Quy hoạch phát triển vận tải công cộng

26 575 0
Quy hoạch phát triển vận tải công cộng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quy hoạch phát triển vận tải công cộng

MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết lập quy hoạch:Vận tải khách công cộng (VTKCC) bằng xe buýt là hoạt động vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định có điểm đầu, điểm cuối, các điểm dừng đón, trả khách theo quy định và xe chạy theo biểu đồ vận hành. Vận tải khách công cộng bằng xe buýt được thực hiện theo tuyến gồm: tuyến xe buýt đô thị, tuyến xe buýt nội tỉnh và tuyến xe buýt lân cận. Vận tải khách công cộng ( VTKCC) bằng xe buýt có đặc điểm: điểm đầu, điểm cuối tuyến xe buýt không bắt buộc là các bến xe; trên lộ trình tuyến có các điểm quy định cho xe buýt dừng đón, trả khách; xe buýt bắt buộc phải dừng lại ở tất cả các điểm quy định dừng trên lộ trình tuyến để đón, trả khách; người đi xe có thể dùng vé lượt hoặc vé tháng; hành khách đi xe buýt chỉ được mang theo hành lý gọn nhẹTrong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh tăng nhanh, nhiều khu đô thị, thị trấn hình thành, các khu công nghiệp đã được đầu tư xây dựng, nhu cầu đi lại giao lưu của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh ngày càng tăng. Trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội, tăng cường giao lưu văn hoá - kinh tế - xã hội giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh, vận tải hành khách nói chung và vận tải hành khách bằng xe buýt nói riêng là một nhu cầu tất yếu khách quan, là thực sự cần thiết đối với những địa phương, thành phố, khu đô thị tập trung, đông dân cư.Tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt nhằm tạo lập hình thức mới trong hoạt động vận tải khách, góp phần hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, cải thiện sự đi lại của các tầng lớp dân cư, cán bộ, công nhân, học sinh . một cách thuận tiện nhất; giảm mật độ lưu thông phương tiện, tránh hiện tượng ùn tắc giao thông những ngày, giờ cao điểm, hạn chế tai nạn giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; giảm chi phí đầu tư mua sắm phương tiện cá nhân, chi phí nhiên liệu, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước trong khoản chi cải tạo, sửa chữa hệ thống đường giao thông nhanh xuống cấp do có quá nhiều phương tiện cùng tham gia.Trong những năm qua, mạng lưới vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh đã được hình thành và ngày càng phát triển, đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân trong, ngoài tỉnh; đã có tuyến xe khách từ trung tâm thành phố Bắc Giang đi 9 huyện, hình thành được một số tuyến xe buýt, kiểu buýt nội tỉnh và tuyến liền kề với Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương. Tuy nhiên, do hình thành trong nhiều năm, chưa được tổ chức đồng bộ nên mạng lưới các tuyến xe buýt, kiểu buýt của tỉnh còn nhiều bất cập, chất lượng khai thác tuyến chưa hiệu quả, chưa đủ điều kiện để thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tư và khai thác các tuyến, nâng cao chất lượng phục vụ. Với lý do trên nên từng bước phải tổ chức xe buýt thay xe tuyến vận tải khách cố định nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân ở những cự ly đi lại hợp lý.1 Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020 của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Quyết định số 34/2006/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 10 năm 2006 của Bộ Giao thông vận tải ban hành “Quy định về quản lý vận tải khách công cộng bằng xe buýt” nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của hành khách cần thiết phải nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện Quy hoạch VTKCC bằng xe buýt trên toàn tỉnh. 2. Căn cứ lập quy hoạch:Những căn cứ để xây dựng Quy hoạch phát triển VTKCC bằng xe buýt tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 gồm:- Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XV, XVI; Quy hoạch và Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Giang và các huyện, thành phố Bắc Giang giai đoạn 2006-2010 định hướng đến năm 2020;- Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến 2020; Quy hoạch bến xe khách, bãi đỗ xe tĩnh, trạm xe khách, điểm dừng đỗ xe khách trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến 2020; - Quyết định số 34/2006/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 10 năm 2006 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về quản lý vận tải khách công cộng bằng xe buýt; - Đề án phát triển VTKCC bằng xe buýt ( Dự thảo ) của Cục Đường bộ Việt Nam;- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan đến VTKCC bằng xe buýt.3. Nội dung của quy hoạch gồm 6 phần:Phần 1- Dự báo nhu cầu VTKCC.Phần 2 - Quy hoạch phát triển VTKCC bằng xe buýt đến năm 2020.A. Quan điểm và Mục tiêu. B. Kế hoạch phát triển:- Giai đoạn I từ 2009 – 2010.- Giai đoạn II từ 2011 - 2015;- Giai đoạn III từ 2016 đến 2020.Phần 3 - Dự tính vốn đầu tư.Phần 4 - Giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.Phần 5 - Kết luận và kiến nghị.2 Phần I DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNGI. DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG:Bắc Giang là tỉnh miền núi, có vị trí chuyển tiếp giữa các tỉnh phía đông bắc với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội; Bắc Giang nằm trong quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn- Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh theo quyết định của Thủ tướng chính phủ. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3822,6 km2, dân số trên 1,6 triệu người; có các vùng: Đồng bằng, trung du và miền núi. Vùng đồng bằng, trung du bao gồm các huyện: Lạng Giang, Hiệp Hoà, Việt Yên, Tân Yên, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang. Vùng núi gồm các huyện: Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động; có mạng lưới giao thông đồng bộ cả 3 loại hình đường bộ, đường sắt, đường sông, trong đó hạ tầng giao thông đường bộ phân bố khá rộng khắp với các trục đường Quốc lộ, Đường tỉnh đã và đang được đầu tư nâng cấp đồng bộ. Những năm gần đây, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đã có sự chuyển biến đáng kể, nhịp độ tăng trưởng GDP tương đối khá, các ngành nông nghiệp, thương mại, công nghiệp, xây dựng đều có tốc độ tăng trưởng đáng kể, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế chung cho toàn tỉnh. Đời sống nhân dân ngày càng đựơc nâng cao, nhu cầu đi lại công tác, học tập, giao lưu văn hoá, du lịch, thương mại . trong và ngoài tỉnh ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn. Trên địa bàn tỉnh sẽ hình thành một số điểm đô thị tập trung, phân bố dân cư có mật độ cao như: khu vực thành phố Bắc Giang, khu vực thị trấn Thắng – Hiệp Hoà (dự kiến phát triển thành thị xã), khu vực thị trấn Chũ- Lục Ngạn (dự kiến phát triển thành thị xã), khu vực Đình Trám, Quang Châu, Vân Trung- Việt Yên ( khu công nghiệp), khu vực Cầu Gồ, Bố Hạ - Yến Thế. Các vùng dân cư này có nhu cầu kết nối với các tỉnh liền kề như Chí Linh- Hải Dương, Phú Bình- Thái Nguyên, Thành phố Bắc Ninh, Thành phố Hà Nội, .Với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội trong tỉnh như hiện nay và phương hướng phát triển trong thời gian tới, nhu cầu vận tải trong tương lai sẽ tăng nhanh. Theo báo cáo thống kê, khối lượng vận tải hành khách đường bộ năm 2007 đạt 5.850.000 hành khách, trong đó khối lượng vận tải hành khách nội tỉnh đạt 2.088.000 hành khách, và liên tỉnh đạt 3.800.000 hành khách, năm 2008 đạt 6.800.000 hành khách, trong đó khối lượng vận tải hành khách nội tỉnh đạt 3.000.000 hành khách, liên tỉnh đạt 3.800.000 hành khách; dự báo đến năm 2010 khối lượng vận tải hành khách ước đạt 7.500.000 người, tăng trung bình 5%/năm, trong đó khối lượng vận tải khách nội tỉnh ước đạt 3.300.000 người, tăng 5,3%/năm và giai đoạn 2015 - 2020 khối lượng vận tải hành khách ước đạt trên 13.500.000 lượt người tăng trung bình 6%/năm, khách nội tỉnh đạt 5.900.000 lượt người.Hiện tại, số lượng phương tiện vận tải hành khách công cộng của tỉnh có khoảng 850 chiếc ( gồm cả taxi và xe khách ), để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách nội tỉnh và liên tỉnh thì lượng phương tiện vận tải hành khách phải tiếp tục được đầu tư, không những đảm bảo về số lượng mà còn phải đảm bảo về chất 3 lượng. Ước tính đến năm 2010, số phương tiện vận tải tăng khoảng 1.300 chiếc, tăng 400 chiếc; đồng thời loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt, taxi cũng sẽ phát triển mạnh, có thêm nhiều tuyến xe buýt nối liền trung tâm thành phố đến các huyện, các khu công nghiệp, khu thương mại, khu đông dân cư và các tỉnh lân cận, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong tương lai. II. DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI KHÁCH BẰNG XE BUÝT Hiện nay lượng khách đi lại phân bố trên các tuyến tương đối đồng đều, hành khách đi xe bao gồm nhiều đối tượng khác nhau: cán bộ, công nhân, học sinh đi làm, đi học và người dân giao lưu buôn bán, thăm hỏi có nhu cầu đi lại từ các huyện về thành phố Bắc Giang và ngược lại, từ TP Bắc Giang, các huyện về các khu công nghiệp, trường học .Tuy nhiên, lượng khách tập trung đông hơn, các điểm tập trung hành khách thường ở vị trí gần khu đông dân cư, trung tâm kinh tế - chính trị, các khu công nghiệp và đầu mối giao thông thuận tiện trên một số tuyến huyết mạch, quan trọng. Vì vậy, việc mở rộng các tuyến xe buýt, kiểu buýt trên các tuyến đường trục chính với dịch vụ tốt hơn, giá cả phải chăng, tần suất chuyến cao trên các tuyến đường nối trung tâm TP Bắc Giang đến các huyện và tỉnh liền kề tạo thành một mạng lưới giao thông liên hoàn, thuận lợi sẽ thu hút số lượng khách đi xe ( đến năm 2020) chiếm từ 30 - 40% nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực đô thị, khu công nghiệp, lưu lượng hành khách đạt khoảng 2 – 2,5 triệu lượt người/ năm, góp phần giảm người sử dụng phương tiện cá nhân (môtô và xe đạp). Phần IIQUY HOẠCH VTKCC BẰNG XE BUÝTTỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020A. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU. I- Quan điểm: VTKCC bằng xe buýt phải đảm bảo phát triển đồng bộ giữa mạng lưới tuyến với mạng lưới giao thông tại địa phương, phát triển phương tiện phù hợp với điều kiện đường sá; các tuyến xe buýt phải kết nối được với nhau và kết nối với các phương thức vận tải khác trong đô thị, ngoài đô thị đảm bảo cho người dân dễ dàng tiếp cận với mạng lưới VTKCC để đi lại; nâng cao chất lượng phục vụ trong hoạt động VTKCC bằng xe buýt để hành khách có nhu cầu đi lại nhận thấy thuận tiện, hiệu quả, tự nguyện đến với xe buýt. - Phát triển VTHKCC bằng xe buýt làm khâu trung tâm để xây dựng một hệ thống vận tải tương thích, hoàn chỉnh, mang tính đồng bộ cao, phát huy lợi thế với các phương tiện cá nhân, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân khu vực đô thị và các vùng phụ cận.- Phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo nguyên tắc cung cấp dẫn đầu, nhằm khuyến khích nhân dân đi lại bằng xe buýt để tạo ra một cơ cấu phương tiện đi lại hợp lý.4 - Phát triển VTHKCC bằng xe buýt đảm bảo tính hệ thống, tương thích, đồng bộ về mạng lưới giao thông, kết cấu hạ tâng, hệ thống pháp luật (cơ chế, chính sách).- Hoàn thiện việc nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt, trong đó đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ có trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp nhằm thu hút ngày càng đông người dân tham gia sử dụng xe buýt.II. Mục tiêu: - Mục tiêu đến năm 2015 đảm bảo vận chuyển được 30%, năm 2020 đảm bảo vận chuyển được 40% ( 2,3 – 2,5 triệu lượt người ) nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực đô thị, khu công nghiệp và từ trung tâm các đô thị, khu công nghiệp đến trung tâm các huyện. Từng bước tổ chức xe buýt thay thế tuyến vận tải khách cố định nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân ở những cự ly vận chuyển hợp lý.- Xây dựng mạng lưới tuyến hợp lý, có khả năng kết nối cao về tuyến và phương tiện vận chuyển khác, bảo đảm cho người dân dễ tiếp cận và sử dụng mạng lưới VTHKCC. Hình thành mạng lưới tuyến xe buýt từ Trung tâm thành phố Bắc Giang đến trung tâm các huyện, giữa trung tâm các huyện với nhau và kết nối giữa tỉnh với các tỉnh lân cận: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên (hoạt động theo Quyết định số 34/2006/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT),…- Sử dụng chủng loại phương tiện, trọng tải theo đúng tiêu chuẩn của quy định đối với VTHKCC, bảo vệ môi trường; từng bước tiếp cận với kỹ thuật mới để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người của người dân và người tàn tật. Chủng loại phương tiện chủ yếu 40-60 chỗ, trong đó có 10% số phương tiện có khả năng phục vụ người tàn tật (Tiêu chuẩn phương tiện theo tiêu chuẩn số 22TCN 302 - 06 do Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 02 tháng 3 năm 2006).B. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN:I . Giai đoạn I : Từ năm 2009 đến năm 2010:- Định hướng phát triển mạng lưới tuyến:Duy trì hoạt động của các tuyến buýt hiện có: tuyến 001 Bắc Giang-Sơn Động, tuyến 002 Bắc Giang - Cầu Gồ, tuyến 203 Bắc Giang – Lương Yên, tuyến 208 Lục Nam- Hải Dương; nâng cấp 03 tuyến xe hoạt động theo kiểu buýt nội tỉnh từ trung tâm thành phố đến các huyện: Bắc Giang- Thắng ( Hiệp Hoà); Bắc Giang - Lục Ngạn ; Bắc Giang- Nội Hoàng - Đồng Việt (Yên Dũng 1) thành tuyến buýt nội tỉnh với tổng chiều dài là 222 km.- Định hướng phát triển phương tiện: phát triển các loại phương tiện phù hợp với điều kiện địa hình, đường xá của tỉnh; tập trung đầu tư các phương tiện có sức chứa trung bình 40-60 chỗ.Các tuyến xe buýt dự kiến mở : 1. Tuyến 003: Bắc Giang - Thắng (Hiệp Hoà) 5 - Cự ly tuyến : 35 km.- Điểm đầu, điểm cuối : + Điểm đầu : Bến xe Bắc Giang .+ Điểm cuối : Ngã ba Đồng Tân - Hiệp Hoà.- Lộ trình tuyến : Bến xe Bắc Giang - QL 1A cũ ( Đường Xương Giang - Đa Mai - Ngã tư Đình Trám ) - QL 37 ( Việt Yên) – TT. Thắng - ngã ba Tam Hợp - Xí nghiệp Vật liệu xây dựng Hiệp Hoà và ngược lại. - Số lượng phương tiện tham gia: 10 xe.- Tần xuất hoạt động : Trung bình 15 - 30 phút/chuyến, tổng số chuyến hoạt động trong ngày: 32 chuyến ( 64 lượt ).1. Tuyến 004: Bắc Giang - phố Kép ( Lục Ngạn ) - Cự ly tuyến : 50 km.- Điểm đầu, điểm cuối : + Điểm đầu : Bến xe Bắc Giang .+ Điểm cuối : Phố kép, xã Hồng Giang, Lục Ngạn.- Lộ trình tuyến : Bến xe Bắc Giang - đường Xương Giang - đường Nguyễn Văn Cừ - đường Lê Lợi - Ngã tư Kế - QL 31 - Phố kép, xã Hồng Giang, Lục Ngạn và ngược lại. - Số lượng phương tiện tham gia: 10 xe- Tần xuất hoạt động : Trung bình 15 - 30 phút/chuyến, tổng số chuyến hoạt động trong ngày: 32 chuyến ( 64 lượt ).1. Tuyến 005 : Bắc Giang - Nội hoàng - Đồng Việt (Yên Dũng 1)- Cự ly tuyến : 26 km.- Điểm đầu, điểm cuối : + Điểm đầu : Bến xe Bắc Giang .+ Điểm cuối : Bến phà Đồng Việt ( Yên Dũng ).- Lộ trình tuyến : Bến xe Bắc Giang – QL 1A cũ – cầu Bắc Giang – Mỹ Độ - ĐT 398 – ngã tư Yên Dũng – Nội Hoàng – TT Neo – Bến phà Đồng Việt và ngư-ợc lại. - Số lượng phương tiện tham gia: 06 xe.- Tần xuất hoạt động: Trung bình 15 - 30 phút/chuyến, tổng số chuyến hoạt động trong ngày: 24 chuyến ( 48 lượt ).II . Giai đoạn II: Từ năm 2011 đến năm 2015:- Định hướng phát triển mạng lưới tuyến: Thực hiện chuyển đổi một số tuyến vận tải cố định kiểu buýt sang hoạt động theo tiêu chuẩn tuyến xe buýt trên những tuyến có cự ly vận chuyển dưới 50 km, có lưu lượng hành khách đi lại đông; nghiên cứu, mở thêm một số tuyến buýt mới trên cơ sở phân bố dân cư, mạng lưới đường giao thông, đặc biệt là các tuyến đến các khu công nghiệp, đô thị mới để phục vụ công nhân. Gồm 5 tuyến với tổng chiều dài mạng lưới 316km.6 - Định hướng phát triển phương tiện: phát triển các loại phương tiện phù hợp với điều kiện địa hình, đường xá của tỉnh; tập trung đầu tư các phương tiện có sức chứa trung bình 40-60 chỗ, đầu tư một số xe có khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của người tàn tật.Các tuyến xe buýt được dự kiến mở mới gồm:1. Tuyến buýt nội tỉnh:1.1. Tuyến 006: Bắc Giang - Bố Hạ - Cầu Gồ - Cự ly tuyến : 37 km.- Điểm đầu, điểm cuối : + Điểm đầu : Bến xe khách Bắc Giang. + Điểm cuối : Bến xe Cầu Gồ , Yên Thế.- Lộ trình tuyến : Bến xe khách Bắc Giang- đường Xương Giang- Nguyễn Văn Cừ - Đ. Lê Lợi - Ngã ba Kế - QL 1A mới - Kép - Bố Hạ - Bến xe Cầu Gồ , Yên Thế.- Số lượng phương tiện tham gia: 8 xe.- Tần xuất hoạt động : Trung bình 15 -30 phút/chuyến, tổng số chuyến hoạt động trong ngày: 34 chuyến (68 lượt ). 1.2. Tuyến 007: Bắc Giang - Yên Dũng 2 - Cự ly tuyến : 20 km.- Điểm đầu, điểm cuối : + Điểm đầu : Bến xe Bắc Giang.+ Điểm cuối : Bến phà Đồng Việt.- Lộ trình tuyến : Bến xe Bắc Giang - đường Xương Giang – Nguyễn Văn Cừ – Lê Lợi – QL31 – Thái Đào - Tân An – Xuân Phú - Bến phà Đồng Việt và ngược lại - Số lượng phương tiện tham gia: 06 xe.- Tần xuất hoạt động : Trung bình 15 - 30 phút/chuyến, tổng số chuyến hoạt động trong ngày: 24 chuyến ( 48 lượt ).1.3. Tuyến 008: Bắc Giang – Cầu Gồ – Mỏ Trạng - Cự ly tuyến : 40 km.- Điểm đầu, điểm cuối : + Điểm đầu : Bến xe Bắc Giang.+ Điểm cuối : Phố Mỏ Trạng, xã Tam Tiến, Yên Thế.- Lộ trình tuyến : BX Bắc Giang - Cầu Mỹ Độ - ĐT 398 - Nhã Nam - Cầu Gồ - Mỏ Trạng và ngược lại - Số lượng phương tiện tham gia: 08 xe.- Tần xuất hoạt động : Trung bình 15 - 30 phút/chuyến, tổng số chuyến hoạt động trong ngày: 24 chuyến ( 48 lượt ).1.4. Tuyến 009: Bắc Giang – Khu công nghiệp Quang Châu 7 - Cự ly tuyến: 16 km.- Điểm đầu, điểm cuối : + Điểm đầu : Bến xe Bắc Giang.+ Điểm cuối : Khu công nghiệp Quang Châu.- Lộ trình tuyến: BX Bắc Giang - Cầu Mỹ Độ - Quốc lộ 1A cũ - Khu Công nghiệp Đình Trám - Quốc lộ 1A mới - Khu công nghiệp Quang Châu và ngược lại - Số lượng phương tiện tham gia: 06 xe.- Tần xuất hoạt động : Trung bình 15 - 30 phút/chuyến, tổng số chuyến hoạt động trong ngày: 24 chuyến ( 48 lượt ).2. Tuyến buýt lân cận:Kéo dài tuyến buýt Bắc Giang – Hiệp Hoà đến Phú Bình ( Thái Nguyên ) nâng thành tuyến buýt liên tỉnh kế cận; duy trì các tuyến đang hoạt động theo kiểu buýt lân cận.- Tên tuyến ( chờ số hiệu chung): Bắc Giang - Phú Bình - Cự ly tuyến : 45km.- Điểm đầu, điểm cuối : + Điểm đầu : Bến xe Bắc Giang ( thuộc tỉnh Bắc Giang ).+ Điểm cuối : Bến xe Phú Bình ( thuộc tỉnh Thái Nguyên).- Lộ trình tuyến: Bến xe Bắc Giang - QL 1A cũ ( Đường Xương Giang - Đa Mai - Ngã tư Đình Trám ) - QL 37 ( Việt Yên) – Thị trấn Thắng - ngã ba Tam Hợp – Bến xe Phú Bình, Thái Nguyên và ngược lại. - Số lượng phương tiện tham gia: 08 xe.- Tần xuất hoạt động : Trung bình 15 -30 phút/chuyến, tổng số chuyến hoạt động trong ngày: 24 chuyến (48 lượt ). 3. Các tuyến vận tải theo kiểu buýt 3.1. Tuyến đang hoạt độngDuy trì ổn định các tuyến vân tải lân cận đang hoạt động theo kiểu buýt, tiến tới nâng cấp các tuyến vận tải theo kiểu buýt thành tuyến xe chất lượng cao.- Tuyến buýt Bắc Giang - Bắc Ninh 20 km;- Tuyến Bắc Giang - Giáp Bát : 65km;- Tuyến Nhã Nam - Gia Lâm : 65km; - Lục Ngạn - Gia Lâm: 90 km. 3.2. Mở mới các tuyến cố định nội tỉnh và liền kề ( 9 tuyến).3.2.1. Tuyến Bắc Giang - Mỹ Đình.- Cự ly tuyến: 110km.+ Điểm đầu : Bến xe Bắc Giang ( thuộc tỉnh Bắc Giang ).+ Điểm cuối : Bến xe Mỹ Đình ( thuộc TP Hà Nội ).8 - Lộ trình tuyến : Bến xe Bắc Giang - đường Xương Giang - Nguyễn Văn Cừ - Lê Lợi - Hùng Vương - QL 1A mới - Bắc Ninh – QL 18 – Cầu Thăng Long- BX Mỹ Đình và ngược lại. 3.2.2. Tuyến Bắc Giang - Hà Đông.- Cự ly tuyến : 80km.+ Điểm đầu : Bến xe Bắc Giang ( thuộc tỉnh Bắc Giang ) .+ Điểm cuối : Bến xe Hà Đông ( thuộc TP Hà Nội ).- Lộ trình tuyến : Bến xe Bắc Giang - đường Xương Giang - Nguyễn Văn Cừ - Lê Lợi - Hùng Vương - QL 1A mới - Bắc Ninh - Cầu Chương Dương - Thanh Trì - Bến xe Hà Đông.3.2.3. Kép – Lục Nam – Sao Đỏ ( Hải Dương ).- Cự ly tuyến: 42 km.+ Điểm đầu : Thị trấn Kép ( Lạng Giang).+ Điểm cuối : Thị trấn Sao Đỏ ( Hải Dương).- Lộ trình tuyến : Thị trấn Kép - ngã tư Thân - Cẩm Lý ( Lục Nam) - Thị trấn Sao Đỏ (Hải dương ).3.2.4.Tuyến Tam Dị- Bảo Sơn - Bắc Giang.- Cự ly tuyến : 30 km.+Điểm đầu : Bến xe Bắc Giang+ Điểm cuối : Chợ Thanh Giã- Lộ trình tuyến : Bến xe Bắc Giang- thị trấn Vôi - ngã tư Buộm - chợ Thanh Giã.3.2.5.Tuyến An Châu - UBND xã Long Sơn.- Cự ly tuyến: 20 km.+ Điểm đầu : Bến xe An Châu+ Điểm cuối : UBND xã Long Sơn- Lộ trình tuyến: Bến xe An Châu - Cầu An Châu - đường 279 UBND xã Long Sơn.3.2.6. Tuyến Lục Ngạn- Đồng Rì.- Cự ly tuyến : 50 km.+ Điểm đầu : Bến xe Lục Ngạn+ Điểm cuối : Nhà máy nhiệt điện Đông Rì- Lộ trình tuyến : Bến xe Lục Ngạn - Quốc lộ 31 - Nhà máy nhiệt điện Đồng Rì.3.2.7. Tuyến Bến xe Lục Ngạn - Tân Sơn.- Cự ly tuyến : 26 km.+ Điểm đầu : Bến xe Lục Ngạn+ Điểm cuối : Chợ Tân Sơn9 - Lộ trình tuyến : Bến xe Lục Ngạn - Quốc lộ 31 - Kép - đường tỉnh 290 - đường tỉnh 279 - chợ Tân Sơn.3.2.8. Tuyến Bố Hạ - Sỏi - Nhã Nam - Cầu Ca - Ngã ba Đồng Tân.- Cự ly tuyến : 25 km.+ Điểm đầu: Bến xe Bố Hạ.+ Điểm cuối: Ngã ba Đồng Tân ( Hiệp Hoà).- Lộ trình tuyến : Bến xe Bố Hạ - Sỏi - Nhã Nam - Lam Cốt - Cầu Ca - Ngã ba Đồng Tân.3.2.9. Tuyến TT Vôi - Cầu Vát ( Hiệp Hòa).- Cự ly tuyến : 30 km.+ Điểm đầu : Thị trấn Vôi. + Điểm cuối : Cầu Vát ( Hiệp Hoà ).- Lộ trình tuyến : Thị trấn Vôi - Bến Tuần - Cao Thượng - TT. Thắng - Cầu Vát (Hiệp Hoà).3.2.10. Tuyến Thắng - Đông Xuyên – Từ Sơn.3.2.11. Tuyến Bắc Giang – Tiền Phong – Yên Lư – Quế Võ.III. Giai đoạn III: Định hướng phát triển đến năm 2020.1. Về mạng lưới tuyến: - Nâng cấp các tuyến kiểu buýt nội tỉnh giai đoạn đến 2015; mở mới một số tuyến buýt nội thành phố Bắc Giang; tuyến thành phố Bắc Giang tới các khu công nghiệp Vân Trung, Việt Hàn…- Tăng tần xuất hoạt động của các tuyến buýt hiện có từ 15 – 30 phút/chuyến lên 10 – 15 phút/chuyến.- Nâng cao chất lượng phục vụ, hạ tầng bến bãi, điểm đỗ, dừng; hình thành trung tâm trung chuyển và điều hành, quản lý tập trung hoạt động VTKCC bằng xe buýt tại thành phố Bắc Giang cho toàn bộ mạng lưới xe buýt của tỉnh.2. Định hướng phát triển phương tiện: Đầu tư mua sắm bổ sung và thay thế các loại phương tiện phù hợp với mạng lưới tuyến; tập trung đầu tư các phương tiện có sức chứa trung bình 40-60 chỗ, một số xe có sức chứa 80 chỗ, trong đó có 10% số xe có khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của người tàn tật.Phần IIIDỰ TRÙ NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN QUY HOẠCH.I. GIAI ĐOẠN I TỪ 2009 – 2010 : 1. Đầu tư phương tiện: 26 xe theo tiêu chuẩn 22-TCN 302-06 loại B40, 40 chỗ (23 ghế ngồi và 17 chỗ đứng) hoặc loại phương tiện có tiêu chuẩn cao hơn, giá hiện tại từ 650.000.000đ đến 700.000.000đ/xe trung bình 670.000.000đ/xe.10 [...]... xử lý kiên quy t các vi phạm của các đơn vị, cá nhân vi phạm, bảo đảm lợi ích người đi xe và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp II- TỔ CHỨC THỰC HIỆN : Để Quy hoạch phát triển VTKCC bằng xe buýt được triển khai thực hiện có hiệu quả cần có sự phối hợp của các sở ngành, địa phương Cụ thể là: 1 Sở Giao thông vận tải: - Chủ trì thực hiện các nội dung quản lý Quy hoạch theo quy định; thực hiện công bố mở... đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch chi tiết vị trí các trạm trung chuyển, nhà chờ, bãi đỗ; - Phối hợp với Sở GTVT trong quản lý, giám sát, đảm bảo TTATGT, trật tự an toàn xã hội trong hoạt động VTKCC bằng xe buýt trên địa bàn 15 Phần V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Quy hoạch vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được phê duyệt là căn cứ triển khai thực hiện VTKCC bằng xe... Xây dựng nhà chờ, biển báo, TT điều hành: 10.907.000.000đ; IV TỔNG CỘNG 3 GIAI ĐOẠN: 77.404.000.000 đồng Bao gồm: * Đầu tư phương tiện: 64.990.000.000đ; * Xây dựng TT điều hành, nhà chờ, biển báo: 12.414.000.000đ; Phần IV GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH I- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH Để thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch phát triển VTKCC bằng xe buýt từ nay đến năm 2020, với mục đích giảm thiểu... trình UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển VTKCC bằng xe buýt; - Chủ trì, phối hợp các ngành, địa phương trong thực hiện quản lý giá vé; xác định mức hỗ trợ và quy t toán kinh phí hỗ trợ giá vé cho các doanh nghiệp 3 Sở Xây dựng: - Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt quy hoạch chi tiết các đô thị có xét đến quy hoạch vị trí các trạm trung chuyển, nhà chờ, bãi đỗ, điều kiện hạ... phù hợp với tình hình thực tế; quản lý hạ tầng, chất lượng dịch vụ; - Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách huy động nguồn lực phát triển VTKCC bằng xe buýt, báo cáo UBND tỉnh xem xét quy t định; - Tổ chức áp dụng, triển khai thực hiện hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với hoạt động VTKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh; - Phối hợp các cơ... hành các quy định về bảo đảm TTATGT, phòng tránh tai nạn giao thông 3 Giải pháp quản lý, điều hành Tăng cường và đổi mới công tác quản lý, điều hành hoạt động mạng lưới VTKVCC bằng xe buýt, đặc biệt là vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước và chính quy n địa phương Sở GTVT được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý hoạt động xe buýt trên địa bàn tỉnh, thực hiện chức năng quản lý quy hoạch mạng... chữa tại bến và các bãi đỗ xe; thực hiện trợ giá vé cho các tuyến xe buýt phục vụ khu công nghiệp 2 Giải pháp tuyên truyền, vận động Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng đi xe buýt: nhà nước hỗ trợ kinh phí thông qua các cơ quan báo, đài, khẩu hiệu, panô, tờ rơi, để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhằm để mọi người dân hiểu rõ lợi ích, tác dụng của việc đi xe buýt, lộ trình,... đối với hoạt động VTKCC bằng xe buýt, để mọi người tự giác tham gia đi xe buýt và các đơn vị vận tải có điều kiện tham gia kinh doanh VTKCC bằng xe buýt, nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện tốt các quy định của nhà nước về hoạt động và quản lý VTKCC bằng xe buýt Thực hiện tuyên truyền nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, thái độ, ý thức cho đội ngũ nhân viên phục vụ,... đồng bộ trong quá trình thực hiện Quy hoạch 1 Giải pháp huy động vốn đầu tư Đầu tư cho VTKCC bằng xe buýt sẽ cần một nguồn vốn tương đối lớn, trong đó đầu tư cho mua sắm phương tiện, đầu tư xây dựng và cải tạo hạ tầng giao thông đường bộ Thực hiện huy động vốn đầu tư như sau: - Vốn đầu tư cho mua sắm phương tiện ( gần 65 tỷ ) chủ yếu là nguồn vốn từ các đơn vị vận tải, trong đó gồm vốn tích luỹ trong... dừng, biển báo, nhà chờ theo tiêu chuẩn quy định; phối hợp với cơ quan công an, thanh tra GTVT trong kiểm tra, giám sát hoạt động, thực hiện các biện pháp bảo đảm 13 TTATGT của mạng lưới tuyến xe buýt; trực tiếp tổ chức kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng dịch vụ của các đơn vị tham gia VTKCC bằng xe buýt Quan tâm chỉ đạo hoạt động của các doanh nghiệp vận tải và xác định rõ mối quan hệ giữa cơ . chức thực hiện quy hoạch. Phần 5 - Kết luận và kiến nghị.2 Phần I DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNGI. DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG:Bắc Giang. tổ chức thực hiện Quy hoạch VTKCC bằng xe buýt trên toàn tỉnh. 2. Căn cứ lập quy hoạch: Những căn cứ để xây dựng Quy hoạch phát triển VTKCC bằng xe buýt

Ngày đăng: 17/01/2013, 14:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan