chuyên đề mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp

85 1.5K 7
chuyên đề mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại việt nam thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp 1 Khoa Tài chính LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang thử thách các doanh nghiệp phải cơ cấu lại hoạt động đầu tư quản trị doanh nghiệp để tồn tại phát triển. Thương trường là chiến trường, thất bại của người này khéo khi là cơ hội của người khác. Quy luật trong kinh doanh rất dể hiểu đơn giản “phát triển hay là chết”. Các công ty đang phát triển sẽ lấy đi thị phần từ các đối thủ cạnh tranh, tạo ra lợi nhuận kinh tế mang lại thu nhập cho các cổ đông. Ngược lại, những công ty không phát triển thường bị phá sản. Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đóng vai trò quan trọng đối với cả hai chiều của quy luật này. M&A đối với Thế giới không còn là hoạt động mới, nhưng đối với Việt Nam, đây là một hướng đi mới. Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn về thu hút vốn đầu tư nước ngoài phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Là một thị trường non trẻ, hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn còn những tồn tài cần khắc phục do vậy những thất bại là điều không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển của mình. Với mong muốn đem lại một cái nhìn khái quát đúng đắn về bản chất của hoạt động M&A cũng như những nhận định về tiềm năng, xu hướng phát triển đề ra một hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động M&A, em đã chọn đề tài nghiên cứu :“ Mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng giải pháp” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu. - Nghiên cứu những lý thuyết chung về mua bán sáp nhập DN. - Nghiên cứu thực trạng mua bán sáp nhập DN tại Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động M&A. Đỗ Xuân Hồng LTĐH6D Khóa luận tốt nghiệp 2 Khoa Tài chính 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu : hoạt động M&A - Phạm vi nghiên cứu : hoạt động M&A tại Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu. Khóa luận nghiên cứu được dựa trên phương pháp thống kê, điều tra thăm dò, phân tích, so sánh tổng hợp với nền tảng lý luận từ kiến thức kinh tế học, tài chính – ngân hàng… 5. Nội dung. Khóa luận gồm 3 nội dung chính, chia là 3 chương chính như sau : Chương I : Lý luận chung về mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Chương II : Thực trạng mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Đỗ Xuân Hồng LTĐH6D Khóa luận tốt nghiệp 3 Khoa Tài chính CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP (M&A). 1.1 TỔNG QUAN VỀ MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP. 1.1.1 Khái niệm. Mua bán sáp nhập (Mergers and Acquisitions - M&A) là khái niệm dùng để chỉ một kĩ thuật tài chính thông dụng trên thế giới, bao gồm việc thực hiện các giao dịch từ mua bán các tổ chức, công ty đến tập trung, liên kết, hợp tác liên doanh của các tổ chức. Hai thuật ngữ nhỏ hơn cấu tạo thành “Mergers and Acquisitions” rất hay được nhắc đến cùng nhau tuy nhiên lại khác nhau về bản chất. Theo quan điểm của Ngân hàng Trung Ương Châu Âu: + Sáp nhập : Là việc mà một công ty mua lại toàn bộ hoặc phần lớn công ty khác, thông qua hoạt động mua lại tài sản hoặc thị phần để giành được ảnh hưởng trong quản lý công ty mục tiêu để có đủ khả năng khống chế toàn bộ các quyết định của công ty. Tỷ lệ này thay đổi tùy theo điều lệ của công ty cũng như luật doanh nghiệp từng nước. Tại Việt Nam, luật doanh nghiệp năm 2005 quy định tỷ lệ này là 75% (trừ trường hợp điều lệ công ty mục tiêu quy định thấp hơn, tối thiểu 65%). Trên cơ sở đó công ty bị thâu tóm sẽ chấm dứt hoạt động hoặc trở thành công ty con của công ty thâu tóm… + Mua lại: sự kết hợp của hai hay nhiều tổ chức/ công ty, tạo ra một thực thể công ty mới hoặc một cơ cấu mới trong khi chấm dứt sự tồn tại của các công ty cũ. Theo luật Cạnh tranh 2004 ( Điều 17): + Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hay một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Đỗ Xuân Hồng LTĐH6D Khóa luận tốt nghiệp 4 Khoa Tài chính + Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hay nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới đồng thời chấm dứt sự hoạt động của các doanh nghiệp bị hợp nhất. + Mua lại việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát chi phối toàn bộ hay một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Theo luật doanh nghiệp 2005 ( Điều 107, 108): + Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. + Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hay một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Tóm lại: + Sáp nhập: là một hoặc nhiều doanh nghiệp (doanh nghiệp bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác (doanh nghiệp nhận sáp nhập) chấm dứt sự tồn tại. + Mua lại: là việc một doanh nghiệp mua một phần hay toàn bộ tài sản/ vốn của công ty mục tiêu (doanh nghiệp bị mua lại) tùy vào hình thức tiến hành mà doanh nghiệp bị mua lại còn tồn tại hay không. + Hợp nhất: là việc hai hay nhiều doanh nghiệp cùng chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ lợi ích hợp pháp của mình để thành lập một pháp nhân mới đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất. 1.1.2 Phân loại hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Phân loại hoạt động M&A theo lĩnh vực kinh doanh thì có thể chia thành: Đỗ Xuân Hồng LTĐH6D Khóa luận tốt nghiệp 5 Khoa Tài chính 1.1.2.1 Kết hợp ngang Kết hợp ngang (horizontal Integration): là sự kết hợp giữa 2 hay nhiều công ty kinh doanh cạnh tranh trên cùng một dòng sản phẩm, trong cùng một thị trường. Ví dụ : General Motors (GM) - Deawoo, Hewlett Packard (HP)- Compaq. Kết quả từ việc hợp nhất theo hình thức này sẽ mang lại cho bên hợp nhất cơ hội mở rộng thị trường, tăng hiệu quả trong việc kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả hệ thống phân phối…Rõ ràng, khi hai đối thủ cạnh tranh trên thương trường kết hợp lại với nhau (dù hợp nhất hay thâu tóm ) họ không những giảm bớt cho mình một đối thủ mà còn tạo nên một sức mạnh lớn hơn để đương đầu với những đối thủ còn lại. Nhưng bên cạnh đó còn tồn tại một số khó khăn như: rào cản pháp lý, sự khác biệt về văn hóa kinh doanh. Kết hợp ngang làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường vì vậy luật pháp một số nước ngăn cấm những thương vụ kết hợp ngang có thể dẫn tới hạn chế cạnh tranh. Bên cạnh đó sự khó hòa hợp trong văn hóa doanh nghiệp sẽ dẫn tới khó hòa hợp trong kinh doanh. Ví dụ :Daimler – Chrysler. 1.1.2.2 Kết hợp dọc Kết hợp dọc (vertical integration ) : là sự kết hợp giữa hai hay nhiều công ty nằm trên cùng một chuỗi giá trị , dẫn tới sự mở rộng về phía trước hay phía sau của công ty kết hợp trên chuỗi giá trị đó. Có hai phân nhóm khi kết hợp : - Kết hợp dọc lùi : là DN kết hợp với một DN ở vị trí trước nó trong chuỗi cung ứng như công ty mua lại nhà cung cấp nguyên vật liệu của mình.Ví dụ khi công ty sản xuất sữa tươi mua lại nhà cung cấp sữa bò của mình. - Kết hợp dọc tiến là DN kết hợp với một DN ở vị trí sau nó trong chuỗi cung ứng khi công ty mua lại khách hàng của mình.Ví dụ công ty may mua lại chuỗi cửa hàng phân phối quần áo. Hình thức kết hợp này đem lại cho DN tiến hành M&A lợi thế tránh được rào cản pháp lý, bảo đảm bí mật bản quyền, tăng cường kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra của sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng Đỗ Xuân Hồng LTĐH6D Khóa luận tốt nghiệp 6 Khoa Tài chính hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh. Nhưng việc kết hợp này mang lại khó khăn do tăng áp lực cạnh tranh vì có thêm đối thủ khác của lĩnh vực mà ta kết hợp trong từng ngành nghề, lĩnh vực đều có rủi ro riêng đặc thù, tại các vị trí khác nhau trong chuỗi giá trị, lĩnh vực kinh doanh là khác nhau nên rủi ro là khác nhau điều này làm cho doanh nghiệp khi thực hiện kết hợp dọc sẽ làm rủi ro tăng. Ví dụ : Louis Vuitton mua lại Aston Martin (2007). 1.1.2.3 Kết hợp tổ hợp Kết hợp tổ hợp (conglomerate integration) hình thức kết hợp giữa các doanh nghiệp không kinh doanh cùng sản phẩm, khác thị trường. Điều kiện là không cùng chung sản phẩm , dịch vụ kinh doanh hoặc không cạnh tranh nhau. Kết hợp tổ hợp bao gồm - Kết hợp tổ hợp thuần túy : khi hai doanh nghiệp không có mỗi quan hệ nào với nhau, như công ty bia mua một công ty dệt may. - Kết hợp tổ hợp mở rộng lãnh thổ địa lý : Hai doanh nghiệp cùng sản xuất cùng một loại sản phẩm nhưng tiêu thụ trên hai thị trường hoàn toàn cách biệt nhau về địa lý. Ví dụ như : công ty bia Việt Nam công ty Bia của Anh - Kết hợp tổ hợp hỗ trợ công nghệ : hai doanh nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm khác nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất. Ví dụ : công ty máy tính mua lại công ty phần mềm. Hình thức kết hợp này đem lại cho DN sự đa dạng hóa danh mục sản phẩm làm tăng lợi nhuận không chỉ một mà nhiều loại sản phẩm khác nhau phân tán rủi ro nhưng kèm theo đó là sự khác biệt về văn hóa từng nơi đòi hỏi trình độ quản lý : kinh nghiệm dày dặn, hiểu biết nhiều lĩnh vực. Ví dụ : Dạ lan – Colgate- Pamolive , AOL – Time Warner (2004) 1.1.3 Động cơ của hoạt động M&A. Tiến sĩ Jacalyn Sherrinton, nhà tư vấn hàng đầu về quản lý công ty đã từng nói : “ Dưới sức ép cạnh tranh của môi trường kinh doanh toàn cầu hôm nay, các Đỗ Xuân Hồng LTĐH6D Khóa luận tốt nghiệp 7 Khoa Tài chính công ty buộc phải phát triển để tồn tại, một trong những cách tốt nhất để tồn tại là hợp nhất hoặc thâu tóm các công ty khác”. Động cơ này mang tính chất trung tính đó là nhu cầu M&A để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.Vì vậy các nhà quản trị lựa chọn mua bán sáp nhập là một tất yếu trong quá trình phát triển của nền kinh tế. 1.1.3.1 Hợp lực thay cạnh tranh Thay vì cạnh tranh với nhau, các công ty sẽ chuyển sang hợp tác, sáp nhập, hợp nhất với nhau. Chắc chắn số lượng công ty trên cùng thị trường sẽ giảm đi khi có một thương vụ M&A giữa các công ty vốn là đối thủ của nhau trên thương trường thành công, cũng có nghĩa là sức nóng cạnh tranh không những giữa các bên liên quan mà cả thị trường nói chung sẽ được hạ nhiệt. Hơn nữa, xu hướng các công ty hiện nay không còn theo mô hình công ty của một chủ sở hữu – gia đình sáng lập, mang tính chất “đóng” như trước, mà các cổ đông bên ngoài ngày càng có vị thế lớn hơn do công ty luôn có nhu cầu tăng thêm vốn. Chủ sở hữu chiến lược của các công ty đều có thể dễ dàng thay đổi, việc nắm sở hữu chéo của nhau đã trở nên phổ biến. 1.1.3.2 Nâng cao hiệu quả. Thông qua hoạt động M&A các công ty có thể nâng cao hiệu quả nhờ : - Hiệu quả nhờ quy mô (economy of scale): Sự kết hợp của hai công ty sẽ đem đến một hiệu quả hoạt động lớn nhờ quy mô khi thị phần được nhân đôi trong khi chi phí cố định giảm, chi phí hậu cần, phân phối giảm. - Giảm số lượng nhân viên: Sau khi sáp nhập, thông thường số nhân viên sẽ giảm đi do nhu cầu, đặc biệt là các nhân viên làm công việc gián tiếp hoặc phòng ban giống nhau không cần số lượng lớn. Nhìn chung đây là cơ hội để tăng hiệu quả hoạt động sau khi cơ cấu lại bộ máy nhân sự loại trừ những nhân viên kém năng lực. - Bổ sung nguồn nhân lực: các thành phần công ty tham gia thương vụ có thể chuyển giao, bổ sung những điểm mạnh của mình như thương hiệu, thông tin, dây Đỗ Xuân Hồng LTĐH6D Khóa luận tốt nghiệp 8 Khoa Tài chính chuyền, bí quyết, khách hàng, đối tác hay nguồn nhân lực những tài sản các công ty chưa sử dụng hết. Ngoài ra còn có trường hợp công ty thực hiện M&A với một công ty đang thua lỗ nhằm mục đích tránh thuế cho phần lợi nhuận của bản thân. Có trường hợp các công ty thực hiện M&A để đạt được thị phần khống chế nhằm áp đặt giá cho thị trường. 1.1.3.3 Tham vọng bành trướng tổ chức tập trung quyền lực thị trường. Động cơ trên đây dành cho những tập đoàn, công ty lớn “không chịu ngồi yên” với những thành công trên những phân khúc, dòng sản phẩm hiện tại mà còn muốn thâm nhập sang các lĩnh vực khác. Trường hợp điển hình ở Việt Nam như Công ty cổ phần FPT, Công ty Trung Nguyên. Từ một công ty thành danh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, FPT hiện đang mở rộng ra truyền hình trực tuyến, đào tạo đại học, điện thoại cố định, điện thoại di động… 1.1.3.4 Giảm chi phí gia nhập thị trường. - Giảm chi phí gia nhập thị trường: ở những thị trường có sự điều tiết mạnh của chính phủ, việc gia nhập thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe, hoặc chỉ thuận lợi trong một giai đoạn nhất định, thì những công ty đến sau chỉ có thể gia nhập thị trường đó thông qua thâu tóm những công ty đã hoạt động trên thị trường. Điều này rất phổ biến đối với nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, nước ngoài chỉ được lập ngân hàng con 100% nước ngoài chỉ được thành lập sau 5 năm (2012). Như vậy, rõ ràng nếu các ngân hàng, công ty chứng khoán nước ngoài không muốn chậm chân trong việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ giành thị phần trong giai đoạn phát triển rất mạnh của thị trường ngân hàng tài chính Việt Nam, thì họ buộc phải mua lại cổ phần của các doanh nghiệp trong nước (tuy cũng bị hạn chế 30%). - Tránh được các rào cản về thủ tục đăng ký thành lập (vốn pháp định, giấy phép), bên mua lại còn giảm được cho mình chi phí rủi ro trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất cơ sở khách hàng ban đầu. Nếu sáp nhập một công ty đang ở Đỗ Xuân Hồng LTĐH6D Khóa luận tốt nghiệp 9 Khoa Tài chính thế yếu trên thị trường, những lợi ích này còn lớn hơn giá trị vụ chuyển nhượng chứng mình quyết định gia nhập thị trường theo cách này của người đến sau là một quyết định đúng đắn. Trong một số trường hợp, mục đích chính của người thực hiện M&A không chỉ là gia nhập thị trường mà còn nhằm mua lại một ý tưởng kinh doanh có triển vọng. 1.1.3.5 Thực hiện chiến lược đa dạng hóa dịch chuyển trong chuỗi giá trị. Nhiều công ty chủ động thực hiện M&A để thực hóa chiến lược đa dạng hóa sản phẩm hoặc mở rộng thị trường của mình. Khi thực hiện chiến lược này, công ty sẽ xây dựng được cho mình một danh mục đầu tư cân bằng hơn nhằm tránh rủi ro phi hệ thống. Ngoài ra, một số công ty còn thực hiện chiến lược tiến hay lùi trong chuỗi giá trị (forward/backward intergration) thông qua M&A. Lợi ích từ những vụ sáp nhập này đã được nêu ở phần trên, trong hai loại hình sáp nhập dọc sáp nhập tổ hợp. 1.1.3.6 Lý do đầu cơ. M&A được coi như một hoạt động đầu cơ khi công ty mua coi công ty mục tiêu như là một món hàng. Công ty mua có thể rất muốn được chia sẻ lợi nhuận trong một lĩnh vực mới đang có xu hướng phát triển, song lại không muốn tham gia, cam kết hay điều chỉnh chiến lược để trực tiếp kinh doanh. Vì thế nó chọn cách mua lại một công ty đã có sẵn trong ngành đó, sắp xếp lại khoác lên công ty đó một chiếc áo càng hào nhoáng càng tốt. Sau đó sẽ bán lại công ty mục tiêu với giá cao. Một dạng khác của đầu cơ, đó là khi công ty mua tách công ty mục tiêu thành nhiều phần bán riêng lẻ, với kỳ vọng doanh lợi thu được sẽ nhiều hơn chi phí của vụ M&A trước đó. Tất cả những động cơ kể trên đã phần nào cho thấy lý do mà các công ty tham gia M&A. Lợi ích mà họ thu được là rất phong phú, họ có quyền chọn cho mình con đường đi để tồn tại, phát triển hay phá sản…và M&A là một công cụ tốt để họ lựa chọn cho công ty của mình. Đỗ Xuân Hồng LTĐH6D Khóa luận tốt nghiệp 10 Khoa Tài chính 1.1.4 Các phương thức thực hiện M&A. Cách thức thực hiện thâu tóm hay hợp nhất công ty đa dạng tùy thuộc vào mục tiêu, đặc điểm quản trị, cấu trúc sở hữu ưu thế so sánh của các công ty liên quan trong trường hợp cụ thể. 1.1.4.1 Đề nghị thầu (tender offer). Cách thức thực hiện : Công ty hoặc cá nhân có ý định mua đứt (toàn bộ ) công ty mục tiêu sẽ đề nghị lãnh đạo của công ty đó bán lại cổ phiếu của họ với một mức giá cao hơn giá thị trường rất nhiều (giá chào thầu phải đủ hấp dẫn). Đối tượng áp dụng : Vụ thôn tính mang tính chất thù địch, đối thủ cạnh tranh của công ty bị mua thường là công ty yếu hơn . Ví dụ : công ty A mua công ty B với mức giá là 65.000 đ/ cổ phiếu. giá thị trường là 50.000 đ/ cổ phiếu. Sau khi công ty A mua công ty B có thể cơ cấu lại công ty B. Ưu, nhược điểm của phương thức : + Ưu điểm : hình thức này có thể không cần thông qua ban điều hành công ty mục tiêu vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho công ty mua .Nó được áp dụng cho cả thương vụ thâu tóm thù địch thương vụ thâu tóm thân thiện. + Nhược điểm : Mức giá mà công ty mua phải trả cao hơn giá cả của thị trường việc tiết lộ thông tin mua bán có thể gây ảnh hưởng tới quá trình thực hiện. 1.1.4.2 Ủy quyền hành động.(Proxy fights ) Cách thức thực hiện : công ty mua sau khi không được sự chấp nhận của ban điều hành của công ty mục tiêu sẽ mua lại một số lượng cổ phiếu tương đối lớn của công ty mục tiêu đồng thời kết hợp với các cổ đông bất mãn. Sau khi đã nhận được sự ủng hộ, họ các cổ đông bất mãn sẽ triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, hội đủ số lượng cổ phần chi phối để loại ban quản trị cũ bầu đại diện công ty thôn tính vào Hội đồng quản trị mới. Đỗ Xuân Hồng LTĐH6D [...]... kinh nghiệm cho thị trường M&A còn non trẻ ở Việt Nam Đỗ Xuân Hồng LTĐH6D Khóa luận tốt nghiệp 30 Khoa Tài chính CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬP TẠI VIỆT NAM 2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 2.1.1 Diễn biến hoạt động M&A tại Việt Nam thời gian qua Trên thế giới, các hoạt động M&A được hình thành rất sớm phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị... tư vấn là không thể thiếu Việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp cũng giống như một cuộc hôn nhân, tùy thuộc vào giao diện chất lượng của bên bán bên mua Giao dịch sẽ khó khăn nếu hai bên mua bán không đủ điều kiện Nếu bên mua có những yêu cầu phức tạp như mua phần vốn lớn, tham gia kiểm soát doanh nghiệp Đỗ Xuân Hồng LTĐH6D Khóa luận tốt nghiệp 18 Khoa Tài chính yêu cầu thoái vốn trong tương... “Ngân hàng TMCP Phương Nam sáp nhập với “Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp” Đối với hoạt động M&A xuyên quốc gia, thương vụ đầu tiên tại Việt Nam được ghi nhận từ năm 1998 khi Colgate - Palmolive mua lại kem đánh răng Dạ Lan với giá 3 triệu USD, lúc đó kem đánh răng Dạ Lan đã chiếm 30% thị phần kem đánh răng tại Việt Nam Theo số liệu tại hội thảo Mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại TP.HCM ngày 10/07/2007,... này hệ thống pháp luật Đỗ Xuân Hồng LTĐH6D Khóa luận tốt nghiệp 31 Khoa Tài chính của Việt Nam chưa hề có một quy định nào liên quan tới M&A Các thương vụ M&A diễn ra còn nhỏ lẻ cục bộ Giai đoạn từ năm 2005 tới năm 2008 Năm 2005, thị trường M&A Việt Nam được đánh dấu bằng sự ra đời của Luật Doanh nghiệp Việt Nam, trong đó các quy định về mua lại, sáp nhập chủ trương cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà... rộng hay thu hẹp quy mô của công ty 1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP Một chuyên gia trong lĩnh vực M&A ở Việt Nam cho biết, thống kê về tỷ lệ thành công trong một giai đoạn nhất định thì chỉ có khoảng 35% số vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thành công Sau đây là bảng các nhân tố ảnh hưởng tới sự thành công rào cản với hoạt động M&A sẽ cho ta thấy rõ được mức độ ảnh hưởng... là những tổ chức tài chính có uy tín kinh nghiệm hơn các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nghiên, Đỗ Xuân Hồng LTĐH6D Khóa luận tốt nghiệp 35 Khoa Tài chính những đặc trưng này gần đây không còn nữa khi “ người mua thuộc khối tư nhân Việt Nam đã đang trỗi dậy trong những năm qua Biểu đồ 2.3 Phân loại M&A theo tính chất thương vụ tại Việt Nam Hoạt động M&A Việt Nam đặt trong mối quan hệ so sánh với... : Cục quản lý, bộ Công thương Việt Nam Bảng 2.1: Các thương vụ M&A có giá trị cao ở Việt Nam năm 2007 Từ năm 2005 tới năm 2007 cho thấy được hoạt động M&A là xu hướng tất yếu của nền kinh tế Việt Nam- xu hướng hội nhập toàn cầu hóa Cụ thể hơn, từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới (1986), tiếp theo là hội nhập ngày càng mạnh mẽ ( gia nhập ASEAN tháng 7/1995 WTO tháng 11/2006), hoạt động... trường nhanh chóng vào những lĩnh vực kinh doanh mới Đỗ Xuân Hồng LTĐH6D Khóa luận tốt nghiệp 29 Khoa Tài chính KẾT LUẬN CHƯƠNG I Chương I nghiên cứu những lý luận chung về M&A Những khái niệm về M&A trên thế giới tại Việt Nam, phân loại M&A, quy trình phương thức thực hiện khi tiến hành thương vụ M&A - Nếu phân theo lĩnh vực hoạt động thì mua bán sáp nhập có thể chia thành + Kết hợp ngang +... do tình hình kinh tế thế giới khó khăn Trong thập niên 1980, gần một nửa doanh nghiệp Mỹ được tiến hành tái cấu trúc, trên 80.000 doanh nghiệp được mua lại hoặc sáp nhập trên 700.000 được bảo hộ tránh khỏi phá sản để tái tổ chức lại doanh nghiệp tiếp tục hoạt động Giai đoạn những năm 1980 được đặc trưng bởi những doanh nghiệp hung hăng cùng với các thủ đoạn công kích nhằm giành quyền kiểm soát... thương vụ DN nước ngoài mua lại DN Việt Nam hoặc mua lại DN nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam ngày càng tăng Giai đoạn 2008 đến năm 2010 Đỗ Xuân Hồng LTĐH6D Khóa luận tốt nghiệp 33 Khoa Tài chính Nguồn: Stoxplus 2008 – 2010 Biểu đồ 2.2 giá trị số lượng các thương vụ M&A 2008 - 2010 Theo biểu đồ thì số vụ M&A tại Việt Nam gia tăng mạnh từ 146 vụ năm 2008 lên tới con số 295 vào năm 2009 với tổng . về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Chương II : Thực trạng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại. luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu. - Nghiên cứu những lý thuyết chung về mua bán và sáp nhập DN. - Nghiên cứu thực trạng mua bán và sáp nhập DN tại Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp, . phát triển và đề ra một hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động M&A, em đã chọn đề tài nghiên cứu :“ Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp làm

Ngày đăng: 10/05/2014, 01:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thực hiện đồng bộ các bước trong xây dựng mô hình M&A nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động M&A.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan