báo cáo quy hoạch siwr dụng đất huyện hưng hà

96 1.2K 16
báo cáo quy hoạch siwr dụng đất huyện hưng hà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

quy hoạch

ĐẶT VẤN ĐỀ I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Cùng với Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện Hưng Hà, quy hoạch chung Nông thôn mới và các quy hoạch chuyên ngành khác; Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) sẽ tạo thuận lợi, mở ra hành lang pháp lý quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển Kinh tế - Văn Hóa - Xã hội trên địa bàn huyện theo quy hoạch, kế hoạch. Quy hoạch sử dụng đất huyện Hưng Hà giai đoạn trước được UBND tỉnh phê duyệt, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các chương trình, dự án mục tiêu đề ra, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đảm bảo quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai theo quy hoạch và pháp luật. Tuy nhiên, Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn trước do không dự báo sát tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm vừa qua, nên không đáp ứng được các nhu cầu sử dụng đất của các địa phương và các ngành nên phải bổ sung quá nhiều. Căn cứ quy định Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản chỉ đạo của cấp trên về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, huyện Hưng Hà cần phải Lập Quy hoạch sử dụng đất mới cho 10 năm tới từ 2011 đến 2020; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 đã được phê duyệt, nhằm đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Từ những lý do trên, UBND huyện Hưng Hà tiến hành xây dựng Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về đất cho những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả theo đúng các quy định của Luật Đất đai. - Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) huyện Hưng Hà phải đáp ứng nhu cầu đất đai cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, mục tiêu phát triển của các ngành, các lĩnh vực, các địa phương trong huyện đến năm 2020, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái. - Làm cơ sở định hướng cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương trong huyện. - Phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 về kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) của tỉnh Thái Bình. 1 II. CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA VIỆC LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN HƯNG HÀ - Luật Đất đai năm 2003; - Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 12 tháng 03 năm 2003 của Ban chấp hành Trung ương về “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003; - Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 Ban chấp hành Trung ương “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; - Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 2 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) cấp quốc gia; - Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; - Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; - Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/03/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Hướng dẫn áp dụng mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (kèm theo công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường); - Công văn số 23/CP-KTN ngày 23/02/2012 của Chính phủ về việc hướng phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; - Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16/4/2012 của Tổng cụ Quản lý đất đai về việc hướng dẫn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Quyết định số 643/UBND-NN ngày 09/4/2013 của UBND tỉnh Thái Bình về phân bổ chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) của tỉnh Thái Bình; 2 - Báo cáo chính trị số 152-BC/HU ngày 06 tháng 07 năm 2010 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần VIII trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Hưng Hà lần thứ XIV nhiệm kỳ 2010 – 2015; - Niên giám thống kê huyện Hưng Hà từ năm 2000 đến năm 2009; - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hưng Hà đến năm 2020; - Các quy hoạch phát triển ngành công nghiệp; nông nghiệp; dịch vụ - thương mại; đô thị; giao thông - vận tải; y tế; giáo dục - đào tạo đến năm 2020 trên địa bàn huyện Hưng Hà; - Quy hoạch chung các xã, theo mô hình xây dựng nông thôn mới. III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA VIỆC LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN HƯNG HÀ - Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) huyện Hưng Hà nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, mục tiêu phát triển của các ngành, các lĩnh vực, các địa phương trong huyện đến năm 2020 đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái. - Làm cơ sở định hướng cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương trong huyện. IV. NỘI DUNG CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN HƯNG HÀ - Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. - Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn về sử dụng đất. - Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất. - Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội và môi trường. - Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu. - Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng. V. BỐ CỤC CỦA BÁO CÁO Ngoài phần Đặt vấn đề, phần Kết luận, kiến nghị, Báo cáo bao gồm các phần sau: - Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. - Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai. - Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn sử dụng đất. - Phần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất. 3 PHẦN I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Hưng Hà nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Bình, bao gồm 35 xã và thị trấn (33 xã và 02 thị trấn) với tổng diện tích tự nhiên là 21.028,68 ha, chiếm 12,96% tổng diện tích tỉnh Thái Bình. Ranh giới của huyện được xác định như sau: - Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên. - Phía Nam giáp huyện Vũ Thư. - Phía Đông giáp huyện Quỳnh Phụ và huyện Đông Hưng. - Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam. Huyện có ba mặt tiếp giáp với 3 con sông lớn (sông Hồng phía Tây, sông Luộc phía Bắc và sông Trà Lý phía Tây Nam). Có 5 tuyến quốc lộ và tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện (trong đó tuyến quốc lộ 39 chạy qua 7 xã và 2 thị trấn) và đặc biệt khi đường cao tốc Thái Hà hoàn thiện cùng với hệ thống giao thông nông thôn, huyện lộ và giao thông thủy đã tạo thành hệ thống giao thông quan trọng nối liền huyện Hưng Hà với thành phố Thái Bình, các huyện trong tỉnh và thành phố Hưng Yên. Hưng Hà là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh. Vị trí địa lý của huyện đã tạo những điều kiện rất thuận lợi cho huyện trong buôn bán, trao đổi, vận tải hàng hóa, hành khách và giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.2. Địa hình, địa mạo Huyện Hưng Hà thuộc vùng châu thổ sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1% (trên 1km), cao trình biến thiên từ 1 - 2m so với mặt nước biển. Nhìn chung, địa bàn huyện có độ cao bình quân lớn nhất tỉnh, hướng đất thấp dần từ Bắc xuống Nam. Đất Hưng Hà thuộc khu vực phía Bắc sông Trà Lý được hình thành sớm và chịu ảnh hưởng của phù sa sông Hồng và sông Luộc nên là vùng đất tương đối cao hơn, độ cao trung bình từ 1,3 - 2,5 m so với mực nước biển. 1.1.3. Khí hậu Huyện Hưng Hà nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, và có sự ảnh hưởng của biển. Đặc điểm khí hậu thời tiết của huyện như sau: 4 - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 23,5 0 C, cao nhất là 39 0 C, nhiệt độ thấp nhất là 4 0 C. - Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm xấp xỉ 2.000mm, biên độ giao động 1.200 - 3.000mm, phân bố theo mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài 7 tháng (tháng 5 đến tháng 11). - Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 84%, mùa mưa độ ẩm cao có thể đạt tới 88%, độ ẩm thấp nhất là 24%. - Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.372 giờ, các tháng có số giờ nắng cao từ tháng 3 đến tháng 9 trung bình đạt 260 giờ/tháng (cao nhất vào tháng 5), các tháng có số giờ nắng thấp từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau trung bình 120 - 130 giờ/tháng (thấp nhất vào tháng 12). - Gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đông từ tháng 11 đến tháng 4; gió Đông Nam tháng 5; gió Tây tháng 6 đến tháng 9; gió Tây Nam tháng 10. Tốc độ gió trung bình năm là 3,9m/s, trung bình tháng lớn nhất là 4,9m/s, trung bình tháng nhỏ nhất là 3,1m/s. 1.1.4. Thủy văn Huyện Hưng Hà chịu ảnh hưởng chủ yếu của các sông là sông Hồng, sông Luộc và sông Trà Lý. - Sông Hồng chảy ven theo địa giới hành chính các xã Tiến Đức, Hồng An, Minh Tân, Độc Lập, Hồng Minh; với chiều dài khoảng 14 km. Vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 mực nước sông lên nhanh và cao hơn mặt ruộng từ 2 - 5m. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau mực nước sông xuống thấp hơn mặt ruộng từ 2 - 3m. Sông Hồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất, đồng thời cũng cung cấp lượng phù sa không nhỏ phục vụ việc cải tạo đồng ruộng. - Sông Luộc là một nhánh của sông Hồng chảy qua địa bàn huyện bắt đầu từ xã Tân Lễ đến xã Điệp Nông qua địa phận các xã: Tân Lễ, Canh Tân, Cộng Hòa, Hòa Tiến, Tân Tiến, Điệp Nông có chiều dài 21km. Lưu lượng dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm. Sông Luộc cũng góp phần tích cực vào việc tưới, tiêu và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng. - Sông Trà Lý là một nhánh của sông Hồng chảy qua địa bàn huyện bắt đầu từ xã Hồng Minh đến xã Chí Hòa (qua địa phận 2 xã: Hồng Minh, Chí Hòa); có chiều dài 4,5km. Lưu lượng dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm. 1.2. Các nguồn tài nguyên 1.2.1. Tài nguyên đất Đất đai huyện Hưng Hà được hình thành qua quá trình biển lùi và bồi tụ 5 phù sa của sông Hồng và sông Trà Lý, cùng với việc quai đê, lấn biển, khai hoang của cư dân từ xưa đến nay. Do đó, đất Hưng Hà phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng “Bờ xôi, ruộng mật” với 93% là đất phù sa. Đất phù sa ở huyện Hưng Hà có thành phần cơ giới chủ yếu là đất cát pha và đất cát, địa hình đất lại tương đối cao, 70% diện tích canh tác nằm ở bề mặt cao và trung bình nên ngoài diện tích cấy lúa, đất đai ở Hưng Hà còn thích hợp cho phát triển cây vụ đông, cây công ngiệp ngắn ngày (cây đay, cây dâu, cây đậu tương…), cây ăn quả nhiệt đới (cam, táo, nhãn, chuối…), cây thực phẩm và cây lương thực… có năng suất cao. Nhìn chung, đất đai Hưng Hà thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, đất đai huyện Hưng Hà được chia làm 3 nhóm chính: - Nhóm đất phù sa, diện tích 11.440,37 ha chiếm 93% diện tích đất điều tra. Là nhóm đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, với khả năng hấp thu các chất hữu cơ khá cao. - Nhóm đất cát, diện tích 723.58 ha, khả năng giữ nước kém, nghèo chất dinh dưỡng. - Nhóm đất phèn, diện tích 66,45 ha nằm xen kẽ rải rác ở các xã. Ngoài ra còn có nguồn đất sét, nguồn tài nguyên cát lòng sông rất phong phú để phục vụ sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng. 1.2.2. Tài nguyên nước - Nước mặt: Bao gồm nước mưa và nước trong hệ thống sông ngòi, ao, hồ, trên địa bàn nhưng chủ yếu là nguồn nước sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý… Nhìn chung nguồn nước mặt khá phong phú, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, nguồn nước mặt ở Hưng Hà đang bị ô nhiễm. - Nước ngầm: Theo tư liệu dự án Quy hoạch nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Thái Bình đến năm 2020 cho biết nguồn nước ngầm ở Hưng Hà có 2 tầng đặc trưng: + Tầng chứa nước Thái Bình: Đây là tầng phát triển không đồng đều, rất mỏng ở phía Bắc với chiều dày tầng chứa nước lớn nhất đạt tới 25 m, trung bình 5 - 10 m và lưu lượng từ 0,1 - 0,7 l/s, mực nước giao động từ 1 - 2m. Tầng chứa nước Thái Bình thuộc tầng nghèo nước, điều kiện thủy hóa phức tạp.Tuy nhiên, với các dải nước ở Hưng Hà có ý nghĩa về cấp nước cho các hộ khai thác đơn lẻ, mỗi giếng có thể đạt từ 40 - 60 m 3 /ngày, mặt nước tĩnh nông, gần mặt đất, chất lượng khá. + Tầng chứa nước Hải Hưng được ngăn cách với tầng chứa nước Thái Bình bởi lớp sét, có chiều sâu gặp từ 2 - 40m, chiều dày phát triển không đều. 6 Tầng được tạo bởi nhiều nguồn gốc trầm tích Sông - Biển; Biển - Đầm lầy, đất đá chủ yếu là sét, bột cát, bột - sét lẫn cát, nhiều vỏ sò sinh vật biển. Tầng có lưu lượng từ 0,025 - 0,59 l/s, mực nước giao động từ 0,5 - 1m. Tầng chứa nước Hải Hưng thuộc tầng nghèo nước, chất lượng kém, phần lớn đều bị lợ đến mặn. - Nguồn nước nóng ở xã Duyên Hải: Theo tư liệu của khoa sinh hóa Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho biết tại vùng đất xã Duyên Hải ở độ sâu 50m có nguồn nước nóng 50 0 C; ở độ sâu 178m có nguồn nước nóng 72 0 C. Tuy trữ lượng chưa được xác định nhưng 6 năm gần đây chính quyền xã Duyên Hải đã đưa vào quản lý giao cho tư nhân khai thác bằng máy khoan bơm điện, bể chứa xử lý với mục đích cung cấp nước nóng phục vụ ngành thủy sản nuôi giữ cá bố mẹ qua đông và đẻ sớm, đã góp phần cung cấp lượng cá giống cho khu vực. Nhìn chung, tài nguyên nước của huyện rất dồi dào, chất lượng nước tương đối tốt, ít bị ô nhiễm vì thế có giá trị rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, nếu được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, đời sống của nhân dân giúp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện. 1.2.3. Tài nguyên khoáng sản Hưng Hà là huyện thuộc vùng đồng bằng ven biển, đất đai của huyện được hình thành do quá trình bồi đắp của trầm tích biển nên tài nguyên khoáng sản của huyện rất nghèo về trủng loại và ít về trữ lượng, chủ yếu là khoáng sản cát lòng sông, đất sét trắng, gạch ngói, than nâu và sa khoáng. Ngoài ra huyện còn phát hiện được mỏ nước nóng 57 0 C ở độ sâu 50m và 72 0 C ở độ sâu 178m thuộc xã Duyên Hải. Hai mỏ nước nóng này hiện đang được đầu tư khai thác phục vụ chăn nuôi thủy sản, phát triển du lịch và chữa bệnh cho nhân dân. Trong lòng đất huyện Hưng Hà nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng, được đánh giá có trữ lượng lớn (toàn tỉnh Thái Bình có tới trên 30 tỷ tấn), nhưng phân bố ở độ sâu 600 - 1000 m nên chưa đủ điều kiện về vốn, khoa học công nghệ để khai thác. 1.2.4. Tài nguyên nhân văn Hưng Hà là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng. Nhân dân Hưng Hà đã tạo dựng được nhiều công trình văn hóa có ý nghĩa lịch sử như tôn miếu, lăng mộ nhà Trần, đền Tiên La,… gắn liền với các công trình mang tính lịch sử đó là các danh nhân: Thái sư Trần Thủ Độ, "Nữ tướng hậu cần" của nhà Trần - Trần Thị Dung, Bát Nạn Tướng Quân - Vũ Thị Thục (tướng quân phá nạn cho dân - một nữ tướng của Hai Bà Trưng), bác học Lê Quý Đôn Nhân dân trong huyện có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, 7 trong xu hướng hội nhập với cả nước, khu vực và quốc tế; là thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện vững bước đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng huyện giàu, đẹp, văn minh. 1.3. Thực trạng môi trường 1.3.1. Hiện trạng môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Hiện trạng môi trường của huyện nhìn chung còn trong lành, tuy nhiên cũng đã xuất hiện một số nguy cơ gây ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái giảm tính đa dạng sinh học như: một số khu dân cư như thị trấn Hưng Hà, thị trấn Hưng Nhân,… có dân số tập trung cao, mật độ xây dựng lớn và các khu chợ dịch vụ, cơ sở y tế có lượng chất thải nhiều nhưng lại chưa được thu gom và xử lý triệt để, tập quán sử dụng các chất đốt dạng thô (than đá, củi, rơm rạ ), các sản phẩm nhựa, nilon trong sinh hoạt của nhân dân, sử dụng các chế phẩm hoá học để trừ sâu, diệt cỏ dại và phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp, các chất thải trong quá trình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong chăn nuôi Trong những năm vừa qua; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà hàng đang làm ảnh hưởng lớn tới môi trường của huyện; mặt khác trên địa bàn của huyện có 2 Bệnh viện Đa khoa (Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà và Bệnh viện Đa khoa Hưng Nhân), 01 Trung tâm y tế, 35 Trạm y tế xã và các cơ sở y tế khác đang có nguy cơ phát sinh rác thải nguy hại cần được quan tâm xử lý kịp thời. Đặc biệt đối với các cơ sở làng nghề cần được quan tâm; như làng dệt nhuộm Phương La (xã Thái Phương), khu vực bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu ở xã Hòa Tiến đã gây ô nhiễm về môi trường rất nghiêm trọng. Theo ước tính, cả xã Thái Phương có trên 90% hộ gia đình làm nghề dệt nhuộm với 7 công ty, xí nghiệp dệt nhuộm, 20 tổ sản xuất kinh doanh, trong đó 12 cơ sở tẩy nhuộm xả thải từ 1.000 - 1.500 m 3 /ngày đêm, hàm lượng chất rắn lửng, ôxy hóa, sulfua vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 10 lần. Hầu hết các chất thải này đều xả thẳng ra môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân. Trong tương lai khi kinh tế phát triển sẽ hình thành các khu đô thị mới, khu sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các trang trại chăn nuôi tập trung với một lượng không nhỏ các chất thải công nghiệp, chăn nuôi, sinh hoạt không thể tránh khỏi sẽ có tác động nhất định đến môi trường của huyện. Vì vậy, cần phải dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái trên địa bàn huyện. 1.3.2. Một số giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện - Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tích cực trồng cây xanh, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hạn chế và chấm dứt tình trạng dân sống rải rác tự phát không theo quy hoạch. Xử lý nghiêm các hành vi huỷ hoại môi trường sinh thái. 8 - Có các giải pháp cơ bản lâu dài xử lý nước thải ở khu làng nghề, tiểu thủ công nghiệp, các bệnh viện, hệ thống thoát nước các khu dân cư đặc biệt là các khu dân cư đô thị. - Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, các công trình, nghiên cứu ứng dụng các quy trình, giải pháp kỹ thuật để ngăn ngừa xử lý ô nhiễm môi trường, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. - Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy song song với đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề bảo vệ môi trường sống có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững và lâu dài, đảm bảo đời sống tinh thần, vật chất và sức khoẻ cho nhân dân. Để bảo vệ môi trường, trước hết là phải bảo vệ thảm thực vật, đồng thời hạn chế suy thoái môi trường do biến động tài nguyên đất, tài nguyên nước, hạn chế ô nhiễm môi trường đô thị, môi trường nông thôn. Có như vậy mới có thể phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân huyện, cùng với lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của huyện Hưng Hà đã dần đi vào hướng phát triển ổn định, đạt bình quân trong giai đoạn 2001- 2010 (1) là 10,94%. Trong đó giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 4,61% (giai đoạn 2001-2010); giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 18,21% (giai đoạn 2001-2010); giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ tăng 9,62% (giai đoạn 2001-2010). 2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Khu vực nông nghiệp - ngư nghiệp có tỷ trọng giảm đều trong cơ cấu giá trị sản xuất của huyện từ 49,68% năm 2000 xuống còn 29,1% năm 2010. - Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 31,17% trong cơ cấu giá trị sản xuất năm 2000 lên 53,52% vào năm 2010. - Khu vực thương mại, dịch vụ, chịu nhiều ảnh hưởng của biến động thị trường giá cả song cơ cấu giá trị sản xuất đạt ở mức 17,39% vào năm 2010. Nhìn chung, trong thời kỳ 2000 - 2010, cơ cấu kinh tế của huyện có sự 1 Theo Báo cáo chính trị số 152-BC/HU ngày 06 tháng 07 năm 2010 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần VIII trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIV nhiệm kỳ 2010 – 2015. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005-2010 là 13,06%; trong đó giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng 3,94%, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 21,13%, giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ tăng 12,43%. Trung bình cả tỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 – 2010 đạt 11%. 9 chuyển dịch đúng hướng, cơ cấu kinh tế thay đổi đều ở cả ba khu vực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm - nghiệp. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch kinh tế hiện nay diễn ra vẫn còn chậm, tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng thấp hơn nhiều so với cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp. 2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nông nghiệp trong việc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế, trong thời gian qua, huyện đã có nhiều chủ trương đầu tư cho các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các hành lang cơ chế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nên ngành nông nghiệp, thuỷ sản của huyện phát triển khá toàn diện. 2.2.1.1. Ngành sản xuất nông nghiệp Năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản đạt 888,9 tỷ đồng (giá 1994) tăng 327 tỷ đồng so với năm 2000 (561,9 tỷ đồng). Biểu 01: Giá trị sản xuất và cơ cấu các phân ngành của khối ngành sản xuất Nông nghiệp huyện Hưng Hà thời kỳ 2000 - 2010 (2) Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 - GTSX (giá 1994) Tỷ đồng 561,9 707 771 802,2 845,28 888,9 - Nông nghiệp Tỷ đồng 541,9 667 724,4 753,2 788,96 831,1 - Thuỷ sản Tỷ đồng 20 40 46,6 49 56,32 57,8 - Cơ cấu % 100 100 100 100 100 100 - Nông nghiệp % 96,44 94,34 93,96 93,89 93,34 93,50 - Thuỷ sản % 3,56 5,66 6,04 6,11 6,66 6,50 - Trồng trọt: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh 1994) đã tăng từ 418,1 tỷ đồng năm 2000 lên 516,5 tỷ đồng năm 2010. 2 Số liệu tổng hợp, điều tra từ phòng Tài Chính – Kế Hoạch huyện Hưng Hà 10 [...]... phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quy n sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quy n sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quy t khiếu nại về đất đai; Nghị định 60/CP, ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quy n sở hữu nhà và quy n sử dụng đất ở tại đô thị; Nghị định 85/CP ngày 17/12/1996 của Chính phủ quy định việc thi hành Pháp lệnh về quy n... Cộng đồng dân cư sử dụng 44,85 ha 23 1.6 Đăng ký quy n sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quy n sử dụng đất Việc đăng ký quy n sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện theo đúng quy định pháp luật Kết quả cấp giấy chứng nhận quy n sử dụng đất theo quy định từ năm 1993 đến năm 2010 tổng số giấy chứng nhận quy n sử dụng đất đã cấp là 9.784 giấy (diện tích... công tác quản lý tài chính về đất đai trong việc cấp quy n sử dụng đất, cho thuê quy n sử dụng đất, chuyển nhượng quy n sử dụng đất 1.9 Quản lý, giám sát việc thực hiện quy n và nghĩa vụ của người sử dụng đất Trước đây, công tác quản lý đất đai của các cấp chính quy n trong huyện đã có phần bị buông lỏng; vai trò quản lý, giám sát việc thực hiện quy n và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan... người/km2) Dân cư tập trung đông ở các thị trấn và các làng nghề Về thực trạng giải quy t việc làm và thu nhập, huyện đã nhận thức rõ vai trò quan trọng trong công tác giải quy t việc làm đối với người lao động, Đảng bộ và chính quy n đã xây dựng và thực hiện tốt đề án giải quy t việc làm giai đoạn 2006 - 2010, trong 5 năm qua đã giải quy t việc làm cho 28.039 người (tăng 166% so với nhiệm kỳ trước); các cơ... đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 là 7.985,82 ha (ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện) và tỷ lệ 1/2000 là 13.042,86 ha 22 1.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện cũng như quy hoạch cấp xã, thị trấn được lập theo đúng quy định theo từng giai đoạn Việc lập kế hoạch sử dụng đất đã được các cấp các ngành nhận thức rõ tầm quan trọng trong công tác... dài 96,4 km (sông Tiên Hưng 16,5 km, sông Sa Lung 12,4 km, sông Việt Yên 5km, sông Đô Kỳ 10 km, sông Đào Thành 4,1 km, sông Lão Khê 5,1 km, sông 224, 223 và sông Tà Sa) Hệ thống bến cảng trên các tuyến sông có 11 bến cảng, hầu hết các bến cảng này đều có quy mô nhỏ, tự phát chưa có quy hoạch Lượng tàu thuyền đi lại tương đối lớn, chủ yếu là vận chuyển hàng hóa 16 2.5.2 Thủy lợi Hưng Hà là huyện nông... đai không cao, trong đó có công tác lập quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quy n sử dụng đất 24 Công tác thi hành các quy định pháp luật về đất đai đã được quan tâm, bảo đảm thực hiện ngày càng nề nếp và đi vào ổn định Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến cố gắng, vai trò và hiệu quả của công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quy n và nghĩa vụ của người sử dụng đất... huyện nói riêng và của tỉnh Thái Bình nói chung Phần lớn diện tích đất phi nông nghiệp tăng thêm đều khai thác từ nông nghiệp 31 2.2.5 Quy luật biến động đất đai Từ kết quả nghiên cứu quy luật biến động đất đai những năm qua cho thấy đất đai huyện Hưng Hà biến động theo quy luật sau: - Diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2010 tăng so với năm 2000 là 1.013,12 ha Nguyên nhân là do những năm trước diện... 150.799 8 4 9 9 Người 2.546 2.688 4.501 4.808 5.200 % 14,3 11,0 7,4 5,0 4,9 2.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 2.4.1 Thực trạng phát triển đô thị Huyện Hưng Hà có 2 thị trấn là thị trấn Hưng Hà và thị trấn Hưng Nhân Cả 2 thị trấn đều nằm trên trục quốc lộ 39, có khả năng đô thị hóa nhanh và có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội với tổng diện tích đất đô thị (theo địa... và phát triển sản xuất Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng bình quân 16,06% năm Năm 2010, ước đạt 172 tỷ đồng, tăng 2 lần so với năm 2005 Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch được coi trọng Công tác xây dựng cơ bản đã được triển khai thực hiện đúng quy định, đảm bảo công khai dân chủ, tránh thất thoát, lãng phí, phát huy tốt hiệu quả sử dụng, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn Nhìn chung các . THIẾT LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Cùng với Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện Hưng Hà, quy hoạch chung Nông thôn mới và các quy hoạch chuyên ngành khác; Quy hoạch. huyện Hưng Hà lần thứ XIV nhiệm kỳ 2010 – 2015; - Niên giám thống kê huyện Hưng Hà từ năm 2000 đến năm 2009; - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hưng Hà đến năm 2020; - Các quy. 2020 trên địa bàn huyện Hưng Hà; - Quy hoạch chung các xã, theo mô hình xây dựng nông thôn mới. III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA VIỆC LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN HƯNG HÀ - Quy hoạch sử dụng

Ngày đăng: 08/05/2014, 15:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • PHẦN I

  • ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

    • I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

      • 1.1. Điều kiện tự nhiên

      • 1.2. Các nguồn tài nguyên

      • 1.3. Thực trạng môi trường

      • 2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

      • 2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

      • 2.3. Dân số, lao động, việc làm, thu nhập(5)

      • 2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

      • 2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

      • TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

        • I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

        • II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT

        • III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC

          • 3.1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

          • II. ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT

            • 2.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

            • I. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUY HOẠCH

              • 1.3.2. Vấn đề việc làm và thu nhập

              • 5.5.2. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong kỳ kế hoạch

              • - Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ từ tổng thể đến các địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước; quy hoạch, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt; tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

              • - Giải pháp để đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả của phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như xác định cụ thể quỹ đất có vị trí lợi thế để đấu giá cho mục đích thương mại để tăng nguồn thu ngân sách; phát triển hạ tầng phải gắn với khai thác quỹ đất liền kề để điều tiết chênh lệch giá đất do Nhà nước đầu tư; phải nâng cao công tác giám sát quy hoạch sử dụng đất.

              • - Thực hiện tốt các giải pháp quy định tại Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa cho phù hợp với đặc thù của tỉnh và của huyện là tỉnh đồng bằng, việc sử dụng đất để phát triển kinh tế xã hộ chủ yếu phải lấy vào đất nông nghiệp trong đó có đất trồng lúa.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan