các vấn đề tiêu cực trong môi giới kinh doanh chứng khoán hiện nay thực trạng và giải pháp

31 1K 1
các vấn đề tiêu cực trong môi giới kinh doanh chứng khoán hiện nay thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

các vấn đề tiêu cực tư vấn vì lợi ích nhà môi giới giao dịch thái quá xuyên tạc lừa đảo tung tin đồn thất thiệt rò rỉ thông tin nguyên nhân và giải pháp

CÁC KHÍA CẠNH TIÊU CỰC TRONG NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN HIỆN NAY I. Các khía cạnh tiêu cực Giống như bất kì một thị trường nào, có lợi cũng có hại, được lợi nhuận cũng đi liền với những rủi ro. Thị trường chứng khoán là một thị trường khá phức tạp, có như những cá nhân tổ chức đã trở thành triệu phú, tỉ phú chỉ sau một thời gian ngắn, nhưng bên cạnh đó lại có nhưng vụ việc đáng tiếc xảy ra từ những cá nhân bị thua lỗ, mất trắng bạc tiền. Điều này đã cảnh báo cho những nhà đầu tư chứng khoán cần phải “tỉnh táo” với hoạt động môi giới chứng khoán. Dưới đây là một số tiêu cực khá phổ biến trong hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt Nam. 1. Tư vấn vì lợi ích cá nhân của nhà môi giới: Nhà môi giới chứng khoán, tất nhiên, hoạt động vì lợi ích của mình, nhưng phải phù hợp với lợi ích của khách hàng. Tuy nhiên, đôi khi có những nhà đầu tư “bỏ quên’ khách hàng mà chỉ hướng tới lợi ích cá nhân của mình. Vì thế, đã có những trường hợp, khách hàng “không được gì” mà nhà môi giới cứ kiếm được “bạc tỉ”. Khách hàng cần nhận thức rằng, mình muốn được hướng dẫn đầu tư phù hợp với bản thân mình chứ không phải phù hợp với người môi giới. Mỗi khoản đầu tư được tư vấn đều cần có lời giải thích cặn kẽ, gồm cả việc khuyến cáo các rủi ro. 2. Giao dịch thái quá: Hành vi giao dịch thái quá có nghĩa là giao dịch thường xuyên với số lượng lớn trên tài khoản của khách hàng nhằm mục đích nhận hoa hồng mà không nhằm đạt được các mục tiêu khách hàng đã đề ra. Đây là hành vi lạm dụng trách nhiệm uỷ quyền của khách hàng. Một trong những biện pháp để ngăn chặn hành vi lạm dụng này là nhà đầu tư cần phải yêu cầu rất cả tài khoản mà mình uỷ quyền cho nhà môi giới chứng khoán phải được giám sát viên của công ty chứng khoán xem xét thường xuyên. 3. Xuyên tạc: Các nhà môi giới chứng khoán không được phép xuyên tạc, nói không đúng về bản thân hay về các dịch vụ của công ty mình đối với khách hàng tiềm năng. Không được phép xuyên tạc về: -Trình độ, kinh nghiệm học vấn. - Loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng. -Các loại phí Việc công bố không chính xác hay không công bố các sự kiện quan trọng liên quan đến những vấn đề trên cũng bị coi là xuyên tạc. Khách hàng sẽ phải khó khăn khi so sánh chất lượng dịch vụ giữa các công ty chứng khoán nói chung các nhà môi giới nói riêng nếu khách hàng không được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác liên quan đến vấn đề chuyên môn. 4. Lừa đảo Đây không phải là hiện tượng phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng rất đáng cảnh báo các nhà đầu tư nghiệp dư, đặc biệt những người không có kiến thức về chứng khoán kinh tế lại có tham vọng làm giàu bằng kinh doanh chứng khoán. Báo Vnexpress đăng tin, một số cá nhân đã lừa đảo bán cổ phiếu giả cho những nhà đầu tư nhẹ dạ ở Hải Phòng để thu được gần 800 tỷ đồng. Tiếp đó là vụ lừa đảo hàng chục tỷ đồng, lợi dụng lòng tin của những người chơi chứng khoán nhỏ lẻ để ôm tiền bỏ chạy. Giữa tháng 5/2010, cộng đồng đầu tư chứng khoán xôn xao về một trò lừa đảo tinh vi của một cá nhân nhằm kiếm tiền từ nhà đầu tư cả tin. Nhiều ý kiến cho rằng cá nhân này đã xây dựng 1 quy trình khép kín để kiếm tiền NĐT đã cả tin đi theo mình. Theo đó, quy trình này gồm các bước rất bài bản để câu khách về cho mình. Cá nhân này ban đầu vào một diễn đàn chứng khoán có uy tín hàng đầu VN để tạo nick post vài bài về một vài mã cổ phiếu cũng như đưa ra những nhận định thị trường để lấy số má kêu gọi mọi người add nick chat của mình add cả email để share thông tin cho họ. Bằng cách làm đơn giản này, cá nhân đó đã gom số lượng lớn những “fan hâm mộ” để nhận tin của mình. Trong nhiều trường hợp, cá nhân này đã xả hàng kiếm lãi sau khi tung tin tốt cho “fan hâm mộ”. Sau đó thấy chiêu thức trên khó soạn lại mọi người cũng không tin nữa nên anh ta đã tạo công ty riêng lập website rồi nhận làm đại lý cho một CTCK để tạo thành một cỗ máy khép kín nhằm tận dụng tiềm lực của các nhà đầu tư theo mình. Với cỗ máy đó, cá nhân trên không quan tâm tới tiền % hoa hồng môi giới mà CTCK cắt cho. Cá nhân này chỉ quan tâm tới việc huy động thêm sức người sức của từ những “fan hâm mộ” để cùng làm giá cổ phiếu do sự lựa chọn từ trước của mình. Số khác thậm chí còn tin tưởng giao tài khoản cho anh ta thực hiện hộ các giao dịch. Số khác nữa theo đuôi bằng cách nghe “lệnh” mua, bán mà anh này gửi cho. Anh ta quản lý sát sao tài khoản của những người chung sức nên có thể nhìn thấy lúc nào mình có thể tận dụng cái lợi từ sự đồng lòng của người khác. Ở chiều ngược lại, bản thân anh ta có mua bán gì, số lượng bao nhiêu, gom giá nào bán giá nào thì không ai được biết. 5. Tung tin đồn thất thiệt Theo tin năm 2009, khoảng 30% doanh nghiệp niêm yết từng hứng chịu tin đồn. Những ngày cuối cùng của năm 2008, giới đầu tư xôn xao trước thông tin công ty chứng khoán VnDirect đang đứng trước nguy cơ phá sản. Bắt nguồn từ lời cảnh báo nhà đầu tư nào gửi tiền hoặc mở tài khoản tại VnDirect nên cẩn trọng được đăng tải trên diễn đàn thị trường chứng khoán của mạng Trái tim Việt Nam Online. Tin đồn VnDirect sắp phá sản nhanh chóng được lan rộng. tâm lý của các chủ sở hữu 15.000 tài khoản đang hoạt động tại công ty chứng khoán này bị tác động cũng là điều dễ hiểu. Ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường UBCK cho biết, gần đây, nhiều người gọi điện hỏi ông về những “thông tin” mà chính ông cũng không biết từ đâu ra. Một trong những thông tin thất thiệt mà ông Sơn nhận được là việc sắp tăng “room” cho nhà đầu tư nước ngoài lên 40%. “Thông tin này hoàn toàn không chính xác, thậm chí tin đồn như vậy có thể làm méo mó thị trường”, ông Sơn nói. Ngoài ra, ông Sơn còn cho biết, có người hỏi ông về việc đã thay đổi thời gian thanh toán xuống T+2. Nhưng thực tế, các văn bản liên quan đến vấn đề này hiện vẫn đang trong quá trình soạn thảo. Hồi đầu tháng này, một thông tin từng làm xôn xao giới đầu tư là khả năng chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ tiếp tục thắt chặt để kiểm soát lạm phát thông qua giải pháp tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, sau đó, các quan chức Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định rõ rằng, không có khả năng đó. Ngoài các tin đồn liên quan đến chính sách, tin đồn trên thị trường chứng khoán còn tập trung xung quanh hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp 6. Thông tin sai sự thật: Là một hành vi thiếu đạo đức nhằm làm cho giá cổ phiếu của công ty khác sụt giảm hoặc giá cổ phiếu công ty của mình tăng lên do việc phao tin đồn thất thiệt trên thị trường. Các công ty cũng có thể công bố thông tin sai sự thật, không cập nhật thông tin, không đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư. Điều này gây không ít hoang mang cho nhà đầu tư, vì tin tưởng vào lợi ích trước mắt mà thường không tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đầu tư, nên có thể thiệt hại lớn, người được lợi ở đây không ai khác chính là những cá nhân đã tung tin thất thiệt đó. Không những vậy, những doanh nghiệp bị tung tin xấu sẽ ảnh hưởng tới lợi ích không được khách hàng tin tưởng. Vì thông tin luôn xuất phát từ những nguồn khác nhau, thông tin có thể chính xác cũng có thể sai sự thật, vậy nên các cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư trong môi giới chứng khoán cần phải hết sức cảnh giác luôn tự mình kiểm chứng, tìm hiểu thật kỹ càng trước khi có bất cứu hành động nào trên thị trường này. Vd1: Thông tin về SJS "sập sàn" do báo Tiền phong điện tử đăng ngày 12/1/2007. Thực chất là do SJS chia 3 cổ phiếu thưởng cho 1 cổ phiếu hiện tại nên giá cổ phiếu của công ty giảm tương ứng từ 728.000đ/CP xuống còn 190.000đ/CP. Mặt khác, về nội dung thông tin do cơ quan truyền thông cung cấp, chủ yếu vẫn là tin tức, diễn biến thị trường, chưa có nhiều các thông tin nhận định phân tích mang tính định hướng cho nhà đầu tư thị trường. Vd2: Việc Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSC) đăng tải một bản phân tích cổ phiếu của Tập đoàn Tân Tạo (ITA) với nhiều nội dung sai lệch khiến các cổ đông hoang mang đã thu hút sự chú ý của dư luận. Ngày 3/11/2008, trên Bản tin Chứng khoán (www.hsc.com.vn) của HSC có đăng đính chính: “Chúng tôi đã có sự nhầm lẫn khi viết: “ hai nhà đầu tư lớn, Richland VNI lần lượt đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu 375,000 cổ phiếu để giảm lượng nắm giữ tại công ty này”. Thực tế lẽ ra phải viết là: “hai nhà đầu tư lớn, Richluck International Limited VNI đã đăng ký bán lần lượt là 711,480 375,000 cổ phiếu để giảm lượng nắm giữ tại công ty này. Chúng tôi thành thực xin lỗi quý độc giả về sơ suất nói trên ”. Tuy nhiên, thật khó hiểu là trong khi quy định đính chính phải đăng ở chính trang, mục đã đăng thì HSC lại đăng tải ở phần Bản tin thị trường chứ không phải ở bản Báo cáo cập nhật đã đăng hôm 7-11-2008. Vì thế, bài phân tích chứng khoán có nội dung sai lệch trên trang web của HSC vẫn không thay đổi, có thể tiếp tục khiến cổ đông hiểu nhầm… 7. Rò rỉ thông tin chứng khoán Những người giữ trọng trách tại các công ty niêm yết, có thế tiết lộ cho những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán về kế hoạch kinh doanh trong quí, tháng cả những vấn đề nội bộ trong doanh nghiệp chưa công bố đang được giới đầu tư mong đợi. Nhân viên của các công ty chứng khoán nắm được thông tin trước các nhà đầu tư, họ có thể mua bán trước làm lợi cho cá nhân hoặc báo cho người thân quen mua dưới nhiều hình thức (vì nhân viên công ty chứng khoán không được phép mua bán ngắn hạn). Rò rỉ thông tin được coi là một trong những vấn đề đạo đức nguy hại nhất trên thị trường chứng khoán. Nó thường bắt nguồn từ những người có trách nhiệm trong các công ty niêm yết, công ty chứng khoán cả nhân viên làm việc trên sàn chứng khoán. N, một nhà đầu tư chứng khoán cá nhân tại TP.HCM, tiết lộ rằng tháng 7/2005 có người chào hàng với anh một thông tin hấp dẫn về Công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn (Tribeco) với giá cả tính bằng đơn vị triệu đồng. Q.N đã bỏ tiền ra mua thông tin về việc một quỹ đầu tư đã mua vào một lượng lớn cổ phiếu của Tribeco, đằng sau đó là một tổ chức khác. Sau khi đã mua khoảng 2.000 cổ phiếu, N. chia sẻ thông tin cho vài người bạn tất cả đã mua một lượng kha khá cổ phiếu Tribeco. Thời điểm đó, giá cổ phiếu này khoảng 21.000 đồng/cổ phiếu nay đã lên 30.900 đồng/cổ phiếu. 8. Xâm phạm tài sản của khách hàng. Đó là việc các công ty chứng khoán (CTCK) đã tùy tiện sử dụng tài khoản của khách hàng để mua bán chứng khoán làm thua lỗ dẫn đến tình trạng tranh chấp thưa kiện lẫn nhau. Những tranh chấp này cho thấy tình trạng lỏng lẻo trong quy trình nghiệp vụ kinh doanh của một số CTCK. Điển hình là vụ tranh chấp giữa ông Phan Đức Chiến CTCK quốc tế Việt Nam Chi nhánh TP.HCM (xin gọi tắt là Công ty VIS). Ông Chiến cho biết ông ký hợp đồng giao dịch chứng khoán với Công ty VIS ngày 16-9-2009. 11 lần chuyển tiền vào tài khoản với số tiền 4,8 tỉ đồng mỗi lần đều có phiếu nộp tiền mặt với chữ ký nhận đầy đủ. Sau đó, ông phát hiện trong gần ba tháng, từ tháng 9-2009 đến tháng 12-2009, Công ty VIS sử dụng tài khoản tiền của ông để tự ý đặt lệnh mua bán chứng khoán, tự ý kinh doanh rút tiền trên tài khoản. “Tôi đã nhiều lần có đơn gửi ban giám đốc Công ty VIS yêu cầu không được sử dụng tiền tài khoản của tôi một cách bất hợp pháp yêu cầu giải quyết vụ việc nhưng đến ngày 22-12-2009, VIS đã thông báo số dư tài khoản của tôi bằng không, làm mất hết số tiền 4,8 tỉ đồng” - ông Chiến nói. Trong biên bản đối chất tại tòa, đại diện phía Công ty VIS cho biết tất cả giao dịch mua bán trên tài khoản ông Chiến đều do ông Chiến người được ông ủy quyền thực hiện. Hằng ngày sau khi khớp lệnh, công ty đều có tin nhắn qua tổng đài cho ông Chiến biết mọi phát sinh liên quan đến tài khoản. Tuy nhiên, những vấn đề nêu trên phía Công ty VIS không có những bằng chứng lưu lại theo quy trình nghiệp vụ kinh doanh được quy định của Luật Chứng khoán. Theo đó, việc mua bán chứng khoán diễn ra theo trình tự khách hàng ra lệnh mua bán tại sàn hoặc ra lệnh bằng điện thoại, Internet, fax chuyển đến nhân viên môi giới nhập lệnh, sau đó trưởng phòng dịch vụ hoặc giám đốc chi nhánh duyệt cho lệnh lên sàn. Sau khi khớp lệnh, ba ngày sau (T+3) thì chứng khoán hoặc tiền về tài khoản khách hàng, chi nhánh yêu cầu khách hàng ký xác nhận lệnh mà trước đó khách hàng đã ra lệnh, chi nhánh lưu phiếu lệnh có chữ ký này. Về vấn đề này trong văn bản đề nghị không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM gửi Viện Kiểm sát TP, phía cơ quan công an có nêu việc Chi nhánh VIS lưu 29 phiếu lệnh của khách hàng nhưng cả 29 phiếu này đều không có chữ ký khách hàng. Đối với các lệnh thực hiện qua điện thoại, phía VIS cũng không có file ghi âm sau khi thực hiện lệnh không yêu cầu khách hàng ký xác nhận lệnh. Trao đổi với phóng viên ngày 18-4, ông Phạm Linh, Tổng Giám đốc VIS, cho biết có vụ việc như nêu trên xảy ra ở Công ty VIS tranh chấp này đang được tòa thụ lý. Trả lời báo chí, ông Linh cũng nói rằng tất cả giao dịch tại tài khoản của ông Chiến đều do ông người được ông ủy quyền thực hiện. Nhân viên Công ty VIS có sai sót trong quy trình nghiệp vụ. Vụ việc này tòa đang thụ lý chưa biết ai đúng ai sai nhưng qua những tình tiết tranh chấp ít nhiều cho thấy quy trình nghiệp vụ kinh doanh hiện nay của nhiều CTCK có lỗ hổng. Lỗ hổng đó là việc mua khống, bán khống chứng khoán, ứng trước tiền cho khách hàng, nói cách khác là cho khách hàng vay rồi thu phí ứng trước. Bên cạnh đó, các nhân viên môi giới ngay cả trưởng các bộ phận liên quan ở các CTCK không tuân thủ quy trình (giao dịch chứng khoán không có chữ ký của khách hàng trên phiếu lệnh, không có file ghi âm về nội dung đặt lệnh…). Tổng giám đốc một CTCK có trụ sở ở TP.HCM cho biết vụ việc này đang được các CTCK theo dõi gắt gao. Vì nếu Công ty VIS thua kiện thì sẽ có hàng loạt tranh chấp khác nổ ra. Do thực tế có nhiều CTCK thực hiện giao dịch cho khách hàng rất thoáng. Vì nếu làm theo quy trình chặt chẽ sẽ không hút được nhà đầu tư tham gia giao dịch.(Nguồn: PLTPHCM, 21/4) II. Nguyên nhân Những tiêu cực trong nghề môi giới chứng khoán chủ yếu xuất phát từ đạo đức của những người trong nghề, vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả, tuy nhiên bên cạnh đó cũng không thể không kể đến những tác động của phía nhà đầu tư cũng như nhà nước, phần nào đã ảnh hưởng tới những mặt trái của nghề làm môi giới chứng khoán. 1. Về phía nhà đầu tư 1. Nghe hơi nồi chõ Thông tin rất quan trọng trên thị trường, nhưng phần đông vì thiếu hiểu biết, các nhà đầu tư có xu hướng nghe ngóng. Trong khi thông tin thì rất nhiều, nhưng độ xác thực thì không ai kiểm định được, các nhà đầu tư cứ thế lượm nhặt mà không có sự chọn lọc hay đánh giá.Vì vậy, cái sự nghe trở nên láng máng, truyền tai nhau hết sức nguy hiểm. Thông thường, họ tìm một số nhân vật có khả năng “hót hay như khướu” hoặc tìm một vài cán bộ môi giới – tư vấn của chính các công tychứng khoán. Cái này có mấy điểm hại sau: - Không khách quan vì bản chất là xung đột lợi ích. - Không đảm bảo chính xác vì có khi người nói cũng không biết mình đang nói gì. - Không có bộ lọc vì thế không thể biết cái vừa nhận được là vàng hay thực tế là rác. - Luôn luôn muộn, vì khi nghe được thì cũng rất nhiều người khác đã nghe được. 2. Không có kỳ vọng đầu tư riêng Nói giản dị là không biết mình muốn gì, ngoài một nguyện vọng ngất trời cao là Lợi Nhuận. Các nhà đầu tư nước ngoài thì khác họ biết rất chính xác điều họ muốn, vì phần lớn là các quỹ dạng Mutual Fund, nên các chính sách của họ tương đối nhất quán, ổn định. Họ không nhảy ra nhảy vào thị trường liên hồi, gây ra các chi phí giao dịch lớn trong khi hiệu quả chưa đo đếm được. Việc không đặt kỳ vọng đầu tư cho mình cũng có nghĩa là để ước muốn trôi theo diễn biến thị trường. Ví dụ, lãi 20% trong vòng 3 tháng đã là tốt, nhưng vì ước muốn 40% trong vòng 4 tháng nên kết cục có khi chỉ là không bán được cả “hàng” chết tắc với số tiền đầu tư. Không có kỳ vọng còn liên quan tới một hiện tượng nữa là kỳ vọng bị bóp méo hoặc chèn ép. 3. Tâm lý bầy đàn Đã có những số liệu mô hình thống kê toán rằng hiệu ứng bầy đàn rất mạnh ở Việt Nam, theo số liệu là mạnh nhất thế giới. Hiệu ứng này đặc biệt mạnh khi giá thị trường tăng trong một khoảng thời gian liên tiếp khá dài. Hệ quả trực tiếp là người đầu tư từ bỏ cả kỳ vọng cá nhân, để theo đuổi mức kỳ vọng của đám đông trên thị trường. Hệ quả thứ hai, cũng trực tiếp, là tính thanh khoản giảm dần. Mà tính thanh khoản chính là giá trị lớn nhất, duy nhất của thị trường chứng khoán (chứ không phải theo quan niệm sai lầm chung là tính năng huy động vốn đâu). Khi tính thanh khoản trở nên “hàng hiếm” thì thị trường biến thành sòng bạc. Thực sự là sòng bạc vì mọi người cho rằng nó là cỗ máy kiếm tiền. Chúng ta, bằng sự nhìn nhận bình thường, sẽ hiểu rằng điều này quá sai lầm hoàn toàn tự huyễn hoặc. 4. Quan tâm tới lợi nhuận nhưng không quan tâm tới bổ sung kiến thức Phần lớn nhà đầu tư chỉ quan tâm tới lợi nhuận, thuộc một bài vỡ lòng rằng đào bới được thông tin mật “rò rỉ” đâu đó chính là cáchlàm giàu kiến thức. Điều này sai. Kiến thức khác thông tin. Kiến thức là một bộ lọc thông tin có phương hướng, có chủ đích có phương pháp. Việc chỉ chăm chắm đào bới các thông tin vốn nhiều như rác không làm các nhà đầu tư khôn ngoan hơn, có khi là tình tiết tăng nặng của các vấn đề tồn tại ở trên. Chính vì không bổ sung kiến thức, nên thị trường hỗn loạn trong các dòng chảy thông tin. Mệt mỏi với thông tin càng khiến cho người ta dễ từ bỏ các kỳ vọng cá nhân, để hào hứng đi theo sự vẫy gọi của “bầy đàn.” 5. Tin rằng “mình khôn ngoan nhất” Họ cho rằng chỉ có họ mới là khôn ngoan nhất, đó là biểu hiện của thiếu kiến thức. Chính vì thiếu kiến thức, nhà đầu tư cũng không mấy khi quan tâm thực sự tới các cách thức tính toán, quản trị phân tán rủi ro của rổ tài sản. 2. Về phía nhà nước Trong những năm qua việc kiểm soát nguồn cung trên thị trường có những hạn chế sau: - Hiện tượng phát hành cổ phiếu còn tràn lan tăng vòn vọt vội trong thời điểm thị trường nhằm thu về các khoản thặng dư vốn lớn cho Doanh nghiệp - Phát hành chưa đi kèm với kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả- chính vì sự lỏng lẻo trong quá trình kiểm soát để tiến hành phát hành mà không kiểm tra năng lực của cơ sở phát hành ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhà đầu tư. - Phần lớn hoạt động phát hành thêm đều có mục đích lấn sâu sang lĩnh vực kinh doanh không truyền thống của doanh nghiệp là bất động sản. Trong khi đó việc kiểm soát của nhà nước trong vấn đề này còn chưa được tốt. - Các văn bản pháp luật mặc dù đã được ban hành khá hệ thống đầy đủ nhưng vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, khung pháp lý chưa thực sự đủ mạnh - Còn tồn tại những điểm chưa thống nhất giữa các văn bản pháo luật chuyên ngành các văn bản pháp luật chung tham gia điều chỉnh lĩnh vực CK& TTCK, gây mâu thuẫn khó khăn trong quá trình áp dụng, làm phức tạp hơn công tác quản lý giám sát TTCK. - Chưa tạo ra được vị thế độc lập thẩm quyền đầy đủ cho UBCKNN làm giảm tính chủ động, linh hoạt của UBCKNH trong việc ra các quyết định quản lý giám sát TTCK, hạn chế sự phối hợp UBCKNN với các Bộ, ngành liên quan khác. - Cách giám sát thị trường còn thủ công, chưa dựa trên các tiêu chí kết quả phân tích rủi ro. Chưa nắm rõ được các giao dịch trên thị trường OTC do thiếu cơ chế giám sát giao dịch chuyển nhượng cổ phần tại các Doanh Nghiệp CPH phát hành riêng lẻ, nhất là các DNNN trong thời gian chuẩn bị niêm yết hoặc chào bán chứng khoán. Các công ty CK thì chậm công bố thông tin, các nhân viên hành nghề kinh doanh chứng khoán thì không có chứng chỉ hành nghề,… Chính những hạn chế này đã “tiếp tay” những mầm mống tiêu cực trông nghề hoạt động kinh doanh chứng khoán có cơ hội lợi dụng những kẽ hở pháp luật tư lợi cá nhân. Nếu phát hiện thì mức phạt hành chính cũng rất thấp so với những gì mà họ thu được, chính vì vậy những hành vi tiêu cực này càng được đà phát triển. 3. Về phía các công ty môi giới chứng khoán, nhà môi giới chứng khoán - Nguyên nhân do tiền bạc lợi ích cá nhân của nhà môi giới: Thông thường, mỗi nhà môi giới chứng khoán thường làm môi giới, tư vấn cho cả chục nhà đầu tư. Ngoài khoản lương cố định hơn 10 triệu đồng/tháng, họ còn có thêm thu nhập cả trăm triệu đồng từ những phi vụ môi giới, tư vấn cho nhà đầu tư. Nhưng có một số nhà môi giới vì lợi ích riêng của cá nhân mình bất chấp những thủ đoạn tung ra những thông tin sai lệch, tư vấn cho nhà đầu tư không hiệu quả, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, hỗn loạn sàn dịch, có những luồng thông tin đa chiều nên khó xác định thông tin chính xác. Các nhà đầu tư khó xác định phương hướng để tham gia đầu tư. - Nguyên nhân trực tiếp từ nhà môi giới:Đội quân hành nghề không chuyên này có mặt ở khắp các sàn giao dịch đến vỉa hè, nơi làm việc, kinh doanh. Tuy không ra mặt nhưng họ cũng góp phần khuynh đảo thị trường chứng khoán bằng những thông tin nội gián hoặc có chủ ý gây thất thiệt cho loại cổ phiếu nào đó. Điều này gây ảnh hưởng về mặt tâm lý cho những nhà đầu tư có thể là hoang mang, lo sợ gây ra việc đầu tư sai hướng đi. Thiệt hại về tài sản đối với nhà đầu tư. - ảnh hưởng do quản lý không chặt chẽ việc tuyển chọn nhà môi giới:Dù hoạt động ở thị trường nào thì những nhà chuyên nghiệp được chọn lọc này cũng phải đăng ký được cấp phép hành nghề.Tuy nhiên, do khan hiếm nguồn nhân lực, nhiều Công ty Chứng Khoán đã bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng của nhân viên môi giới. Đó là việc nhiều Cty CK nhận cả những nhân viên môi giới chưa có chứng chỉ hành nghề, quy phạm đạo đức nghề nghiệp. Tại các Cty CK, việc nhân viên môi giới thường xuyên bỏ lệnh của các nhà đầu tư để nhập lệnh cho người thân, người quen khách hàng ruột, “ưu tiên” đặt lệnh trực tiếp vào hệ thống giao dịch của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho một số nhà đầu tư, kể cả tổ chức cá nhân, không thực hiện việc ghi thứ tự, thời gian đặt lệnh vào phiếu lệnh trước mặt khách hàng để khách hàng có thể kiểm soát; phiếu lệnh của nhà đầu tư không được ghi thành hai liên theo qui định họ cũng không mở sổ lệnh để theo dõi thời gian đặt lệnh theo quy định. Gây hậu quả nghiêm trọng đối với các nhà đầu tư. II. Thực trạng về các khía cạnh tiêu cực vấn đề đạo đức trong hoạt động môi giới chứng khoán 2.1. Thực trạng hoạt động môi giới trên TTCK Việt Nam những năm gần đây. Sau 9 năm ra đời, thị trường chứng khoán VN đã có vài ngàn broker (môi giới chứng khoán) Nhiều broker có thâm niên được khách hàng tin tưởng giao toàn bộ tiền của mình để đầu tư. Vai trò của các broker ngày càng trở nên quan trọng phía sau nghề MGCK này cũng có nhiều bí ẩn. Thu nhập rất cao nhưng rất nhiều “môi giới chứng khoán” không hề có bằng cấp chuyên ngành hay kinh nghiệm. Hiện nay, UBCKNN đã cấp Giấy phép hoạt động kinh doanh cho 9 CTCK đó là: Công ty cổ phần CK Bảo Việt (VĐL- 43 tỷđồng); Ngân hàng Đầu tư phát triển (VĐL- 55 tỷđồng); Công ty cổphần CK Đệ Nhất (VĐL-43 tỷ đồng); Công ty TNHH CK ACB (VĐL- 43 tỷ đồng); Công ty TNHH CK Ngân hàng Công thương (VĐL- 55 tỷđồng); Công ty TNHH CK Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn (VĐl- 60 tỷđồng); Công ty TNHH CK Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VĐL- 60 tỷđồng); Công ty TNHH CK Thăng Long (VĐL - 9 tỷ đồng); Công ty cổ phần CK Sài Gòn(VĐL- 20 tỷ đồng). Trong thời gian tới sẽ có thêm ba CTCK nữa được thành lập là công ty cổ phần CK thành phố Hải Phòng, công ty cổ phần CK Mê Kông, CTCK Ngân hàng Đông Á đưa tổng số CTCK tại Việt Nam lên 12 công ty. Điểm chung của tất cả các CTCK là đều có chức năng MGCK vì hoạt động này ít rủi ro, mức vốn pháp định không cao được coi là hiệu quả nhất trong thời gian đầu. Hơn nữa, theo thực tế ở các nước có TTCK phát triển thì đây là hoạt động mang lại thu nhập rất tốt có thể nói là tốt nhất trong các nghiệp vụ kinh doanh CK ngay cả khi thịtrường rơi vào tình trạng khủng hoảng. Mặc dù cơ cấu tổ chức của các công ty có thể khác nhau nhưngviệc tổ chức thực hiện nghiệp vụ MG ở các CTCK lại tương tự như nhau. • Thị phần môi giới chứng khoán năm 2009 Tính chung cả năm 2009, TSC chiếm 8,45% thị phần. Riêng quý IV công ty chiếm 10,7%thị phần. Năm 2009, CTCP Chứng khoán Thăng Long (TSC) đều dẫn đầu về thị phần môi giới cổ phiếu tại cả HoSE (9,13%) HNX (8,45%). Tên CTCK Thị phần HNX (%) Thị phần HoSE (%) CTCK Thăng Long TSC 1 8.45 1 9.13 CTCK Sài Gòn SSI 2 4.52 2 8.26 CTCK NH Á Châu ACBS 3 4.31 5 4.37 CTCK Sacombank SBS 4 4.19 3 7.77 CTCK FPT FPTS 5 4.13 6 3.84 CTCK Tp.HCM HSC 6 3.76 4 5.63 CTCK Quốc Tế Hoàng Gia IRS 7 3.27 CTCK VnDirect VNDS 8 3.17 CTCK Vietcombank VCBS 9 3.16 9 2.90 CTCK CK An Bình ABS 10 2.85 41.81 10 công ty chứng khoán dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu năm 2009 tại HNX • Thị phần môi giới chứng khoán HNX trong quý IV cả năm 2010 Giống như năm 2009, Chứng khoán Thăng Long (TLS) đều là công ty dẫn đầu thị trường môi giới cổ phiếu chứng chỉ quỹ tại cả HNX HoSE. Tính chung cả năm 2010, TLS dẫn đầu với 11,9% thị phần. So với thị phần năm 2009 là 8,45%, thị phần của TLS đã tăng lên đáng kể trong năm qua. VNDirect đứng thứ 2 với 5,12%. Tiếp đến là HSC (4,71%), FPT (4,59%), Sacombank - SBS (4,11%). • Thị phần môi giới chứng khoán năm 2011  Thị phần môi giới quý I/2011 trên HOSE ít có sự xáo trộn Sở GDCK TPHCM (HOSE) đã công bố thị phần giá trị giao dịch môi giới quý I/2011 của các công ty chứng khoán thành viên với 6 vị trí đầu không có sự thay đổi nào so với quý trước đó. Theo đó, đối với thị phần giá trị giao dịch môi giới của cổ phiếu chứng chỉ quỹ thì CTCK Sài Gòn (SSI) đã tiếp tục dẫn đầu quý thứ 2 liên tiếp với 11,74%.Trong khi đó CTCK Thăng Long (TLS) sau khi chỉ về thứ 3 trong quý IV/2010 thì đến quý I/2011 đã lấy lại vịtrí số2 từ tay CTCP Chứng khoán TPHCM (HSC). TLS chiếm 8,58% còn HSC chiếm 6,38%. SBS vẫn giữ vững vị trí thứ 4 với 4,98%. 2 vị trí tiếp theo cũng không có sự thay đổi nào so với quý trước đó, thứ 5 thuộc về CTCK TNHH Ngân hàng Á Châu (ACBS) với 4,80%, thứ 6 là CTCK FPT (FPTS) với 3,51%. 4 vị trí cuối có sự xáo trộn, BVS từ thứ 9 leo lên thứ 7 với 3,02% đồng thời đẩy CTCK TNHH Ngân hàng Việt NamThịnh Vượng (VPBS) xuống thứ 8 với 2,97%. . .  Thị phần môi giới quý II/2011 TLS là công ty dẫn đầu về thị phần môi giới tại HNX trong quý II/2011, nhưng thị phần giảm nhẹ so với quý I/201I (từ 8,908% xuống còn 7,997%) á quân vẫn là VNDS với thị phần 6,78%. 10 CTCK Môi giới CP lớn nhất trên HNX trong Qúy II/2011 STT Tên CTCK Thị phần MGCP (%) 1 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long 7,997% 2 Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDrect 6,780% 3 Công ty Cổ phần Chứng khoán Hòa Bình 6,210% 4 Công ty Cổ phần Chứng khoán Hồ Chí Minh 5,673% 5 Công ty TNHH Chứng khoán ACB 4,205% 6 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT 3,896% 7 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn 3,614% 8 Công ty Cổ phần Chứng khoán Golden Bridge VN 3,193% 9 Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng VN 3,054% 10 Công ty Cổ phần Chứng khoán NH Nông Nghiệp PTNT VN 2,600% Sở GDCK TPHCM (HOSE) vừa công bố thị phần giá trị môi giới cổ phiếu quý 2 6 tháng đầu năm trong đó SSI đều dẫn đầu với tỷ lệ 13.2% 12.35%.  Thị phần môi giới quý III: Dấu ấn NĐT tổ chức(11-10-2011) Nổi bật trong bảng xếp hạng thị phần môi giới quý III/2011 là ngôi vị số 1 của CTCK SàiGòn (SSI). Đây là quý thứ 4 liên tiếp SSI ngự ở vị trí quán quân, nhưng lần này ở thế áp đảo toàn diện so với các đối thủ khác. Thị phần của SSI gần gấp đôi của CTCK TP. HCMvà CTCK Sacombank đứng lần lượt kế tiếp. Nhìn lại từ quý IV/2010 tới quý III/2011, SSI không chỉ duy trì được thứ hạng cao nhất, mà còn nỗ lực tự vượt qua chính mình với thị phần mở rộng liên tục: 11,61%, 11,74%, 13,2% rồi 15,81% - thị phần lớn nhất của một CTCK đạt được khi bảng xếp hạng Top 10 bắt đầu được công bố. 2.2. Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động môi giới chứng khoán “Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động KDCK là tập hợp các chuẩn mực hành vi, cách cư xử ứng xử được quy định cho nghề nghiệp KDCK nhằm bảo vệ tăng cường vai trò, tính tin cậy niềm tự hào của nghề nghiệp KDCK trong xã hội”. Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động KDCK được thể hiện thông qua một số tiêu chuẩn đánh giá như: mức độ chấp hành luật pháp, trình độ năng lực chuyên môn, tiêu chuẩn quy trình hoạt động, đạo đức niềm tin vào nghề nghiệp… Đặc biệt trong lĩnh vực môi giới chứng khoán thì vấn đề đạo đức nghề nghiệp được chú trọng hơn cả, bởi các nhân viên môi giới chứng khoán là người làm việc trực tiếp với nhà đầu tư, phân tích, đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư. Nếu họ không nhạy bén hoặc có mục đích vụ lợi thì sẽ khiến nhà đầu tư thua lỗ rất nhiều đông thời còn làm thiệt hại tới các doanh nghiệp… - Tuân thủ pháp luật, các quy trình, quy chế, quy định của công ty: Phải tuân thủ các quy định hiện hành, quy tắc ứng xử của CTCK ban hành kèm theo Quyết định số 20/QĐ – HHKDCKVN ngày 22/11/2006 của Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam các quy định về kỹ thuật quy định nghiệp vụ của công ty. - Luôn đảm bảo tính trung thực, khách quan, công bằng minh bạch trong hành nghề: + Phải công bằng, tôn trọng sự thật không được thành kiến, thiên vị trong mọi hành động của mình + Cán bộ nhân viên của SHS không được nhận quà hoặc tặng quà, dự chiêu đãi hoặc mời chiêu đãi đến mức có thể làm ảnh hưởng đáng kể tới các đánh giá nghề nghiệp của họ hoặc tới những người họ cùng làm việc + Không được làm những công việc mà có cam kết nhận hay trả những khoản lợi ngoài những thu thập thông thường + không được sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho công ty hay cá nhân không dùng những thông tin nội bộ để hướng dẫn đầu tư cho khách hàng + Các thông tin cung cấp cho khách hàng phải đảm bảo công bằng cho mọi khách hàng + Không được phép đảm bảo lợi ích mà khách hàng sẽ thu được từ việc đầu tư ngoài việc cung cấp những thông tin thực tế liên quan đến việc đầu tư - Đảm bảo năng lực chuyên môn tính cẩn trọng. - Có trách nhiệm tổ chức xây dựng quy trình hoạt động theo tiêu chuẩn thống nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, tận tụy tinh thần trách nhiệm trong công việc. Hành động đúng mực, cẩn trọng phù hợp với các quy trình nghiệp vụ khi cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp - Tuân thủ tính bảo mật. Không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình - Đảm bảo tư cách nghề nghiệp. Duy trì, cập nhật nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc; phải trau dồi bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp. - Tuân thủ nguyên tắc nhập lệnh giao dịch: theo đúng thứ tự thời gian nhận lệnh. - Không được tự ý sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng sử dụng tài khoản để mua bán chứng khoán cho bản thân, người khác. - Không dụ dỗ hoặc mời gọi khách hàng mua, bán chứng khoán liên tục để tạo cung, cầu gỉa hoặc vì mục đích khác. - Không được trực tiếp hoặc gián tiếp tạo giá cho chứng khoán của công ty hoặc cấu kết với người khác tạo giá cho một loại chứng khoán nào khác. - Không nhận ủy quyền thực hiện giao dịch của khách hàng trong hoạt động giao dịch chứng khoán. 2.3. Nhận diện các hành vi tiêu cực trong hoạt động môi giới chứng khoán Cẩn trọng luôn là đức tính cần thiết đối với bất cứ nhà đầu tư chứng khoán nào. Những nhà đầu tư chứng khoán luôn biết trước cảnh giác với những cạm bẫy thường trực trên TTCK.Có vậy mới tránh được rủi ro lớn trong quá trình đầu tư. Sau đây là một số hành vi tiêu cực xảy ra trên thị trường chứng khoán dựa trên kinh nghiệm của một số chuyên gia đã tổng kết: - Chưa chọn lọc. Một trong những nguyên tắc căn bản vận hành thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian, thể hiện rõ nét nhất với vai trò hoạt động của các nhà môi giới kinh doanh chứng khoán. TTCK hoạt động hiệu quả một phần là nhờ vào sự thủ vai tốt của các nhà môi giới kinh doanh chứng khoán. Dù hoạt động ở thị trường nào thì những nhà chuyên nghiệp được chọn lọc này cũng phải đăng ký được cấp phép hành nghề. Tuy nhiên, do khan hiếm nguồn nhân lực, nhiều Công ty chứng khoán tại Việt Nam đã bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng của nhân viên môi giới. Đó là việc nhiều Công ty chứng khoán nhận cả những nhân viên môi giới chưa có chứng chỉ hành nghề, quy phạm đạo đức nghề nghiệp. Tại các Công ty chứng khoán, việc nhân viên môi giới thường xuyên bỏ lệnh của các nhà đầu tư để nhập lệnh cho người thân, người quen khách hàng ruột, “ưu tiên” đặt lệnh trực tiếp vào hệ thống giao dịch của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho một số nhà đầu tư, kể cả tổ chức cá nhân, không thực hiện việc ghi thứ tự, thời gian đặt lệnh vào phiếu lệnh trước mặt khách hàng để khách hàng có thể kiểm soát; phiếu lệnh của nhà đầu tư không được ghi thành hai liên theo qui định họ cũng không mở sổ lệnh để theo dõi thời gian đặt lệnh theo quy định. [...]... giữa các công ty chứng khoán nói chung các nhà môi giới nói riêng nếu khách hàng không được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác liên quan đến vấn đề chuyên môn • Vay cho vay tiền, chứng khoán: + Vay tiền vay chứng khoán của khách hàng: Các nhà môi giới chứng khoán bị cấm vay tiền hay chứng khoán từ khách hàng trừ phi khách hàng là ngân hàng hay các tổ chức tài chính có chức năng thực hiện. .. cho vay tiền chứng khoán + Cho khách hàng vay tiền chứng khoán: Các nhà môi giới chứng khoán cũng bị cấm cho khách hàng vay tiền hay chứng khoán Quy định này không áp dụng cho nghiệp vụ vay bảo chứng của các công ty chứng khoán hay việc các nhà môi giới chứng khoán cho vay theo nghiệp vụ thông thường • Sử dụng các báo cáo, công trình nghiên cứu của công ty hoặc cá nhân khách: Hiện nay có rất nhiều... đích khách hành đề ra Đây là hành vi lạm dụng trách nhiệm ủy quyền của khách hàng - Vay cho vay tiền chứng khoán: các nhà môi giới chứng khoán bị cấm vay tiền hay chứng khoán của khách hàng trừ khi khách hàng là ngân hàng hay các tổ chức tài chính có chức năng thực hiện cho vay tiền hay chứng khoán Các nhà mô giới cũng bị cấm cho khách hàng vay tiền hay chứng khoán - Xuyên tạc: các nhà MGCK được... tích do đề nghị của cá nhân hay công ty khác tiến hành mà không công bố rằng các báo cáo này không phải do chính họ thực hiện Nhà môi giới hay CTCK được sử dụng kết qua nghiên cứu trong các báo cáo hay phân tích của người khác nhưng không được nhận rằng đấy là các nghiên cứu hay báo cáo của mình III Phân tích các khía cạnh tiêu cực vấn đề đạo đức trong hoạt động môi giới ở thị trường chứng khoán. .. mua bán cùng loại chứng khoán ) trong ngày giao dịch ngày hôm sau sử dụng tài khoản mở tại công ty chứng khoán B để thực hiện lệnh mua bán trong ngày Hoặc cùng một ngày giao dịch có thể sử dụng nhiều tài khoản khác nhau mở tại các công ty chứng khoán khác nhau để giao dịch từng loại chứng khoán 2 Quý khách hàng không được phép thực hiện giao dịch mà không dẫn đến thay đổi quyền sở hữu chứng khoán. .. chuyển vào các bộ phận phân tích hoặc back office Thu nhập của các nhân viên môi giới thường từ 3 nguồn chính là: lương cứng, thu nhập từ ăn chia doanh số với CTCK thu nhập lớn nhất là từ quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng do lợi nhuận từ tư vấn đầu tư mang lại Tại các thị trường này, có cả các nhà môi giới tự do Lý lịch tiểu sử của những nhà môi giới này thông thường do Hiệp hội các nhà môi giới. .. viên môi giới công ty chứng khoán sử dụng các nghiên cứu phân tích hay đề nghị do cá nhân hay công ty khác tiến hành mà không công bố rằng, các báo cáo này không phải do chính họ thực hiện, nhằm tạo ra uy tín với các nhà đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư tới CTCK của mình Đây có thể coi là hành vi không trung thực với khách hàng, ngoài ra còn vi phạm luật pháp 3.2 Phân tích những vấn đề đạo đức trong. .. của khách hàng đảm bảo khách hàng không chịu rủi ro + Mở tài khoản khống chế thực hiện việc kinh doanh chứng khoán trái phép +Thực hiện các giao dịch ngoài thẩm quyền được giao + Đề nghị mua các chứng khoán không phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng + Hoạt động lừa đảo ( giả mạo hay cung cấp các số liệu không thực tế) - Giao dịch thái quá : là hành vi giao dịch thường xuyên có số lượng... vấn của nhân viên môi giới chứng khoán là rất cần thiết Tuy nhiên có một thực trạng hiện naycác nhân viên MGCK bắt tay với doanh nghiệp hoặc cá nhân tung tin sai lệch, thiếu chính xác cho các nhà đầu tư để thu hút sự đầu tư của họ vào mã chứng khoán của mình Cũng có trường hợp nhân viên môi giớivấn cho nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu của một công ty mà họ không hề biết quên thuộc, thậm chí không... chuyên nghiệp trong môi giới chứng khoán Nhà MGCK là người đại diện, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng thông qua việc tư vấn, thực hiện hợp đồng mau bán chứng khoán Khi đó, bằng kinh nghiệm khả năng đánh giá tình hình tài chính trê thị trường, sẽ đưa ra các khuyến cáo cho khách hàng trong việc ra quyết định đầu tư Không chỉ riêng Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới, giới trẻ đều ham mê nghề này, . công ty môi giới chứng khoán, nhà môi giới chứng khoán - Nguyên nhân do tiền bạc và lợi ích cá nhân của nhà môi giới: Thông thường, mỗi nhà môi giới chứng khoán thường làm môi giới, tư vấn cho. hoạt động môi giới chứng khoán 2.1. Thực trạng hoạt động môi giới trên TTCK Việt Nam những năm gần đây. Sau 9 năm ra đời, thị trường chứng khoán VN đã có vài ngàn broker (môi giới chứng khoán) . có chức năng thực hiện việc cho vay tiền và chứng khoán. + Cho khách hàng vay tiền và chứng khoán: Các nhà môi giới chứng khoán cũng bị cấm cho khách hàng vay tiền hay chứng khoán. Quy định

Ngày đăng: 07/05/2014, 15:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CÁC KHÍA CẠNH TIÊU CỰC TRONG NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN HIỆN NAY

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan