Đề cương ôn tập môn sinh học học kì II lớp 11

5 46.8K 1K
Đề cương ôn tập môn sinh học học kì II lớp 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giúp các bạn học sinh lớp 11 có thể ôn tập thật tốt cho kì thi cuối kì II môn Sinh học

Sinh học ôn thi học II ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC Hướng dẫn trả lời: Thiên Hoàng Vũ Câu 1: Trình bày sự tiến hóa của tổ chức thần kinh của các nhóm động vật. Hướng dẫn: Sự tiến hóa của thần kinh Động vật có tổ chức thần kinh chỉ bắt đầu từ động vật đa bào, khi cơ thể đã có sự phân hoá về tổ chức cơ thể. Cùng với sự tiến hoá của thế giới động vật, tổ chức thần kinh cũng ngày càng phức tạp và hoàn chỉnh. a. Động vật có hệ thần kinh dạng lưới: SGK- 103 b. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:SGK-103 c. Động vật có hệ thần kinh dạng ống :SGK-105 Tóm tắt các nội dung trang 103, 105 theo các tiêu chí: đại diện, đặc điểm của hệ thần kinh và mức độ cảm ứng (tốn năng lượng, chính xác,….) Câu 2: Khi bị kích thích , phản ứng của động vật có hệ thần kinh dạng ống có gì khác so với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và chuỗi hạch? Hướng dẫn: Khi bị kích thích: do não bộ phát triển nên hệ thần kinh dạng ống, đặc biệt là động vật có hệ thần kinh dạng ống phát triển có khả năng xử lý thông tin ở mức cao hơn như: phân tích, tổng hợp, so sánh thông tin… Từ đó đưa ra các phương án trả lời thích hợp và hiệu quả hơn. Còn ở các động vật có hệ thần kinh dạng lưới và chuỗi hạch khi bị kích thích tuy phản ứng nhanh, kịp thời nhưng chưa thật chính xác và tiêu tốn nhiều năng lượng. Câu 3: Thủy tức có phản ứng như thế nào khi bị mũi kim nhọn đâm vào nó? Phản ứng này có phải phản xạ không? Vì sao? Hướng dẫn: -Khi bị kích thích vào 1 điểm trên thân thủy tức, thủy tức sẽ co toàn thân vì hệ thần kinh của nó có dạng lưới: khi 1 điểm, 1 nơron hay 1 mắt trong lưới thần kinh bị kích thích thì cả lưới thần kinh sẽ bị kích thích -> cả cơ thể thủy tức co. -Phản ứng trên là 1phản xạ vì đây là sự trả lời của động vật đối với kích thích môi trường có sự tham gia của tổ chức thần kinh. Câu 4: Nêu đặc điểm, chức năng của hệ thần kinh vận động, hệ thần kinh sinh dưỡng. Hướng dẫn: (Sgk- 105) Câu 5: So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Hướng dẫn: Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điệu kiện -Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điệu kiện -Mang tính bẩm sinh -Bền vững -Có tính chất di truyền ,mang tính chất -trả lời các kích thích bất hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với phản xạ không điệu kiện một số lần) -Tập nhiễm (hình thành trong đời sống cá thể) -Dễ mất đi khi không củng cố -Có tính chất cá thể ,không di truyền Sinh học ôn thi học II chủng loại -Số lượng hạn chế -cung phản xạ đơn giản -Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống -Số lượng không hạn định -cung phản xạ phức tạp ,hình thành đường liên hệ tạm thời -Trung ương thần kinh chủ yếu có sự tham gia của vỏ não Câu 6: So sánh sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin và ko có bao mielin? Hướng dẫn: Trên sợi thần kinh có bao miêlin Trên sợi thần kinh không có bao miêlin - Xung thần kinh lan truyền theo cách “nhảy cóc”, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. - Tốc độ lan truyền nhanh. - Xung thần kinh lan truyền theo cách “nhảy cóc” là do sự mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. - Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh. - Tốc độ lan truyền chậm hơn. - Xung thần kinh lan truyền theo cách “nhảy cóc” là do sự mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác. Câu 7: Điện thế nghỉ là gì? Vì sao tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi lại tồn tại điện thế nghỉ? Hướng dẫn: -Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương. -Nguyên nhân làm xuất hiện điện thế nghỉ trong tế bào: khi tế bào không bị kích thích, các ion K + , Na + sẽ tập trung hai phía của màng tế bào với tỉ lệ, số lượng khác nhau, tạo nên sự tích điện trái dấu ở hai bên màng được ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, làm xuất hiện điện thế nghỉ. Câu 8: Tại sao hầu hết tập tính ở động vật có dạng thần kinh chuỗi hạch lại là tập tính bẩm sinh? Còn ở động vật có hệ thần kinh phát triển có nhiều tập tính học được? Hướng dẫn: - Động vật bậc thấp hệ thần kinh có cấu trúc đơn giản, số lượng tế bào thần kinh ít, nên khả năng học tập rất thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, thêm vào đó tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập. Do khả năng tiếp thu bài học kém và không có nhiều thời gian để học và rút kinh nghiệm (do tuổi thọ ngắn) nên các động vật này sống và tồn tại được chủ yếu là nhờ tập tính bẩm sinh. - Động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm.Tập tính ngày càng hoàn thiện do phần học tập được bổ xung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với bẩm sinh. Ngoài ra động vật có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai Sinh học ôn thi học II đoạn sinh trưởng và phát triển kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hoàn thiện các tập tính phức tạp thích ứng với các điều kiện sống luôn biến đổi. Câu 9: Phân biệt tập tính học được và tập tính bẩm sinh. Cho VD. Hướng dẫn: + Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài; thường là những phản xạ không điều kiện. Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi. Ví dụ: Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ thành một tấm lưới. Tập tính phóng lưỡi bắt mồi của cóc, tập tính sinh sản ở động vật, tập tính di cư, ve sầu kêu vào ngày hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản… + Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, có thể thay đổi; thường là những phản xạ có điều kiện. Tập tính học được có thể thay đổi. Ví dụ: Một số động vật vốn không sợ người nhưng nếu bị đuổi bắt, chúng sẽ học được kinh nghiệm chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy người, chuột nghe tiếng mèo kêu là bỏ chạy… Câu 10: Sinh sản vô tính là gì? Có những hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật? Sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc thấp khác với sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc cao ntn? Hướng dẫn: - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Con sinh ra giống nhau và giống mẹ. - Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật: Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh (trinh sinh thường đi kèm vs hình thức sinh sản hữu tính) - Ở động vật đa bảo bậc thấp cơ thể mới hình thành từ 1 tế bào hoặc từ 1 mô nào đó, còn ở động vật đa bào bậc cao thể trong giai đoạn phát triển phôi sớm từ 1 phôi ban đầu tách thành 2 hoặc nhiều phôi, sau đó mỗi phôi phát triển thành 1 cơ thể. Câu 11: Vì sao sinh sản hữu tính tiến hóa hơn sinh sản vô tính? Hướng dẫn: Sinh sản vô tính không có sự tổ hợp của vật chất di truyền ,sinh sản hữu tính luôn kèm theo sự tổ hợp của vật chất di truyền .Do đó ,có sự tổ hợp lại vật chất di truyền tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở cá thể con,cá thể con mang đặc điểm di truyền phong phú của bố và mẹ có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện môi trường sống thay đổi. Câu 12: Hãy nêu chiều hướng tiến hóa của các hình thức sinh sản hữu tính. Giải thích. Hướng dẫn: (động vật) * Về cấu tạo - Từ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính (đực, cái) - Từ chỗ chưa có cơ quanchuyên biệt thực hiện QT giao phối ( thụ tinh ngoài ) đến chỗ hình thành cơ quan giao phối ( thụ tinh trong ) - Từ chỗ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể (lưỡng tính) đến chỗ các cơ quan này nằm trên các cơ thể riêng biệt: cá thể đực và cá thể cái. (đơn tính) *Vê chức năng - Thực hiện sự thụ tinh cho trứng: + Từ thụ tinh ngoài trong môi trường nước đến thụ tinh trong ( khi hình thành cơ quan giao phối ) bảo đảm xác xuất thụ tinh cao và không phụ thuộc vào môi trường + Từ tự thụ tinh ( phần lớn là ở ĐV lưỡng tính ) đến thụ tinh chéo ( qua giao phối ở các ĐC đơn tính ) bảo đảm cho sự đổi mới vật chất di truyền tạo nên đa dạng SH, đảm bảo tính thích nghi cao Sinh học ôn thi học II trong chọn lọc tự nhiên. Thụ tinh chéo cũng xảy ra ở các ĐV lưỡng tính khi các cơ quan SD đực và cái nằm ở các vị trí xa nhau trên cơ thể như giun đất - Phát triển phôi của trứng đã thụ tinh: + Ở các ĐV đẻ trứng và thụ tinh ngoài trong MT nước: phôi phát triển phụ thuộc vào ĐK MT + Ở các ĐV đẻ trứng và thụ tinh trogn nhưng phôi phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ MT như bò sát đế chỗ ko phụ thuộc vào ĐK nhiệt độ MT nhờ đc ấp = nhiệt độ cơ thể bó mẹ như chim và con non mới nở đc bảo vệ và chăm sóc bởi bố mẹ + Ở các ĐV đẻ con, phôi hoàn toàn phát triển và đc bảo vệ trong bụng mẹ và nuôi dưỡng qua nhau thai. Sinh ra đc tiếp tục nuôi dưỡng và chăm sóc = sữa mẹ > TL sống sót cao, TL chết ngày càng giảm * Giải thích: Nguyên nhân là do sự tiến hóa của động vật để thích nghi với môi trườn, điều kiện sống, thiên nhiên,… Câu 13: Ưu điểm của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài. Hướng dẫn: Ở thụ tinh trong, tinh trùng được đưa vào cơ quan sinh dục của con cái nên hiệu quả thụ tinh cao. Còn ở thụ tinh ngoài, do tinh trùng phải bơi trong nước để gặp trứng nên hiệu quả thụ tinh thấp. Câu 14: Chiều hướng tiến hóa của các hình thức cảm ứng của động vật. Hướng dẫn: -Về cơ quan cảm ứng:từ chổ chưa có cơ quan chuyên trách đến chỗ có cơ quan chuyên trách thu nhận,trả lời kích thích.Ở động vật có hệ thần kinh,từ hệ thần kinh dạng lưới đến hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và hệ thần kinh dạng ống -Về cơ chế cảm ứng:Từ chổ chỉ là biến đổi cấu trúc của phân tử protein gây lên sự vận dộng của chất nguyên sinh(ở động vật đơn bào) dẫn đén sự tiếp nhận dẫn truyền kích thích và trả lời lại kích thích (ĐV đa bào) -Ở ĐV có hệ thần kinh Từ phản xạ đơn đến chuổi phản xạ,từ phản xạ không ĐK đến phản xạ có ĐK,nhờ đó mà co thể chúng thích nghi linh hoạt trước mọi sự thay đổi của ĐK môi trường Câu 15: Nêu cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng. Hướng dẫn: - Cơ chế điều hòa sinh tinh: + Vùng dưới đồi tiết GnRH kích thích thùy trước tuyến yên tiết FSH và LH  testosterone kích thích quá trình sản sinh tinh trùng + Sự điều hòa sinh tinh được thực hiện theo cơ chế liên hệ ngược : nếu testosteron tiết ra quá nhiều sẽ tác động trở lại gây ức chế tiết LH, inhibin ức chế FSH - Cơ chế điều hóa sinh trứng: + FSH kích thích sự phát triển của bao noãn(nang trứng) và nang trứng chín +LH kích thích rụng trứng và tạo thể vàng +Ơstrogen và progesteron làm cho niêm mạc tử cung dầy lên, đồng thời tác động ngược trở lại gây ức chế tiết FSH và LH +Vùng dưới đồi tiết GnRH kích thích thùy trước tuyến yên tiết FSH và LH. Thể vàng tiết ra Ơstrogen và progesteron Sinh học ôn thi học II + Nếu trứng không được thụ tinh thì thể vàng teo lại thoái hóa, vùng dưới đồi lai kích thích tiết GnRH …và một chu mới phát động trở lại để hình thành bao noãn mới. Chúc các bạn đi thi làm bài thật tốt!!! Good luck to you!!! . Sinh học ôn thi học kì II ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC Hướng dẫn trả lời: Thiên Hoàng Vũ Câu 1: Trình bày sự tiến hóa của. tiếng mèo kêu là bỏ chạy… Câu 10: Sinh sản vô tính là gì? Có những hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật? Sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc thấp khác với sinh sản vô tính ở động vật đa. bậc cao ntn? Hướng dẫn: - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Con sinh ra giống nhau và giống mẹ. - Các hình thức sinh sản vô tính ở động

Ngày đăng: 05/05/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan