luận văn thạc sĩ Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự

76 1.2K 1
luận văn thạc sĩ Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự

Mục Lục Trang mở đầu 1 Chơng 1: một số vấn đềluận về chứng cứ chứng minh trong tố tụng dân sự 4 1.1. Khái niệm chứng cứ 4 1.2. Khái niệm về chứng minh 13 1.3. Một số nét về lịch sử hình thành các quy định chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam 23 Chơng 2: quy định của bộ luật tố tụng dân sự về chứng cứ chứng minh 28 2.1. Quyền nghĩa vụ của đơng sự trong việc cung cấp chứng cứ chứng minh 28 2.2. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân 35 2.3. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp chứng cứ 47 Chơng 3: thực tiễn áp dụng phơng hớng hoàn thiện chế định chứng cứ chứng minh trong bộ luật tố tụng dân sự 51 3.1. Thực trạng pháp luật về chứng cứ chứng minh trong tố tụng dân sự 51 3.2. Thực tiễn xét xử 56 3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện 67 Kết luận 70 1 danh môc tµi liÖu tham kh¶o 72 2 mở đầu 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Năm 1989 ủy ban Thờng vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; tiếp đến năm 1994 ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế; năm 1996 ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động. Ba Pháp lệnh trên đã phần nào đáp ứng đòi hỏi bức thiết trong tố tụng phi hình sự là cơ sở cho các cơ quan tiến hành tố tụng, ngời tiến hành tố tụng ngời tham gia tố tụng thực hiện quyền nghĩa vụ của mình. Tuy vậy, các quy phạm pháp luật của ba pháp lệnh trên dần đã lộ rõ hạn chế, mâu thuẫn. Đặc biệt, trong vấn đề chứng cứ chứng minh không có quy phạm nào chuẩn hóa khái niệm chứng cứ chứng minh, không quy định đầy đủ về chế định này, điều đó gây khó khăn trong sử dụng, đánh giá chứng cứ làm ảnh hởng không nhỏ trong việc giải quyết vụ án. Thực tiễn đặt ra cần phải có một Bộ luật Tố tụng dân sự hoàn thiện hơn, ngày 15 tháng 6 năm 2004 Quốc hội đã ban hành Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam. Bộ luật có phạm vi điều chỉnh rất rộng, bao gồm nhiều quan hệ pháp luật tố tụng thuộc nhiều lĩnh vực nh dân sự, hôn nhân, kinh tế, lao động thi hành án. Từ khi Bộ luật Tố tụng dân sự bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 đến nay vấn đề chứng cứ chứng minh trong tố tụng dân sự vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau cần phải sáng tỏ nh: Về lý luận: Đã có nhiều cách hiểu khác nhau thậm chí trái ngợc nhau về chứng cứ chứng minh. Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định tới 20 điều luật, từ Điều 79 đến Điều 98. Về thực tiễn: Trong công tác xét xử ở mỗi Tòa án, Viện kiểm sát, luật s có cách vận dụng khác nhau, đánh giá về nguồn xác định chứng 3 cứ vấn đề chứng minh còn khác nhau. Điều đó đã dẫn đến cùng một vụ án, cùng một loại chứng cứ, có chung cơ sở chứng minh mà mỗi Tòa án lại xử một kiểu, mỗi Viện kiểm sát, Luật s có quan điểm, nhìn nhận trái ngợc nhau. Từ thực trạng trên, với mong muốn nghiên cứu để làm sáng tỏ một cách đầy đủ cả về lý luận thực tiễn về chứng minh chứng cứ trong các vụ việc dân sự, tác giả chọn đề tài: "Chứng cứ vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự" làm luận văn tốt nghiệp Thạc của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trớc khi có Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, mọi thủ tục tố tụng phi hình sự đều thực hiện theo ba Pháp lệnh trên. Bởi vậy, một số bài viết, luận văn đợc nghiên cứu dựa theo các Pháp lệnh đó. Từ khi Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 205 vấn đề chứng minh chứng cứ mới chỉ có một số bài viết nh "Chế định chứng cứ chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự" tác giả Thạc Nguyễn Công Bình, Tạp chí Nhà nớc Pháp luật số 02 năm 2004; "Một vài suy nghĩ về chứng cứ trong Bộ luật Tố tụng dân sự" tác giả Tởng Duy Lợng, Tạp chí Tòa án số 20, 21/2004. Những bài viết trên mới chỉ giải quyết một vài khía cạnh về chứng minh chứng cứ, chứ cha nghiên cứu một cách toàn diện hệ thống. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Với phạm vi của một luận văn thạc luật học tác giả cha có đủ điều kiện nghiên cứu hết các vấn đề chứng cứ chứng minh trong tất cả các vụ việc dân sự theo phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Tố tụng dân sự, vì vậy tác giả chỉ nghiên cứu chuyên sâu về chứng cứ chứng minh trong phạm vi các vụ án dân sự truyền thống (dân sự hôn nhân gia đình), còn trong các lĩnh vực khác tác giả hy vọng sẽ có cơ hội thực hiện đầy đủ nội dung của chế định này trong các công trình nghiên cứu sau này. 4 4. Phơng pháp nghiên cứu đề tài Luận văn đợc nghiên cứu theo phơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin một số phơng pháp cụ thể nh: Lịch sử phân tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp phơng pháp xã hội, phơng pháp khảo sát thăm dò v.v 5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Nghiên cứu một cách có hệ thống toàn diện các vấn đềluận thực tiễn của chứng cứ chứng minh trong tố tụng dân sự. Từ mục đích này, nhiệm vụ của luận văn là: - Nghiên cứu đa ra những vấn đềluận cơ bản nhất, giúp cho việc nhận thức một cách rõ nét về chứng cứ chứng minh trong tố tụng dân sự. - Từ việc nghiên cứu những hạn chế, bất cập, vớng mắc trong thực tiễn đề xuất những kiến nghị trong việc hoàn thiện các quy định về chứng cứ. 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn - Xây dựng khái niệm khoa học về chứng cứ khái niệm chứng minh trong tố tụng dân sự. - Chỉ ra những đặc trng của chứng cứ trong tố tụng dân sự. - Chỉ ra những bất cập của luật thực định những vớng mắc về chứng cứ chứng minh trong thực tiễn cần phải giải quyết nêu những kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chơng, 7 tiết. 5 Chơng 1 một số vấn đềluận về chứng cứ chứng minh trong tố tụng dân sự 1.1. Khái niệm chứng cứ 1.1.1. Định nghĩa về chứng cứ Chứng cứvấn đề trung tâm quan trọng của tố tụng dân sự. Có thể nói, mọi hoạt động trong quá trình chứng minh chủ yếu xoay quanh vấn đề chứng cứ, mọi giai đoạn của tố tụng dân sự mở ra, kết thúc kết quả đều phụ thuộc phần lớn vào chứng cứ. Có thể nói, chứng cứ là phần quan trọng, lớn nhất để chứng minh vụ việc dân sự. Dựa vào chứng cứ mà các đơng sự có cơ sở xác đáng chứng minh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; các cơ quan tiến hành tố tụng có đủ hay không đủ điều kiện để xác định tình tiết của vụ việc dân sự đúng, đủ, chính xác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân bảo vệ pháp luật. Vì vậy, việc nhận định chứng cứ có vai trò quan trọng nhất trong hoạt động chứng minh của tố tụng dân sự, từ đó giúp việc nhận thức đúng đắn về hoạt động thực tiễn. Cơ sở về lý luận: Quan điểm vật chất sinh ra không bao giờ mất đi, mà nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác mọi sự vật, hiện tợng có mối liên hệ phổ biến. Từ đó, các tài liệu, sự kiện, hiện vật đợc coi là chứng cứ cũng là một dạng vật chất, nó phản ánh vào đầu óc con ngời lu lại trong đầu óc, trí nhớ. Do vậy, nếu đơng sự muốn chứng minh quyền lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại, phải cung cấp cho Tòa án các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền những chứng cứBộ luật Tố tụng dân sự coi đó là một trong các nguồn của chứng cứ. Để làm rõ sự thật khách quan khi thụ lý vụ việc dân sự, Tòa án phải làm sáng tỏ những tình tiết liên quan đến vụ kiện nh: Việc xác 6 lập quyền, nghĩa vụ dân sự trên cơ sở nào? Các đơng sự đã cung cấp đợc các chứng cứ gì? có khả năng thu thập thêm đợc một số chứng cứ gì khác? Từ đó, Tòa án sẽ tiếp nhận vụ việc thực hiện tất cả các biện pháp để nhằm thu thập đầy đủ, toàn diện, chính xác, đúng đắn các loại nguồn của chứng cứ mà pháp luật có quy định để có cơ sở giải quyết khách quan, đúng đắn vụ việc dân sự. Có nhiều định nghĩa về chứng cứ của một số nớc trên thế giới: Trong Bộ luật Tố tụng dân sự của Liên bang Nga có quy định: "Chứng cứ trong tố tụng dân sự là những sự thật khách quan theo đó mà Tòa án có cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án dân sự"; hay Bộ luật Tố tụng dân sự Nhật Bản định nghĩa: "Chứng cứ là một t liệu thông qua đó một tình tiết đợc Tòa án công nhận là một t liệu, cơ sở thông qua đó Tòa án đợc thuyết phục là một tình tiết nhất định tồn tại hay không". Về nội hàm của khái niệm một số nớc trên tựu chung là khẳng định: Chứng cứsự thật khách quan. ở Việt Nam, khái niệm chứng cứ đợc xây dựng dựa trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những quan điểm khoa học về chứng cứ trong pháp luật tố tụng dân sự ở các nớc, đó là xuất phát từ thực tế khách quan của bản thân chứng cứ không lệ thuộc vào ý thức con ngời; đánh giá chứng cứ trong mối liên hệ biện chứng, mỗi chứng cứ đều có nguồn gốc dẫn đến sự hình thành nên nó, sự tồn tại của chứng cứ luôn ở dạng động, liên quan đến nhau. Từ đó Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam định nghĩa về chứng cứ nh sau: Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật đợc đơng sự cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập đợc theo trình tự thục tục do Bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đơng sự là có căn cứ hợp pháp hay không cũng nh những tình 7 tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự (Điều 81 Bộ luật Tố tụng dân sự). Có thể hiểu chung: chứng cứ là những gì có thật đợc thu thập theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự dùng để làm căn cứ giải quyết đúng đắn vụ án. Định nghĩa chứng cứ (tại Điều 81) Bộ luật Tố tụng dân sự nhìn nhận d- ới góc độ khoa học pháp lý thì khái niệm này cần đợc xem xét kỹ hơn. Qua thực tiễn xét xử các loại chứng cứ đợc quy định tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự, theo tác giả có một số quan điểm sau: Cụm từ "những gì có thật" cha thực sự chính xác, đầy đủ khoa học. Cụm từ này trừu tợng khó hiểu, nghĩa dântrong câu từ; thuật ngữ pháp lý đòi hỏi trong sáng, minh bạch, chuẩn xác hàn lâm. Trớc đó, đã có quan điểm góp ý dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự cho rằng nên dùng cụm từ "những tin tức có thật". Có thể cụm từ này sẽ làm cho định nghĩa về chứng cứ cụ thể hơn, sát với thực tế cuộc sống hơn. Nó giúp cho các chủ thể nhận thức về chứng cứ dễ dàng hơn vì chứng cứ là những cái có thể xác định đợc, nghe đ- ợc, nhìn đợc, thậm chí chiếm giữ đợc trên thực tế. Tóm lại, dù tồn tại dới dạng vật hay vật có giá trị mang tin thì nó đều tồn tại dới dạng vật chất cụ thể, tựu chung nó mang một thông tin, một số thông tin khách quan có thật. Việc quy định " do Tòa án thu thập đợc theo trình tự thủ tục do Bộ luật này quy dịnh mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay phản đối của đơng sự ", quy định này còn bỏ sót chủ thể. Việc quy định phần sau " cũng nh những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn sự vụ việc dân sự". Quy định này tạo nên sự rời rạc của định nghĩa. Khái niệm hoàn chỉnh phải tuân thủ đủ ba đặc điểm cơ bản: phản ánh toàn diện về đối tợng; phản ánh tơng đối chính xác về đối tợng; là sự hiểu biết tơng đối có hệ thống về đối tợng. 8 Trên lập trờng, quan điểm thế giới quan duy vật, xem xét chứng cứ xuất phát từ thực tế khách quan của chính bản thân nó chứ không lệ thuộc vào ý thức của con ngời. Trong mối liên hệ biện chứng, nhìn nhận xem xét chứng cứ trong sự vận động, phát triển toàn diện. Trong thế giới khách quan, mỗi chứng cứ đều có nguồn gốc, có nguyên nhân dẫn đến hình thành ra nó. Sự tồn tại của chứng cứ không ở dạng tĩnh lặng, bất động, riêng lẻ mà chúngsự liên quan lẫn nhau. Từ những ý kiến bình luận trên, tác giả xin đa ra định nghĩa nh sau: Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những sự kiện, tình tiết, tin tức phản ánh sự thật khách quan do đơng sự, ngời bảo vệ quyền lợi của đơng sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức, ngời tham gia tố tụng giao nộp hoặc Tòa án thu thập theo trình tự, thủ tục Bộ luật này quy định mà Tòa án dựa vào đó để giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. 1.1.2. Đặc điểm của chứng cứ a) Tính khách quan của chứng cứ Chứng cứ trớc hết là những gì có thật tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con ngời. Đơng sự các cơ quan tiến hành tố tụng không đợc tạo ra chứng cứ, nếu vậy tính khách quan sẽ không còn; do đó không thể coi là chứng cứ. Con ngời phát hiện tìm kiếm thu thập chứng cứ, con ngời nghiên cứu đánh giá để sử dụng nó. b) Tính liên quan của chứng cứ Tính liên quan: Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998: "Tính liên quan là sự liên hệ, dính dáng nhau ở một hay một số tính chất". Tính liên quan trong vụ việc dân sự đợc hiểu là các tình tiết, sự kiện có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vụ việc dân sự mà Tòa án đâng giải quyết. 9 Chứng cứ là những sự kiện, tình tiết, tài liệu tồn tại khách quan có liên quan đến vụ việc mà Tòa án cần giải quyết. Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam quy định cụ thể các loại nguồn của chứng cứ, tuy nhiên Tòa án phải chọn lọc đánh giá những gì có thật liên quan đến vụ việc mà thôi. Tính liên quan của chứng cứ có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Mối quan hệ trực tiếp là mối quan hệ dựa vào đó có thể xác định đợc ngay những tình tiết, theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự xem đây là tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh. Mối liên hệ gián tiếp là qua khâu trung gian mới tìm đợc tình tiết, sự kiện. Tuy nhiên, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp thì cũng phải có mối quan hệ nội tại, có mối quan hệ nhân quả. Từ việc đánh giá rõ tình tiết liên quan, Tòa án có thể xác định đúng chứng cứ cần sử dụng để giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự mà không để xảy ra trờng hợp thừa, hoặc không đầy đủ chứng cứ. c) Tính hợp pháp của chứng cứ Các tình tiết, sự kiện phải đợc thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu theo thủ tục luật định, có nh vậy mới bảo đảm giá trị của chứng cứ. Trớc hết, chứng cứ phải đợc pháp luật thừa nhận, các tình tiết, sự kiện chỉ đợc coi là chứng cứ khi mà pháp luật dân sự quy định nó là một trong các loại nguồn của chứng cứ. Vật chứng phải luôn là vật gốc có tính đặc định, liên quan đến vụ việc dân sự thì mới có giá trị pháp lý, nếu sao chép, tái hiện lại vật chứng thì không đợc coi là vật chứng. Vì vậy, Tòa án không chỉ thu thập đúng trình tự mà phải bảo quản, giữ gìn, đánh giá chứng cứ một cách đầy đủ, toàn diện để đảm bảo đúng đắn tính hợp pháp của chứng cứ. Tính hợp pháp của chứng cứ đợc xác định cụ thể: - Phải là một trong các nguồn hợp pháp mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định. - Phải từ phơng tiện chứng minh hợp pháp mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định. 10 [...]... Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định về chế định chứng cứ chứng minh 31 Chơng 2 Quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về chứng cứ chứng minh 2.1 Quyền nghĩa vụ của đơng sự trong việc cung cấp chứng cứ chứng minh 2.1.1 Nghĩa vụ chứng minh cung cấp chứng cứ Tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự đã khẳng định quyền quyết định tự định đoạt của đơng sự Tại Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự lại quy... cấp chứng cứ chứng minh trong tố tụng dân sự, trong đó nêu: 1 Các đơng sự có quyền nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho tòa án chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ hợp pháp Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của ngời khác có quyền nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh nh đơng sự Vậy, vì sao pháp luật tố tụng dân sự lại đặt ra nghĩa vụ chứng. .. của ngời khác thì phải đa ra chứng cứ để phản đối Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, nghĩa vụ chứng minh đặt ra cho cả hai bên đơng sự, bên khởi kiện, bị kiện ngời có quyền nghĩa vụ liên quan Bộ luật Tố tụng dân sự đề cao vai trò, trách nhiệm chứng minh của đơng sự Mỗi bên đơng sự tham gia tố tụng đều phải chứng minh tất cả các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà trên cơ sở đó họ đa... trị trong việc nghiên cứu ban hành các quy định về chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự có hệ thống minh bạch - Chứng cứ theo ngời: Là chứng cứ đợc rút ra từ lời khai của đơng sự, ngời làm chứng - Chứng cứ theo vật: Là chứng cứ đợc rút ra từ những vật nh vật chứng, tài liệu, giấy tờ 1.1.4 Nguồn của chứng cứ Nguồn chứng cứtrong tố tụng dân sự là nguồn đợc thu thập, cung cấp theo trình tự Bộ luật. .. trình chứng minh Chứng minh đợc diễn ra suốt trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự Nh hoạt động cung cấp, thu thập, xác định, nghiên cứu đánh giá chứng cứ tại Tòa án Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các chủ thể phải thực hiện đúng quyền nghĩa vụ của mình mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định trong quá trình tố tụng Kết quả giải quyết vụ việc dân sự phụ thuộc phần lớn vào việc chứng minh; ... trình tự Bộ luật Tố tụng dân sự và đợc liệt kê tại Điều 82 Bộ luật Tố 12 tụng dân sự thì đợc coi là nguồn Bởi vậy, nếu không có nguồn chứng cứ sẽ không chứng minh làm sáng tỏ để giải quyết vụ việc dân sự Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì nguồn của chứng cứ bao gồm: "Các tài liệu đọc đợc, nghe đợc, nhìn đợc; các vật chứng; lời khai của đơng sự, lời khai của ngời làm chứng; kết luận giám định;... đơng sự, trong Bộ luật Tố tụng dân sự không có quy định trực tiếp quyền nghĩa vụ chứng minh của họ Nhng tại Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định ngời đại diện của đơng sự thay mặt tố tụng của đơng sự nên quyền nghĩa vụ của họ đợc hình thành trên cơ sở nghĩa vụ của đơng sự Bởi vậy, nên ngời đại diện cho đơng sự nào thì họ có nghĩa vụ chứng minh của đơng sự đó Ngời đại diện theo pháp luật, ... gửi cho Tòa án văn bản ghi ý kiến đối với yêu cầu khởi kiện chứng cứ kèm theo Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đơng sự có quyền nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án (Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự) Tại phiên tòa, các bên đơng sự tham gia tranh luận để chứng minh bảo vệ quyền lợi của mình, thời gian tranh luận của họ không hạn chế (Điều 233 Bộ luật Tố tụng dân sự) Khi có kháng... Tòa án các tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để 22 chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ hợp pháp (khoản 3 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự) Theo Điều 83 Bộ luật Tố tụng dân sự, trong trờng hợp đơng sự không thể tự mình thu thập chứng cứ họ có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ Khi áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ, Thẩm phán phải... dụng để làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự thông qua các chủ thể chứng minh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Hoạt động chứng minh có quyết định đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự Để đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định những phơng tiện chứng minh cụ thể để các chủ thể lấy đó làm công cụ chứng minh cho mình: Các tài liệu đọc . nghĩ về chứng cứ trong Bộ luật Tố tụng dân sự" tác giả Tởng Duy Lợng, Tạp chí Tòa án số 20, 21/ 2004. Những bài viết trên mới chỉ giải quyết một vài khía cạnh về chứng minh và chứng cứ, chứ

Ngày đăng: 08/05/2014, 21:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan