cơ cấu tổ chức tập đoàn Cocacola

6 13.9K 424
cơ cấu tổ chức tập đoàn Cocacola

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

http://prezi.com/latqytzl6dko/quan-ly-hoc-co- cau-to-chuc/ PHẦN I: GIỚI THIỆU I. Lịch sử hình thành và phát triển. - Coca-Cola (còn được gọi tắt là Coke) là nhà cung cấp nước ngọt đăng ký năm 1893 tại Mỹ, trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, Hoa Kỳ. - Do Asa Griggs Candler sáng lập, được biết đến với sản phẩm chủ lực là nước giải khát ga Coca-cola. Người đầu tiên sáng chế ra Coca-Cola là dược sĩ John Styth Pemberton, chủ một phòng thí nghiệm và hiệu thuốc tư nhân, ban đầu là một loại siro màu đen như cafe. Với mục đích sáng chế ra một loại nước thuốc bình dân để chống đau đầu, mệt mỏi. Năm 1889, Asa mua công thức cùng bản quyền pha chế Coca-cola, hoàn thiện thành 1 loại soda ga, từ đó công thức của Coca-cola không thay đổi. Ngay trong năm 1892, Candler đem hết vốn liếng dành dụm sau gần 20 năm kinh doanh để lập công ty nước giải khát Coca - Cola. - Ngoài nước giải khát Coca-cola nổi tiếng, hiện nay Coca-cola còn cung cấp hơn 400 nhãn hiệu ở hơn 200 quốc gia, phục vụ 1,6 tỉ nhu cầu mỗi ngày. - Tập đoàn Coca-Cola trên 30.000 công nhân ở khắp thế giới ngày đêm trực tiếp sản xuất bên những dây chuyền đóng chai và đóng lon Coca-Cola hiện đại. II. Logo, slogan và sứ mệnh * Cái tên Coca-Cola xuất phát từ tên lá coca và quả cola, hai thành phần của nước ngọt Coca-Cola. Chính điều này đã làm Coca Cola thời kỳ khuynh đảo vì người ta đã quy kết Asa Candler là người đàn ông gây nghiện của thế giới. Hiện nay Coca-Cola trở thành hãng nước ngọt nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản phẩm đa dạng như Coca-Cola Light (hay Diet Coke- Coca kiêng), Coca-Cola Cherry * Logo: Song hành với vị đặc trưng của sản phẩm của Coca-cola là những ý tưởng design về logo và kiểu dáng chai cùng những ý tưởng cực kì thú vị. Dễ dàng nhận thấy mức độ đơn giản trong cách thiết kế logo của Coke. Kể từ khi ra mắt logo của hãng trong chiến dịch quảng cáo lần đầu tiên từ năm 1900 đến nay, logo của Coca-cola vẫn giữ nguyên kiểu chữ uốn lượn với gam màu đỏ và trắng làm chủ đạo. Chính điều đó làm cho thương hiệu này trở nên gần gũi, dễ đi sâu vào tiềm thức của mọi người, được đánh giá là dễ nhận biết nhất trên thế giới. Màu đỏ là màu tượng trưng cho màu nước coca-cola, màu năng lượng và gây kích thích, dễ gây ấn tượng. Màu trăng gợi sự mát mẻ, sảng khoái. Sự phối hợp giữa màu đỏ và màu trắng trong logo Coca-cola mang đến sự giản dị và độc đáo, quyến rũ những tâm hồn trẻ trung. Hai màu biểu tượng thương hiệu đơn giản trắng và đỏ là minh chứng cho sự tập trung vào chất lượng thẩm mĩ của thương hiệu này. * Slogan: Coca-Cola không đơn thuần chỉ là hiện thân của 1 gã khổng lồ nước ngọt; từ rất lâu nó đã gắn liền với những quảng cáo được yêu thích nhất, ấn tượng nhất trong tâm trí người tiêu dùng. Mỗi chiến dịch quảng cáo của Coca-cola lại một câu slogan riêng cho nó, tiêu biểu như: Nét quyến rũ mới (1900) Soda 4 mùa (1922) Kiệt tác của Rockwell (1930) Merry Cokemas (1941) Bạn cũ ở chiến trường (1944) Xem TV, sảng khoái hơn với Coke (năm 1963) “Điều thật” (năm 1970) "Em muốn dạy cả thế giới hát" (năm 1971) Một khoảng lặng trong thể thao (năm 1984) Lần đầu thất bại (năm 1985) Dốc cạn! (năm 1979) Gấu Giáng sinh (năm 1994) Vượt qua thử thách Gần đây nhất tại Việt Nam, Coca-Cola đã kết hợp cùng họa sĩ Phan Vũ Linh, họa sĩ nổi tiếng với những tác phẩm digital art và tranh nghệ thuật, để sáng tác billboard vẽ sơn dầu Coca-Cola lớn nhất Việt Nam. Đây là billboard hình ảnh trừu tượng về một anh thợ đang sơn bức tường dang dở, đến giờ nghỉ ngơi, anh chàng ngẫu hứng vẽ lên tường 'Giải lao rồi, Coca-Cola thôi'”. Billboard truyền đi thông điệp tích cực về những phút giây thư giãn và khuyến khích mọi người hãy luôn nghĩ về Coca-Cola như một người bạn đồng hành và sẻ chia trong những giờ giải lao của cuộc sống. * Sứ mệnh: Chiến lược của Coca cola tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng là: nhận dạng thương hiệu, trải nghiệm của người sử dụng, và tính bền vững. PHẦN II: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA COCA-COLA A. CẤU TỔ CHỨC -Phân theo khu vực địa lí, bao gồm 5 khu vực: Khu vực Bắc Mĩ Khu vực Mĩ LaTinh Khu vực châu Âu, châu Á giáp châu Âu và Trung Đông Khu vực châu Á Châu Á Trung Quốc Ấn Độ Sewa Đông Dương Việt Nam Campuchia Ấn Độ Tây Nam Á Srilanka Singapore và Malaisa Singapore Malaysia Bruei Nhật Bản Philipin Nam Thái Bình Dương Và Triều Tiên Khu vực châu Phi Ở các khu vực lại được phân định tiếp theo từng khu vực địa lí VD: Khu vực châu Á => Nhận xét :Như vậy không phải bất kì chi nhánh nào cũng đều thuộc công ty mẹ ở Atlanta, Công ty mẹ ngoài việc quản lí các công ty con 5 khu vực còn trực tiếp quản lí một số công ty đóng chai đặc biệt -Cách tổ chức theo Chức năng: + Phòng tài chính-kế toán(Finace- Acoutant) + Phòng sản xuất tác nghiệp(Products) + Phòng Marketing + Phòng bán hàng(Sales) + Phòng nhân sự(HR) + Bộ phận công nghệ thông tin(IT) B. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CẤU TỔ CHỨC NÀY 1.Cơ cấu tổ chức theo cấu trúc theo khu vực mang tính toàn cầu * Ưu điểm : - Cung cấp cho các nhà quản trị bộ phận quyền tự chủ để ra quyết định nhanh chóng, do đó công ty thể dễ dàng hơn trong việc đáp ứng được nhu cầu của từng quốc gia. - Thu được kinh nghiệm quý giá theo đó dễ dàng thích nghi với từng quốc gia, đáp ứng thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng toàn cầu, đồng thời xây dựng được lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ. - Hoạt động tốt ở những nơi mà hiệu quả theo quy mô đòi hỏi. * Nhược điểm : - Sản phẩm đòi hỏi phù hợp với thị hiếu từng địa phương - Phải chi phí lớn gấp nhiều lần cho các phương tiện, sở vật chất kĩ thuật. - Khó thể liên kết nhiều khu vực địa lý phân tán thành chiến lược tổng thể. - Các công ty nhờ vào nghiên cứu và phát triển để phát triển sản phẩm mới, nhận thấy các bộ phận khu vực toàn cầu không dễ dàng chấp nhận. 2.Cơ cấu theo chức năng toàn cầu : *Ưu điểm : - sự chuyên môn hóa cao, cho phép các bộ phận tập trung vào chuyên môn của họ. - Tạo điều kiện cho bộ phận tuyển dụng những nhân viên với kĩ năng phù hợp với bộ phận chức năng . * Nhược điểm : Không hiệu quả trong các công ty lớn, nhất là với tập đoàn đa quốc gia như coca – cola. Khi quy mô mở rộng, sự quản lí sẽ bị dàn mỏng, phân tán sự quan tâm đến nhóm đối tượng khách hàng. cấu theo sản phẩm • Đồ uống gas: Coca cola( Coca- cola diet, Coca cola light, Coca cola zero ) , Sprite, Fanta • Đồ uống không cồn : nước trái cây Minute Maid, trà Fuze, Delvalle • Nước tinh khiết : Dasani, Smart Water • Nước tăng lực : Burn, Samurai, Power ade • Sản phẩm dạng bột : Nestea, Mg Cafe cấu theo khách hàng • Dành cho đối tượng thông thường: Coca cola thường, Sprite, Fanta, Fuze • Dành cho người ăn kiêng: Coca cola Zero, Coke Diet • Dành cho những người luyện tập thể thao: Power ade Dành cho người lớn tuổi : Doctor pepper Ưu và nhược điểm *Ưu : Khi công ty phân cấp ra nhiều khúc thị trường ( dành cho đối tượng khách hàng khác nhau) và tạo ra chuỗi sản phẩm phong phú sẽ giúp công ti mở rộng được thị trường, vươn tới nhiều người tiêu dùng và quảng bá rộng thương hiệu của mình *Nhược : Khi phân rộng với nhiều đối tượng khách hàng và sản phẩm như vậy dễ dẫn đến sản phẩm không tập trung và mất nhiều chi phí sản xuất, quảng cáo

Ngày đăng: 07/05/2014, 08:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • * Slogan: Coca-Cola không đơn thuần chỉ là hiện thân của 1 gã khổng lồ nước ngọt; từ rất lâu nó đã gắn liền với những quảng cáo được yêu thích nhất, ấn tượng nhất trong tâm trí người tiêu dùng. Mỗi chiến dịch quảng cáo của Coca-cola lại có một câu slogan riêng cho nó, tiêu biểu như:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan