trắc nghiệm Tài chính tiền tệ

46 1.7K 3
trắc nghiệm Tài chính tiền tệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ Phần câu hỏi cơ bản Câu 1: Lúc đầu nghề kinh doanh tiền tệ do ……… đứng ra tổ chức A. tư nhân B. nhà nước C. nhà thờ và tư nhân D. cả 3 câu trên đều đúng Câu 2: Tiền tệ thực hiện chức năng………….khi tiền tệ làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa, sự vận động của tiền của tiền tệ gắn liền với sự vận động của hàng hóa, phục vụ cho sự chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa từ chủ thể này sang chủ thể khác A. phương tiện lưu thông B. phương tiện thanh toán C. phương tiện cất trữ D. thước đo giá trị Câu 3: Tiền tệ biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa khác thành giá cả. Đây là chức năng…………… của tiền tệ. A. phương tiện lưu thông B. phương tiện thanh toán C. phương tiện cất trữ D. thước đo giá trị Câu 4: Các yếu tố cơ bản của chế độ lưu thông tiền tệ gồm: A. Bản vị tiền, đơn vị tiền tệ, quy định chế độ đúc tiền và lưu thông tiền đúc, quy định chế độ lưu thông các dấu hiệu giá trị B. Quy định chế độ đúc tiền và lưu thông tiền đúc, quy định chế độ lưu thông các dấu hiệu giá trị C. Bản vị tiền, đơn vị tiền tệ, quy định tỷ lệ quy đổi giữa vàng và tiền giấy D. Bản vị tiền, đơn vị tiền tệ Câu 5: Nguồn gốc ra đời của tiền tệ: A. Sự ra đời của sản xuất và trao đổi hàng hóa B. Sự ra đời của nhà nước C. Sự ra đời và phát triển của phân công lao động xã hội D. Khi nền sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến một trình độ nhất định Câu 6: Theo quan điểm hiện đại tiền có thể là: A. Tiền bạc, vàng B. Hàng hóa C. Kim loại thông thường D. Tất cả các phương án trên đều đúng Câu 7: Thứ tự ra đời của các hình thái tiền tệ: A. Hóa tệ kim loại, hóa tệ phi kim loại, tiền giấy, bút tệ B. Hóa tệ phi kim loại, hóa tệ kim loại, tín tệ kim loại, bút tệ C. Hóa tệ kim loại, tiền giấy khả hoán, tiền giấy bất khả hoán, tiền điện tử D. Hóa tệ phi kim loại, hóa tệ kim loại, tiền giấy bất khả hoán, tiền giấy khả hoán, bút tệ Câu 8: Đâu không phải là nhược điểm của hóa tệ phi kim loại so với hóa tệ kim loại 1 A. Tính đồng nhất không cao B. Số lượng có hạn C. Khó vận chuyển D. Khó phân chia hay gộp lại Câu 9: Vì sao vàng lại dần thay thế các kim loại khác và sau này độc chiếm ngôi vị tiền tệ? A. Vàng là kim loại quý B. Trữ lượng vàng lớn hơn các kim loại khác C. Vàng bền hơn các kim loại khác D. Dễ chia nhỏ Câu 10: Đồng xu 5000 đ là: A. Hóa tệ kim loại B. Tín tệ kim loại C. Hóa tệ phi kim loại D. Chưa có cơ sở để khẳng định Câu 11:Tiền giấy xuất hiện đầu tiên ở nước nào? A. Anh B. Trung Quốc C. Nhật Bản D. Mỹ Câu 12: Tiền giấy xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam khi nào? A. Thời kỳ Pháp thuộc B. Thời nhà Hồ C. Thời Lý D. Thời Trần Câu 13: Tiền giấy do cơ quan nào phát hành? A. Ngân hàng trung ương B. Kho bạc nhà nước C. Chính phủ D. Bộ Tài chính Câu 14: Khi thực hiện chức năng thước đo giá trị: A. Tiền phải là tiền vàng B. Chỉ cần tiền tưởng tượng (tiền trong ý niệm) C. Tiền giấy D. Tất cả các phương án trên đều đúng Câu 15: Dự trữ vàng và ngoại tệ của một quốc gia có tác dụng A. là một phương tiện chống lạm phát B. dùng để đổi cho người dân khi cần C. dùng làm nguyên liệu công nghệ D. tất cả đều sai Câu 16: Khi tiền thực hiện chức năng ………… nó giúp cho người sản xuất tính toán được chi phí sản xuất, kết quả kinh doanh và đánh giá được hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. A. Thước đo giá trị B. Phương tiện thanh toán và trao đổi C. Phương tiện cất trữ giá trị D. Tất cả các phương án trên đều đúng Câu 17: Tiền tệ thực hiện chức năng …… …khi nó xuất hiện trong lưu thông, đóng vai trò trung gian trong trao đổi hàng hóa. A. Thước đo giá trị B. Phương tiện trao đổi 2 C. Phương tiện cất trữ giá trị D. Phương tiện thanh toán Câu 18: Khi tiền thực hiện chức năng……….khiến cho lưu thông hàng hoá tách rời hành vi mua và bán về không gian và thời gian. A. Thước đo giá trị B. Phương tiện thanh toán và trao đổi C. Phương tiện cất trữ giá trị D. Tất cả các phương án trên đều đúng Câu 19: Khi tiền thực hiện chức năng phương tiện trao đổi và thanh toán: A. Bắt buộc phải sử dụng tiền dấu hiệu B. Bắt buộc phải sử dụng tiền vàng C. Bắt buộc phải sử dụng hóa tệ kim loại D. Có thể sử dụng tiền có hoặc không có giá trị thực Câu 20: Tiền tệ thực hiện chức năng … khi nó tạm thời rút ra khỏi lưu thông để chuẩn bị cho một nhu cầu tiêu dùng trong tương lai A. Thước đo giá trị B. Phương tiện thanh toán và trao đổi C. Phương tiện cất trữ giá trị D. Tất cả các phương án trên đều đúng Câu 21: Nhờ có chức năng………… người lao động có thể so sánh được với nhau về mức độ và trình độ lao động mình bỏ ra cho xã hội trong cùng một đơn vị thời gian. A. Thước đo giá trị B. Phương tiện lưu thông và thanh toán C. Phương tiện cất trữ giá trị D. Tất cả các phương án trên Câu 22: Phát biểu nào sau đây về tiền giấy bất khả hoán là không đúng? A. Không thể đem tiền giấy khả hoán đó đổi lấy vàng hay bạc có giá trị tương đương với giá trị được ghi trên đồng tiền. B. Được ấn định tiêu chuẩn giá cả bằng pháp luật. C. Là đồng tiền bắt buộc lưu thông mặc dù nó không có giá trị nội tại. D. Là loại tiền giấy ra đời sớm nhất Câu 23: Phát biểu nào sau đây về tiền giấy khả hoán là đúng? A. Bất cứ lúc nào mọi người cũng có thể đem tiền giấy khả hoán đó đổi lấy vàng hay bạc có giá trị tương đương với giá trị được ghi trên đồng tiền. B. Được ấn định tiêu chuẩn giá cả bằng pháp luật C. Là đồng tiền bắt buộc lưu thông D. Là loại tiền giấy không có giá trị nội tại. Câu 24: Khẳng định nào sau đây về hóa tệ phi kim loại là sai: A. Không đồng nhất cao B. Khó bảo quản C. Có thể phân chia hay gộp lại dễ dàng 3 D. Có thể là nhiều loại hàng hóa khác nhau Câu 25: Loại tiền mà chúng ta sử dụng hàng ngày là: A. Hóa tệ B. Tín tệ C. Tiền vàng D. Bút tệ Câu 26: Trong các loại tiền sau đây, loại tiền nào không phải là hóa tệ: A. Hàng hóa B. Tiền vàng C. Bút tệ D. Tiền bạc Câu 27: Đặc điểm nào không phải là của hóa tệ phi kim loại: A. Tính không đồng nhất B. Tính quý hiếm C. Khó bảo quản D. Khó vận chuyển Câu 28: Tiền thực hiện chức năng nào trong tình huống sau đây: doanh nghiệp nộp thuế cho nhà nước, trả lãi vay ngân hàng A. Thước đo giá trị B. Phương tiện trao đổi C. Phương tiện thanh toán D. Phương tiện tích lũy giá trị Câu 29:……… là loại tiền không có hình thái vật chất, nó chỉ là những con số trả tiền hay chuyển tiền thể hiện trên tài khoản ngân hàng. A. A.Tiền gửi B. Tiền trong thanh toán C. Bút tệ D. Tiền điện tử Câu 30: Trong các loại tiền sau đây, loại nào là không phải là tín tệ hay bút tệ A. Tiền polymer, tiền xu B. B.Thẻ tín dụng, thẻ thanh toán C. Séc, tiền giấy D. Tiền xu có giá trị thực Câu 31: Phát biểu nào sau đây về hóa tệ là đúng: A. Là loại tiền có giá trị thực B. Là loại tiền chỉ có giá trị danh nghĩa C. Là loại tiền ra đời muộn nhất D. Là loại tiền không đủ giá Câu 32: Đặc trưng của hóa tệ kim loại là: A. Bản thân hóa tệ kim loại không có giá trị B. Không có tính đồng nhất cao C. Là kim loại quý D. Có giá trị thực Câu 33: Tiền giấy khả hoán là: A. Loại tiền có thể đổi ra vàng B. Loại tiền do kho bạc phát hành C. Loại tiền bắt buộc lưu hành D. Loại tiền được sử dụng trong hệ thống ngân hàng Câu 34: Loại tiền xuất hiện đầu tiên trong lịch sử là: A. Hóa tệ kim loại B. Tiền giấy 4 C. Tiền vàng D. Hóa tệ phi kim loại Câu 35: Hình thái giá trị đầu tiên ra đời khi nào? A. Thời kỳ chiếm hữu nô lệ B. Thời kỳ phong kiến C. Cuối thời kỳ công xã nguyên thủy D. Thời kỳ tư bản chủ nghĩa Câu 36: “ Tiền tệ là…được chấp nhận chung trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ” (Kinh tế tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính của Frederic S.Mishkin – XB. năm 1992) A. Hàng hóa B. Bất cứ thứ gì C. Tiền kim loại D. Tiền giấy Câu 37: Tiền xu kim loại trong các nền kinh tế hiện nay là A. Hóa tệ kim loại B. Hóa tệ phi kim loại C. Tín tệ D. A và C Câu 38: Những tồn tại của lưu thông tiền tệ ở Việt Nam bao gồm: A. tỷ trọng tiền mặt và ngoại tệ lớn, tốc độ lưu thông chậm. B. sức mua của đồng tiền không thực sự ổn định và lượng ngoại tệ quá lớn. C. tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt lớn, ngoại tệ trôi nổi nhiều, sức mua của đồng tiền chưa thực sự ổn định. D. sức mua của đồng tiền không ổn định và lượng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài lớn. Câu 39: Để một hàng hoá có thể trở thành tiền, hàng hoá đó phải: A. do chính phủ ban hành B. được chấp nhận rộng rãi làm phương tiện thanh toán C. được hỗ trợ bằng vàng hoặc bạc D. do chính phủ ban hành và được hỗ trợ bằng vàng hoặc bạc Câu 40: Lý do khiến cho việc sử dụng tiền vàng ngày càng trở nên bất tiện, không thực hiện được chức năng tiền tệ nữa: A. Quy mô và trình độ sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển B. Giá trị tương đối của vàng so với các hàng hóa khác tăng lên dẫn đến việc giá trị của vàng trở nên quá lớn. C. Việc sử dụng tiền tệ hàng hoá bị xem như một sự lãng phí những nguồn tài nguyên vốn đã có hạn. D. Cả A, B và C Câu 41: Giá trị danh nghĩa của tiền chính là A. giá trị của hàng hóa mà nó phản ánh, đại diện B. dấu hiệu của giá trị 5 C. không có giá trị nội tại D. có giá trị nội tại rất thấp Câu 42: Việc xã hội chấp nhận tiền giấy mặc dù giá trị thực của tiền giấy thấp hơn nhiều so với giá trị mà nó đại diện là vì A. tiền giấy được quy định trong luật là phương tiện trao đổi B. mọi người tin tưởng vào uy tín của cơ quan phát hành (NHTW) C. bản thân việc sử dụng tiền giấy rất thuận lợi D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 43: Chế độ tiền tệ sau thế chiến thứ II là A. A.chế độ bản vị bảng Anh B. chế độ bản vị USD C. chế độ đơn bản vị D. chế độ bản vị kép Câu 44: Vàng và bạc cùng làm bản vị là chế độ tiền tệ A. bản vị vàng B. bản vị USD C. bản vị bạc D. bản vị hỗn hợp vàng và bạc Câu 45: Khối tiền tệ M = Tiền xu + Tiền giấy + tiền gửi không kỳ hạn thuộc khối A. M1 B. M2 C. M3 D. M4 (L) Câu 46: Tiền nào sau đây có tính thanh khoản cao A. M1 B. M2 C. M3 D. M4 (L) Câu 47: Tiền nào sau đây có tính thanh khoản thấp A. M1 B. M2 C. M3 D. M4 (L) Câu 48: Người ta có thể sử dụng khối tiền tệ/GDP để A. đo lường trình độ phát triển tài chính B. đo lường trình độ phát triển kinh tế C. đo lường trình độ phát triển giáo dục D. đo lường mức sống dân cư Câu 49: Đơn vị tiền tệ của Việt Nam được gọi là đồng vì: A. Hơn 2000 năm lịch sử Việt nam sử dụng đồng làm tiền. B. Do thói quen sử dụng đồng làm các vật dụng trong gia đình. C. Do Pháp đặt tên. D. Cả A và B đều đúng. Câu 50: Đã có thời kỳ: A. Việt nam sử dụng đồng làm tiền. B. Việt nam sử dụng gạo làm tiền. C. Việt nam sử dụng vàng làm tiền. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 51: Ở các nước tiên tiến, kim loại vàng kết thức vai trò tiền tệ vào: A. 1920. B. 1990. C. 1945. D. 1930 Câu 52: Ở Việt Nam, kim loại vàng kết thức vai trò tiền tệ vào: A. 1920. B. 1990. C. 1945. D. 1930 Câu 53: Tiền được coi trọng vì: A. Tiền không dễ dàng có như không khí, nước hay đất, cỏ cây. B. Tiền có thể trao đổi được nhiều vật trong cuộc sống. C. Tiền mua được tất cả. D. A và B đúng. 6 Câu 54: Tiền giấy có nhược điểm lớn nhất trong quản lý nền kinh tế: A. Khó vận chuyển. B. Tốn chi phí in ấn và phát hành. C. Tốn chi phí bảo quản. D. Tiền giấy che dấu nguồn gốc chi tiêu. Câu 55: Tiền tệ phải đáp ứng tiêu chuẩn sau: A. Có giá trị thực, dễ sử dụng, dễ vận chuyển. B. Có thể chia nhỏ. C. Chi phí bảo quản cao. D. A và B đều đúng. Câu 56: Tiền pháp định là tiền: A. Có giá trị thực. B. Do nhà nước in và gắn giá trị cho nó. C. Có giá trị ảo. D. Do Bộ Tài Chính phát hành. Câu 57: Đồng tiền của một nước muốn đóng vai trò tiền tệ quốc tế thì: A. Nước đó phải có khối lượng mậu dịch lớn. B. Nước đó phải có thị trường tài chính lớn. C. Giá trị tiền tệ nước đó phải ổn định lâu dài. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 58: Bản vị ngoại tệ là: A. Chế độ tiền tệ mà người ta sử dụng vàng làm bản vị. B. Chế độ tiền tệ mà người ta sử dụng bạc làm bản vị. C. Chế độ tiền tệ mà người ta sử dụng vàng và bạc cùng làm bản vị. D. Chế độ tiền tệ mà người ta sử dụng ngoại làm bản vị. Câu 59: Bản vị tiền tệ là: A. Là tiêu chuẩn chung mà mỗi nước chọn giá trị chính thức cho đơn vị tiền tệ của mình. B. Là tiêu chuẩn mà mỗi nước chọn giá trị chính thức cho đơn vị tiền tệ của mình. C. Chế độ tiền tệ mà người ta sử dụng vàng và bạc cùng làm bản vị. D. Là tiêu chuẩn chung mà mỗi nước chọn làm căn bản giá trị chính thức cho đơn vị tiền tệ của mình. Phần câu hỏi nâng cao Câu 1: Vì sao tiền lại có thể đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác? A. Vì tiền là vật trung gian trong trao đổi, mua bán B. Vì tiền là sản phẩm của lao động và kết tinh lao động xã hội trong đó C. Vì tiền không có giá trị nội tại D. Vì tiền được nhà nước thừa nhận như một thước đo Câu 2: Hiện tượng “phi vật chất thước đo giá trị” là: A. Khi người ta sử dụng tiền mặt để đo lường giá trị hàng hóa B. Khi người ta sử dụng tiền giấy để đo lường giá trị C. Khi người ta có thể ước lượng tương đối chính xác giá trị của hàng hóa mà không cần có thước đo 7 D. Khi người ta trao đổi hàng hóa trực tiếp Câu 3: Trong các trường hợp sau đây, trong trường hợp nào tiền không thực hiện chức năng phương tiện thanh toán? A. Mua bán hàng hóa thông thường B. Doanh nghiệp nộp thuế cho nhà nước C. Nhà đầu tư mua mua cổ phiếu của công ty cổ phần D. Bạn hàng ứng trước tiền hàng cho công ty Câu 4: Phát biểu nào sau đây không chính xác: A. Tiền tệ có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng B. Tiền tệ có 2 hình thái: hóa tệ, tín tệ và bút tệ C. Tiền tệ là hàng hóa có giá trị sử dụng đặc biệt D. Tiền tệ là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa Câu 5: Hóa tệ kim loại và tín tệ kim loại khác nhau ở điểm nào: A. Được đúc bằng những nguyên liệu khác nhau B. Tín tệ kim loại không có giá trị thực C. Hóa tệ kim loại dễ bảo quản, tín tệ kim loại khó bảo quản D. Tín tệ kim loại ra đời trước hóa tệ kim loại Câu 6: Vì sao tiền vàng có thể trở thành một thước đo giá trị? A. Vì tiền vàng được mọi người thừa nhận giá trị mặc dù không có giá trị thực B. Vì tiền vàng cũng là một hàng hóa và kết tinh hao phí lao động xã hội trong đó C. Vì tiền vàng có tính đồng nhất và dễ chia nhỏ D. Vì tiền vàng quí hiếm Câu 7: Tên “vật ngang giá chung” được thay thế bằng “tiền tệ” bắt đầu khi nào? A. A.Khi dùng 1 hàng hóa đổi một hàng hóa khác B. Khi dùng các loại hàng hóa thông thường như: vỏ sò, da thú làm vật ngang giá chung C. Khi dùng các kim loại như: sắt, kẽm, đồng, bạc làm vật ngang giá chung D. Khi dùng vàng làm vật ngang giá chung Câu 8: Đâu là phương án chính xác: A. tiền là sản phẩm tất yếu của quá trình trao đổi hàng hóa B. tiền là sản phẩm của ngân hàng, do ngân hàng phát hành C. tiền là sản phẩm của nhà nước, do nhà nước phát hành D. cả 3 phương án trên đều đúng Câu 9 : Việc chuyển từ loại tiền tệ có giá trị thực sang tiền quy ước được xem là một bước phát triển trong lịch sử tiền tệ bởi vì: A. Tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ. B. Tăng cường khả năng kiểm soát của các cơ quan chức năng của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế. C. Chỉ như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu của sản xuất và trao đổi hàng hoá trong nền kinh tế. 8 D. Tiết kiệm được khối lượng vàng đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác. Câu 10: Vì sao khi sử dụng tiền giấy, các quốc gia dễ rơi vào tình trạng bất ổn? A. do tiền giấy không có giá trị thực, mọi người giảm niềm tin vào uy tín của cơ quan phát hành (NHTW) B. do tiền giấy không có giá trị thực nên dễ bị làm giả C. do tiền giấy không có giá trị thực nên không thể tự điều tiết được số lượng trong lưu thông như tiền vàng D. do tiền giấy không có giá trị thực nên mọi người giảm sử dụng nó. Câu 11: Đâu là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng như biến mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử. A. Tiền tệ là do xã hội qui định B. Tiền tệ là do nhà nước qui định C. Do nguyên vật liệu sử dụng làm tiền D. Không có đáp án nào đúng Câu 12: Tiền kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với tiền kim loại thuộc hình thái hóa tệ ở điểm nào ? A. Giá trị của chất kim loại đúc thành tiền bằng giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền B. Giá trị của chất kim loại đúc thành tiền lớn hơn giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền C. Giá trị của chất kim loại đúc thành tiền nhỏ hơn rất nhiều giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền D. Giá trị của chất kim loại đúc thành tiền và giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền không có liên hệ gì với nhau, có thể gán cho nó một giá trị nào cũng được theo tưởng tượng của con người. Câu 13: Tiền tệ nào sau đây được xem là tiền tệ phi vật chất A. Hóa tệ B. Tín tệ C. Bút tệ D. Tiền điện tử Câu 14: Trong thực tiễn, khi sử dụng tiền, người ta không quan tâm đến hàm lượng kim loại tiền của tiền đơn vị nữa. Cái mà người sở hữu tiền quan tâm là: với số lượng tiền hiện có sẽ mua được bao nhiêu hàng, người ta gọi là … tiền cao hay thấp. A. Giá trị danh nghĩa B. Giá trị nội tại C. Sức mua D. Tỷ lệ trao đổi Câu 15: Hàng hóa làm tiền phải hội đủ điều kiện sau. A. Phải có giá trị thực B. Phải được mọi người chấp nhận một cách phổ biến C. Phải có sức mua D. Tất cả các câu trên đề đúng CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ TT 9 Phần câu hỏi cơ bản Câu 1: Giả định các yếu tố khác không thay đổi, khi Ngân hàng Trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lượng tiền cung ứng sẽ thay đổi như thế nào? A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Tất cả đều sai Câu 2: Giả định các yếu tố khác không thay đổi, khi Ngân hàng Trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lượng tiền cung ứng sẽ thay đổi như thế nào? A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Tất cả đều sai Câu 3: Khi Ngân hàng Trung ương mua vào một lượng tín phiếu Kho bạc trên thị trường mở, lượng tiền cung ứng sẽ thay đổi như thế nào? A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Tất cả đều sai Câu 4: Khi Ngân hàng Trung ương bán ra một lượng tín phiếu Kho bạc trên thị trường mở, lượng tiền cung ứng sẽ thay đổi như thế nào? A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Tất cả đều sai Câu 5: Lý do gì khiến cho sự phá sản ngân hàng được coi là nghiêm trọng đối với nền kinh tế? A. Một ngân hàng phá sản sẽ gây nên mối lo sợ về sự phá sản của các ngân hàng khác B. Các cuộc phá sản ngân hàng làm giảm lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế C. Một số lượng lớn dân chúng bị thiệt hại D. Tất cả các ý trên đều sai Câu 6: Cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng thương mại có hiệu quả và an toàn nhất sẽ phải là: A. Ngân hàng Trung ương. B. Bộ Tài chính. C. Bộ Công an. D. Bộ tư Pháp. Câu 7: Để kiềm chế lạm phát hiện nay thì Chính phủ áp dụng nhiều nhóm giải pháp, trong đó có chính sách tiền tệ. Đó là : A. Chính sách tiền tệ siết chặt. B. Chính sách tiền tệ nới lỏng C. Chính sách giảm chi tiêu thường xuyên và đầu tư của chính phủ D. Chính sách bơm thêm tiền như Mỹ, Anh, Đức đang thực hiện Câu 8: Nếu NHTW muốn thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, NHTW có thể: A. Tăng dự trữ bắt buộc B. Mua chứng khoán trên thị trường mở C. Hạ lãi suất tái chiết khấu D. A và B Câu 9: Công cụ chính sách tiền tệ nào NHTW có thể sử dụng: A. Dự trữ bắt buộc B. Lãi suất tái cấp vốn C. Thị trường mở D. Cả ba công cụ trên Câu 10: Khi thực thi chính sách tiền tệ, mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn đi kèm với: 10 [...]... đặt chi phí trong q trình sản xuất Đây là chính sách: A Thu nhập B Chính sách tiền tệ C Chính sách tài khóa D Chính sách tài chính quốc gia Câu 23: Để chống lạm phát, người ta dùng giảm chi tiêu chính phủ, tăng thuế và kết hợp vừa giảm chi tiêu chính phủ vừa tăng thuế Đây là chính sách: A Thu nhập B Chính sách tiền tệ C Chính sách tài khóa D Chính sách tài chính quốc gia Câu 24: Để chống lạm phát,... lạm phát có thể tăng là do: A Vòng quay tiền tệ tăng B Vòng quay tiền tệ giảm C Vòng quay tiền tệ tăng và rồi giảm D Vòng quay tiền tệ giảm rồi tăng Câu 21: Các biến động kinh tế, chính trị và xã hội làm mất lòng tin ở đồng tiền, lạm phát có thể tăng là do: A Vòng quay tiền tệ tăng B Vòng quay tiền tệ giảm C Vòng quay tiền tệ tăng và rồi giảm D Vòng quay tiền tệ giảm rồi tăng Câu 22: Để chống lạm phát,... bắt buộc, lãi suất, hạn mức tín dụng, thị trường mở, vàng và ngoại tệ Đây là chính sách: A Thu nhập B Chính sách tiền tệ C Chính sách tài khóa D Chính sách tài chính quốc gia Câu 25: Mục tiêu của chính sách tiền tệ: A Đảm bảo nền kinh tế có tăng trưởng kinh tế thực tế và ổn đònh giá cả B Tạo điều kiện cho nền kinh tế có một nền tảng tài chính ổn đònh C Góp phần mở rộng sản lượng tiềm năng của nền kinh... lượng tiền cung ứng M1 A B Bao gồm tiền mặt, tiền gửi khơng kỳ hạn Bao gồm tiền mặt, tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm C Là phép đo lượng tiền cung ứng hẹp nhất D A và C Câu 36: Phép đo lượng tiền cung ứng M2 A Gồm M1 và tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng B Kém linh hoạt hơn M1 C Linh hoạt hơn M1 D A và C Câu 37: Ở Việt Nam, định chế đại diện cho chính phủ tại các tổ chức tài chính tiền tệ. .. thay đổi, cơ số tiền tệ (MB) sẽ giảm xuống khi nào? A Các ngân hàng thương mại rút tiền từ ngân hàng trung ương B Ngân hàng trung ương mở rộng cho vay chiết khấu đối với các ngân hàng thương mại C Ngân hàng trung ương mua tín phiếu kho bạc trên thị trường mở D Khơng có câu nào đúng Câu 21: Chính sách tài chính quốc gia là: A Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia B Chính sách cân đối tài chính quốc gia... điểm mới B Chính sách Tài chính Quốc gia C Là chính sách kinh tế vĩ mơ nhằm ổn định và tăng trưởng nền kinh tế thơng qua các cơng cụ thu chi ngân sách nhà nước D Là bộ phận cấu thành chính sách Tài chính Quốc gia, có các cơng cụ Thu, Chi NSNN, và các cơng cụ điều tiết Cung và Cầu tiền tệ Câu 2: Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm có các cơng cụ chủ yếu như sau: A chính sách dự... bộ tài nguyên cho các mục tiêu đầu tư và phát triển lâu dài D Cả A và B đúng Câu 56: Ai là người quản lý nhà nước về tiền tệ: A NHTG C Ngân hàng thương mại B Ngân hàng chính sách D NHTW Câu 57: Ai là người đại diện cho chính phủ ở các tổ chức tài chính quốc tế: A NHTG C Ngân hàng thương mại B Ngân hàng chính sách D NHTW Phần câu hỏi nâng cao Câu 1: Chính sách Tài khố được hiểu là: A Chính sách Tiền tệ. .. cung ứng tiền tệ B Tăng lượng cung ứng tiền tệ C Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc D Tăng lãi suất Câu 41: Khi FDI tăng thì NHTW sẽ có thể A Giảm lượng cung ứng tiền tệ C Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc B Tăng lượng cung ứng tiền tệ D Tăng lãi suất Câu 42: Khi chính phủ vay được nợ nước ngồi bằng hàng hóa thì NHTW sẽ có thể A Giảm lượng cung ứng tiền tệ C Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc B Tăng lượng cung ứng tiền tệ D... nắm giữ tiền mặt của cơng chúng là chất xúc tác cho lạm phát mà thơi D A và C đều đúng Câu 10: Khi tỷ lệ lạm phát âm thì cơng chúng có xu hướng thích: A Nắm giữ tiền mặt B Nắm giữ tài sản phi tiền mặt C Nắm gửi tiền vào ngân hàng D A và C đều đúng CHƯƠNG 6: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Phần câu hỏi cơ bản Câu 1: Tài chính doanh nghiệp là: A Quỹ tiền tệ của doanh nghiệp B khâu cơ sở trong hệ thống tài chính. .. bắt buộc, chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá, các hoạt động trên thị trường mở, hạn mức tín dụng 15 B chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách lãi suất, chính sách chiết khấu và tái chiết khấu, chính sách hạn chế tín dụng C chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách lãi suất, chính sách cơng nghiệp hố, các hoạt động trên thị trờng mở, chính sách hạn chế tín dụng D chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách . cả các ý trên đều sai Câu 6: Cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng thương mại có hiệu quả và an toàn nhất sẽ phải là: A. Ngân hàng Trung ương. B. Bộ Tài chính. C. Bộ Công an. D. Bộ tư Pháp. Câu. tên. D. Cả A và B đều đúng. Câu 50: Đã có thời kỳ: A. Việt nam sử dụng đồng làm tiền. B. Việt nam sử dụng gạo làm tiền. C. Việt nam sử dụng vàng làm tiền. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 51:. Chi phí bảo quản cao. D. A và B đều đúng. Câu 56: Tiền pháp định là tiền: A. Có giá trị thực. B. Do nhà nước in và gắn giá trị cho nó. C. Có giá trị ảo. D. Do Bộ Tài Chính phát hành. Câu 57:

Ngày đăng: 06/05/2014, 14:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan