Tính dễ bị tổn thương trong khả năng tiếp cận việc làm của phụ nữ nông thôn việt nam trong thời kỳ hội nhập

12 1.1K 9
Tính dễ bị tổn thương trong khả năng tiếp cận việc làm của phụ nữ nông thôn việt nam trong thời kỳ hội nhập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tính dễ bị tổn thương trong khả năng tiếp cận việc làm của phụ nữ nông thôn việt nam trong thời kỳ hội nhập

TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TRONG KHẢ NĂNG TIẾP CẬNVIỆC LÀM CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN VIỆT NAMTRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP-------***-------Từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế năm 1986 và cùng hòa nhập vào thị trường thế giới sôi động như hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới đã tranh thủ được cơ hội do quá trình hội nhập này mang lại, cơ hội về thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu công nghệ mới, hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tạo ra nhiều cơ hội việc làm góp phần cải thiện thu nhập cho người lao động với tỷ lệ đáng kể trong tổng lực lượng lao động xã hội,…(Báo cáo của Oxfam Quốc tế, 2004). Song song với những cơ hội đã? đạt được, Việt Nam còn phải đối mặt với vấn đề suy thoái môi trường, tình trạng thất nghiệp và sự di dân tự phát(1) từ nông thôn lên thành thị ngày càng có diễn biến phức tạp,…Trong đó, những thách thức về vấn đề bình đẳng giới(2) cũng cần phải được Chính phủ Việt Nam có sự quan tâm đúng mức vì sự biến đổi của nó sẽ diễn ra song hành cùng với sự biến đổi của cơ cấu thị trường lao động nhằm đáp ứng kịp thời quá trình tăng trưởng kinh tế với tốc độ như hiện nay. Mặc dù, sự tăng trưởng kinh tế này đã mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội mới nhưng sự bất bình đẳng giới(3) giữa namnữ lại càng thể hiện rõ rệt hơn trong việc tiếp cận với các nguồn lực sản xuất và cơ hội đào tạo nghề mà đối tượng chịu thiệt thòi nhất trong sự cạnh tranh ngang bằng này là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn. Do trình độ học vấn cùng với chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của một bộ phận phụ nữ sống ở vùng nông thôn còn thấp nên chưa thể đáp ứng kịp thời những yêu cầu do công cuộc đổi mới đặt ra (Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2008). Bên cạnh đó, phụ nữ không chỉ đảm đương trách nhiệm làm kinh tế mà còn phải gánh vác nặng nề hơn nữa các công việc trong gia đình và kết quả đã làm cho họ bị hạn chế trong việc tiếp cận với các nguồn thông tin từ bên ngoài và do đó khi muốn tìm được việc làm cũng đang đặt họ vào tình thế gặp nhiều khó khăn. Theo Mỹ Ánh (2007), phụ nữ nông thôn ít học vấn, thiếu thông tin là một trong những yếu tố làm cho họ không có phương cách để làm ăn tốt và điều này đã làm cho họ khó hòa nhập được với cuộc sống công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Mặt khác, phụ nữ luôn bị hạn chế so với nam giới trong khả năng cạnh tranh bình đẳng ở các khu vực tư nhân bởi sự phân biệt đối xử công khai trong 1 TÊN: NGUYỄN VĂN THÁILỚP: DH6PNMSSV: DPN053042 tuyển dụng, bị hạn chế trong tiếp cận được với nguồn vốn vay cho việc làm kinh tế bởi phụ nữ ít có khả năng chuyển tài sản thành vốn hơn so với nam giới khi họ không được đứng tên trong các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp trước đây (Nhóm công tác của Ngân hàng thế giới, 2006). Tất cả các yếu tố trên đã gây nên tính dễ bị tổn thương(4) cho phụ nữ nông thôn trong khả năng tiếp cận được việc làm trước thời kỳ đổi mới đất nước mà nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này chính là thiếu sự đầu tư giáo dục cho phụ nữ nông thôn. Vì vậy, mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm kêu gọi sự quan tâm hơn nữa từ phía Chính phủ, các ngành, các cấp, các tổ chức và các bên liên quan cần phải nhìn xa hơn nữa về vai trò quan trọng của người phụ nữ nông thôn ngày nay cũng như thấy được những hạn chế của họ so với nam giới cùng với việc đưa ra được những chính sách, thể chế và chương trình cho phù hợp, đảm bảo cho phụ nữnam giới được hưởng lợi như nhau trong quá trình tăng trưởng kinh tế trong điều kiện phát triển nhanh chóng như hiện nay.Phụ nữ sẽ nhận thức được rõ hơn về giá trị của bản thân mình cũng như quyền ra quyết định của họ trong hộ gia đình, ở nơi làm việctrong cộng đồng thông qua một số yếu tố tác động đến vị thế của phụ nữ, đó là các yếu tố hạn chế về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, khả năng tiếp cận thông tin, các nguồn lực và gánh nặng công việc đồng án và gia đình (Báo điện tử Việt Nam Media, 2005). Chính điều này đã tạo nên bất lợi trong việc tìm kiếm việc làm của phụ nữ nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng trước những thách thức của quá trình đổi mới đất nước và hội nhập với nền kinh tế quốc tế.Trước tình hình phát triển năng động của nền kinh tế như hiện nay, đất nước đang cần có một đội ngũ lao động tri thức cao, sức khỏe tốt, tầm nhìn rộng, tính linh hoạt, sáng tạo trong công việc,…nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà. Điều này cho thấy, cơ hội việc làm cũng ngày càng được mở rộng nhiều hơn, làm giảm bớt nhanh hơn tình trạng thất nghiệp (đặc biệt ở vùng nông thôn). Tuy nhiên, đối với phụ nữ sống ở các khu vực nông thôn thì đây lại là một thách thức lớn đối với họ mà những biểu hiện cụ thể dưới đây sẽ làm sáng tỏ hơn vấn đề đó:- Với phong tục tập quán truyền thống từ ngàn đời nay cùng với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” ở một số gia đình sống tại vùng nông thôn vẫn còn là một vấn đề phổ biến. Với tư tưởng này thì đứa con trai được coi là có triển vọng nghề nghiệp tốt hơn so với đứa con gái có cùng trình độ học vấn khi xem xét ở góc độ học vấn như nhau giữa namnữ (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, 2002). Hiện nay, tại các vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc tỷ lệ trẻ em đi học còn ở mức thấp, đặc biệt là trẻ em gái. Tỷ lệ trẻ em gái chưa đi học tiểu học là 16% và chưa đi học trung học phổ thông cơ sở là 32%. Có tới 70% trong tổng số học sinh là trẻ em gái phải bỏ học(5) với nhiều lý do khác nhau nhưng suy cho cùng với quan niệm “trọng nam khinh nữ” vẫn là nguyên nhân chủ yếu làm cho tỷ lệ trẻ em gái được đến trường thấp hơn nam giới. Ví dụ: Một 2 gia đình có hai con (trai và gái) đang ở độ tuổi đi học nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình chỉ đủ nuôi một con đi học thôi còn một con phải ở nhà giúp đỡ bố mẹ làm kinh tế thì chắc chắn là gia đình đó sẽ đầu tư cho con trai và tất nhiên là con gái phải ở nhà để giúp đỡ cho gia đình như bế em, dọn dẹp việc nhà, phụ giúp những công việc khi mùa vụ đến, cách giải quyết này của các vị phụ huynh có lẽ cũng xuất phát từ quan niệm “Con gái là con người ta” (Ngọc Trân và Nguyệt Minh, 1999). Chính cách nhìn sai lệch như vậy đã làm cho tương lai của người phụ nữ về lâu dài gặp nhiều khó khăn và thiệt thòi trước những đòi hỏi ngày càng cao của nhu cầu công việc và cuộc sống trong thời kỳ hội nhập hiện nay.- Một khi chúng ta bước vào một cuộc sống trong một môi trường hội nhập năng động hiện nay thì đòi hỏi phụ nữ phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc và ngang bằng với nam giới về mặt tri thức. Hiện nay, tỷ lệ nữ giới chiếm tới khoảng 49% trong lực lượng lao động, tương đương với 21.,1 triệu nữ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ủy Ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, 2006). Con số này cũng đủ nói lên được vai trò quan trọng của người phụ nữ trong việc phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ và gia đình họ ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 26% số phụ nữ làm việc trong lĩnh vực làm công ăn lương (Ngân hàng thế giới, 2006), còn đa phần họ tập trung nhiều ở các công việc kinh tế thấp, lương thấp, đặc biệt là trong khu vực không chính thức(6) (Kabeer et al, 2005). So với nam giới thì họ có thể làm việc trong nhiều ngành nghề hơn như làm thợ hồ trong ngành xây dựng, làm nghề chạy xe ôm hay đạp xích lô trong khi phụ nữ phải làm những công việc có thu nhập thấp như thợ may, bán hàng rong, giúp việc nhà hay làm trong các ngành nghề thủ công mỹ nghệ và chế biến thực phẩm (Kabeer và Vân Anh, 2001). Vì vậy, các yếu tố gây nên tình trạng này là do phụ nữ nông thôn bị hạn chế về trình độ học vấn, khả năng tiếp cận với công nghệ thấp, đồng thời do sự thiếu sót hay bỏ quên đi vai trò của người phụ nữ trong việc đào tạo nghề tạo thêm việc làm phục vụ cho mục đích xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn từ các dự án, chương trình, chính sách của các cấp lãnh đạo. Bằng chứng cụ thể là chỉ có khoảng 25% phụ nữ nông thôn được đào tạo tay nghề (Kabeer et al, 2005), còn đối với vấn đề “kỹ năng chuyên môn” thì con số này ở nữ là 10% (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2006). Những đối tượng phụ nữ được đào tạo thì cơ hội tìm được việc làm của họ dễ dàng hơn, họ có thể đi làm tại các tỉnh khác hay xuất khẩu lao động ra nước ngoài hoặc có thể làm trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mà đặc thù ở từng địa phương sẵn có (Ví dụ: dệt chiếu, đan lát, thêu ren, đính hạt cờm,…). Kết quả là phụ nữ không chỉ có được việc làm ổn định mà phần nào cũng nâng cao được kiến thức, có thể mở rộng tầm nhìn của họ ra thế giới bên ngoài và đây cũng chính là điều kiện để có thể nâng cao vị thế của người phụ nữ ở tương lai trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội - văn hóa. Tuy nhiên, đối với phụ nữ chưa qua đào tạo, học vấn thấp thì thiếu việc làm có thu nhập cao là điều tất nhiên không thể tránh khỏi trong thời đại ngày nay. Những công việc có thu nhập thấp của họ thường gắn liền với việc làm thuê, làm mướn thậm chí do học 3 vấn thấp họ còn có thể bị rơi vào các ổ chứa gái mại dâm hoặc bị bán sang các nước khác. Đây là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất tronghội ngày nay và cần có những giải pháp phù hợp để đưa họ thoát khỏi tình trạng này luôn là việc cần làm từ phía các tổ chức, các cơ quan ban ngành có liên quan.- Thách thức trong tìm kiếm việc làm của phụ nữ còn thể hiện ở chỗ có sự phân biệt đối xử (7) giữa namnữ trong tuyển dụng và đây vẫn còn là vấn đề tồn tại phổ biến ở Việt Nam (Nhóm công tác của Ngân hàng thế giới, 2006). Chính điều này đã làm cho phụ nữ tìm việc làm khó khăn hơn so với nam giới khi xét ở cùng một độ tuổi, cùng ở một mức độ học vấn như nhau. Hiện nay, các nhà tuyển dụng đã thông qua báo chí Việt Nam thường xuyên đăng quảng cáo về việc làmtrong nội dung có nêu rõ yêu cầu giới tính của ứng cử viên được tuyển chọn, trong đó tiêu chuẩn tuyển dụng cho nam giới và nữ giới cũng có yêu cầu khác xa nhau hay phụ nữ phải thỏa mãn các tiêu chuẩn như cao hơn nam giới khi được giao phó cho thực hiện cùng một công việc với nam giới (Nhóm công tác của Ngân hàng thế giới, 2006). Nguyên nhân mà các nhà tuyển dụng hiện nay đang có xu hướng không muốn tuyển, đào tạo hoặc đề bạt lao động nữ là do họ phải chi trả một khoản phí khá lớn cho hàng loạt những chính sách “bảo hộ” lao động nữ trong Luật lao động Việt Nam đã quy định, chẳng hạn như lao động nữ phải có chế độ về hưu sớm, chế độ thai sản, nữ không được làm việc trong một số ngành nghề được coi là độc hại hoặc nguy hiểm cho sức khỏe (Ngân hàng thế giới, 2005). Theo Ủy Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ và cộng sự (2005) thì sự thiệt thòi này lại càng nhận thấy rõ hơn nữa khi có sự phân chia lao động theo giới trong các ngành: có nghĩa là nam giới thường chiếm số đông trong các lĩnh vực có vị trí cao hơn, thường đảm nhiệm các loại công việc có thu nhập cao hơn và có nhiều cơ hội ra quyết định hơn, chẳng hạn như nam giới chiếm khoảng 81% ở vị trí lãnh đạo và chuyên viên cao cấp 58.5% trong khi phụ nữ thường có xu hướng tập trung đông ở những ngành nghề có địa vị thấp trong xã hội, chiếm những công việc ít có cơ hội được thăng tiến hơn và ít có điều kiện ra quyết định hoặc được đề bạt, đó thường là những công việc như nhân viên chiếm 53.1%; nghề tự do, bảo vệ, bán hàng là 68.7%. Các số liệu này đã được các tác giả Naila Kabeer, Vân Anh và Mạnh Lợi trích từ nguồn “Thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Báo cáo của Việt Nam” Nước CHXHCNVN, Hà Nội, 2005 để sử dụng cho bài nghiên cứu của mình.- Hiện nay, xuất khẩu lao động là một hình thức đang được áp dụng phổ biến ở Việt Nam, nó không chỉ được xem như là một nguồn tạo thu nhập cho mỗi người lao động Việt Nam, một giải pháp cho việc làm giảm nhanh tình trạng thất nghiệp tại nơi thừa lao động mà còn là một nguồn thu ngoại tệ lớn cho nước nhà, đó cũng chính là một cách để có thể cải thiện mối quan hệ kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật giữa Việt Nam với các nước tiếp nhận lao động xuất khẩu (Nhóm công tác của Ngân hàng thế giới, 2006). Theo một cuộc điều tra cho biết cứ mỗi năm người di cư theo chương trình xuất khẩu lao động có thể gửi về nhà khoảng 1.5 tỷ đô la Mỹ, tương đương với đóng góp của lĩnh vực du lịch vào GDP (Kabeer et al, 2005). Tuy nhiên, thủ tục hợp 4 đồng trong xuất khẩu lao động lại là một vấn đề cản trở cơ hội tìm được việc làm của người lao động với các yêu cầu của các công ty xuất khẩu lao động đòi hỏi cao về trình độ học vấn của người lao động và việc công nhân phải chi trả thêm các khoản chi phí khi xuất cư(8) ra nước ngoài và như vậy yêu cầu này gần như đã vượt quá khả năng của người lao động nghèo học vấn thấp, trong đó kể cả phụ nữ nông thôn cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi những hạn chế trong việc tiếp cận giáo dục. Bên cạnh đó, đối tượng xuất khẩu lao động đang bị rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương do trước khi lên đường họ bị hạn chế trong việc cung cấp các thông tin, các qui định hay do thiếu các dịch vụ hỗ trợ ở nước nhận lao động cho lao động xuất khẩu và điều này đang đặt họ vào tình trạng dễ bị tổn thương. Đặc biệt, nữ lao động làm trong các khu vực không chính thức có thể gặp nguy cơ bị cô lập hoặc bị quấy rối (Nhóm công tác của Ngân hàng thế giới, 2006). Mặt khác, do hạn chế về trình độ học vấn nên đa phần nữ lao động được xuất khẩu sang nước khác chiếm tới 64% với các công việc chủ yếu là giúp việc nhà, làm việc trong các tiệm ăn hoặc công nghiệp dịch vụ (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2006).- Các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu tài sản (chủ yếu là đất đai) đối với phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng cũng là điều gây ra tính tổn thương ở họ khi họ phải đối mặt với những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng mà không có tài sản gì thế chấp. Trong một nghiên cứu gần đây cho thấy, có tới 20% phụ nữ bị từ chối không được vay vốn để làm kinh tế do họ không có vật thế chấp (Quỹ phát triển khu vực tư nhân Mekong, 2006). Mặc dù, Nhà nước đã có sự điều chỉnh trong Luật đất đai năm 2003 (theo Bản sửa đổi) quy định rằng tất cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới bao gồm tên của cả hai vợ chồng, việc làm này đã tạo điều kiện cho người phụ nữ tiếp cận được với đất đai cùng với việc nâng cao sự an toàn cho bản thân họ trong các trường hợp ly hôn hay thừa kế, tuy nhiên Luật lại không có bất cứ yêu cầu nào cho việc sửa đổi các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp từ trước (Nhóm công tác của Ngân hàng thế giới, 2006) và nó còn đang là vấn đề bức xúc của những phụ nữ vùng nông thôn. Ví dụ: Bảng 1 dưới đây sẽ cho chúng ta thấy sự phân chia các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo người đứng tên chủ sử dụng đất.Bảng 1. Nếu chỉ có một người đứng tên chủ sử dụng đất trong giấy tờ, thì đó thườngnam giớiĐơn vị tính: %Loại đấtChủ sử dụng đấtChỉ nam giới Chỉ phụ nữĐất nông nghiệp hàng năm 66 19Đất ở 60 12 5 (Nguồn: Số liệu của cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam, 2004)Như vậy, số liệu trên cho thấy rằng đất nông nghiệp hàng năm do nam giới sở hữu là 66%, trong khi phụ nữ chỉ có 19% và với ý nghĩa của nó phản ánh rằng chỉ có nam giới mới có thể tạo ra của cải vật chất để nuôi sống gia đình, bởi vì họ là trụ cột trong gia đình và do đó họ sẽ là người thường xuyên đi dự các lớp tập huấn và có thể vay vốn do có tài sản thế chấp. Đối với phụ nữ thì tỷ lệ % sở hữu tài sản của họ là quá thấp (19%) và như thế thì họ sẽ ít có cơ hội để tiếp cận vốn, ít cơ hộiviệc làm và thoát khỏi cảnh nghèo đói luôn là tình trạng thường gặp phải của người dân vùng nông thôn.Phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ngày nay lại càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa, khi ước tính cơ bản có 50% trong tổng dân số của đất nước là có sự đóng góp của người phụ nữ nông thôn (Le Thi, 1998) và có khoảng 62% phụ nữ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và 87% phụ nữ dân tộc thiểu số làm nông nghiệp (Ngân hàng thế giới, 2006). Điều đáng ghi nhận ở đây là phụ nữ còn đóng góp cho cả các lĩnh vực kinh tế và phi kinh tế, họ có thể tạo ra khoảng 60% GDP ở các khu vực nông thôn (Nguyen Linh Khieu, 2003). Như vậy, với vai trò như thế thì phụ nữ thường không chỉ gánh vác nặng nề các công việc nội trợ trong gia đình như làm việc nhà, chăm sóc con cái, người ốm, người già mà họ còn phải đảm đương những việc ngoài đồng ruộng như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến,…để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. - Ở nông thôn, thời gian làm việc của phụ nữ thường được xem là “quá tải” so với nam giới khi mà lượng thời gian họ bỏ ra như nhau trong việc tìm kiếm thu nhập; tình trạng bất cân đối này đã làm cho phụ nữ phải làm việc từ 16 – 18 giờ một ngày, nhiều hơn nam giới khoảng từ 6 - 8 giờ (Nhóm công tác Nghèo đói của Chính phủ - Nhà tài trợ - Tổ chức phi chính phủ, 2000). Thậm chí mới đây, một cuộc điều tra nghiên cứu cho biết trong khi phụ nữnam giới làm việc với số giờ tương đương trong sản xuất và kinh doanh, thì phụ nữ phải sử dụng lượng thời gian hàng ngày cho việc nhà nhiều hơn 2.5 lần so với nam giới ở vùng thành thị và 2.3 lần ở vùng nông thôn (Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, 2005). Các số liệu này cho thấy dường như phụ nữ là người thức dậy đầu tiên và cũng là người đi ngủ sau cùng do phải giải quyết hết một khối lượng lớn các công việc hàng ngày và kết quả của vấn đề này là đã làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của phụ nữ, tới việc tái sản xuất lại sức lao động đồng thời cũng ảnh hưởng đến thời gian học tập nâng cao nhận thức và giải trí của họ (Franklin, Barbara, 1999). Đồng nghĩa với việc phụ nữ phải làm nhiều việc trong ngày là sự hạn chế trong tiếp cận thông tin về thị trường lao động cũng là một trong những yếu tố gây khó khăn cho phụ nữ khi họ muốn tìm được việc làm. Vấn đề được xem xét ở đây là do phụ nữ phải gánh vác nhiều công việc nặng nề từ ngoài đồng án đến việc chăm sóc các thành viên trong gia đình, cho nên họ không đủ thời gian cho việc nghe đài, xem ti vi, đọc sách báo,…Do vậy, họ ít được tiếp cận với các kênh thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức và vốn hiểu biết của mình. 6 - Ví dụ: Theo số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu(9) năm 2005 về việc khảo sát vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp và nông thôn tại xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên cho biết:Bảng 2. Phụ nữ với việc tiếp cận các kênh thông tin và quan hệ xã hộiĐơn vị tính: %Chỉ tiêu Chồng VợNgười đi họp 50 42.6Người thường nghe đài, xem ti vi 40 18.2Người thường đọc sách báo 75.7 9.09Quan hệ công việc dòng họ 65 15Tham gia các công việc thôn, làng 42 51.6- Trong ví dụ này cho thấy phụ nữ nông thôn xã Nghĩa Hiệp ít được tiếp cận với các nguồn thông tin từ bên ngoài so với nam giới thông qua bảng 2 cho thấy thời gian dành để đọc sách báo của họ chiếm tỷ lệ rất thấp 9.09%, còn nghe đài hay được xem tivi chỉ có 18.2% trong khi tỷ lệ này tương ứng ở nam giới là 75.7% và 40%. Tuy nhiên, trong quan hệ xã hội, phụ nữ thường tích cực tham gia trong các công việc của thôn xã (chiếm 51.6%) như vệ sinh môi trường, giúp đỡ người nghèo, lao động xây dựng trường học, phòng chống dịch bệnh,…đây là một trong những ưu điểm lớn về khía cạnh xã hội của phụ nữ nông thôn nói chung và do đó nếu biết phát huy tốt khía cạnh này của phụ nữ sẽ nâng cao hơn nữa vai trò của chị em trong phát triển cộng đồng(10).Tóm lại, tăng trưởng kinh tế đã và đang tạo ra nhiều cơ hội kinh tế cho cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên trên thực tế trong các điều kiện bình đẳng thì sự cạnh tranh giữa hai giới lại chưa ngang nhau và phụ nữ thường là đối tượng chịu thiệt thòi hơn so với nam giới (Nhóm công tác của Ngân hàng thế giới, 2006). Bởi vì trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo tay nghề, kỹ năng chuyên môn, ít tiếp cận được thông tin bên ngoài nên phụ nữ nông thôn thường làm trong các khu vực không chính thức hay những ngành nghề có thu nhập thấp; bị phân biệt đối xử trong việc tuyển dụng việc làmthường ít có khả năng sở hữu các loại tài sản trong chính gia đình của họ nên cũng hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn cho việc làm kinh tế; không chỉ thực hiện vai trò tạo ra thu nhập nuôi sống gia đình mà họ còn phải gánh vác nặng nề hơn nữa những công việc gia đình từ khâu hoàn tất việc nhà đến việc chăm sóc con cái và những thành viên trong gia đình. Vì vậy, phụ nữ nông thôn có rất ít thời gian cho việc học tập, mở mang kiến thức cùng với những hạn chế trong việc bất cập thông tin, thiếu cả những mối quan hệ giao tiếp bên ngoài và do đó họ sẽ không tìm kiếm được việc làm khi không biết rằng những thông tin đó có thể giúp họ thoát khỏi tình cảnh nghèo 7 khổ, có được cơ hội mới cũng như sẽ không hiểu biết được các quyền lợi của mình. Điều đó, đồng thời lại vừa là yếu tố làm giảm triển vọng nghề nghiệp và thăng tiến của những phụ nữ trẻ ở nông thôn trong giai đoạn hiện nay.Do đó, vấn đề tạo ra các cơ hội kinh tế cho phụ nữ nông thôn Việt Nam nhằm phát triển nguồn nhân lực của đất nước trong bối cảnh hội nhập hiện nay đang là một bài toán đặt ra đối với Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan trong việc đưa ra các giải pháp phù hợp trong điều kiện của đất nước hiện nay.CHÚ THÍCH(1) Di dân tự phát là loại hình di dân mang tính chất cá nhân do bản thân người di chuyển hoặc bộ phận gia đình quyết định, không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của Nhà nước và các cấp chính quyền. Loại hình di dân này phản ánh tính năng động và vai trò độc lập của cá nhân và gia đình trong việc giải quyết đời sống, tìm công ăn việc làm. (Nguồn: Trường Đại học Y tế Công Cộng. 2006. Di dân và đô thị hóa. Trường Đại học Y tế Công Cộng)(2) Bình đẳng giới không phải là một vấn đề của phụ nữ mà là việc đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi, trách nhiệm và cơ hội cho phụ nữ, nam giới, trẻ em trai và gái. Bình đẳng giới hàm ý là lợi ích, nhu cầu và ưu tiên của cả phụ nữnam giới được tính đến với nhận thức về sự đa dạng và khác biệt giữa các nhóm phụ nữnam giới. (Nguồn: Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc. 2005. Gắn kết giới vào công việc của Nghị viện. Hà Nội). Một cách giải thích khác ngắn gọn là bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữnam giới được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ các quyền con người và có cơ hội đóng góp và thụ hưởng thành quả phát triển của quốc gia trên các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. (Nguồn: http://www.undp.org.vn/undpLive/System/Outreach/Newsroom/News-Details?contentId=1729&languageId=4)(3) Bất bình đẳng giới tính vốn đã ảnh hưởng không nhỏ đến phụ nữ và trẻ em trong các gia đình Việt Nam. Trẻ em gái thì ít được đi học hơn, mà nếu có thì cũng hiếm khi được học cao. Phụ nữ trong gia đình thì phải lo công việc nhà và chăm sóc con cái, chỉ phục tùng và không có quyền ra quyết định. Đối diện với xã hội phụ nữ thường phải nhận một mức lương thấp hơn nam giới ở cùng một công việc và ít được tham gia vào các vị trí điều hành quan trọng. Các nghiên cứu thường cho thấy trung bình tiền lương của phụ nữ chỉ bằng 70 – 85% tiền lương của nam giới. (Nguồn: Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh. 2005. Nghiên cứu ứng dụng các mô hình kinh tế lượng phân tích các nhân tố tác động nghèo đói và đề xuất giải pháp xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Đông Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh)(4) Tính dễ bị tổn thương: tính nhạy cảm của một quần thể với một loại hiểm họa nhất định nào đó. Các yếu tố ảnh hưởng như sau: 8 - Đặc điểm địa lý,- Nhân khẩu, kinh tế,- Tuổi, giới- Khả năng hồi phục của môi trường,- Kỹ thuật,- Sự khác biệt về xã hội, - Nền kinh tế, chính trị của vùng và toàn cầu.(Nguồn:www.hsph.edu.vn/bmskmt/system/files/Khai+niem+co+ban+MPH+2-08.pdf)* Một định nghĩa khác về tính dễ bị tổn thương:Tính dễ bị tổn thương ở con người xuất phát từ nhiều yếu tố (1) là người hứng chịu những tác động trực tiếp của những sự kiện gây khủng hoảng; (2) thiếu mạng lưới hỗ trợ hiệu quả; (3) có tiền sử chịu đựng những rối loạn cảm xúc,…đồng thời sức khỏe thể chất cũng ảnh hưởng đến tình trạng của họ (mất ngủ, bệnh cơ thể,…) (Nguồn:http://tamlytrilieu.com/crisis&suicide.pdf)(5) Có thể truy cập đến địa chỉ trang web: http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20010308222022(6) Khu vực không chính thức được định nghĩa như là một công việc nhà có trả lương và tạo ra sản phẩm và dịch vụ sử dụng cho gia đình. Nói cách khác, đó chính là khu vực có những ngành nghề chiếm địa vị thấp trong xã hội. (Nguồn: Ngân hàng Thế giới. 2005. Chuẩn bị cho tương lai: Các chiến lược ưu tiên nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam. Hà Nội)(7) Phân biệt đối xử/Kỳ thị: theo định nghĩa của CEDAW, là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hoặc ngăn cấm nào được thực hiện dựa trên cơ sở giới tính, bất kể tình trạng hôn nhân của họ, làm ảnh hưởng hoặc có mục đích làm phương hại hoặc vô hiệu hóa sự ghi nhận, hưởng thụ hoặc sự phấn đấu của phụ nữ trên cơ sở bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ cũng như các quyền con người và quyền tự do cơ bản trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự hoặc bất kỳ lĩnh vực nào khác. (Nguồn: Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc. 2005. Gắn kết giới vào công việc của Nghị viện. Hà Nội)(8) Xuất cư là việc di chuyển nơi cư trú đi từ nơi này sang nơi khác, quốc gia này sang quốc gia khác để sinh sống tạm thời hay vĩnh viễn, thời gian ngắn hoặc dài. (Nguồn: Trường Đại học Y tế Công Cộng. 2006. Di dân và đô thị hóa. Trường Đại học Y tế Công Cộng)(9) Nhóm nghiên cứu năm 2005 về việc khảo sát vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp và nông thôn tại xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên bao gồm các tác 9 giả như Quyền Đình Hà, Nguyễn Tuyết Lan, Nguyễn Viết Đăng, Nguyễn Minh Thu và Đỗ Thanh Huyền.(10)Có thể truy cập đến địa chỉ trang web: http://www.chungta.com/Desktop.aspx/Chungta-SuyNgam/Connguoi/Vi_tri_cua_phu_nu.TÀI LIỆU THAM KHẢOBan Tuyên giáo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 01.02.2008. Nhiệm vụ số 1 [trực tuyến]. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đọc từ: http://www.hoilhpn.org.vn/print.asp?newsid=7830 (Đọc ngày 05.06.2008)Báo điện tử VN Media. 14.12.2005. Bình đẳng giới cho phụ nữnông thôn [trực tuyến]. Báo điện tử VN Media. Đọc từ: http://www.suctrevietnam.com/Web/TinTuc/Content.aspx?distid=68 (Đọc ngày 05.06.2008) Bích Vân và Hữu Huynh. 19.10.2007. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang: Đón nhận Huân chương Lao động hạng II [trực tuyến]. Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đọc từ: http://www.hoilhpn.org.vn/newsdetail.asp?CatId=144&NewsId=7316&lang=VN (Đọc ngày 25.04.2008) Bộ môn Dân số học. 2006. Di dân và đô thị hóa [trực tuyến]. Trường Đại học Y tế Cộng đồng. Đọc từ: http://www.hsph.edu.vn/demo/resources/pop_dev/b06/Bai6_Di%20dan_2006.pdf (Đọc ngày 05.06.2008)Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc. ‘Không ngày tháng’. Vấn đề giới trong nông nghiệp và phát triển nông thôn [trực tuyến]. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc. Đọc từ: http://www.un.org.vn/undp/undp/docs/2000/gbkv/agriculture-v.htm (Đọc ngày 26.05.2008)Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc. 2005. Gắn kết giới vào công việc của Nghị viện [trực tuyến]. Cơ quan Hợp tác và Phát triển của Thụy Sĩ, Cơ quan Phát triển Quốc tế Anh và Cơ Quan Phát triển Quốc tế Canada. Đọc từ: http://www.undp.org.vn/undpLive/digitalAssets/9965_MDGs_and_parliaments_vn.pdf (Đọc ngày 01.07.2008) Hà Thị Khiết. 25/04/2006. Hoạt động hội: Hội LHPN Việt Nam tham gia hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình [trực tuyến]. Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đọc từ: http://www.hoilhpn.org.vn/NewsDetail.asp?Catid=144&NewsId=3203&lang=VN (Đọc ngày 15.04.2008)Mỹ Ánh. 16.08.2007. Phụ nữ nông thôn và nhu cầu học vấn [trực tuyến]. Báo kinh tế nông thôn. Đọc từ: 10 [...]... tức chung 03.08.2001 Cơ hội đồng đều cho học sinh nữ [trực tuyến] Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tại Họp Chúng Quốc Hoa Kỳ Đọc từ: http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20010308222022 (Đọc ngày 25.06.2008) Vũ Thị Ngọc Trân và Nguyễn Thị Nguyệt Minh 1999 Vấn đề giới trong lập kế hoạch phát triển thôn bản - Báo cáo tư vấn số 7 [trực tuyến] Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn GTZ – GFA Đọc từ:... 07.02.2007 Phụ nữ thời hội nhập [trực tuyến] Báo Hà Nội mới Đọc từ: http://www.hanoimoi.com.vn/vn/41/118839/ (Đọc ngày 05.06.2008) Oxfam International 2004 Gia nhập WTO? Liệu Việt Nam có giành được những điều kiện có lợi cho phát triển [trực tuyến] Oxfam International Đọc từ: http://www.maketradefair.org.uk/en/assets/english/bp67_vietnam2.pdf (Đọc ngày 01.07.2008) Quyền Đình Hà và cộng sự 2005 Khảo sát... giới và việc làm trong nền kinh tế chuyển đổi: Trường hợp Việt Nam [trực tuyến] Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc Đọc từ: http://www.undp.org.vn/undpLive/digitalAssets/4880_Policy_paper_2006-2 v_ pdf (Đọc ngày: 26.06.2008) Ngân hàng thế giới 2005 Chuẩn bị cho tương lai: các chiến lược ưu tiên – nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam [trực tuyến] Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Đọc... sát vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp và nông thôn tại xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên [trực tuyến] Đọc từ: http://hua.edu.vn/tc_khktnn/Upload %5vaitrocuaphunu_yenmyHY_ktptnt452006.pdf (Đọc ngày 24.04.2008) Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh 2005 Nghiên cứu ứng dụng các mô hình kinh tế lượng phân tích các nhân tố tác động nghèo đói và đề xuất giải pháp xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Đông Nam Bộ [trực... http://www.undp.org.vn/undpLive/digitalAssets/5652_gp-v.pdf (Đọc ngày 05.06.2008) Nhóm công tác của Ngân hàng thế giới 2006 Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam [trực tuyến] Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Vụ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh và Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada Đọc từ: http:// www.adb.org/Documents/Translations/Vietnamese/cga-2006-vie-vn.pdf (Đọc ngày 05.06.2008) Nguyen Thi Tuyet Lan ‘Không . TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TRONG KHẢ NĂNG TIẾP CẬNVIỆC LÀM CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN VIỆT NAMTRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP-------***-------Từ khi. tác của Ngân hàng thế giới, 2006). Tất cả các yếu tố trên đã gây nên tính dễ bị tổn thương( 4) cho phụ nữ nông thôn trong khả năng tiếp cận được việc làm

Ngày đăng: 17/01/2013, 16:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan