Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lao động

1 2.2K 6
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lao động

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lao động - Thể lực ảnh hưởng rất rõ. Thể lực bao gồm các hệ thống tựa, vận động và một phần các yếu tố điều hòa vận động. Ví dụ sự tương quan giữa lực bóp tay với chu vi của vòng cẳng tay. Tiết diện bắp cơ càng lớn thì mức co bóp càng kéo dài và cường độ càng lớn. Tầm vóc nhỏ thường có công suất thực hiện nhỏ. Trạng thái cơ thể mệt mỏi hoặc tiền bệnh lý, bệnh lý, thể hiện rất rõ trên khả năng lao động. - Hoạt động thần kinh cấp cao. Mọi hoạt động của cơ thể đều do hệ thần kinh điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp qua thể dịch. Các loại hình thần kinh ở người thể hiện rất phong phú và ảnh hưởng lớn đến khả năng lao động và mọi mặt sinh hoạt cá nhân. - Tình cảm và ý chí. Công việc phù hợp với năng lực chuyên môn và nguyện vọng thì sẽ yêu thích công việc. Sự hào hứng trong lao độngđộng lực thúc đẩy sự phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tạo điều kiện tốt để nâng cao năng suất lao động. Trong lao động không phải bao giờ cũng gặp thuận lợi. Có thể xảy ra những trường hợp khó khăn đòi hỏi người lao động phải có quyết tâm, ý chí bền vững để vượt qua. Có năng lực mà không yêu thích công việc, không có quyết tâm thì khó có cơ hội thành công. Ngoài ra nếu có được công việc phù hợp với đặc điểm hoạt động sinh lý thần kinh (bốn loại thần kinh: Mạnh, không cân bằng; Mạnh, cân bằng, linh hoạt; Mạnh, cân bằng, không linh hoạt. Yếu) thì dễ phát huy được năng lực, không mất nhiều sức để tự điều chỉnh bản thân theo yêu cầu của công việc (Tất nhiên là chỉ có tính tương đối vì con người chịu nhiều tác động của môi trường xã hội, ít có loại hoạt động thần kinh tuyệt đối như vậy) - Tuổi và giới. Khả năng lao động ở giai đoạn thiếu niên tăng dần theo tuổi. Ở giai đoạn trưởng thành khả năng lao động duy trì ổn định một thời gian. Bước sang giai đoạn về già, khả năng lao động giảm dần. Ở tuổi trên 50 khả năng lao động giảm 30% so với tối đa có thể đạt tới lúc trưởng thành. Từ tuổi 70 khả năng lao động chỉ còn khoảng 50%. Trong thực tế có nhiều yếu tố chi phối khiến cho mỗi lứa tuổi đều có những ưu thế riêng, đặc biệt là lao động trí tuệ. Giá trị trung bình về khả năng lao động của nữ giới thường thấp hơn nam giới: Lực cơ chỉ bằng 55%, sức khỏe 43%, tiêu thụ oxy 70%. Đó là về sinh lý. Về tâm lý thì chưa có công trình nào xác nhận sự thua kém nhau về khả năng lao động giữa hai giới. Tuy nhiên cũng có những nghề nghiệp đặc biệt thích hợp với nữ giới hơn như y tế, giáo dục, truyền thông, những công việc đòi hỏi sự kiên trì nhẫn nại, tế nhị… - Luyện tập. Được học tập rèn luyện để trở lên thành thạo là một yêu cầu không thể thiếu được của quá trình lao động. - Điều hòa dự trữ khả năng lao động. Sự khác nhau giữa khả năng lao động lý thuyết và thực tế chính là dự trữ tự nhiên của khả năng lao động. Tối ưu hóa hệ thống “người – máy – môi trường” chính là sử dụng dự trữ này sao cho hợp lý và có ích nhất. - Thái độ lao động đúng đắn. Các yếu tố xã hội kinh tế gia đình trước và sau thời gian lao động cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng và số lượng sản phẩm. Cần tạo thêm những biện pháp gây hứng thú lao động, chống đơn điệu, các hoạt động thư giãn, tạo tư thế lao động thoải mái, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, cân đối, đa dạng. . Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lao động - Thể lực ảnh hưởng rất rõ. Thể lực bao gồm các hệ thống tựa, vận động và một phần các yếu tố điều hòa vận động. Ví dụ sự tương. được của quá trình lao động. - Điều hòa dự trữ khả năng lao động. Sự khác nhau giữa khả năng lao động lý thuyết và thực tế chính là dự trữ tự nhiên của khả năng lao động. Tối ưu hóa hệ thống. độ lao động đúng đắn. Các yếu tố xã hội kinh tế gia đình trước và sau thời gian lao động cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng và số lượng sản phẩm. Cần tạo thêm những biện pháp gây hứng thú lao động,

Ngày đăng: 05/05/2014, 14:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan