phân tích và hoàn thiện công tác quản lý tài sản cố định tại công ty tnhh một thành viên đóng tàu hồng hà – bqp

70 700 3
phân tích và hoàn thiện công tác quản lý tài sản cố định tại công ty tnhh một thành viên đóng tàu hồng hà – bqp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI CẢM ƠN Để có những kiến thức và kết quả thực tế như ngày hôm nay, trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản, đồng thời tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể CBCNV của công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hồng Hà dặc biệt là các cô chú trong phòng tài chính – kế toán đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Th.s Đàm Hương Lưu đã tạo mọi điều kiện tận tình chỉ bảo, giúp đỡ cho em hoàn thành khóa luận này Trong quá trình làm khóa luận, do thời gian nghiên cứu không dài và còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết Em mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn Em xin chân thành cảm ơn! Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC b Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu .18 c Phân loại theo hình thái sử dụng 18 Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 2 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNHH Trách nhiệm hữu hạn ATLĐ An toàn lao động TCLĐ Tổ chức lao động BQP Bộ quốc phòng CNQP Công nghiệp quốc phòng TSCĐ(HH, VH) Tài sản cố định (hữu hình, vô hình) VCĐ Vốn cố định DN: Doanh nghiệp GTCL Giá trị còn lại HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh VKT Vật kiến trúc MMTB Máy móc thiết bị CCDC Công cụ dụng cụ TB&PTVT Thiết bị và Phương tiện vận tải KHCB Khấu hao cơ bản LN Lợi nhuận DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG Hình 1: Mô hình cơ cấu tổ chức công ty đóng tàu Hồng Hà 10 Bảng 1: Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả sxkd của công ty những năm gần đây 14 Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 2: Cơ cấu tài sản cố định của công ty Hồng Hà năm 2009 (theo hình thái biểu hiện và quyền sở hữu) 32 Bảng 2.1 Cơ cấu TSCĐ là nhà cửa vật kiến trúc năm 2009 tại công ty đóng tàu Hồng Hà 33 Bảng 2.2 Cơ cấu TSCĐ là máy móc thiết bị năm 2009 tại công ty Hồng Hà 34 Bảng 2.3 Cơ cấu TSCĐ là thiết bị và phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý tại công ty Hồng Hà năm 2009 35 Bảng 3: Cơ cấu tài sản cố định của công ty Hồng Hà năm 2009 36 (Theo tình hình sử dụng) Bảng 4: Tình hình tăng giảm tài sản cố định năm 2009 công ty Hồng Hà - BQP .37 Bảng 5: Báo cáo chi tiết trích khấu hao tài sản cố định năm 2009 công ty Hồng Hà – BQP 40 Bảng 5.1 Tình hình khấu hao TSCĐ là nhà cửa, VKT năm 2009 của công ty 42 Bảng 5.2 Tình hình khấu hao tài sản cố định là máy móc thiết bị tại công ty Hồng Hà năm 2009 44 Bảng 5.3 Tình hình khấu hao tài sản cố định là thiết bị&ptvt, dụng cụ quản lý, tscđ vô hình 46 Bảng 6: Tình hình trang bị chung tài sản cố định 48 Bảng 7: Tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định 49 Bảng 8: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty Hồng Hà năm 2009 51 Bảng 9: Mức khấu hao trong năm từ 2008 – 2018 của máy hàn mig 60 Phụ biểu 01: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 công ty Hồng Hà 64 Phụ biểu 02: Bảng cân đối kế toán năm 2009 công ty Hồng Hà 65 Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Một doanh nghiệp tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có nhà xưởng, máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ,… Tất cả chúng đều được doanh nghiệp đầu tư bằng nguồn vốn của mình Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải đầu tư như thế nào sao cho phù hợp với khả năng cũng như tình hình thực tế tại công ty Quản lý tài sản cố định như thế nào để có thể giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn, duy trì sản xuất liên tục, tạo ra nhiều sản phẩm và thu được lợi nhuận cao? Hiện nay vấn đề này đang trở nên rất cấp thiết đối với các doanh nghiệp Nhận biết được tầm quan trọng của việc quản lý tài sản cố định, qua thời gian thực tập tại công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hồng Hà cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo Ths Đàm Hương Lưu và sự giúp đỡ của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đặc biệt là các cô chú trong phòng kế toán – tài chính,, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích và hoàn thiện công tác quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hồng Hà – BQP” làm khóa luận tốt nghiệp 2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài + Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty TNHH một thành viên Đóng Tàu Hồng Hà từ đó tìm ra những tồn tại trong việc sử dụng tài sản cố định và trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa tình hình sử dụng tài sản cố định tại Công ty + Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Tình hình sử dụng và quản lý TSCĐ của công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hồng Hà Phạm vi nghiên cứu: Phân tích quản lý TSCĐ và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý TSCĐ tại công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hồng Hà Thời gian số liệu: Nghiên cứu số liệu các năm 2008 – 2009 3 Phương pháp nghiên cứu đề tài Thu thập thông tin trực tiếp từ công ty, cũng như tham khảo tài liệu, số liệu của các năm mà công ty lưu giữ Tham khảo tài liệu sách báo, quá trình hoc tập trước nay, tạp chí cũng như trên mạng internet… Phân tích số liệu bằng phương pháp như: phương pháp thống kê phân tích, phương pháp chuyên gia, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP phương pháp hệ thống hóa, phương pháp lập bảng, biểu đồ và đồ thị là những phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu kinh tế và có độ tin cậy cao 4.Kết cấu đề tài Kết cấu đề tài gồm ba chương: Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hồng Hà Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hồng Hà Chương 3: Kết luận và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hồng Hà Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 6 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐÓNG TÀU HỒNG HÀ 1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hồng Hà - BQP có trụ sở đặt tại Lê Thiện – An Dương – Hải Phòng, tiền thân là nhà máy A173 được thành lập ngày 30/10/1965 tại cảng Phà Đen – Hà Nội, có nhiệm vụ cải biên canô, sà lan thành phương tiện phá bom từ trường và sản xuất canô, sà lan trọng tải vừa và nhỏ phục vụ cho nhiệm vụ quân đội thời kì đó Ngày 14/4/1996 Bộ Quốc Phòng quyết định đổi tên xí nghiệp A173 thành công ty Hồng Hà, phát huy thành tích đã đạt được, năm 1998 công ty đóng thành công tàu tuần tra vỏ hợp kim nhôm tốc độ cao lượng chiếm nước 25 tấn, tốc độ 26 hải lí/giờ trang bị vũ khí hiện đại cho công an Hải Phòng Đây là tàu tuần tra vỏ hợp kim nhôm lớn nhất đầu tiên được đóng ở nước ta Liên tục từ năm 2000 đến 2006, Công ty đã bàn giao nhiều tàu tuần tra cao tốc cho bộ đội biên phòng, cho Bộ công an, cho tổng cục Hải quan, Bộ Tư Lệnh Hải quân, tàu vận tải 400 – 600 tấn cho cục vận tải – tổng cục hậu cần, tàu chiến giả dạng tàu cá cho bộ đội đặc công, tàu dịch vụ nghề cá cho tỉnh Cà Mau, nhiều xuồng, canô phục vụ nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn Năm 2004 đóng thành công tàu CSB TT 200 vỏ thép cường độ chịu lực cao, lượng chiếm nước 200 tấn tốc độ 36 hải lí/giờ, được hội đồng nghiệm thu BQP đánh giá có chất lượng cao Đặc biệt, năm 2009 Công ty bắt đầu triển khai dự án tàu pháo đóng cho bộ tư lệnh hải quân - đây là một mốc quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mang tính chính trị tầm cỡ cho doanh nghiệp đại diện Bộ quốc phòng Ngày 30/10/2010 công ty đã tổ chức kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống (30/10/1965 – 30/10/2010), đón nhận huân chương độc lập hạng nhì và ra mắt công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hồng Hà theo quyết định số 3215/QĐ-BQP ngày 28/8/2010 của Bộ Quốc Phòng 1.1.2 Ngành nghề kinh doanh 1.1.2.1 Ngành nghề được cấp phép - Đóng tàu và cấu kiện nổi Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 7 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí - Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải - Sản xuất các cấu kiện kiện kim loại - Kinh doanh xuất nhập khẩu tàu thuyền, mua bán các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ ngành hàng hải 1.1.2.2 Ngành nghề thực hiện - Đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải thủy - Sản xuất ô xy công nghiệp - Xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ đóng tàu 1.1.3 Mô hình tổ chức 1.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty đóng tàu Hồng Hà Hình 1: Mô hình cơ cấu tổ chức công ty đóng tàu Hồng Hà GIÁM ĐỐC CÔNG TY Phó giám đốc kỹ thuật Phòng Công nghệ Phó giám đốc hành chính Phó giám đốc chính trị Phòng Phòng Ban Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Kỹ KCS ATLĐ TCLĐ kế tài kinh hành chính hoạch chính doanh chính trị Thuật Phân xưởng cơ điện Phân xưởng vỏ tàu Phân xưởng mộc - sơn Các đội sản xuất trực tiếp Nguồn: Phòng hành chính Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 8 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận của công ty Vai trò của Đảng ủy công ty: Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, công ty Hồng Hà thực hiện theo chế độ một thủ trưởng gắn với thực hiện chế độ chính ủy chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt Nam Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được Bộ Quốc Phòng và tổng cục Công nghiệp quốc phòng giao Giải quyết công việc đúng nguyên tắc, thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm được giao, chấp hành các báo cáo và các quy định của pháp luật Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật và chương trình kế hoạch công tác của đơn vị, thực hiện cải cách thủ tục hành chính đảm bảo công khai, kịp thời và có hiệu quả - Giám đốc là người chỉ huy cao nhất ở công ty, chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, chủ nhiệm Tổng cục Công Nghiệp Quốc Phòng và Bộ Quốc Phòng về toàn bộ các mặt công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của công ty Trong thời gian vắng mặt, Giám đốc phân công một phó giám đốc thay thế phụ trách điều hành giải quyết công việc Giám đốc trực tiếp chỉ đạo, giải quyết các công việc sau: + Công tác chiến lược dài hạn + Công tác thường xuyên hàng năm + Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng BQP và chủ nhiệm Tổng cục CNQP giao - Phòng kinh doanh: Tham mưu, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý; Thực hiện hoạt động maketting mở rộng thị trường; Kí kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng; Chủ trì khảo sát xây dựng dự toán, quyết toán giá thành sản phẩm với khách hàng - Phòng tổ chức lao động - tiền lương: Tham mưu và thực hiện công tác tổ chức, công tác nhân sự, công tác tuyển dụng lao động, công tác tiền lương; Thực hiện công tác quản lý, thanh toán tiền lương cho người lao động; Tham mưu và thực hiện công tác đào tạo, huấn luyện; Tham mưu và thực hiện chế độ chính sách cho người lao động - Phòng kế hoạch: Xây dụng kế hoạch vật tư đảm bảo cho sản xuất; Xây dựng và quản lý thực hiện kế hoạch tiến độ sản xuất các sản phẩm; tham mưu xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch của phòng ban phân xưởng, đánh giá kết quả thực hiện; Xây dựng định mức lao động Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 9 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Phòng thiết kế công nghệ: Tham mưu, quản lý, thực hiện công tác thiết kế công nghệ, thiết kế thi công; nghiên cứu, ứng dụng các sáng kiến cải tiến hợp lý hóa công nghệ trong sản xuất; chủ trì thực hiện thẩm định thiết kế kĩ thuật: đề xuất và chủ trì thực hiện chế thử các chi tiết sản phẩm: quản lý nghiệm thu chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực thiết kế - Phòng kĩ thuật: Thực hiện chỉ đạo và giám sát công tác kĩ thuật của các sản phẩm theo thiết kế công nghệ; Tham mưu, quản lý, chỉ đạo công tác phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất; tham mưu và chủ trì thực hiện công tác quản lý máy móc thiết bị; chủ trì xây dựng và định mức vật tư kĩ thuật - Phòng tài chính – kế toán: Thực hiện công tác đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất; tổ chức thực hiện công tác hạch toán, kế toán, tài chính doanh nghiệp theo các quy chế, quy định của nhà nước và Bộ Quốc Phòng; phối hợp với các phòng ban chức năng thực hiện công tác thanh quyết toán sản phẩm với khách hàng - Phòng chính trị: Tham mưu và tổ chức thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị, công tác cán bộ, công tác tổ chức quần chúng, công tác bảo vệ an ninh của đơn vị - Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): Tham mưu đề xuất các biện pháp quản lý, các giải pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm; Chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm; Quan hệ với cơ quan đăng kiểm của nhà nước, quân đội để cấp giấy phép, chứng chỉ liên quan đến chất lượng sản phẩm - Ban an toàn lao động: Tham mưu và tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp; Quan hệ với cơ quan chức năng của nhà nước, quân đội, thực hiện kiểm định các thiết bị nâng hạ, thiết bị áp lực… - Phòng hành chính: Tham mưu và thực hiện công tác đảm bảo hậu cần phục vụ sản xuất, đời sống, sức khỏe của người lao động trong đơn vị; Tham mưu và thực hiện công tác hành chính, công tác canh gác bảo vệ đơn vị - Phân xưởng cơ điện: Thực hiện gia công , lắp đặt, sửa chữa các hệ thống thiết bị cơ khí, thiết bị điện, thiết bị động lực của các sản phẩm đóng mới và sửa chữa theo thiết kế kỹ thuật Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 10 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP đầu tư tài sản cố định, giải phóng mặt bằng nhà xưởng, phục vụ cho việc đầu tư mua sắm, lắp đặt tài sản cố định mới Cơ chế tài chính hiện nay quy định: Cho phép các doanh nghiệp được thanh lý, nhượng bán những tài sản cố định không cần dùng, đã lạc hậu về kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn Khi thanh lý, nhượng bán phải áp dụng đúng các thủ tục hiện hành về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định như về phía công ty: Lập báo cáo gửi lên các cơ quan chức năng có liên quan như Cục quản lý vốn và tài sản, tổng cục công nghiệp quốc phòng đề nghị giải quyết thanh lý, nhượng bán tài sản không cần dùng để thu hồi vốn Khi được phép của cấp trên, công ty phải lập hội đồng đánh giá về thực trạng kỹ thuật, thẩm định giá trị tài sản Tài sản trước khi đem bán phải tổ chức đấu giá, thông báo công khai nhằm thu hồi lượng vốn lớn nhất, bổ sung đầu tư duy trì và phát triển năng lực sản xuất kinh doanh, hạn chế mức thấp nhất các tài sản cố định không sử dụng nhằm phát huy tối đa năng lực của tài sản cố định hiện có vào sản xuất kinh doanh 3.3.2.3 Điều chỉnh lại cơ cấu tài sản cố dịnh cho hợp lý hơn Cơ cấu tài sản cố định hợp lý nếu như nó mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, đồng thời cũng nâng cao được đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên của công ty Qua xem xét thực tế và phân tích cơ cấu tài sản cố định ở công ty ta thấy tài sản cố định hữu hình tại công ty chiếm tỷ trọng giá trị gần như tuyệt đối (99,4 % năm 2008 và 99,6 % năm 2009) trong khi tài sản cố định vô hình trong công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ và không thay đổi trong hai năm Trong thời đại khoa học kỹ thuật và công nghệ đang bùng nổ như hiện nay, công ty cần đầu tư các phần mềm, các ứng dụng công nghệ vào sản xuất Các phần mềm công ty đang sử dụng đã được đầu tư khá lâu và đã hết thời gian khấu hao, hiện chỉ có hai phần mềm mới đầu tư năm 2008 là phần mềm thiết kế sản xuất cáp và ống gió và phần mềm kiến tạo vỏ tàu Cơ tài sản cố định như vậy chưa thật sự hợp lý nhất là trong điệu kiện kinh tế bùng nổ như hiện nay Ngoài ra công ty cần tăng giá trị tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi như xây dựng nhà ăn mới, xây dựng nhà trẻ, hội trường, phục vụ cho đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty Trong nền kinh tế hiện nay, yếu tố con người ngày càng có vai trò quan trọng Nếu được quan tâm đầu tư nâng cao đời sống vật chất tinh thần, cán bộ công nhân viên sẽ ngày càng gắn bó với tập thể, phát huy sáng kiến Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 56 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP cải tiến kỹ thuật, phát huy và nâng cao hiệu quả sản xuất Đây là một đề xuất mà công ty có thể nghiên cứu áp dụng trong thời gian tới 3.3.2.4 Thay đổi phương pháp khấu hao Như ta đã biết, khấu hao tài sản cố định là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý vốn nhằm tái sản xuất tài sản cố định Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, giá cả biến động mạnh, tài sản cố định dễ bị hao mòn vô hình Do đó, để đảm bảo cho quỹ khấu hao thực hiện được tái đầu tư tài sản cố định, nhanh chóng đổi mới thiết bị, đưa kỹ thuật mới vào sản xuất, trong công tác khấu hao tài sản cố định cần tính đến điều này Trong điều kiện đổi mới các chế độ quản lý tài chính, nhà nước cho phép các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp khấu hao nhanh nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh Trong thực tế quản lý tài sản cố định, công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hồng Hà thực hiện tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng Việc xác định thời gian sử dụng theo khung thời gian quy định chỉ có ý nghĩa đối với hao mòn hữu hình Với đặc thù ngành công nghiệp đóng tàu, công ty có nhiều loại tài sản cố định nên việc công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để có thể đơn giản hơn trong công tác quản lý Phương pháp khấu hao đường thẳng vẫn có thể áp dụng trong tính khấu hao các loại tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc Tuy nhiên, với các loại tài sản cố định là máy móc, thiết bị trong các phòng ban, phân xưởng có hao mòn vô hình xảy ra nhanh, thiết nghĩ công ty nên áp dụng song song hai phương pháp tính khấu hao là phương pháp khấu hao đường thẳng và khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh để có thể khắc phục được những nhược điểm của nhau Sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh vừa hợp lý khoảng thời gian sử dụng vừa tránh được hao mòn vô hình đối với tài sản cố định của mình Phương pháp này dựa vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật: Tăng mức khấu hao trong những năm đầu trên cơ sở tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, nhanh chóng thu hồi phần lớn vốn để đổi mới trang thiết bị, ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất Áp dụng phương pháp khấu hao nhanh trong những năm đầu sẽ làm giá thành sản phẩm cao hơn, làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường gặp khó khăn hơn, song về mặt chất lượng đảm bảo nâng cao thì vẫn có thể chấp nhận được Đây là một cơ sở quan trọng cho thấy phương pháp khấu hao nhanh áp dụng cho Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 57 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP các loại tài sản cố định là máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý trong công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hồng Hà là tất yếu khách quan Xét trường hợp máy hàn mig tăng năm 2008 với nguyên giá 1.140.468.000 đồng, thời gian sử dụng 10 năm Áp dụng công thức tính tỷ lệ khấu hao giảm dần có điều chỉnh đã trình bày ở chương một, ta lập bảng tính sau: Bảng 9: Mức khấu hao trong năm từ 2008 – 2018 của máy hàn mig Đơn vị tính: đồng Tỷ lệ Mức khấu hao Giá trị Năm thứ khấu hao hàng năm còn lại nhanh 285,117,000 855,351,000 1 0.25 213,837,750 641,513,250 2 0.25 160,378,313 481,134,938 3 0.25 120,283,734 360,851,203 4 0.25 90,212,801 270,638,402 5 0.25 67,659,601 202,978,802 6 0.25 50,744,700 152,234,100 7 0.25 50,744,700 101,489,400 8 0.25 50,744,700 50,744,700 9 0.25 50,744,700 0 10 0.25 Theo phương pháp khấu hao tuyến tính cố định, mức khấu hao cho 10 năm là 114.046.800 đồng, tỷ lệ tính là 10% Chênh lệch về số tiền trích khấu hao năm đầu tiên giữa hai phương pháp lên tới: 285,117,000 – 114,046,800 = 171,070,200 (đồng) Điều này làm tăng chi phí khấu hao trong giá thành, song trong điều kiện hiện nay, công ty vẫn có thể đảm bảo lợi nhuận của mình bằng việc tăng số giờ công, ca máy phục vụ trên thiết bị đặc trưng này, từ đó tăng sản lượng sản xuất, giá thành sản xuất của công ty vẫn có thể chịu được Tác dụng của phương pháp khấu hao: Xét về hiệu quả thì không thể tính ngay được, song về mặt lâu dài phương pháp khấu hao nhanh là một trong nhiều phương pháp tạo điều kiện cho sự chiến thắng trong cạnh tranh bằng việc nhanh chóng đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và đảm bảo cho sản xuất ngày càng phát triển 3.3.2.5 Nâng cao năng lực, trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 58 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sức lao động là một yếu tố không thể thiếu của bất cứ quá trình sản xuất kinh doanh nào Chất lượng của sức lao động ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Do vậy, Công ty cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ công nhân viên có tinh thần làm chủ, có ý thức tự cường, có khả năng sáng tạo, biết gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của toàn Công ty - Với công nhân lao động: Việc áp dụng các công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất đòi hỏi người công nhân cũng phải không ngừng nâng cao tay nghề, nâng cao khả năng nhận thức để có thể làm chủ được máy móc của mình, sử dụng tối đa công suất máy móc góp phần nâng cao hiệu quả Để đạt được điều này, Công ty cần căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng công nhân mà có kế hoạch đào tạo cho từng đối tượng, thông qua đào tạo mới, đào tạo lại, tổ chức cho các tổ lao động học tập lẫn nhau Mặt khác, Công ty cần tiến hành trẻ hoá đội ngũ công nhân bằng cách tuyển công nhân mới, đối với những người nhiều tuổi hoặc không còn đủ sức lao động thì cần giải quyết cho nghỉ theo chế độ - Với cán bộ quản lý: Để đạt kết quả cao trong thời đại công nghiệp, Công ty cần có đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý không chỉ có nhiệt tình, quyết tâm cao mà còn phải có tri thức cao về khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế Họ không những nắm được những vấn đề khoa học hiện đại mà còn thấy được xu hướng phát triển của chúng, xử lý nhạy bén các thông tin về thị trường Công ty cần chú ý xây dựng các chính sách khuyến khích cán bộ, nhân viên quản lý không ngừng tự học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt: ngoại ngữ, vi tính, khả năng tiếp thị, để từ đó hình thành nên một đội ngũ cán bộ lãnh đạo năng động, tự chủ, có khả năng dẫn dắt Công ty hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt hiện nay Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 59 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾT LUẬN Vận dụng đúng phương châm của Đảng và nhà nước ta là: Học phải đi đôi với hành, lý luận phải đi đôi với thực tiễn Sau khi đã được nhà trường đã tạo điều kiện, thời gian cho học sinh đi thực tập để cọ sát với thực tế Với khoảng thời gian bốn năm học ở trường Đại học Hải Phòng bản thân em đã được các thầy cô giáo trang bị đầy đủ kiến thức vế chuyên môn nghiệp vụ Được sự cho phép và giúp đỡ của các thầy cô giáo, ban lãnh đạo của Công ty và các cô chú trong phòng kế toán, qua thời gian thực tập tại Công ty em có những nhận xét và góp ý sau Công ty đóng tàu Hồng Hà Là một Công ty có quy mô sản xuất lớn, có nhiều chi nhánh trực thuộc và Công ty mới mở thêm một số ngành nghề sản xuất đóng mới nên yêu cầu công tác quản lý tài chính của Công ty sẽ phức tạp hơn Từ khi thành lập đến nay, cùng với sự phát triển và trưởng thành của ngành giao thông nói chung và ngành giao thông đường biển nói riêng Công ty đã đạt được nhiều thành tích trong công tác quản lý tài chính Công tác kế toán đóng góp một phần quan trọng trong sự đi lên của Công ty Tạo được công ăn việc làm cho hàng nghìn công nhân, tăng phần đóng góp cho ngân sách nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Làm được như vậy không thể không kể đến sự vươn lên và không ngừng đổi mới của ban lãnh đạo, tập thể công nhân trong Công ty Nhìn chung Công ty thực hiện đúng quy định của chế độ tài chính Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Thầy giáo hướng dẫn Th.s Đàm Hương Lưu, các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Hải Phòng cùng các cô chú phòng tài chính kế toán Công ty Đóng tàu Hồng Hà đã giúp em hoàn thành khóa luận này Em xin chân thành cảm ơn! Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 60 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PGS.TS Phạm Thị Gái – Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh –Trường đại hoạc Kinh tế quốc dân NXB thống kê năm 2004 2 Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp – NXB thống kê 2001 3 Đỗ Thị Tuyết chủ biên – Giáo trình quản trị doanh nghiệp – xuất bản 1999 4 PGS – PTS Phạm Hiếu Huy – Giáo trình kinh tế và tổ chức sản xuất doanh nghiệp, NXB thống kê 1999 5 PTS Nguyễn Huy Hào – Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, Trường đại học Kinh tế quốc dân NXB thống kê Hà Nội 1997 6 Một số tài liệu, giáo trình của các giảng viên thuộc Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Hải Phòng 7 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Hồng Hà năm 2009 8 Bảng cân đối kế toán công ty Hồng Hà năm 2009 Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 61 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Phụ biểu 01 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 công ty Hồng Hà – BQP Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 2.Các khoản giảm trừ 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 4Giá vốn hàng bán 5.Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20= 10-11) 6.Doanh thu hoạt động tài chính 7.Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 8.Chi phí bán hàng 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [ 30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25) ] 11.Thu nhập khác 12.Chi phí khác 13.Lợi nhuận khác (40=31-32) 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Mã số 01 02 10 11 20 21 22 23 24 25 Năm nay Năm trước 757.498.405.587 533.599.701.150 757.498.405.587 533.599.701.150 685.979.502.680 473.451.513.549 71.518.902.907 10.532.744.563 19.469.966.347 12.214.311.495 15.663.256.966 32.562.388.722 60.148.187.601 4.319.912.250 8.230.972.612 8.107.672.612 13.781.542.381 29.117.549.096 14.356.035.435 5.147.940.442 1.116.697.365 4.031.243.077 13.338.035.762 1.084.552.142 339.990.297 744.561.845 18.387.278.512 2.907.764.347 - 14.082.597.607 1.257.660.342 - 15.479.514.165 - 12.824.937.265 - 30 31 32 40 50 (50=30+40) 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17.Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50- 51 52 60 51-52) 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Phụ biểu 02: Bảng cân đối kế toán năm 2009 công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hồng Hà MÉu sè B01 - DN §¬n vÞ: C«ng ty hång hµ §Þa chØ: X· Lª ThiÖn - H¶i Phßng Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§ - BTC ngµy 20/036/2006 cña Bé trëng BTC b¶ng c©n ®èi kÕ to¸n Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 62 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP T¹i ngµy 31 th¸ng 12 n¨m 2009 TT chØ tiªu m· sè ThuyÕt minh sè cuèi kú sè ®Çu n¨m tµi s¶n a - tµi s¶n ng¾n h¹n (100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150) 100 I TiÒn vµ c¸c kho¶n t¬ng ®¬ng tiÒn 1 TiÒn 2 C¸c kho¶n t¬ng ®¬ng tiÒn II C¸c kho¶n ®Çu t tµi chÝnh ng¾n h¹n 110 1 §Çu t ng¾n h¹n 2 Dù phßng gi¶m gi¸ ®Çu t ng¾n h¹n (*) III C¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n h¹n 1 Ph¶i thu kh¸ch hµng 2 Tr¶ tríc cho ngêi b¸n 3 Ph¶i thu néi bé ng¾n h¹n 4 Ph¶i thu theo tiÕn ®é kÕ ho¹ch hîp ®ång x.dùng 5 C¸c kho¶n ph¶i thu kh¸c 6 Dù phßng c¸c kho¶n ph¶i thu khã ®ßi (*) IV Hµng tån kho 121 129 130 1 Hµng ho¸ tån kho 2 Dù phßng gi¶m gi¸ hµng tån kho (*) V Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 1 Chi phÝ tr¶ tríc ng¾n h¹n 2 ThuÕ GTGT ®îc khÊu trõ 3 ThuÕ vµ c¸c kho¶n kh¸c ph¶i thu Nhµ níc 4 Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 141 149 150 1.548.288.761.227 500.665.629.774 111 112 120 131 132 133 134 135 139 140 151 152 154 158 23.840.972.963 19.430.675.966 V.01 23.840.972.963 19.430.675.966 V.02 40.000.000.000 0 40.000.000.000 1.074.115.193.715 217.047.696.366 250.842.350.031 137.069.293.520 250.842.350.031 72.866.928.485 -30.595.741 53.175.644 V.03 26.053.545.638 7.482.518.717 424.220.000 424.220.000 395.260.054.293 253.400.383.961 V.04 395.260.054.293 253.400.383.961 15.072.540.257 V.05 10.786.873.482 3.752.262.968 4.201.718.814 7.118.558.475 1.973.881.080 2.550.339.658 6.262.652.744 b - tµi s¶n dµi h¹n (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) 200 I C¸c kho¶n ph¶i thu dµi h¹n 1 Ph¶i thu dµi h¹n cña kh¸ch hµng 2 Vèn kinh doanh ë c¸c ®¬n vÞ trùc thuéc 3 Ph¶i thu néi bé dµi h¹n 4 Ph¶i thu dµi h¹n kh¸c 5 Ph¶i thu néi bé dµi h¹n khã ®ßi (*) II Tµi s¶n cè ®Þnh 210 1 Tµi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh -Nguyªn gi¸ - Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ (*) 221 222 223 271.690.949.401 268.086.154.500 Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 211 212 213 218 219 220 63 0 0 V.06 V.07 245.587.199.342 251.621.443.905 V.08 243.788.947.742 250.244.719.201 318.064.333.027 313.442.680.330 74.275.385.285 63.197.961.129 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2 Tµi s¶n cè ®Þnh thuª tµi chÝnh -Nguyªn gi¸ - Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ (*) 3 Tµi s¶n cè ®Þnh v« h×nh -Nguyªn gi¸ - Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ (*) 4 Chi phÝ x©y dùng c¬ b¶n dë dang III BÊt ®éng s¶n ®Çu t 224 225 226 227 228 229 230 240 -Nguyªn gi¸ - Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ (*) IV C¸c kho¶n ®Çu t tµi chÝnh dµi h¹n 1 §Çu t vµo c«ng ty con 2 §Çu t vµo c«ng ty liªn kÕt, liªn doanh 3 §Çu t dµi h¹n kh¸c 4 Dù phßng gi¶m gi¸ ®Çu t tµi chÝnh dµi h¹n V Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c 241 242 250 1 Chi phÝ tr¶ tríc dµi h¹n 2 Tµi s¶n thuÕ thu nhËp ho·n l¹i 3 Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c tæng céng tµi s¶n (270 = 10 + 200) 261 262 268 270 Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 251 252 258 259 260 64 V.09 0 0 V.10 573.478.537 1.993.616.653 1.420.138.116 1.224.773.063 0 778.404.932 1.993.616.623 1.215.211.721 598.319.772 0 25.550.440.000 15.682.900.000 25.550.440.000 15.682.900.000 553.310.059 781.810.595 553.310.059 781.810.595 V.11 V.12 V.13 V.14 V.21 1.819.979.710.628 768.751.784.274 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP m· ThuyÕt sè chØ tiªu TT minh sè cuèi kú sè ®Çu n¨m nguån vèn a - nî ph¶i tr¶ (300 = 310 + 330) 300 1.445.999.903.244 427.801.626.409 Nî ng¾n h¹n 310 1.444.977.193.244 426.695.747.284 1 Vay vµ nî ng¾n h¹n 311 265.579.626.338 110.594.761.034 2 Ph¶i tr¶ ngêi b¸n 312 145.350.510.192 45.318.193.714 3 Ngêi mua tr¶ tiÒn tríc 313 15 218.866.560.917 223.674.183.800 4 ThuÕ vµ c¸c kho¶n ph¶i nép Nhµ níc 314 V.16 11.676.702.311 5 Ph¶i tr¶ c«ng nh©n viªn 315 6 Chi phÝ ph¶i tr¶ 316 7 Ph¶i tr¶ néi bé 317 8 Ph¶i tr¶ theo tiÕn ®é kÕ ho¹ch hîp ®ång x©y dùng 318 9 C¸c kho¶n ph¶i tr¶, ph¶i nép ng¾n h¹n kh¸c 319 Dù phßng ph¶i tr¶ ng¾n h¹n 320 15.085.163.339 II Nî dµi h¹n 330 1.022.710.000 1.105.879.125 1 Ph¶i tr¶ dµi h¹n ngêi b¸n 331 2 Ph¶i tr¶ dµi h¹n néi béo 332 3 Ph¶i tr¶ dµi h¹n kh¸c 333 4 Vay vµ nî dµi h¹n 334 V.20 5 ThuÕ thu nhËp ho·n l¹i ph¶i tr¶ 335 V.21 6 Dù phßng trî cÊp mÊt viÖc lµm 336 1.022.710.000 1.105.879.125 7 Dù phßng ph¶i tr¶ dµi h¹n 337 b - vèn chñ së h÷u (400 = 410+430) 400 373.979.807.384 340.950.157.865 Vèn chñ së h÷u 410 369.794.017.321 338.113.780.509 Vèn ®Çu t cña chñ së h÷u 411 242.345.396.325 230.735.428.433 I 10 I 1 Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 65 V.15 98.818.406 V.17 V.18 788.319.811.740 V.19 V.22 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2 ThÆng d vèn cæ phÇn 412 3 Vèn kh¸c cña chñ së h÷u 413 4 Cæ phiÕu quü (*) 414 5 Chªnh lÖch ®¸nh gi¸ l¹i tµi s¶n 415 6 Chªnh lÖch tû gi¸ hèi ®o¸i 416 -8.857.317.550 7 Quü ®Çu t ph¸t triÓn 417 3.344.633.755 1.767.075.848 8 Quü dù phßng tµi chÝnh 418 8.055.483.831 6.350.707.712 9 Quü kh¸c thuéc vèn chñ së h÷u 419 89.080.201 215.271.582 10 Lîi nhuËn cha ph©n phèi 420 31.535.825 0 11 Nguån vèn ®Çu t XDCB 421 124.785.204.934 99.045.296.934 II Nguån kinh phÝ vµ quü kh¸c 430 4.185.790.063 2.836.377.356 1 Quü khen thëng vµ phóc lîi kh¸c 431 4.938.544.494 3.043.887.529 2 Nguån kinh phÝ 432 -766.483.532 -239353.095 3 Nguån kinh phÝ ®· h×nh thµnh TSC§ 433 13.729.101 31.842.922 440 1.819.979.710.628 768.751.784.274 V.23 tæng céng nguån vèn (440 = 300 + 400) Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 66 ... cơng ty TNHH thành viên đóng tàu Hồng Hà Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài sản cố định cơng ty TNHH thành viên đóng tàu Hồng Hà Chương 3: Kết luận biện pháp nâng cao hiệu sử dụng, quản lý. .. cứu: Phân tích hồn thiện cơng tác quản lý tài sản cố định công ty TNHH thành viên đóng tàu Hồng Hà 1.3.1 Mục đích ngiên cứu, vai trị, nhiệm vụ, ý nghĩa cơng tác quản lý tài sản cố định 1.3.1.1 Mục... dụng, quản lý tài sản cố định công ty TNHH thành viên đóng tàu Hồng Hà Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐĨNG TÀU HỒNG HÀ 1.1 Q trình

Ngày đăng: 07/05/2014, 17:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • b. Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu

  • c. Phân loại theo hình thái sử dụng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan