Bắt nạt qua mạng

10 1.2K 9
Bắt nạt qua mạng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bắt nạt qua mạng

1 BÀI 1 - BẮT NẠT QUA MẠNG A – NỘI DUNG: Theo kết quả khảo sát mới đây của Yahoo phối hợp cùng UNICEF, 57% số người dùng Internet đã chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng. Các thông tin được chia sẻ phổ biến là ảnh, video cá nhân, tên trường học, cá biệt, có đến 9% tiết lộ địa chỉ nơi ở thực tế. Theo Yahoo, người dùng đã sử dụng Internet một cách thoải mái mà không có một chút khái niệm nào về việc sử dụng Internet sao cho an toàn. Việc các thông tin người dùng cung cấp trên mạng mà không hề có sự cân nhắc sẽ là những mối họa bởi giới tội phạm có thể khai thác, lợi dụng. Một nguy cơ khác, có đến 14% người được hỏi cho biết họ đã từng bị bắt nạt trên mạng.1 1. Bắt nạt qua mạng là gì? “Bắt nạt trên mạng là khi một người nào đó sử dụng công nghệ để chơi “bẩn”, quấy rối hoặc đe dọa người khác thông qua email, chat, trò chơi trực tuyến, tin nhắn, hình ảnh . Hành động này lặp đi lặp lại với cường độ 24/7 khiến nạn nhân không đủ sức chống đỡ”, bà Susan McLean, một nhân viên cảnh sát cho biết.2 Có thể hiểu, bắt nạt qua mạng là việc một người cố ý dùng internet, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác để quấy rối, đe dọa hoặc lừa đảo người khác. Bắt nạt qua mạng là hành vi trái với nội quy của nhà trường và vi phạm pháp luật. Nếu các hành vi bắt nạt qua mạng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho nạn nhân bị bắt nạt thì người bắt nạt có thể bị xử lí vi phạm hành chính, thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự, ví dụ như hành vi làm nhục người khác (Điều 121 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi 2009), hành vi vu khống (Điều 122 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi 2009), hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (Điều 125 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi 2009), hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet (Điều 226 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi 2009), hành vi truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác (Điều 226a Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi 2009)… 2. Các hình thức phổ biến của bắt nạt qua mạng? Bắt nạt qua mạng được thể hiện dưới rất nhiều hình thức, ví dụ như: - Ghi lại cảnh một người bị bắt nạt, bị hành hạ thân thể rồi đăng lên mạng. - ời khác. 1 http://www.pcworld.com.vn/articles/tieu-dung/song-cong-nghe/2012/01/1229843/14-nguoi-dung-tung-bi-bat-nat-tren-mang/ 2 http://www.bayvut.com.au/nh%E1%BB%8Bp-s%E1%BB%91ng/v%E1%BA%A5n-n%E1%BA%A1n-b%E1%BA%AFt-n%E1%BA%A1t-tr%C3%AAn-m%E1%BA%A1ng 2 - Gửi các tin nhắn dọa đánh/xâm hại thân thể ai đó. - Ăn cắp mật khẩu rồi truy nhập vào tài khoản của người khác để gửi hoặc đăng tải các hình ảnh, video, thông tin làm cho chủ nhân thật của tài khoản bị bẽ mặt. - ạờ . - Phát tán các lời đồn đại ác ý thông qua email, tin nhắn văn bản hoặc các trang mạng xã hội. Chuyện dùng sức mạnh để bắt nạt, lấn áp tinh thần của một ai đó chắc hẳn không còn xa lạ gì. Tuy nhiên, nếu như cách đây vài ba năm, nhắc đến bắt nạt là chúng ta sẽ nhớ ngay đến các video clip đại loại như "nam sinh choảng nhau trên xe buýt" hay "nữ sinh đánh bạn ngoài công viên" thì giờ đây, cùng với sự bùng nổ mạng xã hội, hình thức bắt nạt đang dần chuyển từ "offline" sang "online" một cách rất rõ ràng. Ngọc Mai - một cô bạn hiện đang học cấp 3 tại TP.HCM chia sẻ: "Vào một buổi sáng thứ 7 cách đây gần một tháng, mình đăng nhập vào tài khoản Facebook và vô tình phát hiện tất cả những người bạn trong lớp mới của mình đã cùng nhau nhấn nút "Tham gia" vào một group nhỏ mang tên "Hội những không đỡ nổi sự tự tin của Mai Ù". Ban đầu khi thấy nickname của mình xuất hiện tại đây, mình có phần khá bất ngờ và tò mò, thậm chí khi đó còn suy nghĩ tích cực rằng có lẽ đây chỉ là một trò đùa nho nhỏ của các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, đến khi click vào xem nội dung bên trong thì mình mới thật sự bị sốc. Trên đây, hàng loạt những tấm hình chụp lén mình trong đêm hoạt động chung của trường cách đó một tuần được up lên kèm theo vô số những câu bình luận khiếm nhã. Hàng chục người khác bên dưới cũng bắt đầu hùa theo bằng những bình luận cực kì nặng nề. Từ mái tóc hơi xù, cho tới hàm răng đang được niềng và thậm chí là cả vóc dáng có phần hơi đẫy đà của mình - tất cả đều được đem ra chê bai một cách không thương tiếc. Sau khi tìm hiểu thì mình được biết người "sáng lập" ra nhóm này chính là một trong những cô bạn cùng lớp, và đã có gần 30 người tham gia vào nhóm chỉ sau chưa đầy 24 giờ đồng hồ. Dẫu biết rằng bản thân không hoàn hảo, nhưng việc phải thấy những lời nhận xét ác ý như "Mai đùi sấm" hay "Lợn xề" thật sự khiến mình cảm thấy hụt hẫng và tuyệt vọng vô cùng. Thậm chí đôi lúc mình còn tự hỏi, liệu có phải bản thân mình cũng tồi tệ đúng như những gì họ nói hay không?" Cô bạn tên Mai có lẽ không phải là nạn nhân duy nhất của hội chứng bắt nạt mạng (cyber-bully). Nếu thường xuyên sử dụng các trang mạng xã hội và lân la đủ mọi nơi thì chắc hẳn bạn sẽ không ít lần bắt gặp những hội nhóm được lập ra với mục đích “dìm hàng” cay nghiệt như vậy. Câu chuyện về cô bạn Ngọc Anh - hay còn được cộng đồng mạng biết đến với nickname "hotgirl Thắm Tây", hay cô bạn vô danh tại Hải Phòng bị gán ghép cho cái danh "Hotgirl Big C" chính là những nạn nhân điển hình. Một cuộc khảo sát nhỏ của Yahoo! Việt Nam đã cho thấy hiện nay, 3 hơn 14% người trẻ Việt đã và đang là nạn nhân của hội chứng xấu xí này dưới các mức độ khác nhau.3 3. Ảnh hưởng của bắt nạt qua mạng với nạn nhân bị bắt nạt? Bắt nạt qua mạng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nạn nhân bị bắt nạt. Bắt nạt qua mạng làm cho nạn nhân cảm thấy chán nản, tức giận, buồn bã, lo sợ phải đối mặt với kẻ bắt nạt mình, một số thanh thiếu niên thậm chí đã tự tử. Bắt nạt qua mạng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm lý và cuộc sống của trẻ. Không những vậy, bắt nạt qua mạng còn ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ, gây khó khăn cho nhà trường trong việc tạo ra một môi trường học tập an toàn. Có ý kiến đã giải thích tình trạng này: . : Commonsense Media) Vậy, t ? : . Ý thức về hành vi nặc danh: . : . : iên. : . 3 http://www.tinmoi.vn/nem-da-hoi-dong-va-luan-ban-ve-su-doc-ac-tren-the-gioi-mang-101091367.html 4 : . 4. Các biện pháp phòng chống bắt nạt qua mạng? Có nhiều biện pháp để phòng chống việc bắt nạt qua mạng, cụ thể là người sử dụng Internet cần phải: - Luôn tôn trọng người khác. - Suy nghĩ trước khi gửi. - Bảo vệ mật khẩu của bạn. - Chặn tin nhắn của kẻ bắt nạt lại. - Không trả thù hoặc đáp lại kẻ bắt nạt. - Lưu lại bằng chứng Đồng thời, hãy nói/thông báo cho: - Bố mẹ hoặc một người lớn mà bạn tin cậy - Nhà cung cấp dịch vụ - Thầy cô giáo ở trường - Gọi đường dây trợ giúp trẻ em số 18001567 (của Cục Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em) Nếu bạn chứng kiến trường hợp quấy rối qua mạng, hãy giúp đỡ nạn nhân bị bắt nạt và tố cáo kẻ bắt nạt. Theo Yahoo, người dùng cần phải được giáo dục cách sử dụng Internet sao cho lành mạnh, an toàn. Đó không đơn giản chỉ là đặt mật khẩu đủ độ khó, không truy cập các trang web đen, không click vào các đường link lạ… mà còn phải an toàn ngay từ khi bạn chọn tên truy nhập. Chẳng hạn, một tên truy nhập (ID) flying0304 sẽ khó để tội phạm phán đoán hơn ID 0304flying_Nga. Tên truy nhập này cho người lạ biết tên của bạn và họ có thể sử dụng tên này để bắt chuyện, giả vờ như có quen biết bạn. Lời khuyên của Yahoo là người dùng nên loại bỏ những thông tin cá nhân sau khi tạo tên truy nhập: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, tên công ty, tên trường học, tên các thành viên trong gia đình. 5 B - KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG STT Nội dung Phương pháp Hướng dẫn tiến hành hoạt động Tài liệu Thời gian 1 Khởi động Trò chơi Con thỏ - Bức tường – Mũi tên 1. Người hướng dẫn chia người tham gia thành 2 nhóm đứng thành 2 hàng dọc và xoay mặt đối diện với nhau. 2. Người hướng dẫn hướng dẫn người tham gia 3 kí hiệu: Con thỏ (hai bàn tay để sát vành tai); Bức tường (2 tay giơ lên cao); Mũi tên (để 2 tay theo tư thế bắn cung). Con thỏ thắng bức tường vì con thỏ nhảy qua được bức tường, bức tường thắng mũi tên vì chặn được mũi tên, mũi tên lại thắng được con thỏ vì bắn được thỏ. 3. Lần lượt từng cặp chơi của 2 đội tiến hành chơi. Sau khẩu hiệu của người hướng dẫn (có thể là đếm 1,2,3), mỗi thành viên tự quyết định mình chọn vai gì và diễn tả hành động. Người nào thắng sẽ ghi được 1 điểm cho đội mình. 4. Tiến hành chơi tập thể. Trước mỗi lượt chơi, các nhóm có 10s để bàn riêng với nhau xem họ sẽ chọn vai gì. Sau khẩu hiệu của người hướng dẫn, tất cả các thành viên của các nhóm sẽ phải đồng loạt thực hiện động tác mà nhóm mình đã chọn. Nhóm nào thắng theo quy luật của trò chơi sẽ ghi được 5 điểm. 5. Sau khi tổng kết kết quả, người hướng dẫn giới thiệu về ý nghĩa của trò chơi. Lưu ý cho người hướng dẫn/ Gợi ý câu trả lời: 10’ 6 - Người hướng dẫn yêu cầu tất cả người tham gia phải đồng loạt thực hiện động tác. Nhóm nào thực hiện không đều sẽ bị thua - Ý nghĩa của trò chơi: trò chơi tạo cho người tham gia một ý thức và phản xạ bảo vệ bản thân trước sự tấn công của người khác. Sự tấn công rất khó đoán trước của nhóm đối thủ sẽ khiến người tham gia phải thận trọng hơn trong quá trình chơi. Đây là hình ảnh ẩn dụ cho những nguy cơ tiềm ẩn và ý thức tự bảo vệ bản thân của người sử dụng Internet trong quá trình sử dụng Internet. Hơn nữa, trò chơi còn là biểu tượng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết. 2 Bắt nạt qua mạng là gì? Trò chơi ghép card Hỏi đáp 1. Người hướng dẫn đính lên bảng 1 số tấm card được sắp xếp không theo thứ tự, yêu cầu học sinh sắp xếp lại các tấm card sao cho thành 1 câu có ý nghĩa – Tài liệu phát tay số 1 (2’) 2. Người hướng dẫn phân tích và lấy ví dụ liên quan đến bắt nạt qua mạng bằng cách sử dụng các câu hỏi như: Các bạn đã nghe tới cụm từ “bắt nạt qua mạng” bao giờ chưa? Theo các bạn, bắt nạt qua mạng là hành vi tốt hay xấu? Các bạn có biết những quy định của nhà trường và pháp luật liên quan đến phòng chống bắt nạt qua mạng hay không (2’). 3. Người hướng dẫn tổng kết lại các ý kiến, khẳng định về sự xuất hiện của thuật ngữ “bắt nạt qua mạng” song song với sự tồn tại của Internet, nhấn mạnh tính sai trái của hành vi bắt nạt qua mạng theo quy Tài liệu phát tay số 1 Bảng Băng dính Phần quà cho nhóm thắng cuộc 10’ 7 định của nhà trường, đạo đức xã hội và quy định pháp luật. (5’) Lưu ý cho người hướng dẫn/ Gợi ý câu trả lời: - Người hướng dẫn có thể dán trước những tấm card của Tài liệu phát tay số 1 lên bảng để tiết kiệm thời gian - Trong hoạt động ghép card, học sinh có nhiệm vụ suy nghĩ và phát biểu ý kiến, người hướng dẫn tự tay sắp xếp lại các tấm card để tránh tình trạng lộn xộn mất kiểm soát khi vừa vào tiết học. - Người hướng dẫn có thể lấy ví dụ dựa theo phần Nội dung phía trên 3 Các hình thức phổ biến của bắt nạt qua mạng? Hỏi đáp Làm việc nhóm 1. Người hướng dẫn chia lớp thành 4 nhóm, phát cho các nhóm giấy A0 và bút dạ bảng, yêu cầu các nhóm thảo luận nhanh trong 2’ về các hình thức phổ biến của bắt nạt qua mạng. (2’) 2. Người hướng dẫn yêu cầu các nhóm đứng xếp thành hàng dọc và cách bảng khoảng 2m để chơi trò chơi tiếp sức (1’) 3. Người hướng dẫn kẻ vạch xuất phát và nói rõ luật chơi: 4 đội xuất phát cùng 1 lúc, lần lượt từng thành viên trong đội chạy lên bảng viết 1 hình thức bắt nạt qua mạng mà bản thân đã biết hoặc có nghe qua rồi chạy về vạch xuất phát chuyền bút cho người tiếp theo . cứ thế 4 đội chơi trong 1’ (2’) Bảng Bút dạ Quà cho nhóm thắng cuộc 10’ 8 4. Người hướng dẫn tổng kết các hình thức và trao đổi với học sinh về các tình huống cụ thể của một vài hình thức bắt nạt qua mạng phổ biến. (5’) Lưu ý cho người hướng dẫn/ Gợi ý câu trả lời: Người hướng dẫn có thể sử dụng những hình thức bắt nạt qua mạng được liệt kê tại phần 2 của phần nội dung bài học để tổng kết cho người tham gia Nếu lớp học ít học sinh, có thể cho các em hoạt động theo hình thức thảo luận nhóm rồi lần lượt từng nhóm lên trình bày 4 Ảnh hưởng của bắt nạt qua mạng với nạn nhân bị bắt nạt? Các biện pháp phòng chống bắt nạt qua mạng Trò chơi 1. Người hướng dẫn giữ nguyên 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tình huống trong Tài liệu phát tay số 2 (2’) 2. Mỗi nhóm có 3’ để thảo luận đặt mình vào hoàn cảnh các nạn nhân/ người quen của nạn nhân để đưa ra cách giải quyết tình huống (3’) 3. Người hướng dẫn mời các nhóm tóm tắt tình huống, đưa luôn cách giải quyết và phân tích. Mỗi nhóm có tối đa 3’ để trình bày (10’) 4. Người hướng dẫn tổng kết về các ảnh hưởng xấu của bắt nạt qua mạng đối với nạn nhân bị bắt nạt (3’) Lưu ý cho người hướng dẫn/ Gợi ý câu trả lời: - Người hướng dẫn cần lưu ý các nhóm phân tích cả những diễn biến tâm lí của nạn nhân trước và sau khi Tài liệu phát tay số 2 10’ 9 hành vi bắt nạt qua mạng xảy ra. - Để cân đối thời gian, người hướng dẫn có thể linh động mời các nhóm thảo luận xong trước lên trình bày, đồng thời yêu cầu các nhóm khác ghi lại nhận xét rồi cùng tập trung giải quyết 1-2 tình huống cụ thể trong tổng số 4 tình huống được cung cấp. 5 Tổng kết 1. Người hướng dẫn yêu cầu tất cả người tham gia đứng thành vòng tròn (1’) 2. Người hướng dẫn hỏi người tham gia bất kì về: - Vấn đề bạn tâm đắc nhất trong suốt quá trình làm việc hôm nay? - Một thay đổi bạn dự định sẽ áp dụng sau khi tham gia buổi trao đổi về đề tài “Bắt nạt qua mạng” - Một điểm bạn mong muốn thay đổi để chương trình trở nên tốt hơn 3. Người hướng dẫn với mỗi câu hỏi có thể hỏi từ 3 đến 5 người tham gia, tùy thuộc vào thời gian còn lại và tổng số người tham gia để thay đổi số câu hỏi và số người được hỏi. 5’ TỔNG THỜI GIAN: 45’ 10 TÀI LIỆU PHÁT TAY Tài liệu phát tay số 1: Bắt nạt qua mạng Là việc một người cố ý Sử dụng internet Hay điện thoại di động Và các thiết bị điện tử khác Để quấy rối Hoặc đe dọa người khác Tài liệu phát tay số 2: Nhóm 1: A là một nữ sinh 15 tuổi. Một lần, A vào Facebook và nói chuyện với một bạn nam của cô và chợt nhận ra cách nói chuyện của cậu bạn rất khác những lần trước, với những lời lẽ vô cùng bất lịch sự. Sau đó, A biết rằng đã có một số nam sinh khác sử dụng tài khoản của cậu bạn để nói những lời khiếm nhã với cô. Thời điểm đó rất khó khăn với A vì là dịp cuối năm. Tất cả mọi người đều quây quần với gia đình còn A chỉ muốn ở trong phòng 1 mình vì A cảm thấy rất buồn. Sau khi chuyện đó xảy ra, A không còn được như trước nữa. A không muốn ra ngoài và không muốn gặp ai cả, thậm chí nghi ngờ tất cả những người bạn mà cô vẫn thường chat trên mạng. A tự cô lập bản thân mình. Nhóm 2: B là một nữ sinh lớp 8. Trong lớp, B học giỏi, xinh đẹp nên rất được thầy cô và bạn bè quý mến. Tuy nhiên, cũng có không ít người ghen ghét B. Một lần, có một nhóm nữ sinh cùng trường đã đưa lên một đoạn “quảng cáo” lên một trang web sex với nội dung nhắm vào B: “Nếu muốn sex miễn phí, hãy liên lạc với cô gái này . ở địa chỉ và số điện thoại .”, thậm chí kèm theo cả ảnh của B. Nhóm nữ sinh này còn gửi link trang web đến rất nhiều bạn học cùng trường của B. Quá hoảng sợ với nội dung và bức ảnh trên trang web, B bị khủng hoảng tinh thần, cô đổi số điện thoại.và không dám ra khỏi nhà, không dám đến trường. B thậm chí còn năn nỉ cha mẹ chuyển nhà đến một nơi không ai biết đến cô. Nhóm 3: C là một nam sinh lớp 7, có sử dụng Yahoo. Một lần, tài khoản Yahoo của C bị đánh cắp. Kẻ đánh cắp đã gửi rất nhiều tin nhắn đến bạn bè của C có trong list friend để nhờ mua thẻ nạp vào điện thoại. Nhiều bạn bè của C không biết rằng đó là kẻ lừa đảo, đã nhiệt tình mua giúp C thẻ nạp. Sau khi C biết chuyện, đã gửi tin nhắn đến tất cả bạn bè của mình qua điện thoại rằng có kẻ đánh cắp tài khoản của C. Tuy nhiên, một số bạn bè của C không tin, cho rằng C muốn “xù” nợ. C suy sụp tinh thần, chán nản, không muốn sử dụng Yahoo, không sử dụng điện thoại, thậm chí còn không đến trường. Nhóm 4: D là một nữ sinh lớp 7, có sử dụng Yahoo và có làm quen với một bạn nam nói chuyện khá hợp tính. Trong một lần nói chuyện, người bạn trai ngỏ ý và dụ dỗ cô bé khoe ngực. Vì cho rằng mối quan hệ trên mạng là ảo, người bạn trai kia cũng không thể biết thân thế thật sự của mình nên cô bé đồng ý. Một năm sau đó, cô bé bật chợt thấy những hình ảnh 1 năm trước của mình trên FB người đó (không biết bằng cách nào người đó biết những thông tin về cô bé và bạn bè của cô) Cô bé sống trong nỗi lo sợ, bồn chồn và suy sụp. . hưởng của bắt nạt qua mạng với nạn nhân bị bắt nạt? Bắt nạt qua mạng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nạn nhân bị bắt nạt. Bắt nạt qua mạng làm. liên quan đến bắt nạt qua mạng bằng cách sử dụng các câu hỏi như: Các bạn đã nghe tới cụm từ bắt nạt qua mạng bao giờ chưa? Theo các bạn, bắt nạt

Ngày đăng: 18/01/2013, 14:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan