nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - đặc trưng trường phóng xạ và ô nhiễm các nguyên tố phóng xạ và nguyên

103 951 0
nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện phong thổ (lai châu), nông sơn (quảng nam), hàm tân (bình thuận) và đề xuất biện pháp phòng ngừa - đặc trưng trường phóng xạ và ô nhiễm các nguyên tố phóng xạ và nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CỤC ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN VIỆT NAM LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT BIỂN  BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ "ĐẶC TRƯNG TRƯỜNG PHÓNG XẠ Ô NHIỄM CÁC NGUYÊN TỐ PHÓNG XẠ VÙNG PHONG THỔ - LAI CHÂU" Thuộc đề tài : “Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện Phong Thổ (Lai Châu), Nông Sơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận) đề xuất giải pháp phòng ngừa ” 6383-4 23/5/2007 HÀ NỘI, 2006 -1- BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CỤC ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN VIỆT NAM LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT BIỂN  Tác giả: Trần Trọng Thịnh Nguyễn Quốc Huy Trịnh Thanh Minh Bùi Quang Hạt Võ Bình Giang Trần Trọng Dần Nguyễn Xuân Nam BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ "ĐẶC TRƯNG TRƯỜNG PHÓNG XẠ Ô NHIỄM CÁC NGUYÊN TỐ PHÓNG XẠ VÙNG PHONG THỔ - LAI CHÂU" Trong đề tài : “ Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện Phong Thổ (Lai Châu), Nông Sơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận) đề xuất giải pháp phòng ngừa” LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT BIỂN CHỦ NHIỆM CHUYÊN ĐỀ LIÊN ĐOÀN TRƯỞNG TS. ĐÀO MẠNH TIẾN TS.VŨ TRƯỜNG SƠN HÀ NỘI, 2006 -2- CHƯƠNG I CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ VÙNG NGHIÊN CỨU I.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN: I.1.1. Vị trí địa lý : Vùng nghiên cứu thuộc các huyện Phong Thổ, Tam Đường một phần của thị Lai Châu mới. Phía Bắc vùng tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây Tây Nam giáp với huyện Sìn Hồ, phía Đông giáp với huyện Bát Xát-tỉnh Lào Cai. Vùng được giới hạn bởi tọa độ: Từ 22°16’22” đến 22°39’54” vĩ độ Bắc. Từ 103°15’00” đến 103°44’46” kinh độ Đông. Diện tích vùng được xác định bởi các điểm A, B, C, D, E, G, H (hình I.1) v ới toạ độ trình bày trong bảng 1.1. Bảng 1.1: Toạ độ xác định ranh giới vùng nghiên cứu Tọa độ STT Điểm X Y Thuộc tờ bản đồ 1 A 103 ° 15’00” 22 ° 33’28” Hợp 2 F-48-27-D (5654 II) 2 B 103 ° 20’08” 22 ° 39’54” Hợp 2 F-48-27-D (5654 II) 3 C 103°32’27” 22°30’09” Mường Hum F-48-28-C (5754 III) 4 D 103°32’27” 22°24’03” Bản Ko La F-48-40-A (5753 IV) 5 E 103°44’46” 22°24’03” Bản Ko La F-48-40-A (5753 IV) 6 G 103°44’46” 22°16’22” Bản Ko La F-48-40-A (5753 IV) 7 H 103 ° 30’39” 22 ° 16’22” Bản Ko La F-48-40-A (5753 IV) I.1.2. Địa hình Vùng nghiên cứu nằm trên khu vực chuyển tiếp của 2 đới kiến tạo (đới nâng Fan Si Pan đới sụt lún sông Đà). Vùng có độ cao tuyệt đối từ 300 – 2500m, đa phần có độ dốc lớn trên 50 0 đây là vùng núi cao hiểm trở nhất Việt Nam. Vùng núi khu vực nghiên cứu bị phân cắt rất mạnh, các đường phân thuỷ hẹp, hiện tượng sạt lở xảy ra nhiều. Nhìn chung các miền núi cao độ phân cắt địa hình rất lớn từ 200-1000m. Địa hình núi phân bố trên diện tích các đá magma phức hệ Ye Yen Sun, Nậm Xe, Tam Đường, Pu Sam Cap… thành tạo trầm tích biến chất cổ của hệ tầng Sinh Quyền… Phần lớn các dãy núi kéo dài theo hướng Tây Bắ c - Đông Nam gần trùng với phương của các thành tạo địa chất, càng về phía Tây Bắc địa hình càng cao, về phía Đông Nam địa hình thấp dần. Địa hình bị bào mòn phân cắt bởi hệ thống sông suối có phương Đông Bắc – Tây Nam có thể chia ra các mức địa hình như sau: Địa hình núi cao trên 1500m: Phân bố phía Đông Bắc (sườn Tây Fan Si Pan) có nhiều vách đá hiểm trở. Địa hình núi cao 1000 - 1500m: Thường chạy dọc theo rìa các dãy núi có địa hình cao trên 1500m. Địa hình núi cao trên 500 -1000m: Phân bố d ọc theo các thung lũng sông Nậm Na, Nậm Lúc -3- -4- Địa hình núi cao dưới 500m: Chiếm khoảng hơn 10% diện tích, sườn thoải, đất phủ dày. Địa hình cao nguyên karst: Phân bố nhiều vị trí trong phạm vi vùng nghiên cứu, tập trung chủ yếu các cao nguyên đá vôi Lang Nhị Thang, Tà Phìn, Sìn Hồ phía Tây Nam Phong Thổ. Xen giữa các kiểu địa hình chính nói trên là các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng như Mường So, Tam Đường, Bình Lư, Đây là những khu vực tập chung dân cư trong vùng nghiên cứu. I.1.3. Khí hậu Khu vực nghiên cứu có khí hậu đặc trưng của vùng núi cao, tuy nhiên vẫn mang đặc tính chung của khí hậu gió mùa chí tuyến. + Chế độ bức xạ: Khí hậu Lai Châu có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông tương đối lạnh khô, mùa hè nóng ẩm. Số giờ nắng trung bình cao nhất tại Tam Đường (167 giờ), tháng nắng nhất là tháng 4, số giờ nắng trong tháng này tại Sìn Hồ lên tới 256 giờ (số liệu thống kê năm 2003). + Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2003 từ 13 – 27 0 C có xu hướng tăng dần. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm thường là các tháng 6, 7 8 (26,9 0 C) tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng giêng (10,3 0 C). Đặc biệt, vào những ngày mùa đông nhiệt độ có thể hạ xuống rất thấp tạo băng tuyết tại các vùng núi cao. + Chế độ mưa: Lượng mưa Lai Châu nhỏ hơn so với lượng mưa của các vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa lớn nhất lên tới 653 mm vào tháng 6 tại huyện Sìn Hồ (năm 2003), các tháng mùa khô có lượng mưa rấ t nhỏ đặc biệt vào tháng 12 tại huyện Tam Đường năm 2003 chỉ đạt 3 mm. + Độ ẩm: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm nằm trong khoáng 74 đến 89% trung bình cả năm khoảng 83%, độ ẩm thấp nhất là 56%. + Chế độ mây: Mây trung bình trong năm khoảng 6,5 ÷ 7,0/10 bầu trời. Thời kỳ nhiều mây nhất là từ tháng 6 đến tháng 8, với mây trung bình 5 ÷ 6/10 bầu trời. + Chế độ gió: Lai Châu chịu ảnh hưởng c ủa gió Tây Bắc, nhìn chung gió Tây Bắc có tần suất nhỏ. Các thời kỳ lặng gió đạt tần suất 50 ÷ 60%. Thời kỳ ít gió nhất từ tháng 6 đến tháng 10, với tần suất trung bình 50 ÷ 65%. Vận tốc gió trung bình đạt 29 m/h. Các hiện tường thời tiết đặc biệt khác : + Dông: Đây là hiện tượng tương đối phổ biến trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Trung bình khoảng 50 ÷ 60 ngày/năm. Dông thường tập trung nhi ều từ tháng 3 đến tháng 9, nhiều nhất vào các tháng đầu mùa mưa, mùa đông hầu như không có dông. + Sương muối: Sương muối tuy xuất hiện thưa thớt nhưng ảnh hưởng của nó rất lớn đến sản xuất đời sống, gây nhiều tác hại với cây trồng, nhất là các loại cây nhiệt đới ưa nóng gây khó khăn cho sản xuất vụ đông xuân. các nơi có độ cao 1500 m tần suấ t hiện tượng sương muối rất cao, 9 ÷ 10 ngày/năm, những nơi có độ cao thấp hơn, tần suất xuất hiện sương muối khoảng 1,1 ngày/năm. Sương muối xuất hiện hầu hết các khu vực trong tỉnh Lai Châu. + Sương mù: Sương mù xuất hiện thường xuyên hàng năm. Nơi thường có nhiều sương mù là những nơi có độ cao lớn như Sìn Hồ, nh ững nơi độ cao thấp sương mù -5- ít hơn hẳn. Tại Tam Đường sương mù bình quân chỉ 13 ngày/năm. Sương mù thường xảy ra trong các tháng thu – đông (tháng 10 đến tháng 3). + Mưa đá: Hiện tượng mưa đá thường xảy ra tại một số nơi Lai Châu. Mưa đá thường xảy ra cuối mùa đông (thời kỳ chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè). Tỉnh Lai Châu là một trong những tỉnh có nhiều ngày mưa đá so với các tỉnh B ắc Bộ. Tần suất xuất hiện mưa đá trung bình một năm tại Lai Châu khoảng 1,6 ngày/năm. I.1.4. Đặc điểm thủy văn mạng lưới sông suối Tỉnh Lai Châu có hệ thống sông suối tương đối dày đặc, với 5,5 ÷ 6 km sông suối/km 2 nhưng ít có những con sông lớn, chủ yếu là những sông nhỏ có độ dốc lớn, về mùa khô thường thiếu nước. Chế độ thuỷ văn của khu vực chịu ảnh hưởng của các con sông chính như: Sông Nậm Na, sông Nậm So sông Nậm Mu. Sông Nậm So có tổng diện tích là 150km 2 , là phụ lưu cấp 2 của sông Đà có diện tích lưu vực là 3.400 km 2 , chiếm tới 13% tổng diện tích toàn khu vực. Sông dài 165 km, độ dốc trung bình đạt 37,2%. Mùa lũ trong khu vực ngắn từ tháng 6 đến tháng 9 với lượng nước chiếm khoảng 70% tổng lượng nước trong năm. Mùa cạn kéo dài 8 tháng, tháng 3 là thời kỳ nước bị thiếu hụt nghiêm trọng, lượng nước trong tháng 3 chỉ chiếm 1 đến 2 tổng lượng nước trong năm. I.1.5. Thảm thực vật Hiện nay rừng chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 19% diện tích vùng nghiên cứu, phát triển chủ yếu trên địa hình các vùng núi cao trên 1500m phía Tây Fan Si Pan, vùng núi đá vôi, đá phun trào phía Đông Nam Sìn Hồ, các thượng lưu sông Nậm Tần, Nậm Ten, Nậm Ban Thảm thực vật phong phú đa dạng từ các loại cây nhóm gỗ quý (lát, dổi, sa mu ) đến các loại cây thân đốt, leo Hiện nay, do phát nương, làm rẫy nên diện tích rừng bị thu hẹp dần các loại gỗ quý hiếm cũng đang biến mất, các loại động vật tự nhiên quí, hiếm có số lượng giảm hoặc chúng đã di chuyển sang vùng khác. I.1.6. Ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên đến môi trường xạ a. Ảnh hưởng của địa hình, địa mạo tới môi trường phóng xạ Vùng nghiên cứu có diện tích tương đối rộng, địa hình nhiều núi cao hiểm trở, phân cắt mạnh, độ dốc lớn, nhiều nơi trên 50 0 . Độ cao của địa hình thay đổi từ 300m – 2500m sườn núi dốc, quá trình phong hoá, bào mòn xảy ra mạnh mẽ. Cùng với thảm thực vật ngày càng thưa thớt, mức độ che phủ kém đã gây sạt lở, bào mòn, kéo theo sự phát tán các sản phẩm chứa phóng xạ gây ô nhiễm môi trường. b. Ảnh hưởng của đặc điểm thuỷ văn, mạng lưới sông suối tới môi trường: Vùng nghiên cứu có mạng lưới sông suối khá phong phú, chả y theo nhiều hướng khác nhau với đặc điểm lòng hẹp dốc có nhiều thác ghềnh, tốc độ dòng chảy mạnh dễ gây lũ quét sạt lở đất đá. Như các sông Nậm Na, Nậm Mu, Nậm So các suối ngắn, dốc như Nậm Tần, Nậm Ban, Than Theo Ho Đặc biệt các sông suối chảy qua các mỏ đất hiếm, ngoài tác dụng hoà tan chúng còn phá huỷ, xói mòn, rửa trôi phát tán các nguyên tố phóng xạ gây ô nhiễm môi trường. c. Ảnh hưở ng của khí hậu tới môi trường phóng xạ: Khí hậu vùng nghiên cứuđặc trưng của vùng núi cao nhưng mang tính chất gió mùa chí tuyến có cả mùa mưa mùa khô kéo dài, nhiệt độ thăng giáng lớn từ 1 – 2 0 C đến trên 30 0 C nên các quá trình phong hoá, bóc mòn xảy ra mạnh mẽ. Mùa mưa dòng chảy dốc gây ra các hiện tượng sạt lở, lũ quét thậm chí cả lụt lội rất thuận lợi cho các quá trình hoà tan, phát tán các chất phóng xạ đi xa gây ô nhiễm môi trường. Đi lộ trình theo suối Nậm Xe đoạn chậy qua Bản Mấn Lấy mẫu nước tại suối Nậm Xe chạy quanh điểm xạ Bản Màu Thảm thực vật Thôn Tát Cạn – Bình Lư Toàn cảnh công trường khai thác đá – Sùng Phài (Đường đi từ Thị Lai Châu đi Nậm Xe) -8- Mùa khô gió nhiều kèm theo cả dông lốc sinh ra nồng độ bụi tăng cao nhất là những nơi sạt lở gần các vỉa quặng có chứa các nguyên tố phong xạ hay các khu vực khai thác tài nguyên khoáng sản. Vì vậy khả năng ô nhiễm bụi trong đó có chứa bụi phóng xạ qua đường hô hấp tăng lên nhiều. I.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ HỘI: I.2.1. Dân cư : Vùng nghiên cứu thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam, dân cư thưa thớt, mật độ dân cư phân bố không đồng đều, tập trung thành những bản nhỏ dọc các con suối, khe hẻm, thung lũng giữa núi. Các điểm dân cư tập trung đông đúc là thị Lai Châu, thị trấn Phong Thổ, Tam Đường. Dân cư vùng nghiên cứu gồm nhiều dân tộc chung sống như Lừ, H'mông, Cùi Chu, Dao, Dáy, Hà Nhì, Lô Lô, Mảng, Thái, Thổ, Nhắng, Kinh Mật độ dân số 69 người/km 2 . Trong những năm gần đây, hầu hết các trong huyện đều có trường cấp 1, phần lớn thanh niên trong vùng đã biết đọc, biết viết nói tiếng phổ thông. thị Lai Châu, thị trấn Tam Đường đã có trường cấp 2, cấp 3. Trạm y tế đã được xây dựng phục vụ việc khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng nhưng số lượng còn ít. thị Lai Châu, thị trấn Phong Thổ, Tam Đường đ ã có điện lưới quốc gia, một số nơi có máy phát điện hoặc thuỷ điện nhỏ phục vụ sinh hoạt. Nhờ có điện đời sống văn hoá ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên các bản làng xa xôi hẻo lánh người dân còn gặp nhiều khó khăn. Đồng bào dân tộc ít người còn nhiều người mù chữ, tệ nạn, mê tín dị đoan còn phổ biến. Nhìn chung trình độ dân trí trình độ nghề nghiệp của ngườ i lao động thấp hơn so với các địa phương khác trong cả nước. I.2.2. Giao thông : Vùng nghiên cứu được nối với vùng khác của miền Bắc bởi các tuyến đường chính sau: Hệ thống đường ô tô: Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai - Sa Pa – Tam Đường (500km) Hà Nội – Tuần Giáo – Lai Châu – Tam Đường (600km) Hệ thống đường sắt : Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai. Hệ thống đường thuỷ: Sông Hồng đóng vai trò là tuyến giao thông nối liền khu vực miền núi Tây Bắc với miền xuôi. Ngoài các tuyến đường chính còn có các tuyến đường Phong Thổ-Dao San, Phong Thổ-Thèn Sin-Tam Đường, Phong Thổ -Mường So, dọc sông Nậm Na, Sìn Hồ nhưng việc đi lại trong vùng nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn, đường mòn chật hẹp, khá dốc, di chuyển chủ yếu bằng ngựa hoặc đi bộ. Về mùa mưa, đường trơn, lầy lội rất khó khăn trong việc đi lại. Tuy nhiên từ các mỏ (Nậm Xe, Đông Pao) tới thị trấn, thị trong vùng việc đi lại dễ dàng hơn do được n ối liền bởi đường đất, ô có thể đi lại được. Đường thuỷ có con sông Nậm Na chạy dọc phía Tây, sông Nậm Ma chạy dọc phía Đông vùng nghiên cứu Còn nhiều chưa có đường ô xuống trung tâm xã. Sự xuống cấp của hệ thống giao thông vận tải cùng với sự lạc hậu của mạng lưới thông tin bưu điện, bưu chính viễn thông, hệ thống cấp điệ n, cấp nước đang là những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế của vùng nghiên cứu. Tuy nhiên hiện nay một số tuyến đường giao thông quan trọng đã được nâng cấp như Chiềng Chăn - Sìn Hồ; Lai Châu - Mường Tè - Bom Lót - Suối Lư -9- I.2.3. Tình hình kinh tế - hội: a. Tổ chức hành chính: Tỉnh Lai Châu có diện tích tự nhiên là 9059,43 km 2 , dân số đến 31/12/2003 là 301.855 người với mật độ dân số là 33,32 người/km 2 . Dân số phân theo huyện thị tính đến ngày 31/12/2003 Huyện, thị, thành phố Số Số phường, thị trấn Diện tích (km 2 ) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km 2 ) Tổng số 86 5 9059,43 301855 33,32 Huyện Tam Đường 15 1 828,45 55986 67,58 Huyện Phong Thổ 15 0 819,13 48087 58,70 Huyện Mường Tè 15 1 3678,83 42496 11,55 Huyện Sìn Hồ 24 1 2033,07 67687 33,29 Huyện Than Uyên 17 2 1699,95 87600 51,53 b. Tình hình phát triển kinh tế hội ∗ Tình hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm qua Nông – Lâm nghiệp : - Sản xuất lương thực: Trong 2 năm vừa qua, tuy diện tích trồng cây lương thực tăng không nhiều nhưng sản lượng lại tăng đáng kể (11618 tấn so với năm 2002) chứng tỏ ngành nông nghiệp của tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ. Sản lượng diện tích cây lương thực có hạt phân theo huyện, thị, thành phố. Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năm 2002 2003 2002 2003 Tổng số 77600 89218 36673 36715 1. Huyện Tam Đường 16392 18811 6104 6733 2. Huyện Phong Thổ 10816 12156 5168 5440 3. Huyện Mường Tè 9330 10143 5129 5351 4. Huyện Sìn Hồ 13721 15430 10334 8743 5. Huyện Than Uyên 27341 32678 9938 10448 - Cây công nghiệp cây ăn quả: Nghành nông nghiệp của tỉnh bước đầu đã hình thành những vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp cây ăn quả. Trong 02 năm gần đây, mía là cây cho sản lượng cao nhất, chiếm 86,5% tổng sản lượng cây công nghiệp hàng năm 2002 gần 84% năm 2003. Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năm 2002 2003 2002 2003 Tổng số 13724 14676 2362 3301 Trong đó : Bông 298 268 694 632 Mía 11872 12325 218 262 Lạc 639 943 928 1047 Đậu tương 894 1119 1389 1514 Vừng 21 21 63 56 [...]... hưởng các đặc điểm địa chất khoáng sản tới môi trường xạ của vùng Phong Thổ I.3.5.1 Đặc điểm cường độ phóng xạ của các thành tạo đá gốc Căn cứ vào đặc điểm cường độ phóng xạ của các thành tạo đá gốc (được trình bày trong bảng 1.5) có thể chia ra vùng nghiên cứu thành năm miền có cường độ phóng xạ khác nhau: - Miền cường độ phóng xạ thấp (cường độ phóng xạ trung bình ≤ 15µR/h) gồm diện tích phân bố các. .. điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ: - Bộ Y tế Liên Xô đã xuất bản bộ “Tiêu chuẩn an toàn bức xạ HbP-69 (năm 1969), HbP – 76/87 (năm 1988) Các nguyên tắc vệ sinh chủ yếu làm việc với các chất phóng xạ với các nguồn bức xạ ion hóa OCII-72/87 (năm 1988) - Bộ Công nghiệp Trung Quốc đã xuất bản bộ “Tiêu chuẩn bảo vệ an toàn phóng xạ các sản phẩm vật liệu khoáng chất thiên nhiên: JC51 8-9 3 (năm... nước cũng như khu vực đã triển khai nhiều công trình điều tra nghiên cứu về tài nguyên khoáng sản phóng xạ đánh giá mức độ ảnh hưởng của trường phóng xạ tới môi trường hội Đã có nhiều công trình điều tra tỉ lệ lớn nhằm đánh giá trữ lượng quặng phóng xạ tại vùng Phong Thổ: - Nguyễn Ngọc An 1983 “Thăm mỏ đất xạ hiếm Bắc Nậm Xe, Lai Châu” công -3 5- ... Sỉn-Tam Đường có các điểm vàng gốc sa khoáng, cộng sinh với các mạch vàng gốc có chứa hàm lượng các nguyên tố phóng xạ Những năm gần đây -1 2- dân địa phương một số người nơi khác đến tiến hành đào bới, khai thác vàng gây ô nhiễm nước, phá vỡ hệ sinh thái môi trường sản xuất nông nghiệp tại vùng này Hiện nay chính quyền địa phương đã ngăn chặn được hoạt động khai thác vàng tự do này Hoạt động... chặt chẽ với U, Th các nguyên tố phóng xạ khác nên đã phát hiện các dị thường gamma có kích thước lớn trên khu mỏ Tuy nhiên các công trình này chủ yếu nghiên cứu đánh giá về triển vọng, tính trữ lượng quặng đất hiếm phóng xạ, công tác nghiên cứu về môi trường phóng xạ ảnh hưởng của chúng đối với môi trường chưa được nghiên cứu Giai đoạn sau năm 1980 Trong giai đoạn này các kỹ thuật hạt nhân... Tân Lạc Hệ tầng Đồng Giao Hệ tầng Mường Trai Hệ tầng Nậm Mu Hệ tầng Suối Bàng Hệ tầng Yên Châu Hệ tầng Mường Hum Phức hệ núi lửa Ngòi Thia Phức hệ Ba Vì Phức hệ Phu Sa Phìn Phức hệ Ye Yen Sun Phức hệ Nậm Xe - Tam Đường Phức hệ Pu Sam Cáp Cường độ phóng xạ dao động trong khoảng (µR/h) 1 2-3 2 3 0-7 0 1 5-2 7 6-1 8 7-2 0 6-1 3 1 7-3 6 1 7-5 0 2 0-4 0 2 0-4 0 1 0-2 5 1 5-5 7 2 5-5 3 7-3 3 1 5-5 5 1 0-5 9 1 3-5 8 2 3-5 4 -3 3- Cường độ. .. chất phóng xạ như : Làm công trình thuỷ lợi nhỏ để sản xuất nông nghiệp, trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây lấy gỗ Trên các vùng có dị thường phóng xạ hoặc thân quặng phóng xạ Các hoạt động này đã vô tình gây rửa trôi, đào xới phát tán các chất phóng xạ đi xa Còn các hoạt động trồng trọt cây lương thực như lúa, ngô những vùng thấp của địa hình, thung lũng không gây ảnh hưởng ô nhiễm phóng xạ. .. fluorit đất hiếm khu vực mỏ Nậm Xe Đông Pao Do khai thác lộ thiên cộng với quá trình vận chuyển quặng là điều kiện cho các nguyên tố phóng xạ phát tán xa nơi khai thác Ảnh hưởng của hoạt động kinh tế trong nông lâm nghiệp tới môi trường phóng xạ, đáng chú ý là hoạt động sản suất nông lâm nghiệp nhỏ lẻ của đồng bào dân tộc thiểu số trên các sườn đồi núi tại các vùng có mỏ phóng xạ hoặc chứa các. .. Sin đến phía Đông Nam vùng nghiên cứu; phức hệ Mường Hum (aG/PZ2mh), Phu Sa Phìn (Gp-Syp/Kpp), Ye Yen Sun -3 1- (G/Eys), Nậm Xe - Tam Đường (aG-aSy/Knt) bao gồm các khối lớn nhỏ tập trung phía Đông vùng nghiên cứu - Miền có cường độ phóng dao động từ 35µR/h đến 50 µR/h gồm diện tích phân bố trong các hệ tầng Bản Pháp (D 1-2 bp) phân bố Bắc phía Tây vùng nghiên cứu; Suối Bàng (T3n-rsb) phân bố gồm... Cường độ phóng xạ trung bình (µR/h) 21 50 21 12 11 10 22 30 30 35 15 33 36 16 31 30 31 35 Ghi chú CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU II.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ I.1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới: Sau khi phát minh ra hiện tượng phóng xạ (Becquerel – 1896) người ta cũng đã xác định được các bằng . VÙNG PHONG THỔ - LAI CHÂU" Thuộc đề tài : Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện Phong Thổ (Lai Châu), Nông Sơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận) và đề xuất giải pháp. ĐỀ "ĐẶC TRƯNG TRƯỜNG PHÓNG XẠ VÀ Ô NHIỄM CÁC NGUYÊN TỐ PHÓNG XẠ VÙNG PHONG THỔ - LAI CHÂU" Trong đề tài : “ Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại ba huyện Phong Thổ. TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT BIỂN  BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ "ĐẶC TRƯNG TRƯỜNG PHÓNG XẠ VÀ Ô NHIỄM CÁC NGUYÊN TỐ PHÓNG XẠ

Ngày đăng: 11/05/2014, 17:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Cac yeu to tu nhien, xa hoi anh huong den moi truong phong xa vung nghien cuu

  • Tong quan tinh hinh nghien cuu

  • Ket qua nghien cuu

    • 1. Dac diem moi truong phong xa

    • 2. Dac diem dia hoa moi turong

    • 3. Cac hoat dong tai bien dia chat

  • Dac diem moi truong phong xa vung Phong Tho-Lai Chau

  • Nghien cuu danh gia muc do o nhiem phong xa va de xuat giai phap phong ngua

  • Ket luan va de nghi

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan