Quản lý giám sát, hỗ trợ dự án FDI sau cấp phép

2 253 2
Quản lý giám sát, hỗ trợ dự án FDI sau cấp phép

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản giám sát, hỗ trợ dự án FDI sau cấp phép – Một biện pháp hiệu quả tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Thực trạng đầu tư nước ngoài (FDI) và những đóng góp của FDI cho nền kinh tế tỉnh Bắc Ninh: Việc thống nhất Luật Đầu tư trong nước và Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài và ban hành Luật Đầu tư năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2005 là một trong những cải cách căn bản chính sách pháp luật về đầu tư, hướng tới sự phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh rõ ràng, minh bạch và chặt chẽ. Theo đó, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có một sân chơi chung thực sự và bình đẳng. Tỉnh Bắc Ninh với lợi thế về vị trí địa có khả năng liên kết vùng và khu vực thuận lợi, có nguồn nhân lực chất lượng, chính sách tốt cùng với sự năng động của lãnh đạo tỉnh đã tạo nên một môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến hết năm 2011, đã có 339 đơn vị FDI trong đó 322 dự án FDI và 17 chi nhánh, văn phòng đại diện với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,9 tỷ USD. Đã có nhiều tập đoàn đa quốc gia danh tiếng thế giới đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh như: Tập đoàn Samsung với Dự án “Khu tổ hợp công nghệ Samsung” tại KCN Yên Phong với tổng vốn đầu tư 670 triệu USD, Tập đoàn Nokia với Dự án Nhà máy sản xuất điện thoại di động tại KCN VISIP với tổng vốn đầu tư 302 triệu USD, Tập đoàn Canon với 2 dự án đầu tư sản xuất máy in, linh kiện điện tử tại KCN Tiên Sơn và KCN Quế Võ với tổng vốn đầu tư 130 triệu USD… Đặc biệt với riêng mặt hàng điện thoại di động, Bắc Ninh hiện được biết đến như “Thánh địa sản xuất điện thoại di động của khu vực và thế giới”. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã góp phần quan trọng đem lại một diện mạo mới cho nên kinh tế của tỉnh, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn như: công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao, phát triển cơ sở hạ tầng…, góp phần tăng thu ngân sách, tạo công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của tỉnh với mục tiêu đưa Bắc Ninh liên kết với Hà Nội trở thành một trung tâm lớn của cả nước về công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ trợ và công nghiệp công nghệ cao. Những mặt hạn chế trong công tác quản giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp, dự án FDI sau cấp phép đầu tư: Việc phân cấp cấp phép đầu tư FDI cho Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh đã tạo ra một làn sóng FDI rất mạnh vào Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2001-2005 bình quân chỉ thu hút được 6 dự án/năm với số vốn đăng ký bình quân 11,4 triệu USD/dự án, thì giai đoạn 2006-2011 cho thấy sự đột phá về số lượng dự án với con số bình quân cấp phép mới là 47 dự án/năm, số vốn bình quân đạt 13 triệu USD/dự án. Tuy nhiên, trong những năm qua, chúng ta quá chú trọng vào việc thu hút và kêu gọi các dự án đầu tư FDI mới, chưa giành sự quan tâm thích đáng cho công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI sau cấp phép đầu tư: cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát các doanh nghiệp dự án FDI chưa đồng bộ, công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI sau cấp phép còn gặp nhiều khó khăn, các đơn vị làm công tác tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài chưa đủ mạnh. Một số dự án FDI không đạt hiệu quả mong muốn, một số dự án dừng hoạt động hoặc không triển khai thực hiện đã bị thu hồi giấy phép đầu tư. Nếu xét tương quan một số chỉ số như: hiệu quả đầu tư của vốn FDI trên phương diện đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh, hay số thu nộp ngân sách hàng năm trên tổng vốn đăng ký đầu tư thì chỉ số của Bắc Ninh vẫn còn chưa cao. Ngoài ra, một số doanh nghiệp FDI còn bộc lộ một số hạn chế khác như: tranh chấp về quyền lợi giữa công nhân với chủ sử dụng lao động, an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường, vay nợ và không có khả năng thanh toán…Thực trạng đó đã ảnh hưởng nhất định đến môi trường đầu tư của tỉnh, hạn chế việc mở rộng đầu tư của các dự án đầu tư đã thực hiện, đồng thời làm suy giảm hiệu quả thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài chưa vào tỉnh. Vai trò của công tác quản giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI sau cấp phép: Công tác giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI đóng vai trò rất quan trọng và có quan hệ chặt chẽ trong việc thúc đẩy mở rộng đầu tư của các dự án đầu tư đã triển khai cũng như thu hút vốn đầu tư FDI vào các dự án mới. Công tác quản lý, giám sát được thực hiện có kế hoạch, thường xuyên, chặt chẽ và đồng bộ sẽ đảm bảo dự án đầu tư được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật, đúng tiến độ, hạn chế được các tác hại về môi trường, chống các hoạt động chuyển giá trốn thuế , song song việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án sẽ góp phần đảm bảo dự án có hiệu quả, khai thác tốt các nguồn lực, đặc biệt là đối với những dự án có sử dụng đất, đem lại lợi ích cho địa phương cũng như lợi nhuận cho chính nhà đầu tư, từ đó sẽ tạo động lực cho chủ đầu tư mở rộng dự án đầu tư hoặc đầu tư vào các dự án mới tại địa bàn tỉnh. Mặt khác, nếu tỉnh Bắc Ninh có những gương điển hình, những bài học thành công lớn về đầu tư nước ngoài, sẽ tự động đem lại hiệu ứng thu hút và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng, đôi khi đem lại hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài lớn hơn cả việc chúng ta phải chi phí rất nhiều tiền của cho các hoạt động xúc tiến đầu tư khác. Một số đề xuất, kiến nghị: Thứ nhất tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài. Tăng cường năng lực và nâng cao vai trò tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp của Trung tâm tư vấn và Xúc tiến đầu tư – Sở KH&ĐT. Phát huy vai trò của Sở KH&ĐT, Ban Quản các KCN tỉnh trong công tác tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài, thực sự trở thành cầu nối vững chắc giữa nhà đầu tư nước ngoài đối với các cơ quan chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài các vấn đề liên quan đến: thủ tục đầu tư, tư vấn về chính sách pháp luật, các chính sách ưu đãi, các quy định của tỉnh….cung cấp các gói thông tin cần thiết cho nhà đầu tư nước ngoài về các lĩnh vực: các loại quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh vực của tỉnh, các thông tin cần thiết khác như: thực trạng nguồn nhân lực, phương thức đào tạo và tuyển dụng nhân lực, thực trạng về cơ sở hạ tầng cứng (hệ thống đường giao thông, quy hoạch các khu công nghiệp, điện, cấp thoát nước,….) và cơ sở hạ tầng mềm (hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông, quyền sở hữu trí tuệ….). Thứ hai, tăng cường hiệu lực và hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với Uỷ ban ND cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư FDI. Từ đó ngăn chặn được tình trạng các dự án đã được cấp phép đầu tư nhưng không triển khai thực hiện, ngăn chặn và xử kịp thời các vi phạm về: tiến độ thực hiện dự án, việc tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động, môi trường, thuế và các nghĩa vụ tài chính, đảm bảo an ninh trật tự tại hiện trường dự án. Thứ ba, triển khai thực hiện đa dạng, linh hoạt các hoạt động đối ngoại, xây dựng tình hữu nghị đoàn kết giữa tỉnh với cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh. Từ đó xây dựng lòng tin, tạo tâm ổn định, yên tâm cho những doanh nhân, nhà đầu tư là người nước ngoài đang triển khai thực hiện các dự án FDI tại tỉnh Bắc Ninh. Việc này có tác dụng góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác và sự hiểu biết lẫn nhau giữa tỉnh Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam với quốc gia có đầu tư trực tiếp tại tỉnh, từ đó thúc đẩy việc mở rộng quy mô các dự án hiện có, thu hút được thêm nhiều dự án FDI mới. Để triển khai có hiệu quả công tác này, Hội hữu nghị với nhân dân các nước của tỉnh đóng vai trò quan trọng cùng với sự phối hợp, giúp đỡ của các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại vụ, Ban Quản các KCN tỉnh. Thứ tư, đối với các dự án đầu tư đã được cấp phép vào những lĩnh vực đang được khuyến khích như: công nghiệp phụ trợ công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp công nghệ cao, công nghệ cao… nhưng thời điểm cấp giấy chứng nhận đầu tư chưa có quy định về cơ chế ưu đãi chung hoặc quy định được xem xét cơ chế ưu đãi đặc thù, Sở KH&ĐT và Ban Quản các KCN cần chủ động phối hợp với doanh nghiệp để tiến hành thủ tục điều chỉnh bổ sung ưu đãi cho dự án. Đối với các dự án thuộc diện được xem xét cơ chế ưu đãi đặc thù, cần nghiên cứu lựa chọn những dự án có suất đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, sử dụng ít diện tích đất, có số nộp ngân sách lớn, phối hợp với nhà đầu tư nghiên cứu đề xuất cơ chế ưu đãi đặc thù trình Uỷ ban nhân dân tỉnh để trình Chính phủ phê duyệt. Việc chăm sóc và nuôi dưỡng tốt những dự án FDI đã được cấp phép sẽ đem lại những kết quả tích cực, đặc biệt hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh./. Ths. Phạm Thanh Tùng - Sở KH&ĐT . công nghiệp phụ trợ và công nghiệp công nghệ cao. Những mặt hạn chế trong công tác quản lý giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp, dự án FDI sau cấp phép đầu tư: Việc phân cấp cấp phép đầu tư FDI cho Uỷ ban. Quản lý giám sát, hỗ trợ dự án FDI sau cấp phép – Một biện pháp hiệu quả tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Thực trạng đầu tư nước ngoài (FDI) . trọng vào việc thu hút và kêu gọi các dự án đầu tư FDI mới, chưa giành sự quan tâm thích đáng cho công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI sau cấp phép đầu tư: cơ chế phối hợp giữa các

Ngày đăng: 10/05/2014, 12:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan