NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA MỸ GIAI ĐOẠN 2011-2013

28 1.6K 6
NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA MỸ GIAI ĐOẠN 2011-2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài viết phân tích hoạt động trên thị trường mở của Cục dự trữ liên bang Mỹ ( FED) từ năm 2011 đến năm 2013.

1 SỬ DỤNG CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA MỸ GIAI ĐOẠN 2011-2013 Nhóm Thống Đốc A. Khái quát qua về nghiệp vụ thị trường mở Mỹ FED thông qua Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) điều hành thị trường mở (OMOs) để thi hành CSTT một cách trực tiếp. Những giao dịch này đươc thực hiện thông qua FOMC và các đối tác trên thị trường mở. Quỹ dự trữ liên bang phân chia OMOs thành 2 loại: OMOs thường xuyên bao gồm các hoạt động mua hẳn hoặc bán hẳn chứng khoán cho SOMA- danh mục chứng khoán của Quỹ dự trữ liên bang để bổ sung hoặc hạn chế lượng vốn có sẵn trong hệ thống ngân hàng một cách ổn định. Các chứng khoán trong danh mục gồm có trái phiếu kho bạc (TPKB), các chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp của các doanh nghiệp được chính phủ bảo trợ (MBS) và trái phiếu cơ quan nhà nước (Agency Debt- AD) OMOs tạm thời phần lớn được thực hiện thông qua thông qua hợp đồng mua lại hoặc hợp đồng mua lại đảo ngược. Công cụ này được dùng để bổ sung hoặc hạn chế lượng vốn có sẵn trong hệ thống ngân hàng trong ngắn hạn, tạm thời với chi phí thấp hơn công cụ mua bán hẳn và điều chỉnh những biến dạng thị trường. OMOs tạm thời sử dụng các hợp đồng RRP và RP mua bán có kỳ hạn các chứng khoán trong thời hạn ngắn (1-3 ngày). Thông qua mua bán các loại chứng khoán, FOMC sử dụng OMOs như một công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp để tác động đến lượng vốn có sẵn trong hệ thống ngân hàng, do đó tác động đến lãi suất liên bang để duy trì trong khoảng 0-0,25%. 2 B. Hoạt động của thị trường mở Mỹ năm 2011-2013 I. Hoạt động của thị trường mở Mỹ năm 2011 I.1. Bối cảnh kinh tế năm 2011 Quý cuối cùng của năm 2010, kinh tế Mỹ đón nhận nhiều tin tốt từ thị trường và chứng kiến những biện pháp quyết liệt của chính quyền Tổng thống Obama nhằm kích thích nền kinh tế. Tháng 11, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ban hành gói nới lỏng định lượng thứ 2 (QE2) trị giá 600 tỷ USD. Tháng 12/2010, Quốc hội Mỹ đã thông qua chính sách giảm thuế 858 tỷ USD của Tổng thống trong khi FED cam kết vẫn giữ lãi suất ở mức 0,25%. Đây được xem là những tín hiệu tốt giúp tạo dựng niềm tin về một nền kinh tế Mỹ tươi sáng hơn trong năm 2011. Hàng loạt dự báo lạc quan của tổ chức kinh tế được đưa ra vào thời điểm trên. Số liệu được công bố qua từng quý của năm 2011 cho thấy, kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ đáng thất vọng, khiến các tổ chức kinh tế liên tục điều chỉnh hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này: Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 9/2011 dự báo nền kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 1,6% trong năm 2011, hạ so với dự báo 2,5% trong báo cáo đưa ra hồi tháng 6, mức 2,8% của tháng 4 và mức 3% của tháng 1. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, GDP thực tế của Mỹ chỉ đạt 0,4% trong Quý I/2011, giảm mạnh so với tốc độ tăng 3,1% trong Quý IV/2010. Kể từ Quý II, những tín hiệu tích cực từ xuất khẩu, chi tiêu tiêu dùng tăng tốc, và sự cải thiện trong hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp đã góp phần đưa nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng với mức tăng 1,3% trong Quý II, 1,8% trong Quý III/2011 và 2,8% trong quý 4. Tính cả năm 2011, kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,7%, thấp hơn nhiều so với con số 3% của năm 2010. Năm 2011, các công ty tại Mỹ tuyển dụng 1,64 triệu lao động, năm tuyển dụng nhiều lao động nhất từ năm 2006. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 12/2011 xuống mức 8,5%, mức thấp nhất từ tháng 2/2009, số giờ làm việc và thu nhập đều tăng. Lạm phát Mỹ năm 2011 tăng 3%, tăng mạnh so với mức tăng chỉ 1,5% trong năm 2010 và là năm có mức lạm phát cao nhất kể từ năm 2007. Chỉ số lạm phát lõi cũng ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 4 năm, đạt 2,2%. Tuy nhiên, so với mức 3 lạm phát đỉnh điểm 3,9% hồi tháng 9, lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đang hạ nhiệt một cách rõ rệt. CPI tăng mạnh trong năm 2011 chủ yếu là do việc giá thực phẩm leo thang. Cụ thể, thực phẩm đã tăng tới 4,7% trong năm qua, mức tăng cao nhất kể từ năm 2008. I.2. Mục tiêu CSTT đề ra năm 2011 Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) đã đề ra các mục tiêu về lãi suất liên bang, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát làm mục tiêu cho chính sách tiền tệ. Theo đó, lãi suất liên bang mục tiêu nằm trong khoảng 0-0,25%, qua đó tác động đến hai mục tiêu cuối cùng là tỷ lệ lạm phát dưới 2% và giảm tỷ lệ thất nghiệp. I.3. Hoạt động của thị trường OMOs thường xuyên OMOs năm 2011 được điều hành dựa bởi FOMC để điều chỉnh quy và cơ cấu bảng cân đối tài sản của FED. Những điều chỉnh này được thiết kế để thúc đẩy sự hồi phục mạnh mẽ hơn bằng cách giảm áp lực lên lãi suất dài hạn và hỗ trợ các điều kiện tín dụng để khích thích nền kinh tế. Danh mục chứng khoán nắm giữ của SOMA đã tăng từ 2,2 nghìn tỷ USD vào đầu năm đến 2,6 nghìn tỷ USD vào cuối năm, trong đó tỉ lệ nắm giữ TPKB tương ứng tăng 47% lên 64%. Những thay đổi này phần lớn do ảnh hưởng mua vào theo chương trình LSAP hoàn thành vào tháng 6. LSAP là một công cụ phi truyền thống được sử dụng nhằm hướng vào lãi suất ngắn hạn và mua vào lượng tài sản lớn. Bằng cách cam kết giữ lãi suất ở mức siêu thấp, chương trình giúp giảm lãi suất ngắn hạn và dài hạn. Sau đó, tổng danh mục nắm giữ tiếp tục tăng khiêm tốn dến cuối năm do quyết định của FOMC năm 2010 tiếp tục tái đầu tư vào các khoản thanh toán cơ bản được nhận từ AD và MBS vào TPKB. Cơ cấu danh mục này gần như ổn định sau quyết định của FOMC tại cuộc họp tháng 9/2011 về tái đầu tư các khoản thanh toán nhận được từ AD và MBS vào MBS. Hình 1: Quy và cơ cấu nắm giữ tài sản tại SOMA 4 Đơn vị: tỷ USD Nguồn: FRBNY I.3.1. Trái phiếu kho bạc Hoạt động mua bán được thực hiện hàng tháng, giao dịch mua được thực hiện ở mọi kỳ hạn theo chương trình được đề ra theo định hướng của FOMC nhằm đạt được mục tiêu mà không gây ra méo thị trường. Những hoạt động này có tác động rất mạnh, đặc biệt là hoạt động mua lại trong mùa hè, khi mà khối lượng giao dịch, và hoạt động bán các chứng khoán ngắn hạn có lượng cầu cao. Bảng 1. Doanh số mua bán TPKB năm 2011 Đơn vị: tỷ USD Nguồn: FRBNY Hoạt động mua bán TPKB chủ yếu được giao dịch qua các nhà nhà môi giới của phòng giao dịch tài sản, nếu được chấp nhận thì ngay lập tức được tham gia đấu 5 thầu đa giá. Các các nhà giao dịch chuyên nghiệp này thực hiện mua bán đại diện cho khách hàng và hưởng hoa hồng. Việc mua các chứng khoán được dựa trên định giá giá trị danh nghĩa và giá trị thị trường của các chứng khoán, và nghiêng về việc mua các chứng khoán đang được đánh giá thấp hơn giá trị thực. Việc bán chứng khoán chỉ cần dựa trên đánh giá giá trị thị trường vào cuối phiên đấu thầu. Cho vay chứng khoán có bảo đảm bằng TPKB Để thúc đẩy giao dịch của TPBK trên thị trường thứ cấp, FED thực hiện cho vay TPKB, theo đó, các các nhà giao dịch chuyên nghiệp chính sẽ mượn chứng khoán từ SOMA trên thị trường qua đêm, có trả phí và tuân theo một số điều khoản quy định. Việc nhận chứng khoán và trả phí được thực hiện qua đấu giá cạnh tranh được tổ chức vào buổi trưa các ngày làm việc. Những chứng khoán mượn này được thế chấp bằng TPKB, do đó không có ảnh hưởng lên dự trữ. Hình 2: Cho vay chứng khoán có bảo đảm bằng TPKB (trung bình hàng tháng) Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: FRBNY Các điều kiện của chương trình gần nnhư không thay đổi trong năm 2011 với mức phí thấp nhất 0,05%, các các nhà giao dịch chuyên nghiệp được vay không quá 25% mỗi loại chứng khoán và các nhà mối giới cá nhân bị giới hạn không mua qua 5 tỉ USD vào bất kỳ thời điểm nào. Trong năm 2011, do lượng nắm giữ và phát hành TPKB lớn nên lượng chứng khoán vay đã tăng và đạt mức cao nhất là 21 tỉ USDvào 6 tháng 6. Về cơ bản, hoạt động cho vay chứng khoán đã đạt được đến mức trước khủng hoảng. I.3.2. Chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp của các doanh nghiệp được Chính phủ bảo trợ Quy nắm giữ MBS của SOMA đã giảm từ mức 992 tỉ USD cuối năm 2010 xuống 871 tỉ USD vào 9/2011, phản ánh ảnh hưởng của các khoản thanh toán, do đó quy nắm giữ MBS, nhất là ở mức lãi suất 4,5% và 5% được mua từ năm 2009 và 2010. Từ tháng 10 đến hết năm 2011, FOMC đã tái đầu tư 77 tỉ USD vào các khoản thanh toán chính cho AD và MBS vào MBS. Hoạt động tái đầu tư vào quý 4 chủ yếu tập trung vào MBS lãi suất cố định kỳ hạn 30 năm với lãi suất 3,5% và 4%. Hình 3: Phân phối lãi suất của MBS nắm giữ của SOMA Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: FRBNY Tổng số tiền thanh toán MBS của SOMA năm 2011 là 195 tỉ USD. Lãi suất MBS đã giảm so với thời kỳ trước đó Hình 4: Các khoản thanh toán cho MBS và lãi suất thế chấp 7 Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: FRBNY 1.3.3. Trái phiếu cơ quan nhà nước FOMC không mua bán AD trong năm 2011. Khoảng 44 tỉ USD chứng khoán AD nắm giữ của SOMA đáo hạn vào năm 2011, do đó giảm tổng số nắm giữ còn 104 tỉ USD vào cuối năm 2011. Số tiền đáo hạn AD được tái đầu tư vào TPKB cho đến tận cuối tháng 9 (40 tỉ USD) rồi vào MBS (4 tỉ USD) trong thời gian còn lại của năm. Ngược lại với TPKB mà SOMA nắm giữ , cơ cấu nắm giữ AD tập trung vào loại thời hạn dưới 5 năm vào cuối năm 2011, trong đó chỉ có 16 tỉ USD đáo hạn sau năm 2016. AD được sử dụng trong OMOs từ năm 2009. Khối lượng mua bán giảm từ 1,2 tỉ USD vào năm 2010 xuống 0,8 tỉ USD năm 2011, phản ánh sự giảm đi trong cơ cấu nắm giữ của SOMA. I.4. Hoạt động của thị trường OMOs tạm thời Bảng 2: Khối lượng giao dịch chứng khoán trên OMOs tạm thời Mỹ năm 2011 8 Đơn vị: tỉ USD Tháng Loại giao dịch Phương thức đấu thầu Thời hạn hợp đồng Khối lượng đưa ra Khối lượng trúng thầu 8 RRP Đa giá 1 ngày 4.454 2.06 6 RRP Đa giá 1&3 ngày 7.916 5.44 4 RRP Đa giá 3 ngày 3.09 1.75 3 RRP Đa giá 1 ngày 4.543 4.07 Nguồn: FRBNY FOMC dùng thị trường OMOs tạm thời như một công cụ linh hoạt để đáp ứng cung cầu trên thị trường mở, khắc phục và giảm bớt những tác động tiêu cực trước những quyết định hàng ngày của FOMC. Các phiên giao dịch này được thực hiện theo hợp đồng mua lại đảo ngược thông qua từng phiên giao dịch nhỏ trong tháng với giá trị khoảng vài tỉ USD mỗi phiên, can thiệp bằng cách này còn khá nhỏ. I.5. Tác động lên việc thực hiện các mục tiêu của CSTT Trong suốt năm 2011, Lãi suất liên bang được duy trì trong khoảng 0,06-0,17%, phù hợp với mục tiêu trong khoảng 0-0,25% được FED đề ra. Mục tiêu cuối cùng: - Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ lạm phát trung bình năm 2011 ở mức 2,5%, với mức thấp nhất trong năm là tháng 1 với 1,7% và cao nhất là tháng 8 với gần 4%. Tỷ lệ lạm phát lõi của Mỹ trong năm 2011 tuy ở mức thấp hơn nhưng tăng liên tiếp từ 0,8% đầu năm lên 2,3% vào cuối năm. Như vậy, lạm phát thực tế của Mỹ đã tăng mạnh hơn so với mục tiêu đề ra - Tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2011 của Mỹ giảm nhanh từ mức 9,4% đầu năm xuống chỉ còn8,5% vào cuối năm. Tuy có mức giảm đáng kể nhưng vẫn ở mức cao so với kỳ vong phục hồi của kinh tế Mỹ 9 II. Hoạt động của thị trường mở Mỹ năm 2012 II.1. Bối cảnh kinh tế năm 2012 Kết thúc năm 2011, nền kinh tế Mỹ đón nhận những thông tin không mấy lạc quan: tốc độ tăng trưởng thấp, nợ công kịch trần, thất nghiệp cao, nguy cơ rơi vào suy thoái lần thứ 3 và bị hạ bậc tín nhiệm. Bước sang năm 2012, nền kinh tế Mỹ vẫn không có dấu hiệu hồi phục. Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, GDP của nước này trong quý 4/2012 tăng trưởng -0,1%. Đây là quý đầu tiên GDP của Mỹ tăng trưởng âm kể từ mức tăng trưởng -2,8% trong quý 2/2009 do hậu quả của cuộc đại khủng hoảng 2007-2009.Tốc độ tăng trưởng âm trong quý 4/2012 là sự sụt giảm rất đáng kể so với tỷ lệ tăng trưởng 3,1% trong quý 3, 1,3% trong quý 2 và 2% trong quý 1 của năm 2012. Tính chung cả năm 2012, tốc độ tăng GDP của Mỹ đạt 2,2%, cao hơn mức tăng trưởng 1,8% trong năm 2011. Nguyên nhân chính làm sụt giảm mạnh tốc độ tăng GDP trong ba tháng cuối là do có sự cắt giảm chi tiêu của chính phủ, trong đó mức chi tiêu ngân sách cho lĩnh vực quốc phòng bị cắt giảm lớn nhất (22,2%) trong vòng 40 năm qua, cho dù chi tiêu của người tiêu dùng tăng 2,2% và đầu tư của các doanh nghiệp cũng gia tăng. Một nguyên nhân nữa làm giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ là do khối lượng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong quý 4/2012 ra các thị trường nước ngoài bị giảm mạnh nhất trong gần bốn năm qua do tốc độ phát triển chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc và tình trạng suy thoái của kinh tế châu Âu. Lạm phát của Mỹ cuối năm 2011 là 1,5%, tăng so với mức xấp xỉ 1% năm trước đó, lạm phát lõi khoảng 1%, mức lạm phát được đánh giá là khá thấp có được sau các nỗ lực kích thích nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ nới lỏng. Tăng trưởng kinh tế năm 2011 ở mức dưới 2%, kinh tế dường như chưa hồi phục và có dấu hiệu lạc quan về một đà tăng trưởng mạnh trong tương lai. 10 II.2. Mục tiêu CSTT năm 2012 FED tiếp tục đặt mục tiêu lãi suất liên bang trong khoảng 0-0,25%, tỷ lê lạm phát dưới 2% và tiếp tục giảm tỷ lệ thất nghiệp. II.3. Hoạt động của thị trường OMO thường xuyên Quy nắm giữ chứng khoán của SOMA thường ổn định, ở mức 2,6 tỉ USD từ đầu năm 2012 đến giữa tháng 9, trong đó theo chương trình MEP thì nắm giữ TPKB và tái đầu tư AD và MBS vào MBS nhưng không tác động đến tổng quy nắm giữ II.3.1. Trái phiếu kho bạc Bảng 3: Mua bán TPKB theo chương trình MEP Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: FRBNY Như quy định trước đây, FOMC thực hiện hoạt động mua bán thông qua các các nhà giao dịch chuyên nghiệp chính trong phòng giao dịch tài sản thông qua đấu thầu cạnh tranh đa giá. Theo chương trình MEP được đo lường bằng khả năng thanh toán, mức độ tham gia rất mạnh mẽ và khi cần thiết, Ủy ban có thể thay thế cách hoạt động để tăng cường sự hiệu quả, Ví dụ, bắt đầu từ tháng 2, để đối phó với sự suy giảm của lượng mua TPKB 20-30 năm, FOMC đã giảm quy và tăng mức độ thường xuyên can [...]... qua về nghiệp vụ thị trường mở Mỹ 1 B.Hoạt động của thị trường mở Mỹ năm 2011-2013 .2 I.Hoạt động của thị trường mở Mỹ năm 2011 2 I.1.Bối cảnh kinh tế năm 2011 2 I.2 Mục tiêu CSTT đề ra năm 2011 3 I.3.Hoạt động của thị trường OMOs thường xuyên 3 I.4.Hoạt động của thị trường OMOs tạm thời 7 I.5.Tác động lên việc thực hiện các mục tiêu của CSTT... thất nghiệp: tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2011 của Mỹ giảm mạnh từ 8,5% cuối năm 2011 xuống mức 7,7% vào cuối năm CSTT đã tỏ ra có tác động mạnh trong việc cải thiện thị trường việc làm Mỹ 14 III Hoạt động của thị trường mở Mỹ năm 2013 III.1 Bối cảnh kinh tế năm 2013 Năm 2013 Mỹ đã gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thu chi ngân sách, những tranh cãi kéo dài đã dẫn tới bế tắc trong các quyết sách tài chính. .. 14 28 III.2.Mục tiêu CSTT năm 2013 .15 III.3.Hoạt động của nghiệp vụ thị trường OMOs thường xuyên 15 III.4.Hoạt động của thị trường OMO tạm thời .16 III.5.Tác động đến việc thực hiện các mục tiêu 17 IV.Tổng quan giai đoạn 2011-2013 17 V Đánh giá chung về sự phát triển nghiệp vụ thị trường mở Mỹ .20 5.1 Kết quả đạt được 20 5.2 Hạn chế ... mục tiêu của CSTT 8 II.Hoạt động của thị trường mở Mỹ năm 2012 9 II.1.Bối cảnh kinh tế năm 2012 .9 II.2.Mục tiêu CSTT năm 2012 10 II.3.Hoạt động của thị trường OMO thường xuyên .10 II.4.Hoạt động của thị trường OMOs tạm thời 13 II.5.Tác động lên việc thực hiện các mục tiêu 13 III.Hoạt động của thị trường mở Mỹ năm 2013 14 III.1.Bối cảnh kinh... viên tham gia OMO thuộc các bang trên khắp nước Mỹ và chịu sự điều chỉnh của các quy định liên quan Thông qua mua bán trên thị trường OMO, FOMC có khả năng điều chỉnh vốn khả dụng của các ngân hàng này phù hợp với mục tiêu cho vay ra trong từng giai đoạn 5.1.2 Công cụ chủ yếu để thực hiện chính sách tiền tệ Thông qua hành động mua chứng khoán dài hạn của FED đã làm giảm số lượng chứng khoán đang được... Mục tiêu ổn định giá cả Về dài hạn, lượng cung tiền tăng khiến cho lạm phát leo thang, chỉ số giá cả của hàng hóa tiêu dùng cũng như chi phí sản xuất đều tăng, gây ảnh hưởng đến sự bền vững quá trình tăng trưởng trong dài hạn Hình 9: Tỷ lệ lạm phát của Mỹ giai đoạn 2011-2013 (%) Nguồn: tradingeconomics.com 24 5.1.3 Nghiệp vụ thị trường mở đã được điều hành linh hoạt, kết hợp chặt chẽ và đồng bộ với... khuyến khích được các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, thất nghiệp giảm Thị trường việc làm Mỹ đã sôi động trở lại với nhiều việc làm mới được tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể Tuy nhiên, đến cuối tháng 12/2013, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao khoảng 7%, tuy chưa đạt được mục tiêu 6,5% nhưng được kỳ vọng sẽ đạt được trong năm 2014 Hình 8: Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giai đoạn 2011-2013 23 Nguồn: tradingeconomics.com... Thông qua các biện pháp mua bán trên thị trường mở, lãi suất ngắn hạn được duy trì nhằm làm tăng đầu tư và tiêu dùng, kích thích nền kinh tế Mỹ Hình 12: Tăng trưởng GDP của Mỹ giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: tỷ USD Nguồn: FRBNY 5.2 Hạn chế Chính sách lãi suất thấp 0-0,25% đã được duy trì từ năm 2007 và các hoạt động can thiệp mạnh mua chứng khoán dài hạn trên thị trường mở đã làm đường cong lãi suất dài hạn... thắt chặt các điều kiện tiền tệ; khi đó sẽ xảy ra những tác động tiêu cực lên nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế như chứng khoán, bất động sản, đầu tư,… Những tác động này được biểu hiện rõ ràng hiện nay mỗi khi FED họp bàn chính sách tiền tệ và từng bước thắt chặt chính sach tiền tệ, tuy không gây sốc trực tiếp cho nền kinh tế nhưng cũng đã thể hiện phần nào tầm quan trọng của các chính sách mà FED đưa... sẵn sàng chi tiêu của các thành phần kinh tế nói trên Để nhấn mạnh cam kết của FED trong việc thúc đẩy phục hồi kinh tế bền vững, FED sẽ tiếp tục mua chứng khoán và sử dụng các công cụ chính sách khác cho đến khi triển vọng đối với thị trường việc làm cải thiện đáng kể trong một bối cảnh ổn định giá cả 5.1.3 Tác động của OMO đến mục tiêu cuối cùng rất rõ ràng Trong giai đoạn 2010-2012, Mỹ thực hiện rất

Ngày đăng: 11/05/2014, 17:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. Khái quát qua về nghiệp vụ thị trường mở Mỹ

  • B. Hoạt động của thị trường mở Mỹ năm 2011-2013

    • I. Hoạt động của thị trường mở Mỹ năm 2011

      • I.1. Bối cảnh kinh tế năm 2011

      • I.2. Mục tiêu CSTT đề ra năm 2011

      • I.3. Hoạt động của thị trường OMOs thường xuyên

      • I.4. Hoạt động của thị trường OMOs tạm thời

      • I.5. Tác động lên việc thực hiện các mục tiêu của CSTT

      • II. Hoạt động của thị trường mở Mỹ năm 2012

        • II.1. Bối cảnh kinh tế năm 2012

        • II.2. Mục tiêu CSTT năm 2012

        • II.3. Hoạt động của thị trường OMO thường xuyên

        • II.4. Hoạt động của thị trường OMOs tạm thời

        • II.5. Tác động lên việc thực hiện các mục tiêu

        • III. Hoạt động của thị trường mở Mỹ năm 2013

          • III.1. Bối cảnh kinh tế năm 2013

          • III.2. Mục tiêu CSTT năm 2013

          • III.3. Hoạt động của nghiệp vụ thị trường OMOs thường xuyên

          • III.4. Hoạt động của thị trường OMO tạm thời

          • III.5. Tác động đến việc thực hiện các mục tiêu

          • IV. Tổng quan giai đoạn 2011-2013

          • V. Đánh giá chung về sự phát triển nghiệp vụ thị trường mở Mỹ

            • 5.1. Kết quả đạt được

              • 5.1.1. Quy mô hoạt động OMOs ngày càng mở rộng

              • 5.1.2. Công cụ chủ yếu để thực hiện chính sách tiền tệ

              • 5.1.3. Tác động của OMO đến mục tiêu cuối cùng rất rõ ràng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan