CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN VINGROUP

16 37K 113
CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN VINGROUP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

http://prezi.com/ywog5of-l-qq/essential-of-management-slide/ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN VINGROUP A. Giới thiệu Vingroup 1. Sự thành lập Tập đoàn Vingroup - Công ty CP (gọi tắt là "Tập đoàn Vingroup"), tiền thân là Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina năm 1993 bởi những người Việt Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm và thành công rực rỡ với thương hiệu Mivina. Những năm đầu của thế kỷ 21, Technocom luôn mặt trong bảng xếp hạng Top 100 doanh nghiệp lớn mạnh nhất Ukraina. Từ năm 2000, Technocom - Vingroup trở về Việt Nam đầu tư với ước vọng được góp phần xây dựng đất nước. Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững, Vingroup đã tập trung đầu tư vào các lĩnh vực du lịch và bất động sản (BĐS) cao cấp với hai thương hiệu chiến lược là Vinpearl và Vincom. Bằng những nỗ lực không ngừng, 10 năm sau, Vincom đã trở thành thương hiệu số 1 Việt Nam về BĐS cao cấp với hàng loạt các tổ hợp TTTM – Văn phòng – Căn hộ cao cấp tại vị trí đắc địa và những khu đô thị phức hợp lớn, hiện đại, dẫn đầu cho xu thế đô thị thông minh - sinh thái hạng sang tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Vinpearl cũng trở thành cánh chim đầu đàn của ngành Du lịch với chuỗi các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự biển, công viên giải trí, sân golf… đẳng cấp năm sao và trên năm sao quốc tế. Năm 2011 sáp nhập 2 tập đoàn Vinpearl và Vincom (bằng cách hoán đổi cổ phần), một trong những sự kiện sáp nhập doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay thành lập nên Tập đoàn Vingroup. 2. Trụ sở Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup vừa đổi trụ sở chính. Theo đó, địa chỉ mới của Tập đoàn Vingroup là Số 7 đường Bằng Lăng 1, khu Đô thị Sinh thái Vincom Village, Phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội. Trước đó, trụ sở chính Vingroup được đặt tại số 191 phố Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 3. Người lãnh đạo Phạm Nhật Vượng hiện là cổ đông lớn nhất đồng thời là người lãnh đạo của Tập đoàn Vingroup . 4. Lịch sử phát triển a. Các mốc phát triển của Vincom: Tháng 11/2004: Vincom Center Bà Triệu chính thức đi vào hoạt động, góp phần xây dựng văn hóa mua sắm hiện đại của Thủ đô; Tháng 8/2009: Với sự kiện đưa Trung tâm Thương mại Vincom II tại Vincom Center Bà Triệu đi vào hoạt động, Vincom đã khẳng định TTTM Vincom Center Bà Triệu là một trong những TTTM lớn nhất Việt Nam, là “Thiên đường mua sắm của Việt Nam”. Tháng 10/2010: Hoàn tất việc xây dựng Vincom Financial Tower tại Quận 1, TP.HCM. Tháng 3/2011: Công bố hình thành chuỗi Trung tâm Thương mại lớn và đẳng cấp nhất Việt Nam mang thương hiệu Vincom: Vincom Center và Vincom Mega Mall, được xây dựng tại khắp các đô thị lớn của Việt Nam. Tháng 6/2011: 100 triệu USD TPCĐQT của Công ty phát hành năm 2009 đã được chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc tất toán. Tháng 10/2011: Công bố sáp nhập Công ty CP Vinpearl vào Công ty CP Vincom. Tháng 12/2011: - Khai trương TTTM Vincom Center Long Biên Hà Nội – Vincom Village. - Chuyển toàn bộ trụ sở Công ty về Vincom Village – Long Biên – Hà Nội. b. Các mốc phát triển của Vinpearl Công ty Cổ phần Vinpearl (Vinpearl) tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Du lịch Thương mại và Dịch vụ Hòn Tre, được thành lập ngày 25/07/2001 tại Nha Trang – Khánh Hòa. Vinpearl hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh dịch vụ du lịch, bất động sản và là chủ sở hữu của các dự án quy mô trên khắp các thành phố du lịch trên cả nước như: Khu liên hợp nghỉ dưỡng, giải trí biển đảo 5 sao đẳng cấp quốc tế tại đảo Hòn Tre, thành phố Nha Trang với các công trình: Công viên giải trí Vinpearl Land, Khách sạn 5 sao Vinpearl Resort Nha Trang, Khách sạn đẳng cấp 5+ sao Vinpearl Luxury Nha Trang, Sân golf 18 lỗ bên biển tuyệt đẹp (Vinpearl Golf Club); Khách sạn đẳng cấp 5+ sao Vinpearl Luxury Đà Nẵng (Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)… Tháng 7/2001: Thành lập Công ty TNHH Du lịch và thương mại Hòn Tre tại thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà - một trong những địa danh tiềm năng du lịch phong phú và vị trí địa lý thuận lợi với vịnh Nha Trang cùng các điểm đến đẹp nổi tiếng như Vịnh Vân Phong, đầm Nha Phu… Dự án đầu tiên Công ty xây dựng là khu khách sạn 5 sao Vinpearl Resort Nha Trang (Khách sạn 5 sao Hòn Ngọc Việt). Năm 2002: Triển khai xây dựng giai đoạn I Dự án Khách sạn Vinpearl Resort Nha Trang với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 430 tỷ VNĐ. Năm 2003: Khai trương khách sạn 5 sao Vinpearl Resort Nha Trang, đưa 225 phòng nghỉ theo chuẩn 5 sao vào hoạt động. Tháng 12/2003: Khai trương Khu vui chơi giải trí Vinpearl Land, đưa Hòn Tre khô cằn trở thành một đảo ngọc Vinpearl lộng lẫy – biểu tượng mới về sức vươn lên mạnh mẽ của du lịch Nha Trang – Khánh Hoà nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Năm 2006: Đăng cai tổ chức Vòng Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2006 tại khu Công viên giải trí Vinpearl Land. Ngày 10/3/2007: Khánh thành Cáp treo Vinpearl - cáp treo vượt biển dài nhất thế giới với chiều dài 3.320 m, nối liền từ cảng du lịch Phú Quý vào Đảo Hòn Tre. Cáp treo Vinpearl là biểu tượng của ngành du lịch Nha Trang và là điểm đến hấp dẫn du khách mỗi khi đến thăm thành phố biển Nha Trang xinh đẹp. Ngày 31/1/2008: Chính thức trở thành công ty đại chúng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với mã VPL, trở thành cổ phiếu “vua” của ngành du lịch và nằm trong top 10 công ty giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường. Năm 2010: Tổ chức thành công cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt, cuộc thi Hoa hậu Trái đất tại Vinpearl Nha Trang. Tháng 1/2012: Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom. Sau sáp nhập, Công ty CP Vinpearl chuyển đổi hình thức thành Công ty TNHH Một Thành viên và đổi tên thành Công ty TNHH MTV Vinpearl. c. Các mốc phát triển của Vingroup Tháng 1/2012: Sáp nhập Công ty CP Vinpearl, nâng tổng số vốn điều lệ lên gần 5.500 tỷ đồng và thông qua chiến lược xây dựng và phát triển Tập đoàn với 4 nhóm thương hiệu: Vincom (Bất động sản), Vinpearl (Du lịch – giải trí), Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ), Vinmec (Dịch vụ y tế chất lượng cao) và hoạt động với tư cách pháp nhân mới: Tập đoàn Vingroup. Ngày 07/01/2012: Khánh thành Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, đẳng cấp và hiện đại bậc nhất Việt Nam. Tháng 1/2013: Vingroup trở thành thành viên sáng lập của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Tháng 4/2013: Chính thức gia nhập thị trường giáo dục Việt Nam với thương hiệu Vinschool – Hệ thống trường học liên cấp từ mầm non đến trung học phổ thông. Tháng 5/2013: Hợp tác đầu tư với Warburg Pincus – Quỹ đầu tư hàng đầu thế giới, thu hút 200 triệu USD vào Công ty cổ phần Vincom Retail – Công ty thành viên của Vingroup. Tháng 7/2013: Khai trương Royal City - Quần thể Trung tâm thương mại (TTTM) và Vui chơi giải trí trong lòng đất lớn nhất Châu Á. 5. Logo Đây là biểu trưng do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam sở hữu để đại diện cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam. Chi tiết: Logo tập đoàn Vingroup: Hình tượng cánh chim thể hiện khát vọng bay cao, vươn đến thành công rực rỡ. Đôi cánh hình chữ V: viết tắt tên nước Việt Nam; chữ Victory - thắng lợi. Năm ngôi sao mang ý nghĩa đẳng cấp dịch vụ. Màu đỏ và vàng lấy từ màu quốc kỳ Việt Nam. 6. Slogan :“VINGROUP - Nơi tinh hoa hội tụ cùng phát triển”. 7. Sản phẩm Vingroup tập trung phát triển với 2 thương hiệu chiến lược gồm: Vincom (Bất động sản thương mại, dịch vụ cao cấp); Vinpearl (Bất động sản Du lịch; Dịch vụ Du lịch – giải trí); Đồng thời mở rộng ra các lĩnh vực như y tế chất lượng cao (Vinmec), phát triển giáo dục (Vinschool) và chăm sóc sức khỏe – sắc đẹp (Vincharm). 8. Tầm nhìn Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư - phát triển bền vững, VINGROUP phấn đấu trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam và khu vực; hướng đến một Tập đoàn mang đẳng cấp quốc tế. VINGROUP mong muốn tạo nên một thương hiệu Việt, thể hiện tầm vóc trí tuệ và niềm tự hào Việt Nam trên trường quốc tế. B. cấu tổ chức: 1. cấu tổ chức trước khi xác nhập cấu tổ chức của Vincom trước khi sáp nhập. cấu tổ chức của Vinpearl trước khi sáp nhập.  Nhận xét: cấu tổ chức trước khi sáp nhập của Vincom và Vinpearl nhiếu nét tương đồng: Đứng đầu đều là Đại Hội Đồng Cổ Đông, sau đó đến Hội Đồng Quản Trị và Tổng Giám Đốc dưới sự kiểm soát của Ban Kiểm Soát. Tiếp theo Tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc phú trách các bộ phận chức năng hoặc là các dự án. Chính sự tương đồng về cấu tổ chức này đã tạo điều kiện thuận lợi để 2 tập đoàn này sáp nhập một cách thành công với nhau. 2. cấu tổ chức của Vingroup cấu tổ chức hiện tại của tập đoàn Vingroup  Nhận xét: Đây là cấu tổ chức theo kiểu hỗn hợp, kết hợp giữa mô hình cấu theo chức năng và theo sản phâm nhằm phù hợp với tính chất đa ngành của một tập đoàn như Vingroup. cấu tổ chức này kết hợp một cách hợp lý cấu tổ chức của Vincom và Vinpearl trước khi sáp nhập: - ĐHĐCĐ là quan quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông quyền biểu quyết theo quy định của Điều lệ Công ty. ĐHĐCĐ toàn quyền quyết định mọi hoạt động của tập đoàn ( như quyết đình về các loại cổ phần, về cổ tức hàng năm, về Bầu,miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm thành viên HĐQT và BKS ) - HĐQT được bầu bởi ĐHĐCĐ của Công ty, là quan quản lý Công ty,có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyềnvà nghĩa vụ của Công ty mà không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT của Công ty hiện gồm 9 thành viên. HĐQT các quyền hạn và trách nhiệm bản sau: + Lên kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh và quyết toán ngân sách hàng năm. + Xác định mục tiêu hoạt động dựa trên mục tiêu chiến lược đã được ĐHĐCĐ thông qua. + Báo cáo cho ĐHĐCĐ các vấn đề về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, cổ tức dự kiến, báo cáo tài chính, chiến lược kinh doanh và điều kiện kinh doanh chung của Công ty. + Xây dựng cấu tổ chức của Công ty và các quy chế hoạt động. + Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác được quy định bởi Pháp Luật, Điều lệ Công ty, và các nghị quyết của ĐHĐCĐ. - Ban Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và bãi miễn, tại thời điểm 31/12/2012 gồm Tổng Giám đốc và 5 Phó Tổng Giám đốc. Các Phó Tổng Giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc thực hiệc các công việc trong phạm vi được phân công. Trách nhiệm chính của Ban Giám đốc là: + Tổ chức thực hiện các nghị quyết của ĐHĐCĐ và HĐQT, đặc biệtlà những nghị quyết liên quan đến việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư hàng năm của Công ty. + Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty mà không cần phải nghị quyết của HĐQT. + Tổng Giám đốc các trách nhiệm như sau:Quản lý và giám sát hoạt động hàng ngày của Công ty và thay mặt Công ty thực hiện các hợp đồng và các nghĩa vụ khác. [...]... Quyền hạn và trách nhiệm của các nhà quản lý có thể trùng lặp tạo ra các xung đột + cấu phức tạp không bền vững + Có thể gây tốn kém 5 Tham khảo - Vingroup. net - Báo cáo thường niên tập đoàn Vingroup năm 2012 - Báo cáo thường niên tập đoàn Vincom năm 2011 - Báo cáo thường niên tập đoàn Vinpearl năm 2010 Nhóm 14 - Nguyễn Hữu Hiển - MSV: 11121384 - Đặng Anh Tuấn – MSV: 11124373... Điều lệ Công ty, và các nghị quyết của ĐHĐCĐ 3 Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm Trong đó : - Vincom (Bất động sản) Vincom hiện sở hữu hàng loạt các dự án, tổ hợp bất động sản lớn như Vincom Center Bà Triệu, Vincom Center Thành phố Hồ Chí Minh, Vincom Village, Times City, Royal City, Vincom Mega Mall - Vinpearl (Du lịch – giải trí) Vinpearl đang sở hữu những tổ hợp và dự án du lịch Việt Nam như Vinpearl... kinh doanh; trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính + Thẩm định báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và 6 tháng của Công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT, đệ trình báo cáo thẩm định các vấn đề này lên ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên + Đệ trình lên HĐQT hay ĐHĐCĐ những biện pháp sửa đổi, cải thiện và bổ sung cơ cấu tổ chức của Công ty... sản phẩm do chọn được nhà quản lý của kinh nghiệm và chuyên môn về loại sản phẩm đó Tập đoàn Vingroup sau khi sáp nhập sẽ không làm xáo trộn quá nhiều bộ máy nhân sự cũng như phương thức hoạt động của các công ty cũ Các nhân sự kinh nghiệm sẽ đảm bảo sự thành công cho các mỗi sản phẩm của tập đoàn + Nhất quán được chiến lược phát triển 1 dòng sản phẩm nhất định trên tất cả... Nếu sản phẩm kinh doanh không tốt có thể giải thể, ngừng kinh doanh sản phẩm đó mà không ảnh hưởng nhiều đến sản phẩm khác - Nhược điểm : + Cần nhiều nhân sự + Chi phí sẽ lớn 4 .Cơ cấu tổ chức theo ma trận - Ưu điểm: + Kết hợp đc năng lực của nhiều nhà quản lý và chuyên gia  hiệu quả công việc có thể cao hơn + Khi gặp vấn đề có thể đưa ra đc nhiều biện pháp... (Chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ) với các sở Vincharm Spa Bà Triệu, Vincharm Spa Nha Trang, Vincharm Spa Đà Nẵng, Vincharm Spa Long Biên, Vincharm Health Club Thành phố Hồ Chí Minh, Vincharm Spa Long Biên - Vinmec (Dịch vụ y tế chất lượng cao) Gồm Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, tại Khu đô thị Times City Hà Nội - Vinschool giáo dục từ mầm non, tiểu học, trung học sở đến trung học phổ thông  Nhận

Ngày đăng: 07/05/2014, 08:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tháng 7/2013: Khai trương Royal City - Quần thể Trung tâm thương mại (TTTM) và Vui chơi giải trí trong lòng đất lớn nhất Châu Á.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan