Lách luật trong quảng cáo thuốc lá: Cần mạnh tay hơn

2 318 0
Lách luật trong quảng cáo thuốc lá: Cần mạnh tay hơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lách luật trong quảng cáo thuốc lá: Cần mạnh tay hơn

Lách luật trong quảng cáo thuốc lá: Cần mạnh tay hơnNDĐT- Nghiên cứu mới đây của trường ĐH Y tế công cộng cho biết, hơn 90% các điểm bán thuốc lá vi phạm trong trưng bày sản phẩm thuốc lá. Ngoài ra, pháp luật quy định về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ của các công ty thuốc lá cũng cần chế tài mạnh hơn.90% điểm bán vi phạm trưng bày thuốc láTheo một nghiên cứu của trường Đại học Y tế công cộng tiến hành trong ba năm, từ 2009 đến 2011 cho thấy, hơn 90% các điểm bán thuốc lá có vi phạm trong việc trưng bày sản phẩm thuốc lá. Nghiên cứu này thực hiện ở 1.500 điểm bán thuốc lá tại 10 tỉnh, thành phố và 150 tuyến phố, điểm công cộng trong nước.Về trưng bày thuốc lá tại điểm bán, quy định hiện hành của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch trong Thông tư 78/2008 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2005 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Quảng cáo và Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP của Chính phủ về cấm quảng cáo thuốc lá ghi rõ: “Cấm trưng bày quá một bao hoặc một tút của một nhãn hiệu thuốc lá”.Nhưng trong dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, dự kiến sẽ trình Quốc hội khoá XIII thông qua trong kỳ họp thứ ba trong tháng 5 lại ghi: “Tại các đại lý bán lẻ, các điểm bán lẻ thuốc lá không được trưng bày quá một bao/một tút/ hộp của một sản phẩm của một nhãn hiệu thuốc lá (Điều 25, Mục 1b)”. Quy định mới trong dự thảo Luật thực tế lại “mở” hơn nhiều so vớí quy định hiện hành.Theo thạc sĩ Lê Thị Thanh Hương, thành viên nhóm nghiên cứu dự án, đây có thể là điểm khiến các công ty thuốc lá lợi dụng để lách luật. Với một nhãn hiệu thuốc lá có rất nhiều sản phẩm khác nhau. Đơn cử như một nhãn hiệu thuốc lá có nhiều loại bao (20 điếu, 12 điếu, 5 điếu) với nhiều mức giá khác nhau. Nếu áp dụng quy định mới, kệ trưng bày sẽ được để rất nhiều sản phẩm của nhãn hiệu thuốc lá đó, thu hút người tiêu dùng. Nên có thêm quy định chặt chẽ về trưng bày thuốc lá tại điểm bán nhằm làm giảm hành vi mua và bắt đầu hút thuốc ở thanh thiếu niên, giảm ham muốn hút thuốc lá trở lại ở những người đang cố gắng bỏ thuốc, tăng ý chí bỏ thuốc ở người nghiện .Thạc sĩ Hương cũng mong muốn, về lâu dài có thể tiến tới cấm hoàn toàn trưng bày thuốc lá tại điểm bán. Trong khu vực, Thái-lan có quy định cấm trưng bày thuốc lá tại các địa điểm công cộng và đã thực thi rất tốt.Nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng cũng cho thấy, hiện nay tại các điểm bán còn trưng bày mô hình bao thuốc. Các công ty có thể tiếp thị mô hình được sản xuất giống y như thật, với vỏ bên trong bằng xốp. Hình thức này chưa được đưa vào luật và không hề bị cấm nên chưa có cơ sở xử phạt hành chính hành vi trưng bày này.Một chiêu thức lách luật khác của các công ty thuốc lá là đóng gói tút thuốc theo hình thức mới: dùng giấy bóng kính làm vỏ, qua đó tăng hiệu quả tiếp thị hình ảnh với người mua.Cấm bao thuốc lá nhỏ dưới 20 điếuĐáng lưu ý là tình trạng bán gói thuốc nhỏ hơn 20 điếu vẫn khá phổ biến ở Việt Nam. Đây là hình thức cần phải cấm vì dễ bắt mắt người tiêu dùng với nhiều mẫu thiết kế: dạng gói kẹo sáu điếu, gói 10 điếu, 20 điều. Bao nhỏ thường đi kèm giá khuyến mại để thu hút thanh niên, trẻ em và người nghèo, đồng thời vô hiệu hoá cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh.Theo chương trình Phòng, chống tác hại thuốc lá quốc gia (Vinacosh), kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, hình thức đóng gói bao thuốc lá nhỏ dưới 20 điếu nhằm mục tiêu hướng chính vào thanh thiếu niên và người có thu nhập thấp. Gói thuốc càng nhỏ càng khuyến khích tiêu dùng do phù hợp túi tiền của đối tượng này. Bao thuốc lá nhỏ được thiết kế với kiểu dáng hấp dẫn, mẫu bao bì đẹp được quảng cáo như một sự sành điệu và tiện lợi hơn khi sử dụng. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên.Việc cấm đóng gói bao thuốc nhỏ cũng được quy định trong Quyết định số 1315/QĐ-TTg ngày 21-8-2009 của Thủ tướng Chính phủ. Bao thuốc lá loại này hiện đã bị cấm ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực như Singapore, Thái-lan, Australia, Anh, Mỹ, Canada…Thạc sĩ Lê Thị Thanh Hương cũng cho biết, dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá mới nhất cũng đã đề cập tới vấn đề này tại Điều 24: “Sau ba năm, số lượng điếu thuốc đóng gói trong một bao không được ít hơn 20 điếu, trừ thuốc lá xì gà và thuốc lá được sản xuất để xuất khẩu”.Ngoài ra, các công ty hiện nay đều đã sản xuất loại bao 20 điếu với kích thước nhỏ hơn, điếu nhỏ hơn. Nên chăng dự luật cần quy định kích thước điều thuốc để giữ được cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh.Về hoạt động tài trợ của các công ty thuốc lá vì mục đích nhân đạo, quy định hiện hành “ Cấm mọi hình thức tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của công ty thuốc lá với mục đích quảng cảo các sản phẩm thuốc lá hoặc hình ảnh, tên tuổi của công ty thuốc lá” (Quyết định 1315/QĐ-TTg ngày 21-8-2009). Trong dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có ghi: “Tổ chức,cá nhân kinh doanh thuốc lá chỉ được tài trợ cho chương trình xoá đói giảm nghèo, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, thảm hoạ, phòng, chống buôn lậu thuốc lá và không được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng”.Thạc sĩ Hương cho rằng, quy định trong dự thảo Luật còn chung chung, chưa phân định rõ đối tượng có hoàn cảnh khó khăn là thế nào; hoạt động phòng, chống thiên tai, dịch bệnh cụ thể ra sao, do đó khó tránh được việc công ty thuốc lá có thể lợi dụng để tài trợ.Bà Hương cũng khuyến nghị, các bằng chứng về hoạt động quảng cáo, khuyến mại, tài trợ của công ty thuốc lá là rõ ràng. Quá trình thực thi quy định cấm còn hạn chế đặc biệt là tại điểm bán. Cần thắt chặt quy định cấm quảng cáo, khuyến mại, tài trợ thuốctrong dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng.* Ở Việt Nam, gần 48% nam giới trưởng thành hút thuốc. Có khoảng 33 triệu người bị phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động tại nhà. Thuốc lá gây ra khoảng 40 nghìn ca tử vong mỗi năm, cao hơn ba lần so với số tử vong do tai nạn giao thông. Ước tính gần 11% tổng số ca tử vong ở nam giới là do các bệnh liên quan đến thuốc lá.LÊ NGÂN . Lách luật trong quảng cáo thuốc lá: Cần mạnh tay hơnNDĐT- Nghiên cứu mới đây của trường ĐH Y tế công cộng cho biết, hơn 90% các điểm bán thuốc lá. phạm trong trưng bày sản phẩm thuốc lá. Ngoài ra, pháp luật quy định về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ của các công ty thuốc lá cũng cần chế tài mạnh hơn. 90%

Ngày đăng: 18/01/2013, 14:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan