luận văn thạc sĩ Điều tra tội phạm trộm cắp tài sản xảy ra tại nơi ở của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

125 1.4K 10
luận văn thạc sĩ Điều tra tội phạm trộm cắp tài sản xảy ra tại nơi ở của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Điều tra tội phạm trộm cắp tài sản xảy ra tại nơi ở của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Mục lục Trang mở đầu 1 Chơng 1: nhận thức về tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi công dâncông tác điều tra khám phá của lực lợng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Bắc Giang 5 1.1. Nhận thức về tội trộm cắp tài sảntrộm cắp tài sản tại nơi của công dân 5 1.2. Nhận thức về điều tra tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi công dân 20 Chơng 2: Thực trạng tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong những năm 2002 đến 2006 và các biện pháp điều tra khám phá 25 2.1. Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 25 2.2. Công tác phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 49 2.3. Công tác điều tra tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 55 2.4. Nhận xét, đánh giá về hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm trộm cắp tài sản nơi của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 83 Chơng 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra khám phá các vụ trộm cắp tài sản tại nơi của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 88 3.1. Dự báo tình hình tội trộm cắp tài sản tại nơi của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới 88 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, điều tra khám phá loại tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 92 kết luận 120 danh mục tài liệu tham khảo 122 Mở đầu 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Cùng với sự phức tạp của tội phạm hình sự trên cả nớc, tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng có nhiều biến động và phức tạp, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Qua báo cáo tổng kết năm địa bàn tỉnh Bắc Giang thì phơng thức hoạt động của tội phạm rất đa dạng, mức độ thiệt hại do chúng gây ra ngày càng lớn. Trong đó có các loại tội phạm nh giết ngời, cớp tài sản, hiếp dâm, lừa đảo, trộm cắp, buôn bán ma túy gia tăng. Đặc biệt loại tội phạm trộm cắp tài sản trong nhà dân xảy ra nhiều, thiệt hại do loại tội phạm này gây lên rất lớn, làm ảnh hởng nghiêm trọng tới tình hình TTATXH trên địa bàn. Nếu tính từ năm 2002 đến 6 tháng đầu năm 2006 đã xảy ra 3.061 vụ phạm tội hình sự, trong đó tội phạm trộm cắp xảy ra 1.846 vụ và tội phạm trộm cắp tại nơi công dân xảy ra 1.054 vụ. Nh vậy tội phạm trộm cắp tài sản nơi công dân chiếm 34,46% so với tổng số các vụ phạm tội xảy ra và chiếm 57,09% so với các vụ trộm cắp tài sản khác. Bên cạnh đó, công tác đấu tranh với loại tội phạm này còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp nh: tỷ lệ điều tra khám phá còn thấp (mới đạt 36,74% trong tổng số các vụ xảy ra), nhiều vụ án còn kéo dài, bế tắc Nguyên nhân của tình trạng trên là CQĐT (lực lợng trinh sát, điều tra viên) cha nhận thức đợc đúng đắn hậu quả, tác hại của loại tội phạm này; cha làm tốt công tác phòng ngừa, điều tra xử lý đối với các vụ phạm tội. Trong thực tế đấu tranh với loại tội phạm này lực lợng điều tra cha nghiên cứu khai thác kỹ và sử dụng một cách đầy đủ những tri thức khoa học của điều tra hình sự. Cha sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ, các chiến thuật và phơng pháp điều tra. Vì vậy, để góp phần nâng cao nhận thức về tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi công dânxây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra loại tội phạm này của lực lợng Cảnh sát ĐTTP về TTXH, tôi đã lựa chọn đề tài: "Điều tra tội phạm trộm cắp tài sản xảy ra tại nơi của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang" làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng tiến hành công tác điều tra khám phá loại tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở đó đề xuất một số giả pháp áp dụng kết quả nghiên cứu về phòng ngừa, điều tra nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt đợc mục đích, đề tài có những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận nhận thức về công tác phòng ngừa, điều tra tội phạm nói chung và tội phạm trộm cắp nói riêng. - Nghiên cứu thực trạng hoạt động phòng ngừa, điều tra khám phá loại tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang của lực lợng CSND. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, điều tra loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. 4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tợng nghiên cứu của đề tài: - Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi của công dân và hoạt động điều tra khám phá tội phạm này của lực lợng Cảnh sát ĐTTP về TTXH Công an tỉnh Bắc Giang. * Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong kết quả khảo sát thực tiễn tình trạng tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi của công dân, xảy ra từ năm 2002 đến 6 tháng đầu năm 2006 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Nghiên cứu về công tác điều tra khám phá của lực lợng Cảnh sát ĐTTP về TTXH Công an tỉnh Bắc Giang. 5. Phơng pháp nghiên cứu Phơng pháp nghiên cứu của luận văn đợc xây dựng trên cơ sở phơng pháp luận triết học Mác - Lênin, quan điểm của Đảng, Nhà nớc về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và những kiến thức của các ngành khoa học nh khoa học điều tra tội phạm, tội phạm học, tâm lý, luật học Luận văn đợc nghiên cứu bởi các biện pháp cụ thể nh: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát thực tế, trao đổi, tọa đàm với cán bộ có kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và trực tiếp phòng ngừa, điều tra khám phá loại tội phạm này. 6. Những yếu tố mới đạt đợc của luận văn - Luận văn đa ra hệ thống lý luận về nội dung, cấu trúc đặc điểm, thủ đoạn hoạt động của tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi của công dân và những đặc trng của loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Tổng kết thực tiễn hoạt động điều tra khám phá tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi của công dân, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, nêu đợc những đánh giá đúng đắn về công tác này. - Đề xuất những giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra khám phá tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi của công dân của lực l- ợng Cảnh sát ĐTTP về TTXH Công an tỉnh Bắc Giang. 7. ý nghĩa lý luận - thực tiễn của đề tài Phát triển và bổ sung nhận thức lý luận về hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp trên cơ sở nghiên cứu từ những địa bàn cụ thể nh Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu giảng dạy và học tập các trờng Công an nhân dân và cán bộ chỉ huy, cán bộ hoạt động thực tiễn đấu tranh chống tội phạm. Trên cơ sở các tài liệu đợc thu thập, nghiên cứu, luận văn sẽ đa ra đợc những kết luận và đề xuất giải pháp, giúp Công an các địa phơng, đặc biệt là Công an tỉnh Bắc Giang tham khảo vận dụng trong công tác thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác, điều tra khám phá loại tội phạm trộm cắp tài sản nói chung, tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi của công dân nói riêng. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chơng, 8 tiết. Chơng 1 nhận thức về tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi công dâncông tác điều tra khám phá của lực lợng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Bắc Giang 1.1. Nhận thức về tội trộm cắp tài sảntrộm cắp tài sản tại nơi của công dân 1.1.1. Quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm trộm cắp tài sản Trong BLHS năm 1985 của nớc ta, tội trộm cắp tài sản đợc qui định tại hai điều 132, 155: tội phạm trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa và tội phạm trộm cắp tài sản công dân. Nghiên cứu những quy định trên cho thấy có sự phân biệt rạch ròi giữa tài sản nhà nớc, tài sản tập thể và tài sản riêng của công dân là cơ sở xây dựng một chế tài hình phạt khá cụ thể. Điều đó phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nớc ta trong thời điểm nớc ta bớc vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần phải chủ động tập trung bảo vệ tài sản nhà nớc, tài sản chung của xã hội. Đồng thời, quy định nh vậy cũng là một kế thừa những quy định trớc đây và những pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản nhà nớc và tài sản công dân. Trên cơ sở đó ngành Công an đã phân công trách nhiệm đấu tranh cho các lực lợng Cảnh sát kinh tế và Cảnh sát hình sự để đợc đảm bảo chuyên sâu đối với từng lĩnh vực. Tuy nhiên thực tiễn đấu tranh phòng ngừa, điều tra, xét xử đối với các loại tội phạm trộm cắp tài sản XHCN, tài sản riêng của công dân qua nhiều năm cho thấy cả hai loại tội phạm trên có nhiều điểm giống nhau: - Trớc hết về hành vi khách quan: đều là những hành vi, thủ đoạn "lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản" đối tợng là những tài sản có giá trị, luôn thiệt hại về kinh tế. Khách thể đó là xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản, làm mất đi quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của ngời khác, gây nên sự lo lắng của con ngời, gây mất trật tự xã hội Chủ thể cũng là những con ngời có đủ năng lực trách nhiệm hình sự Chủ quan đều do lỗi cố ý trực tiếp Khi nghiên cứu đến các trờng hợp phạm tội, các tình tiết tăng nặng cũng có dấu hiệu tơng tự giữa hai điều luật trong BLHS năm 1985. Hơn nữa xuất phát từ quan điểm tiếp cận của pháp luật nớc ta: "mọi ngời đều bình đẳng trớc pháp luật", tài sản hợp pháp của bất kỳ ai trong xã hội đều đợc tôn trọng và đợc pháp luật bảo vệ. Cho nên khi phân biệt cụ thể tài sản XHCN và tài sản riêng của công dân dễ dẫn đến t tởng phân biệt đối tợng đấu tranh, coi thờng bảo vệ tài sản riêng của công dân. Đặc biệt trong thời điểm kinh tế thị trờng định hớng XHCN hiện nay và đặc điểm của sở hữu tài sản có lúc khó phân tài sản thuộc sở hữu nào. Vì vậy, BLHS năm 1999 đã có bớc cải tiến mới trong quy định về tội phạm nói chung và tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng, đã quy định tội phạm trộm cắp tài sản trong một điều luật. Điều 138, BLHS năm 1999 quy định tội trộm cắp nh sau: "Ngời nào trộm cắp tài sản của ngời khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dới năm mơi triệu đồng hoặc dới năm trăm nghìn đồng nhng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, cha đợc xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm ". Quy định nh vậy là một bớc tiến vợt bậc của quá trình lập pháp. Điều 138 quy định cụ thể về tội phạm trộm cắp tài sản nh sau: "1. Ngời nào trộm cắp tài sản của ngời khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dới năm mơi triệu đồng hoặc dới năm trăm nghìn đồng nhng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, cha đợc xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trờng hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a. Có tổ chức; b. Có tính chất chuyên nghiệp; c. Tái phạm nguy hiểm; d. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; e. Hành hung để tẩu thoát; f.Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mơi triệu đồng đến dới hai trăm triệu đồng; g. Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mời lăm năm: a. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dới năm trăm triệu đồng; b. Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ m- ời hai năm đến hai mơi năm hoặc tù chung thân: a. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Ngời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm m- ơi triệu đồng". Trong Bình luận khoa học BLHS, phần các tội phạm, trộm cắp đợc hiểu là "lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản đang do ngời khác quản lý". Trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trờng Đại học Luật Hà Nội, trộm cắp tài sản cũng đợc hiểu là "lén lút chiếm đoạt tài sản đang có ngời quản lý". Theo chúng tôi, "tài sản đang do ngời khác quản lý" và "tài sản đang có ngời quản lý" chỉ là hai cách nói khác nhau của cùng một nội dung. Tuy nhiên, khái niệm trộm cắp trong Bình luận khoa học BLHS rõ ràng hơn trong giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trờng Đại học Luật Hà Nội vì mô tả đợc hành vi trộm cắp là hành vi "lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản ". Trong khi đó, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm của Trờng Đại học CSND lại cho rằng: "Trộm cắp là hành vi chiếm đoạt tài sản của ngời chủ tài sản hoặc ngời đợc giao trực tiếp quản lý tài sản, có thể bằng thủ đoạn lén lút". Định nghĩa nh vậy quá dài vì "chiếm đoạt tài sản của ngời chủ tài sản hoặc ngời đợc giao trực tiếp quản lý tài sản", nói ngắn gọn, chính là chiếm đoạt tài sản của ngời khác. Còn nói "có thể bằng thủ đoạn lén lút" thì về cơ bản, có thể hiểu lén lút chỉ là một trong các thủ đoạn đợc thực hiện. Vậy, nếu hành vi chiếm đoạt đợc thực hiện công khai, trắng trợn, thậm chí dùng cả vũ lực để đe dọa thì ngời thực hiện hành vi đó có phạm tội trộm cắp hay không? Rõ ràng, khái niệm trộm cắp trong giáo trình luật hình sự của Trờng Đại học CSND (nay là Học viện CSND) làm ngời đọc có thể nhầm lẫn hành vi trộm cắp với các hành vi chiếm đoạt khác nh cớp, cớp giật, công nhiên chiếm đoạt v.v 1.1.2. Đặc điểm pháp lý đặc trng của tội phạm trộm cắp tài sản Cấu thành tội phạm là căn cứ pháp lý để xác định tội danh (định tội). Định tội là cơ sở đầu tiên để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngời phạm tội. Nh vậy, cấu thành tội phạm là căn cứ pháp lý của việc định tội. Với ý nghĩa nh vậy, cần phải tìm hiểu các đặc điểm pháp lý đặc trng của tội phạm này. Theo quy định của Điều 138 BLHS 1999, các yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản của công dân thể hiện nh sau: - Khách thể của tội trộm cắp tài sản Điều 138 nằm trong Chơng XIV - "Các tội xâm phạm sở hữu". Điều đó có nghĩa là tội trộm cắp là một trong các tội xâm phạm sở hữu. Khách thể của tội phạm này xâm phạm đến quyền sở hữu đối với tài sản. Xâm phạm quyền sở hữu đối với tài sản là làm mất đi quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản. Tội trộm cắp tài sản là: - Xâm phạm quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản). - Là thiệt hại đến kinh tế nhà nớc, tài sản công dân. - Gây ảnh hởng đến đời sống sinh hoạt, trật tự xã hội. Đối tợng tác động của tội trộm cắp tài sản trớc hết là tài sản, bất kể tài sản đó là của ai. Tài sản đó có thể là của Nhà nớc, tổ chức chính trị, xã hội kinh tế, các đơn vị lực lợng vũ trang và tài sản của t nhân. Tài sản đó có thể là hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Tài sản đó, theo Hiến pháp năm 1992 bao gồm: "Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, t liệu sinh hoạt, t liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác" (Điều 58). Tài sản thuộc các tổ chức t nhân (kể cả các tổ chức t nhân nớc ngoài) cũng thuộc phạm vi đối tợng của tội trộm cắp tài sản của công dân. Tài sản thuộc sở hữu công dân nhng đang tạm thời thuộc sự quản lý của các cơ quan nhà nớc, các xí nghiệp quốc doanh, hoặc hợp tác xã không thuộc đối tợng tác động của tội trộm cắp tài sản của công dân mà đợc bảo vệ nh tài sản của Nhà nớc. Tài sản của công dân về nguyên tắc chỉ là đối tợng của những hành vi phạm tội do ngời không phải là chủ sở hữu thực hiện. Tuy nhiên, cũng có trờng hợp tài sản đó có thể là tài sản của riêng ngời có hành vi phạm tội hoặc là tài sản chung với ngời khác. Đó là những trờng hợp hành vi phạm tội, về hình thức, tuy tác động đến tài sản của ngời thực hiện, nhng thực chất lại nhằm gây thiệt hại về tài sản cho ngời khác hoặc cho ngời cùng sở hữu với mình. Ngoài ra khi những vụ trộm cắp tài sản xảy ra trên thực tế đã gây ra tình trạng lo sợ không yên tâm công tác và sinh hoạt của con ngời trong xã hội, làm phức tạp thêm tình hình trật tự xã hội. - Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản Mặt khách quan của tội phạm trộm cắp tài sản là những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan và đợc qui định trong điều luật. Đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội đợc thực hiện nh sau: [...]... nơi công dân - Nội dung công tác phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi công dân Cũng nh trộm cắp tài sản nói chung, công tác phòng ngừa tội phạm trộm cắp tại nơi của công dân cũng cần đợc cơ quan Công an có các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu Qua nghiên cứu các vụ án trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thì số vụ trộm cắp tài sản tại nơi của công dân chiếm đa số(1.054/1.797=58,65%)... chiếm đoạt tài sản tại nhà dân nào chúng thờng phải chuẩn bị công phu 1.2 Nhận thức về điều tra tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi công dân 1.2.1 Công tác phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi của công dân - Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản nơi công dân là yêu cầu cấp thiết khách quan Trong lý luận tội phạm học cũng nh quan điểm của Đảng, Nhà nớc ta thể hiện rõ; phòng ngừa tội phạm là... tài sản 1.2.2 Điều tra vụ án trộm cắp tài sản xảy ra tại nơi của công dân - ý nghĩa quan trọng của điều tra làm rõ các vụ án đã xảy ra là đòi hỏi cần thiết và chính đáng vì: + Lấy lại tài sản cho công dân + Xử lý ngời phạm tội theo pháp luật + Phòng ngừa, răn đe - Những vấn đề cần phải chứng minh vụ án trộm cắp tài sản nơi của công dân, tại Điều 63 BLTTHS năm 2003 + Có hành vi phạm tội xảy ra. .. các biện pháp điều tra khám phá 2.1 Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản tại nhà của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 2.1.1 Tình hình có liên quan đến tội phạm trộm cắp tài sản tại nhà của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 2.1.1.1 Tình hình kinh tế chính trị, kinh tế, xã hội, vị trí địa lý, dân c Bắc Giangtỉnh miền núi (theo Quyết định 68/QĐ-UB ngày 09/8/1997 của ủy ban Dân tộc Miền núi),... d luận xấu trong quần chúng nhân dân, với những địa bàn trọng điểm là: Thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang, huyện Việt Yên, huyện Lục Ngạn, huyện Hiệp Hòa Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản nói chung và tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Bảng 2.2: Thống kê so sánh tỷ lệ số vụ trộm cắp tài sản tại nơi của công dân với tổng số vụ tội phạm hình sự Loại tội. .. tăng số vụ tội phạm hình sự; làm cho tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm trộm cắp tài sản nơi công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn diễn biến phức tạp 2.1.1.2 Tình hình tội phạm hình sự và công tác phòng ngừa điều tra của Công an tỉnh Bắc Giang - Đối với tình hình tội phạm hình sự nói chung và kết quả điều tra của Công an tỉnh Bắc Giang đợc nêu trong báo cáo tổng kết hàng năm, thì... huống điều tra tiêu biểu và chỉ dẫn cách lập kế hoạch điều tra với hàng loạt các giả thuyết điều tra cho phù hợp với các tình huống đã nêu Đó là những vấn đề có ý nghĩa lý luận góp phần nâng cao hiểu biết và nâng cao chất lợng công tác điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của công dân trong tình hình hiện nay Chơng 2 Thực trạng tội phạm trộm cắp tài sản tại nơi của công dân trên địa bàn tỉnh bắc giang. .. (Nguồn: Công an tỉnh Bắc Giang) + Đối với loại tội phạm trộm cắp tài sản Năm 2002 xảy ra 412 vụ, điều tra làm rõ 199 vụ, tỷ lệ khám phá đạt 48,30% Năm 2003 xảy ra 322 vụ, điều tra làm rõ 138 vụ, tỷ lệ khám phá đạt 42,86% Năm 2004 xảy ra 428 vụ, điều tra làm rõ 248 vụ, tỷ lệ khám phá đạt 42,86% Năm 2005 xảy ra 478 vụ, điều tra làm rõ 260 vụ, tỷ lệ khám phá đạt 54,39% + Đối với tội phạm trộm cắp tài sản tại. .. 1999 và khái niệm nơi của công dân Luận văn cũng đã tìm hiểu các quan điểm khác nhau về việc phân chia các giai đoạn điều tra Từ đó đã phân tích các luận cứ xác định các giai đoạn điều tra và đi sâu nghiên cứu giai đoạn điều tra nhằm xác định tội phạm và ngời thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản của công dân, xác định rõ nhiệm vụ của giai đoạn điều tra này Trên cơ sở đó, luận văn đã đi sâu phân... sản tại nơi của công dân Năm 2002 xảy ra 270 vụ, điều tra làm rõ 71 vụ, tỷ lệ khám phá đạt 26,29% Năm 2003 xảy ra 188 vụ, điều tra làm rõ 80 tỷ lệ khám phá đạt 42,55% Năm 2004 xảy ra 203 vụ, điều tra làm rõ 93 vụ, tỷ lệ khám phá đạt 45,81% Năm 2005 xảy ra 267 vụ, điều tra làm rõ 97 tỷ lệ khám phá đạt 36,33% Từ sự phân tích trên ta thấy: Tỷ lệ khám phá vụ án trộm cắp tài sản tài nơi của công dân (36,74%) . loại tội phạm này còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp nh: tỷ lệ điều tra khám phá còn thấp (mới đạt 36, 74% trong tổng số các vụ xảy ra), nhiều vụ án còn kéo dài, bế tắc Nguyên nhân của tình trạng

Ngày đăng: 08/05/2014, 21:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan