các trắc nghiệm được thiết kế trong chương trình kiểm toán để thu thập các bằng chứng kiểm toán thuế GTGT.

a Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

KTV thực hiện các thủ tục được thiết kế nhằm đánh giá các quy chế kiểm soát tại đơn vị khách hàng có được thiết kế đẩy đủ và thực sự hữu hiệu trong việc ngăn ngừa, phát hiện, sửa chữa đối với các sai phạm về việc hạch toán, kê khai, quyết toán thuế và nộp thuế GTGT Bên cạnh đó, KTV cũng phải thu thập các bằng chứng chứng minh các quy chế kiểm soát được khách hàng tuân thủ và thực hiện thường xuyên hay không Từ đó, KTV đưa ra đánh giá lại về mức độ rủi ro kiểm soát đối với khoản mục thuế GTGT của khách hàng.

b Thực hiện thủ tục phân tích

AVA thực hiện thủ tục phân tích để ước lượng số thuế GTGT đầu ra Việc phân tích được thực hiện như sau :

Đầu tiên, KTV xây dựng mô hình dự đoán số dư thuế GTGT đầu ra trên hai biến là doanh thu và thuế suất thuế GTGT.

Thuế GTGT đầu ra = ( Doanh thu từng loại x Thuế suất từng loại) + ( thunhập khác x Thuế suất từng loại)

Kế đến, công việc của KTV là xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính được sử dụng trong mô hình bằng cách xem xét sự phân cách trách nhiệm kế toán thuế và kế toán bán hàng Tiếp theo, KTV tiến hành ước tính giá trị thuế GTGT và so sánh số ước tính với sổ sách kế toán, các tài liệu liên quan

Cuối cùng, KTV thực hiện phân tích nguyên nhân chênh lệch Khi có chênh lệch, KTV sẽ phỏng vấn BGĐ, kế toán trưởng và kế toán thuế để điều tra tính chất và nguyên nhân, từ đó,đưa ra quyết định có tăng cường các thủ tục kiểm tra chi tiết hay không.

c Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.

Trong bước này, KTV sẽ thu thập bằng chứng kiểm toán về sai phạm trọng yếu trong các CSDL: quyền và nghĩa vụ, tính hiện hữu, đầy đủ, tính chính xác, phân loại và trình bày, chính xác số học

Việc xác định quy mô và kích thước mẫu để thực hiện căn cứ vào mức rủi ro kiểm soát đánh giá lại và kết quả thủ tục phân tích được thực hiện Nếu rủi ro kiểm

Trang 18

soát được đánh giá thấp và thủ tục phân tích ở trên có chênh lệch đã được giải thích hợp lý thì thủ tục kiểm tra chi tiết sẽ được xét giảm bớt số lượng và ngược lại.

Nội dung kiểm tra chi tiết bao gồm :

 Lập bảng tổng hợp chi tiết thuế GTGT theo số Dư đầu kì, phát sinh trong kì, số dư cuối kì TK 133, 3331.

 Thực hiện đối chiếu số dư đầu kì của thuế GTGT đầu vào, số dư cuối kì của thuế GTGT đầu ra được phán ánh trên BCTC với số dư cuối kì của hai khoản mục này trên BCTC năm trước.

 Đối chiếu số dư cuối kì và phát sinh tăng giảm trong kì của khoản mục thuế GTGT trên bảng CĐPS và bảng CĐKT có đồng nhất với số dư trên Sổ Cái  Lập bảng tổng hợp thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra với tờ khai

thuế Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (nếu có).

 Đối chiếu ngày phát hành hóa đơn và ngày kê khai thuế GTGT để kiểm tra các hóa đơn đã hết hạn kê khai.

 Tính toán lại thuế GTGT đầu ra và so sánh với số thuế kế khai của doanh nghiệp, đồng thời tìm hiểu rõ nguyên nhân.

 Tình toán lại số thuế GTGT còn phải nộp ( hoặc số thuế còn được khấu trừ) căn cứ vào số thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra trên tờ khai và đối chiếu với số còn phải nộp(còn được khấu trừ ) trên tờ khai.

 Kiểm tra chi tiết sổ sách, chứng từ nộp tiền thuế GTGT vào NSNN ( phiếu Chi tiền mặt, phiếu Thu của Kho bạc, giấy báo Nợ của ngân hàng…)

 Chọn mẫu các tháng có phát sinh hay biến động lớn để kiểm tra chi tiết hóa đơn về mã số thuế, tên công ty, chữ ký phê chuẩn, con dấu,… và các chứng từ liên quan.

 KTV cần lưu ý tới những hàng hóa có mức thuế suất thấp ( 0% và 5% ) đối chiếu với danh mục hàng hóa này theo quy định về thuế hiện hành Nếu hàng hóa được miễn thuế cần có chứng từ phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền Nếu hàng hóa xuất khẩu ( hoặc nhập khẩu), bên cạnh hóa đơn, cần phải có đầy đủ hồ sơ và chứng từ liên quan như : hợp đồng, tờ khai hải quan, vận đơn…

2.2 Thực trạng áp dụng quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán tạihai khách hàng của công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam

Mặc dù mới thành lập, AVA hiện đang là một trong những công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán có tiềm năng, biết khai thác thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ Năm 2009, với doanh thu đạt trên 21 tỷ VND đã đưa AVA vươn lên đứng trong top 10 Doanh nghiệp Kiểm toán Việt Nam có tốc độ tăng doanh thu cao Dù mới

Trang 19

thành lập chưa lâu nhưng AVA đã và đang khẳng định được vị thế của mình trong ngành kiểm toán của Việt Nam điều đó được thể hiện ở kết quả hoạt động của AVA, sự tín nhiệm của khách hàng dành cho công ty và doanh số hợp đồng kiểm toán tăng lên hàng năm được thực hiện bởi công ty Để hiểu biết về thực tiễn kiểm toán khoản mục thuế GTGT, trong bài báo cáo chuyên đề thực tập của mình, tôi xin trình bày chi tiết các công việc mà KTV đã thực hiện khi tiến hành khoản mục thuế GTGT trong quá trình kiểm toán tại 2 đơn vị khách hàng điển hình của AVA Qua đó, có thể nêu lên những đặc điểm nổi bật trong quy trình kiểm toán thuế GTGT tại công ty kiểm toán AVA mà khi trình bày về một khách hàng chúng ta sẽ không thể thấy được.

2.2.1 Quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC củacông ty A do công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện

2.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Công ty cổ phẩn A là khách hàng mới của AVA, đây là năm đầu tiên AVA tiến hành kiểm toán cho A Vì thế, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đóng vai trò quan trọng và được thực hiện bởi KTV có kinh nghiệm Cuộc kiểm toán được tiến hành trên cơ sở Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế.

a Đánh giá khách hàng và chấp nhận hợp đồng

AVA thực hiện gửi thư chào hàng đến A – một công ty mà AVA dự kiến có khả năng thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán Công ty A, sau khi nhận được thư chào hàng, đã gửi thư mời kiểm toán đến AVA AVA tiến hành gặp gỡ BGĐ khách hàng để trao đổi về những thông tin liên quan đến việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán cho A.

Biểu 2.1: Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán khách hàng A

STTNội dung đánh giáThamchiếu

CóKhôngKhôngáp dụng

1 Rủi ro kinh doanh và những vấn đề liên quan đã được xem xét

2 Mục tiêu kiểm toán trọng yếu và những vấn đề quan trọng trong báo cáo đã được

Trang 20

6 Sự cần thiết của các chuyên gia 

( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA )

b Hình thành kế hoạch kiểm toán sơ bộ

Sau khi chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho A, AVA tiến hành thỏa thuận với BGĐ của A về phạm vi, các điều khoản của cuộc kiểm toán cũng như lịch trình công việc và các nguồn lực cần thiết cho cuộc kiểm toán dựa trên quy mô, bản chất hoạt động kinh doanh, mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán Một số điểm cơ bản trong kế hoạch sơ bộ như sau :

 Về phạm vi công việc : AVA thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho kỳ kế toán năm 2009 cho A, không có yêu cầu đặc biệt trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán.

 Về thời gian tiến hành: Cuộc kiểm toán bắt đầu từ 14/02/2010 đến ngày 22/02/2010.

 Về bố trí nhân sự : A là khách hàng mới với quy mô tương đối lớn nên đoàn kiểm toán được bố trí gồm 5 người, cụ thể: 1 chủ nhiệm kiểm toán, 1 trưởng nhóm kiểm toán, 1KTV chính và 2 trợ lý kiểm toán Đối với khoản mục thuế GTGT, chủ nhiệm kiểm toán kiểm toán chỉ định 1 KTV có 4 năm kinh nghiệm, am hiểu về luật thuế cũng như ngành nghề của doanh nghiệp thực hiện.

c Thu thập thông tin về khách hàng

Biểu 2.2 : Thu thập thông tin về khách hàng AKhách hàng : công ty TNHH một thanh viên A Tham chiếu: O01

Nội dung : Tìm hiểu thông tin khách hàng Người kiểm traNST22/02/2010

I Thông tin chung về khách hàng A1 Quá trình thành lập

Công ty TNHH một thành viên A (sau đây gọi tắt là công ty A) được thành lập và hoạt độngtheo Giấy đăng ký kinh doanh số 4104000071 ngày 24 tháng 09 năm 2003 và đăng ký thay đổilần thứ 4 ngày 24 tháng 11 năm 2005 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.Trụ sở chính : Số 22 Lý Tự Trọng, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Vốn điều lệ của Công ty theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 143.000.000.000 đồng(Một trăm bốn mươi ba tỷ đồng chẵn).

Trang 21

Các thành viên của Hội đồng thành viên và Ban Giám đốc đã tham gia điều hành trong năm và tạingày lập Báo cáo tài chính này bao gồm:

Hội đồng thành viên

ÔngĐỗ Duy PhiChủ tịch Ban Giám đốc

ÔngLê Văn HùngTổng Giám đốcÔngNguyễn Hữu ThọPhó Tổng Giám đốcÔngHoàng Minh ĐứcPhó Tổng Giám đốc

2 Tình hình kinh doanh của khách hàng

a Ngành nghề : Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty theo giấy đăng kí kinh doanh bao gồm:

-Sản xuất, mua bán vật tư, thiết bị ngành hóa chất Các hoạt động nghiên cứu thử nghiệmcác dịch vụ khác;

-Kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng ô tô – đường thủy;

-Kinh doanh nhà hàng, kinh doanh lữ hành nội địa, khách sạn (chỉ làm văn phòng giao dịch,không kinh doanh tại TP Hồ Chí Minh);

-Sản xuất, mua bán vật tư, sản phẩm ngành hóa chất phân bón (trừ hóa chất có tính độc hạimạnh, không sản xuất hóa chất tại TP Hồ Chí Minh);

-Gia công, chế tạo, lắp đặt thiết bị chuyên dùng, đường ống công nghệ và đường ống dùngtrong ngành cấp thải nước công nghiệp (không chịu áp lực – trừ tái phế thải kim loại, xi mạđiện, luyện kim đúc);

-Khai thác và chế biến khoáng sản (không chế biến tại trụ sở);-Mua bán nguyên liệu cao su thiên nhiên.

b Đặc điểm môi trường kinh doanh

Năm 2009 là năm khủng hoảng của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng,do đó sản lượng tiêu thụ bị giảm đi.Thị trường trong và ngoài nước có những diễn biến phứctạp theo xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt Hiện nay, ngày càng có nhiều công ty nướcngoài hoạt động trong cũng lĩnh vực tham gia vào thị trường nên cũng gây ra một sức ép khálớn cho công ty trong việc kinh doanh sản xuất hàng hóa và cung câp dịch vụ Công ty đã cónhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý và sản xuất kinh doanh, dó đó vẫn duy trìmức doanh thu và lợi nhuận sau thuế tương đối khả quan.

II Kết quả hoạt động kinh doanh và các chính sách kế toán chủ yếu1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2009

Trong năm tài chính 2009, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trên BCTC trước kiểm toán như sau :

Trang 22

Doanh thu thuần : 596.522.348.750 VNĐ Lãi sau thuế : 22.353.086.761 VNĐ

2 Chính sách thuế

Chứng từ sử dụng : Hóa đơn mua tại cơ quan thuế.Tài khoản sử dụng :

-TK 1331 : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.-TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra.

Thuế GTGT : thuế suất thuế GTGT đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ là

5% và 10%.

Thuế Thu nhập doanh nghiệp : chi phí thuế thu nhập hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập

chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm hiện hành 25%.

Kết luận : KTV đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết về khách hàng.

(Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA)

d Đánh giá hệ thống KSNB

KTV thực hiện phỏng vấn BGĐ, kế toán thuế và thiết kế bảng câu hỏi chi tiết để tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối với khoản mục thuế GTGT

Biểu 2.3.a : Bảng câu hỏi chi tiết tìm hiểu hệ thống KSNB khoản mục thuế GTGT của KHA

Các vấn đề chungKết quả

1 Đơn vị có lưu trữ các biên bản quyết toán thuế hiện có của các năm trước không?

Có 2 Thuế được theo dõi và phân loại trong các tài khoản nào?

3 Khi tiếp nhận hóa đơn, kế toán có hạch toán và ghi sổ ngay

ngày 4 Kế toán có biện pháp gì để tách biệt giữa hóa đơn đã ghi sổ

5 Trước khi ghi sổ, kế toán có thực hiện kiểm tra lại việc tính toán số tiền trên hóa đơn, mã số thuế, nội dung và bảo đảm hóa đơn hợp lý mới ghi sổ không?

Không ( Kế toán cho rằng hóa đơn đã hoàn toán phán ánh đúng nội dung)

Thuế GTGT

Trang 23

1 Mức thuế suất đối với thuế GTGT đầu ra của đơn vị là bao nhiêu?

- Sản phẩm phân bón, thuốc thực vật thuế suất là 5%

3 Đơn vị đang sử dụng loại hóa đơn do BTC phát hành hay hóa đơn tự in

Sử dụng hóa đơn do BTC phát hành

4 Đơn vị có ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ phí, phí tính ngoài giá, thuế suất thuế GTGT và tổng giá thanh toán trên hóa đơn GTGT không ( đối với đơn vị áp dụng phương pháp khấu trừ thuế)

5 Đơn vị có sử dụng hóa đơn GTGT hay phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ/ phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý kèm lệnh điều động nội bộ( do BTC phát hành hoặc cho phép phát hành) cho hàng hóa vận chuyển từ công ty đến các cửa hàng đại lý với nhau.

Hàng điều chuyển nội bộ : Hóa đơn, phiếu xuất kho kiểm vận chuyển nội bộ ( kèm lênh điều chuyển nội bộ) 6 Đơn vị có sản phẩm dùng để xuất khẩu không? Đơn vị có

tính thuế GTGT trên phần giá có thuế xuất khẩu không?

7 Đối với các sản phẩm dùng tiêu thụ nội bộ, khuyến mãi, quảng cáo phục vụ sản xuất kinh doanh thì :

a Đơn vị có phát hành hóa đơn không?

b Giá ghi tên hóa đơn có phải giá vốn của hàng hóa dịch vụ đó không?

c. Đơn vị có tính thuế GTGT trên hóa đơn không? Có ghi rõ mục đích xuất dùng không

Có phát hành hóa đơn

8 Đơn vị có xuất sản phẩm, hàng hóa, thành phẩm để tiêu dùng không phục vụ SXKD hoặc cho SXKD hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hay không?

10 Công ty có kê khai thuế GTGT đầu vào muộn hơn 6 tháng sau ngày hóa đơn được phát hành không?

(Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA)

Sau khi hoàn thành bảng câu hỏi, KTV mô tả lại lại quy trình KSNB được thiết lập tại đơn vị khách hàng đối với khoản mục thuế GTGT tại đơn vị.

Trang 24

Biểu 2.3.b: Mô tả hệ thống KSNB khách hàng AKhách hàng : công ty cổ phần A Tham chiếu: O02

Nội dung : Tìm hiểu hệ thống KSNB khách

Người kiểm traNST22/02/2010

VAT đầu vào: VAT hàng nội địa

VAT đầu ra : VAT doanh thu hàng nội địa thuế suất 5 – 10%Quy trình kế toán VAT:

Hóa đơn đầu vào mỗi khi về đều được kế toán sắp xếp theo trình tự thời gian và được lưu trữ trênmột file riêng Hóa đơn không được cập nhật vào sổ sách và tờ khai ngay mà được dồn lại sau 2 - 3ngày mới cập nhật vào sổ theo trình tự thời gian.

Kiểm tra đối chiếu:

Công ty không có hình thức kiểm soát (như ký nháy) vào các hóa đơn đã được ghi sổ và các hóađơn chưa ghi sổ Kế toán thuế do một nhân viên có 1 năm kinh nghiệm thực hiện Cuối mỗi tháng,nhân viên này chuẩn bị tờ khai thuế, tuy nhiên, không đối chiếu giữa tờ khai thuế với sổ cái GTGTđược khấu trừ và thuế GTGT phải nộp Sau đó, tờ khai được kiểm tra một lần trước khi trình cơquan thuế xem xét.

Phê chuẩn tờ khai:

- Sau khi được chuẩn bị bởi kế toán trưởng, tờ khai thuế sẽ được đưa cho Tổng Giám đốc xem xét

và thông qua.

Kết luận: Hệ thống KSNB và các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục thuế GTGT được thiết kết

chưa đầy đủ và đánh giá là kém hiệu quả.

(Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA)

Qua bảng câu hỏi và GTLV mô tả hệ thống KSNB của khách hàng A, KTV nhận thấy hệ thống KSNB của đơn vị được thiết kế nhưng chưa đầy đủ và kém hiệu quả, thêm vào đó, việc kê khai và nộp thuế chưa có chính sách phê duyệt chặt chẽ Vì vậy, mức độ rủi ro kiểm soát đối với khoản mục thuế GTGT được đánh giá ở mức cao Theo đó, KTV không tiếp tục thực hiện thử nghiệm kiểm soát do thiếu sự tin tưởng vào hệ thống KSNB tại đơn vị khách hàng.

e Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

Đánh giá tính trọng yếu là một khâu quan trọng của mỗi cuộc kiểm toán Để đánh giá được tính trọng yếu cho các khoản mục, KTV sẽ căn cứ vào mức trọng yếu, là ngưỡng mà KTV tin rằng các sai phạm không ảnh hưởng đến thông tin trên BCTC của khách hàng, nói cách khác, mức trọng yếu là mức mà ở đó các sai phạm có thể chấp nhận được

Trang 25

Biểu 2.4 : Các chỉ tiêu xác định mức trọng yếu

Chỉ tiêu xác định mức trọng yếuTỷ lệ xác định mức trọng yếu

Tùy theo sự đánh giá của KTV, mà chỉ tiêu nào sẽ được sử dụng để đánh giá mức trọng yếu Sau khi xác định mức sai phạm tối đa có thể chấp nhận cho toàn bộ BCTC, KTV sẽ tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục được kiểm toán Trong quá trình kiểm toán, mức trọng yếu này có thể được điều chỉnh nếu như có sự thay đổi đáng kể so với khâu lập kế hoạch Tại AVA, trong quá trình kiểm toán, việc xác định mức trọng yếu cho khoản mục thuế GTGT thường được làm theo kinh nghiệm và khả năng xét đoán của KTV.

Do công ty cổ phần A là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của AVA, sự hiểu biết và kinh nghiệm của KTV đối với gian lận, sai sót của khoản mục thuế GTGT là không nhiểu nên rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục thuế GTGT được đánh giá ở mức cao Mặt khác, rủi ro kiểm soát do hệ thống KSNB đối với thuế GTGT cũng được đánh giá ở mức độ cao nên để mức rủi ro kiểm toán ở mức có thể chấp nhận được thỉ KTV phải hạ thấp rủi ro phát hiện bằng cách thực hiện quy trình kiểm toán một cách phù hợp, tăng cường số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập và thận trọng khi đưa ra kết luận đối với khoản mục thuế GTGT.

f Thiết kế chương trình kiểm toán

Thiết kế chương trình kiểm toán thuế GTGT là khâu cuối cùng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành soạn thảo chương trình kiểm toán và giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm Chương trình kiểm toán được lập dựa trên đặc điểm tình hình hoạt động và quy mô đối tác khách hàng Trên thực tế, AVA đã xây dựng một chương trình kiểm toán mẫu cho các khoản mục, vì thể trưởng nhóm kiểm toán sẽ điều chỉnh cho phù hợp với từng khách hàng cụ thể Các thủ tục kiểm toán cho giai đoạn thực hiện kiểm toán cũng được thiết kế, những thủ tục này mang tính chất bắt buộc Đối với những thông tin thu thập được, KTV thực hiện ghi trên giấy tờ làm việc về kết quả đánh giá, thời gian thực hiện và đánh tham chiếu lên chương trình kiểm toán ứng với mỗi thủ tục đó

Sau đây là chương trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT được thiết kế tại công ty kiểm toán AVA

Biểu 2.5 : Chương trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT tại AVA

Trang 26

Mục tiêu :

- Thuế GTGT được khấu trừ được hạch toán đúng trong các tài khoản (tính đầy đủ, tính hiệnhữu, sở hữu, cách trình bày).

- Các khoản thuế được hoàn lại, được khấu trừ được tính toán một cách chính xác.- Đảm bảo rằng các bản kê khai được lập chính xác.

1 Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp

-Đối chiếu số dư đầu kỳ trên Báo cáo tài chính năm nay (nếu có)với số liệu trên Báo cáo tài chính năm trước (đã được kiểm toánhoặc phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền), với biên bản quyếttoán thuế

Lưu ý: Nếu có chênh lệch phải kiểm tra các bút toán điều chỉnhtrong kỳ ở phần kiểm tra chi tiết

-Đối chiếu số dư cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán (nếu có) vớibáo cáo kết quả kinh doanh, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết và các báocáo thuế

-So sánh số dư các tài khoản giữa kỳ này với kỳ trước, giải thíchnhững biến động bất thường (nếu có)

-Thu thập, xem xét các biên bản quyết toán thuế, đối chiếu các chỉtiêu do cơ quan thuế xác nhận với sổ kế toán và Báo cáo tài chínhtrong kỳ.

-Thu thập các tờ khai thuế, xác nhận của cơ quan thuế, đối chiếuvới phần hạch toán trên sổ kế toán và báo cáo kế toán.

+ Đối chiếu số thuế năm trước mang sang với tờ khai thuế củatháng 1

+ Đối chiếu số thuế đầu vào phát sinh trong kỳ trên báo cáo kếtoán với sổ kế toán, trên sổ kế toán với tổng hợp các tờ khai thuếNếu có chênh lệch cần đối chiếu chi tiết từng tháng để tìm ranguyên nhân chênh lệch và đề xuất ý kiến xử lý.

-Xem xét các bảng kê khai thuế: đảm bảo rằng các bản kê khai thuếđã lập đầy đủ và nộp cho cơ quan thuế theo đúng quy định: từngày 01 đến 10 tháng tiếp theo, tối đa cho phép đến ngày 142 Kiểm tra chi tiết

2.1 Lập bảng tổng hợp đối ứng tài khoản nhằm: đối chiếu với cácphần hành kiểm toán khác, để nhận dạng quan hệ đối ứng bấtthường làm cơ sở để xác định mẫu chọn

2.2 Kiểm tra số phát sinh Nợ

-Căn cứ vào kết quả kiểm tra trên, chọn mẫu để kiểm tra

Lưu ý:

- Khi chọn mẫu yêu cầu kiểm tra kỹ việc kê khai thuế của tháng 1

14/02/10

Trang 27

và tháng 12 để tránh việc lẩn thuế sang năm sau, nếu có thể kếthợp với việc kiểm tra việc hạch toán thuế đầu vào trong thángtiếp theo của năm sau

- Kiểm tra tờ khai nhập khấu đói với các khoản thuế GTGT hàngnhập khẩu

-Kiểm tra việc tính toán và hạch toán các loại thuế VAT đầu vàotrong kỳ: Cần kiểm tra tính đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn củacác khoản thuế đầu vào được kê khai về: tỷ lệ thuế suất được ápdụng, cơ sở tính thuế (giá tính thuế), các mặt hàng được khấu trừthuế

Lưu ý:

Theo quy định hiện hành các khoản thuế GTGT đầu vào chỉ đượckhấu trừ trong phạm vi 6 tháng kể từ ngày phát hành hoá đơn

2.3 Kiểm tra số phát sinh Có

-Đối chiếu số thuế đã được khấu trừ trong kỳ trên sổ kế toán vớiPhần III của Báo cáo kết quả kinh doanh, đối chiếu với Biên bảnquyết toán và xác nhận thuế của cơ quan thuế trong kỳ (nêú có)-Kiểm tra các chứng từ của các nghiệp vụ liên quan đến việc hoàn

thuế, miễn giảm thuế

-Đối với các khoản thuế không được khấu trừ, không được miễngiảm, kiểm tra việc tính toán, cơ sở tính toán và hạch toán trên sổkế toán

Lưu ý :

Đối chiếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ với :

+ tỷ lệ loại hình doanh thu không chịu thuế trên tổng doanh thuphát sinh

+ thuế GTGT đầu vào của các khoản chi do nguồn khác đài thọ(công đoàn, quỹ khen thưởng phúc lợi )

2.4 Đối chiếu với các phần hành có liên quan như tiền mặt và tiền gửingân hàng, chi phí mua hàng và thanh toán công nợ với kháchhàng, công nợ khác để kiểm tra các nghiệp vụ có thể phát sinhthuế GTGT đầu vào nhưng đơn vị chưa hạch toán hoặc đang treonợ thuế đầu vào

3 Kết luận

3.1 Thảo luận với đơn vị, đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấnđề nêu trong Thư quản lý (nếu có)

3.2 Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán3.3 Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực hiện

( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA)

2.2.1.2 Thực hiện kiểm toán

Sau khi kế hoạch kiểm toán hoàn tất, trưởng nhóm kiểm toán đưa ra trọng tâm công việc và đặc thù kiểm toán cho từng phần hành Thực tế, trong quá trình kiểm

14/02/10

Trang 28

toán, thực hiện kiểm toán là giai đoạn chủ đạo, chiếm phần lớn thời gian cuộc kiểm toán và có vai trò quyết định đến chất lượng cuộc kiểm toán Vì vậy, KTV cần phải bảo đảm tuân thủ theo đúng những bước công việc đã đề ra trong chương trình kiểm toán.

Thực hiện thủ tục phân tích

Trong quá trình kiểm toán các khoản mục phát sinh tại đơn vị trong kì kế toán, KTV cần luôn xem xét, đối chiếu sự biến động của các phần hành trong cũng một chu trình kế toán Trên cơ sở các tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu trên bảng CĐKT và báo cáo KQKD, KTV có thể đánh giá mức độ hợp lý trong cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động các bộ phận của doanh nghiệp.

Trong khi thuế GTGT đầu vào có mối liên hệ với hàng hóa, dịch vụ, tài sản mua vào - các khoản mục này sau đó được kết chuyển vào chi phí SXKD hay vào giá trị HTK, TSCĐ tăng trong kì - thì thuế GTGT đầu ra lại được xác định trên cơ sở doanh thu bán hàng, doanh thu nội bộ và thu nhập từ các hoạt động cho thuê TSCĐ, Vì thế, bên cạnh so sánh chỉ tiểu thuế GTGT qua các năm, việc phân tích chỉ tiêu thuế GTGT trong mối quan hệ với các các chi tiêu như doanh thu, chi phí, TSCĐ, HTK sẽ giúp KTV có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh cũng như khoản mục thuế GTGT của khách hàng A.

a Thủ tục phân tích đối với thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Biểu 2.6.a : Phân tích khoản mục thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của KHA

Lượng hàng hóa và dịch vụ công ty mua vào năm 2009 tăng so với năm 2008 hơn về số tuyệt đối là 92.189.491.889 VNĐ (đạt 124,65%) Sự gia tăng của hàng

Trang 29

hóa, dịch vụ mua vào là do công ty mua sắm thêm một số TSCĐ để tăng năng lực sản xuất, bên cạnh đó, số NVL nhập vào tăng do công ty cần nhiều hàng hóa để

mở rộng sản xuất, thực hiện các chiến dịch tăng cường tiêu dùng và khuyến mãi Do lượng hàng hóa dịch vụ mua vào tăng so với năm trước dẫn đến thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tăng về số tuyệt đối 5.962.389.854 VNĐ, tương đương mức tuyệt đối 117,00%, điều này giải thích là do khối lượng hàng hóa, dịch vụ mua vào tăng so với năm trước Tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ so với năm trước giảm đạt 93,85%, nhìn chung tỷ lệ này trong năm 2009 vẫn ở mức phù hợp ( 9%).

Kết luận : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của A năm 2009 so với năm 2008

tăng với tỷ lệ 17,00% được đánh giá là hợp lý.

b Thủ tục phân tích thuế GTGT đầu ra của khách hàng A

Biểu 2.6.b : phân tích khoản mục thuế GTGT đầu ra của KHA

Doanh thu thuần năm 2009 tăng so với năm 2008 về số tuyệt đối 65.004.618.420 VNĐ, tức tăng 12,23% Trong khi đó, thuế GTGT đầu ra tăng 11,94%, tương ứng mức tăng về số tuyệt đối là 5.821.407.148 VNĐ Tỷ lệ giữa thuế GTGT đầu ra năm 2009 so với năm 2008 giữ ở mức phù hợp và không có sự thay đổi nhiều, tuy nhiên, mức tăng của thuế GTGT đầu ra so với mức tăng doanh thu thuần có thể không hợp lý, hơn nữa, thuế VAT đầu ra còn phát sinh từ nguồn thu nhập khác Do đó, KTV nghi ngờ doanh nghiệp đã kê khai thiếu thuế GTGT đầu ra hoặc ghi nhận thừa doanh thu.

Kết luận : Qua phân tích, KTV nhận thấy hai chỉ tiêu doanh thu thuần và thuế

GTGT đầu ra có biến động cùng chiều và có xu hướng tăng trong năm 2009

Trang 30

Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

a Kiểm toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Thủ tục 1 : Lập bảng tổng hợp số dư khoản mục thuế GTGT được khấu trừ

KTV yêu cầu khách hàng cung cấp sổ Cái, sổ chi tiết TK 1331 cùng bảng cân đối số phát sinh năm 2009, BCTC chưa kiểm toán năm 2009, BCKT năm 2008.

Trên cơ sở đó, KTV lập bảng tổng hợp số dư khoản mục kiểm toán bao gồm số dư đầu kì, số phát sinh trong kì, số dư cuối kì của TK 133 và tiến hành đối chiếu với BCKT 2008, Sổ cái, Sổ chi tiết TK 133 năm 2009.

Mục tiêu của việc lập bảng tổng hợp nhằm :

- Đảm bảo sổ dư đầu kì thuế GTGT năm nay khớp đúng với số liệu đã được kiểm toán năm trước

- Đảm bảo số dư cuối kì của thuế GTGT năm nay khớp với số liệu trên Sổ cái, Sổ chi tiết thuế GTGT đầu vào.

- Đảm bảo việc cộng sổ, chuyển sổ trên Sổ cái, Sổ chi tiết, Bảng cân đói số phát sinh với BCTC được thể hiện đúng đắn.

Việc tập hợp được thể hiện trên giấy tờ làm việc của KTV như sau :

Biểu 2.7 : Bảng tổng hợp số dư khoản mục thuế GTGT được khấu trừ KHA

Mục tiêu :

Đảm bảo các khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước được ghi chép đầy đủ, cộng sổ và chuyển sổ đúng

Công việc :

- Lập bảng tổng hợp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

- Thực hiện thủ tục đối chiếu : đối chiếu số dư đầu kì tại 31/12/2008, số phát sinh trong kì, số dư cuối kì tại 31/12/2009 của khoản mục thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trên Sổ cái TK 133 với Sổ chi tiết TK 133, Bảng CĐKT và bảng CĐPS 2009.

Chỉ tiêu`Số kế toánGhi chú

Trang 31

( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA)

Thủ tục 2 : Lập bảng tổng hợp thuế GTGT đầu vào theo từng tháng và đối

chiếu với tờ khai thuế GTGT hàng tháng.

KTV tiến hành kiểm tra việc kê khai thuế hàng tháng bắng cách kiểm tra, đối chiếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ từng tháng trên tờ khai thuế với sổ sách kế toán Trong trường hợp có chênh lệch, KTV cần tìm hiểu nguyên nhân của chênh lệch đó Bước công việc này được thực hiện nhằm kiểm tra chi tiết việc kê khai thuế GTGT đầu vào hàng tháng để đảm bảo việc kê khai thuế là phù hợp và tuân theo Luật thuế GTGT hiện hành.

Biểu 2.8 : Tổng hợp thuế GTGT đầu vào theo tháng của KHAMục tiêu : Đảm bảo việc kê khai thuế đầu vào là phù hợp và tuân thủ theo luật thuế hiện hành.Công việc : - Tập hợp thuế GTGT đầu vào từng tháng theo tờ khai và theo sổ kế toán

- Đối chiếu số liệu trên tờ khai thuế với Sổ cái và sổ chi tiết TK 133 - Giải thích nguyên nhân chênh lệch (nếu có).

Trang 32

-Có sự chênh lệch giữa Sổ cái và tờ khai thuế GTGT trong tháng 3 là 1.784.562 VNĐ và tháng tư là(1.781.562) VNĐ do khoản thuế đầu vào phát sinh trong tháng 3 nhưng đến tháng 4 mới ghi nhận trên tờkhai thuế, tương tự chênh lệch trong tháng 9 là 1.329.458 VNĐ và tháng 10 (1.329.458) VNĐ là do

khoản thuế đầu vào phát sinh trong tháng 9 nhưng được kê khai vào tháng 10 Những chênh lệch nàynhỏ và không ảnh hưởng tới tổng thuế GTGT được khấu trừ cả năm và không vi phạm nguyên tắc về kêkhai thuế vì vậy KTV không điều chỉnh khoản mục này.

Kết luận : Ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) của phát hiện trên, thì khoản mục thuế GTGT phản ánh

trung thực và hợp lý.

( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA)

Thủ tục 3 : Kiểm tra chi tiết thời hạn kê khai hóa đơn

Theo quy định về kê khai thuế GTGT, thời hạn kê khai hóa đơn GTGT để khấu trừ của đơn vị không được vượt quá 6 tháng từ ngày ghi trên hóa đơn, do đó, nếu khách hàng kê khai vượt quá thời điểm trên, hóa đơn GTGT đó sẽ không đươc khấu trừ.

Biểu 2.9 : Kiểm tra chi tiết thời hạn kê khai hóa đơn của KHA

Mục tiêu : Đảm bảo các khoản thuế kê khai của đơn vị vẫn trong thời hạn được khấu trừ

Công việc : - Rà soát trên tờ khai và đối chiếu giữa ngày trên hóa đơn và ngày kê khai.

- Liệt kê các hóa đơn hết hạn kê khai thuế GTGT

Tháng kê

khaiSố hóa đơnNgày trênhóa đơnSố tiền muaThuế suấtVAT đượckhấu trừ

Kết luận : Các khoản thuế GTGT ở trên sẽ không được khấu trừ do quá thời hạn kê khai

thuế Đơn vị cần hạch toán khoản thuế này vào chi phí của doanh nghiệp Bút toán điều chỉnh :

Nợ TK 642 / Có TK 1331 1.791.525

( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA)

Thủ tục 4 : Kiểm tra chi tiết chứng từ

Biểu 2.10 : Kiểm tra chi tiết chứng từ thuế GTGT đầu vào KHA

Mục tiêu : Kiểm tra chi tiết thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.Công việc : - Chọn mẫu các nghiệp vụ phát sinh

- Kiểm tra chi tiết thuế GTGT đầu vào về mã số thuế, con dấu, nội dung hóa đơn, - Liệt kê hóa đơn chứng từ không hợp lệ

Trang 33

3312.195.000219.500Trong hóa đơn ghitiền hàng chưa thuế

111856.20085.600Không có hóa đơn,có trong bảng kê thuế

1 Một số hóa đơn không được ghi nhận với giá trị đúng, KTV đã kiểm tra hợp đồng muabán, biên bản bàn giao và ghi nhận giá trên hóa đơn là chính xác Việc ghi nhận sai này làdo lỗi về nghiệp vụ kế toán Tuy nhiên mức chênh lệch phát hiện không trong yếu, do vậy,KTV không thực hiện bút toán điều chỉnh.

2 Một số hóa đơn có nội dung bị tẩy xóa, thiếu chữ kí của người mua, không ghi hoặc ghi saimã số thuế của đơn vị, hóa đơn GTGT có giá trị trên 20 triệu VNĐ thanh toán bằng tiềnmặt Các hóa đơn không hợp lệ ở trên vẫn được khấu trừ thuế, tuy nhiên số thuế này khôngđược khấu trừ (theo Luật thuế GTGT năm 2008, nghị định 123/2008/NĐ- CP và thông tư129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa luât thuế GTGT), các khoản thuế này được đưa vào chi phí Vì thế, KTV thực hiện búttoán điều chỉnh :

Nợ TK 642/ Có TK 1331 18.325.279

3 Lỗi kê khai thừa do khâu kiểm soát hóa đơn phòng kế toán chưa được quản lý chặt chẽ.Các bút toán này sẽ được ghi âm :

Nợ TK 156 (3.021.600)Nợ TK 133 (302.160) Có TK 331 (3.323.760)

Trang 34

Kết luận : Dựa vào công việc đã thực hiện, theo ý kiến của KTV, ngoại trừ những phát hiện nêu

trên, các dữ liệu làm cơ sở cho khoản mục thuế GTGT đầu vào là thích hợp xét trên các khía cạnhtrọng yếu.

( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA)

b Kiểm toán thuế GTGT đầu ra.

Trình tự công việc kiểm toán khoản mục thuế GTGT đầu ra của khách hàng A

- Lập bảng tổng hợp thuế GTGT đầu ra.

- Thực hiện thủ tục đối chiếu : đối chiếu số dư đầu kì tại 31/12/2008, số phát sinh trong kì, số dư cuối kì tại 31/12/2009 của khoản mục thuế GTGT đầu ra trên Sổ cái TK 3331 với Sổ chi tiết TK 3331, Bảng CĐKT và bảng CĐPS 2009.

Chỉ tiêu`Số kế toánGhi chú

Khoản mục thuế GTGT đầu ra được ghi chép đầy đủ, cộng sổ và chuyển sổ đúng.

( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA)

Thủ tục 2: Lập bảng tổng hợp thuế GTGT đầu ra theo từng tháng và đối chiếu

với tờ khai thuế GTGT hàng tháng

Bước công việc này thực hiện tương tự thủ tục 2 - kiểm toán thuế GTGT đầu

vào được khấu trừ Do khoản mục thuế GTGT đầu ra có quan hệ trực tiếp với doanh thu nên khi tiến hành kiểm toán khoản mục thuế GTGT đầu ra, KTV sẽ thực hiện song song với kiểm toán phân hành doanh thu tại đơn vị.

Trang 35

Biểu 2.12 : Bảng tổng hợp thuế GTGT đầu ra theo từng tháng KHAMục tiêu : Đảm bảo việc kê khai thuế đầu ra là phù hợp và tuân thủ luật thuế GTGT hiện hành.Công việc : Tập hợp thuế GTGT đầu ra từng loại thuế suất trên tờ khai thuế và sổ sách

Đối chiếu số liệu từng tháng giữa tờ khai và sổ sáchGiải thích nguyên nhân chênh lệch (nếu có).

1/ Chênh lệch trong tháng 3 là do có hóa đơn phát sinh trong tháng, kế toán đã kê trên tờ khainhưng chưa ghi sổ hóa đơn này Việc điều chỉnh đã được kế toán thực hiện trong tháng 4.

2/ Chênh lệch trong tháng 10 là do hóa đơn số KA 007869 ngày 03/10/2009 có số thuế là 5.426.300

VNĐ đã ghi sổ nhưng kế toán bỏ sót chưa kê khai Kế toán thuế đã tiến hành kê khai hóa đơn nàytrong tháng 1/2010.

3/ Chênh lệch tháng 11 là chênh lệch nhỏ do làm tròn.

Kết luận : Không có phát hiện trọng yếu, tổng hợp và kê khai thuế GTGT đầu ra trung thực và hợp

( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA)

Thủ tục 3 : Tính toán lại VAT phải nộp

Như đã biết, thuế GTGT đầu ra được tính toán trên doanh thu bao gồm doanh thu bán hàng, doanh thu tiêu thụ nội bộ và thu nhập khác, công ty A có 2 mức thuế suất là 5% và 10% Căn cứ vào các tiểu khoản theo dõi trên sổ chi tiết của khách hàng và số liệu từ KTV phần hành doanh thu, KTV tính toán lại số thuế GTGT phải

Trang 36

nộp như sau :

Trang 37

Biểu 2.13 : Tính toán lại thuế GTGT đầu ra phải nộp KHA

Nhận xét : Nguyên nhân chênh lệch :

1/ Doanh nghiệp xuất NVL cho nhà máy X hóa đơn số NB1235 thuế suất 10% với giá trị là

154.031.290 VNĐ nhưng không hạch toán thuế VAT đầu ra đối với doanh thu tiêu thụ nội bộ.

2/ Doanh nghiệp thanh lý tài sản ghi nhận giá trị thanh lý vào thu nhập khác mà không kê khai thuế

GTGT 5% phải nộp Tổng giả trị thanh lý là 178.764.600 VNĐ.

Do đây là hai chênh lệch trọng yếu, KTV đề nghị đơn vị thực hiện bút toán điều chỉnh

a/ BT 1 : Nợ TK 512 / Có TK 3331 15.403.129 b/ BT 2 : Nợ TK 711 / Có TK 3331 8.512.600

Kết luận : Đạt được mục tiêu kiểm toán

( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán AVA)

Thủ tục 4 : Kiểm tra chi tiết thuế GTGT đầu ra

Kiểm toán tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ phát sinh quy mô lớn và bất thường để tiến hành kiểm tra chi tiết đối chiếu hóa đơn, chứng từ liên quan với sổ kế toán và đối chiếu ngược từ sổ kế toán với chứng từ, hóa đơn bán hàng KTV tiến hành kiểm tra khoản mục thuế GTGT đầu ra và không tìm thấy sai sót trọng yếu KTV cũng kết hợp kiểm tra hợp đồng bán hàng và cung cấp dịch vụ, hợp đồng thanh lý để xác minh tính hợp lý và nội dung của các hóa đơn, đồng thời, yêu cầu kế toán bán hàng giải trình một số nghi vấn về việc ghi chép và bản chất của nghiệp vụ phát sinh.

Ngày đăng: 04/09/2012, 14:06

Hình ảnh liên quan

b. Hình thành kế hoạch kiểm toán sơ bộ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC

b..

Hình thành kế hoạch kiểm toán sơ bộ Xem tại trang 20 của tài liệu.
KTV thực hiện phỏng vấn BGĐ, kế toán thuế và thiết kế bảng câu hỏi chi tiết để tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối với khoản mục thuế GTGT - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC

th.

ực hiện phỏng vấn BGĐ, kế toán thuế và thiết kế bảng câu hỏi chi tiết để tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối với khoản mục thuế GTGT Xem tại trang 22 của tài liệu.
- Đối chiếu số dư cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán (nếu có) với báo cáo kết quả kinh doanh, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết và các báo  cáo thuế - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC

i.

chiếu số dư cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán (nếu có) với báo cáo kết quả kinh doanh, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết và các báo cáo thuế Xem tại trang 26 của tài liệu.
+ tỷ lệ loại hình doanh thu không chịu thuế trên tổng doanh thu phát sinh - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC

t.

ỷ lệ loại hình doanh thu không chịu thuế trên tổng doanh thu phát sinh Xem tại trang 27 của tài liệu.
 : khớp bảng CĐPS năm 2009 - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC

kh.

ớp bảng CĐPS năm 2009 Xem tại trang 31 của tài liệu.
Ly : khớp với bảng CĐKT ngày 31/12/2008, khớp BCKT năm 2008 - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC

y.

khớp với bảng CĐKT ngày 31/12/2008, khớp BCKT năm 2008 Xem tại trang 31 của tài liệu.
Biểu 2.15 : Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh khoản mục thuế GTGT KHA Tổng hợp sai sót - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC

i.

ểu 2.15 : Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh khoản mục thuế GTGT KHA Tổng hợp sai sót Xem tại trang 40 của tài liệu.
Biểu 2.17.a : Bảng cập nhật thông tin hệ thống KSNB củaKHB - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC

i.

ểu 2.17.a : Bảng cập nhật thông tin hệ thống KSNB củaKHB Xem tại trang 43 của tài liệu.
Tương tự khách hàng A, KTV thực hiện lập bảng tổng hợp số dư khoản mục thuế GTGT đầu vào. - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC

ng.

tự khách hàng A, KTV thực hiện lập bảng tổng hợp số dư khoản mục thuế GTGT đầu vào Xem tại trang 47 của tài liệu.
Lập bảng tổng hợp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC

p.

bảng tổng hợp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Xem tại trang 48 của tài liệu.
Ly : khớp với bảng CĐKT ngày 31/12/2008, khớp BCKT năm 2008 - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC

y.

khớp với bảng CĐKT ngày 31/12/2008, khớp BCKT năm 2008 Xem tại trang 48 của tài liệu.
Theo bảng tổng hợp thuế GTGT đầu vào giữa các tháng, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phát sinh với khối lượng lớn trong các tháng 4, tháng 7 và tháng 12,  KTV thực hiện chọn mẫu và kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trong ba tháng này - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC

heo.

bảng tổng hợp thuế GTGT đầu vào giữa các tháng, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phát sinh với khối lượng lớn trong các tháng 4, tháng 7 và tháng 12, KTV thực hiện chọn mẫu và kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trong ba tháng này Xem tại trang 49 của tài liệu.
Biểu 2.25 : Bảng tổng hợp thuế GTGT đầu ra theo tháng củaKHB Mục tiêu  : Đảm bảo việc kê khai thuế đầu ra là phù hợp và tuân thủ luật thuế GTGT hiện hành. - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC

i.

ểu 2.25 : Bảng tổng hợp thuế GTGT đầu ra theo tháng củaKHB Mục tiêu : Đảm bảo việc kê khai thuế đầu ra là phù hợp và tuân thủ luật thuế GTGT hiện hành Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng CĐKT Báo cáo KQKD Tham - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC

ng.

CĐKT Báo cáo KQKD Tham Xem tại trang 57 của tài liệu.
Đánh giá chấp nhận khách hàng, hình thành kế hoạch kiểm toán sơ bộ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC

nh.

giá chấp nhận khách hàng, hình thành kế hoạch kiểm toán sơ bộ Xem tại trang 62 của tài liệu.
Miều tả một quá trình hay một chức năng gây ra biến động về mặt giá trị, hình thức hoặc vị trí thông tin - Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC

i.

ều tả một quá trình hay một chức năng gây ra biến động về mặt giá trị, hình thức hoặc vị trí thông tin Xem tại trang 67 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan