luận văn thạc sĩ Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004

97 799 1
luận văn thạc sĩ Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC TrangMỞ ĐẦU1Chương 1: ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐĂKLĂK VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC-KỸ THUẬT NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (1996-2004) 71.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Đăklăk71.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo cán bộ khoa học-kỹ thuật người dân tộc thiểu số141.3. Sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Đăklăk về đào tạo cán bộ khoa học-kỹ thuật người dân tộc thiểu số29Chương 2: KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐĂKLĂK LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC-KỸ THUẬT NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (1996-2004)462.1. Kết quả và nguyên nhân của những thành công và hạn chế462.2. Kinh nghiệm lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học-kỹ thuật người dân tộc thiểu số71¬KẾT LUẬN 87DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO89

Đảng bộ tỉnh đăklăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật ngời dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004 H NI 2009 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐĂKLĂK VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC-KỸ THUẬT NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (1996-2004) 7 1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Đăklăk 7 1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo cán bộ khoa học-kỹ thuật người dân tộc thiểu số 14 1.3. Sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Đăklăk về đào tạo cán bộ khoa học-kỹ thuật người dân tộc thiểu số 29 Chương 2: KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐĂKLĂK LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC-KỸ THUẬT NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (1996-2004) 46 2.1. Kết quả và nguyên nhân của những thành công và hạn chế 46 2.2. Kinh nghiệm lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học-kỹ thuật người dân tộc thiểu số 71 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội DTTS : Dân tộc thiểu số GDĐT : Giáo dục và đào tạo KHKT : Khoa học-kỹ thuật XHCN : Xã hội chủ nghĩa UBND : Ủy ban nhân dân 3 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Trang Bảng 2.1: Học sinh ĐăkLăk theo học dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang từ 1999-2004 48 Bảng 2.2: Đội ngũ cán bộ KHKT có trình độ từ cao đẳng trở lên phân theo giới tính và trình độ đào tạo năm 2004 56 Bảng 2.3: Đội ngũ cán bộ KHKT có trình độ từ cao đẳng trở lên phân theo hình thức đào tạo và nơi đào tạo năm 2004 57 Bảng 2.4: Số lượng cán bộ KHKT qua các năm 58 Bảng 2.5: Đội ngũ cán bộ KHKT có trình độ từ cao đẳng trở lên phân theo thành phần dân tộc năm 2004 59 Bảng 2.6: Cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên là người DTTS phân theo giới tính và trình độ đào tạo năm 2008-2009 60 Bảng 2.7: Cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên là người DTTS phân theo chuyên ngành đào tạo năm 2008-2009 61 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề có tính chiến lược của cách mạng và thực hiện chính sách dân tộc với những nguyên tắc cơ bản là: “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển”. Biểu hiện của nguyên tắc đó trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH là việc tập trung xây dựng vùng dân tộc và miền núi phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa, xã hội, vững mạnh về chính trị, an ninh-quốc phòng, xứng đáng với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của cả nước. Để đưa vùng dân tộc và miền núi phát triển nhanh và bền vững tiến kịp miền xuôi, làm cho đồng bào DTTS được hưởng ngày càng đầy đủ hơn những quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa thì vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải có đội ngũ cán bộ. Việt Nam đang ở trong thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH do đó KHKT là một nguồn lực quan trọng của sự nghiệp CNH, HĐH. Điều này khẳng định, vận hội cũng như nguy cơ của vùng dân tộc và miền núi gắn liền với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DTTS nói chung và cán bộ KHKT người DTTS nói riêng đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng. Chính đội ngũ cán bộ này là lực lượng nòng cốt, hạt nhân đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, lãnh đạo đồng bào các DTTS từng bước làm chủ quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Họ đem sự hiểu biết KHKT của mình truyền bá rộng rãi cho đồng bào DTTS. Họ là những chiến sỹ trên mặt trận tưởng, văn hóa và KHKT; góp tài góp sức để cải tiến bộ mặt xã hội của vùng đồng bào DTTS, làm cho đồng bào mình sản xuất và công tác theo khoa học và đời sống của chính họ được văn minh. Cán bộ KHKT người DTTS còn là cầu nối giữa đảng và dân, là một trong những “kênh” làm cho Đảng gắn 5 với dân, gần gũi với dân. Vai trò của cán bộ KHKT người DTTS không chỉ thể hiện trong phát triển kinh tế mà còn đảm bảo cho việc giữ vững an ninh- quốc phòng. ĐăkLăk là một tỉnh miền núi thuộc Tây Nguyên, tại thời điểm trước khi chia tách thành hai tỉnh (ĐăkLăk và ĐăkNông) có 44 dân tộc anh em chung sống, chiếm 29,5% tổng dân số cả tỉnh, trong đó 19,31% là đồng bào DTTS tại chỗ. ĐăkLăk có một vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng. Quán triệt chính sách dân tộc của Đảng cũng như nhận thức được tầm quan trọng của KHKT đối với sự phát triển của tỉnh, trong quá trình lãnh đạo Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk đã tập trung chỉ đạo công tác đào tạo cán bộ KHKT người DTTS nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để đưa đồng bào các dân tộc thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bước xây dựng cuộc sống văn minh, hạnh phúc, góp phần xây dựng CNXH và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ rất khó khăn, từ năm 1996-2004 ở ĐăkLăk đã diễn ra hai cuộc bạo loạn chính trị năm 2001 và 2004, điều đó bộc lộ một số tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện chính sách dân tộcĐăkLăk mà trước hết là sự yếu kém về đội ngũ cán bộ DTTS nói chung và cán bộ KHKT người DTTS nói riêng. Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ KHKT người DTTS một cách khoa học, đúng đắn và toàn diện sẽ giúp chúng ta rút ra được những kinh nghiệm có tính khả thi để lãnh đạo, chỉ đạo việc đào tạo nguồn nhân lực này một cách có hệ thống nhằm phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH bảo đảm cho chính trị, an ninh-quốc phòng được giữ vững, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS. Xuất phát từ những lý do trên, Tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004” làm luận văn tốt nghiệp. 6 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến đề tài như: - Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (1996), Chiến lược CNH, HĐH đất nước và cách mạng công nghệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - TS. Trịnh Quang Cảnh (2005), Phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - PGS.TS. Trương Minh Dục (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - GS.TS. Lê Hữu Nghĩa (2001), Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - PTS. Danh Sơn (1999), Quan hệ giữa phát triển khoa học công nghệ với phát triển kinh tế-xã hội trong CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. - Ủy Ban khoa học xã hội Việt Nam, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân ĐăkLăk (1990), Vấn đề phát triển kinh tế xã hội các dân tộc thiểu số ở ĐăkLăk, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. - TS. Lê Phương Thảo, PGS, TS. Nguyễn Cúc, TS. Doãn Hùng (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH - Luận cứ và giải pháp, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Một số luận văn, luận án chuyên ngành Triết học, Lịch sử có bàn đến nội dung của đề tài: - Trịnh Quang Cảnh (2002), Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới (chủ yếu ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc), Luận án tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Phạm Ngọc Đại (2008), Quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ các tỉnh Nam Tây Nguyên từ năm 2001-2006, Luận văn thạc sỹ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 7 - Lê Nhị Hòa (2002), Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị cấp cơ sở thời kỳ đổi mới (1986-2000), Luận văn thạc sỹ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Phạm Đức Kiên (2006), Đảng lãnh đạo công tác đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật ở miền Bắc 1960-1975, Luận văn thạc sỹ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Nguyễn Thị Tứ (1993), Mấy vấn đề chủ yếu của chính sách giáo dục và đào tạo đối với các đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Bài viết của nhiều tác giả được đăng tải trên các tạp chí như: - Đặng Ngọc Dinh (1998), “Vấn đề định hướng chiến lược phát triển khoa học công nghệ nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (3), tr. 35. - Lại Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Mỹ Trang (2005), “Chính sách cử tuyển - Một chủ trương đúng trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta về phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số”, Tạp chí Dân tộc học, (2), tr. 27. - Nguyễn Đình Hòa (2004), “Vai trò của khoa học, kỹ thuật đối với sự phát triển của xã hội trong tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản, (21), tr. 31. - GS.VS. Đặng Hữu (1990), “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với khoa học-công nghệ”, Tạp chí Cộng sản, (8), tr. 2. - Nguyễn Hữu Ngà (2005), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dân tộc thiểu số trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH”, Tạp chí Dân tộc học, (3), tr. 50. - Vũ Thị Hoài Nghiêm (2008), “Phát triển giáo dục và đào tạo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, Tuyên giáo, (2), tr. 44. Những tài liệu nêu trên chỉ đề cập đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS nói chung ở các cấp và các địa phương khác nhau, cũng như vai trò của khoa học kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay, chưa có công trình khoa 8 học nào nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk đối với công tác đào tạo cán bộ KHKT người DTTS từ năm 1996-2004. Tuy nhiên, những công trình khoa học, bài viết kể trên là cơ sở để tác giả tham khảo và kế thừa trong việc thu thập, xử lý nguồn tài liệu và phương pháp luận trong quá trình thực hiện đề tài. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn Mục đích Tổng kết những kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn có thể bước đầu vận dụng vào việc xây dựng nguồn nhân lực cán bộ KHKT người DTTS trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Nhiệm vụ - Trình bày một số quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk về công tác đào tạo cán bộ KHKT người DTTS từ năm 1996 đến 2004. - Phân tích và làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk chỉ đạo công tác đào tạo cán bộ KHKT người DTTS thời kỳ 1996-2004. - Nêu lên những thành tựu, hạn chế và tổng kết kinh nghiệm của Đảng bộ trong quá trình lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ KHKT người DTTS ở tỉnh ĐăkLăk thời kỳ 1996-2004. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Thời gian: Từ năm 1996 đến năm 2004. Nội dung: Đường lối lãnh đạo và tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo cán bộ KHKT người DTTS. Địa bàn khảo sát chủ yếu: 2 cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk là Trường Đại học Tây Nguyên và Trường Cao đẳng Sư phạm; cán bộ KHKT người DTTS có trình độ từ cao đẳng trở lên đang công tác tại các sở, ban, ngành, viện, trường, các tổ chức, đoàn thể xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk (trừ các đơn vị lực lượng vũ trang). 9 5. Cơ sởluận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sởluậnluận chủ nghĩa Mác-Lênin, tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về chính sách dân tộc, cán bộ dân tộc và KHKT, cán bộ KHKT. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành như thống kê, so sánh, đồng đại, lịch đại, phân tích, tổng hợp … 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Giải đáp những vấn đề còn tồn tại trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk về công tác đào tạo cán bộ DTTS và cán bộ KHKT người DTTS - Một vấn đề chưa được nghiên cứu nhiều. - Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh ĐăkLăk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Tổng kết những kinh nghiệm có tính định hướng để nâng cao nhận thức, chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo cán bộ DTTS nói chung và cán bộ KHKT người DTTS nói riêng ở ĐăkLăk. - Kết quả của luận văn góp phần vào việc nghiên cứu và giảng dạy các chuyên đề của môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. 10 [...]... bền vững của ĐăkLăk nói riêng 1.3.1 Khái niệm Cán bộ khoa học- kỹ thuật Cán bộ được chia thành ba loại đó là cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ làm công tác chuyên môn; cán bộ nhân viên Cán bộ KHKT thuộc cán bộ làm công tác chuyên môn Cán bộ KHKT là những người được đào tạo và trang bị những kiến thức chuyên sâu về cả khoa học lý thuyết và khoa học ứng dụng, có giác ngộ XHCN, có phẩm chất đạo đức tốt,... CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐĂKLĂK VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC - KỸ THUẬT NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (1996- 2004) 1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐĂKLĂK Tỉnh ĐăkLăk nằm ở phía Tây Nam của dãy Trường Sơn, phía Bắc giáp với tỉnh GiaLai; phía Nam giáp với hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước; phía Đông giáp với hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp với Vương quốc Cămpuchia ĐăkLăk. .. Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo việc tạo nguồn cho các trường đại học, cao đẳng Tạo nguồn cán bộ là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược cán bộ DTTS ở ĐăkLăk Qua các kỳ đại hội Đảng và Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, vấn đề tạo nguồn cán bộ luôn được quan tâm và chú ý đúng mức Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lần thứ XII (1996) đã dự kiến mục tiêu tổng quát từ năm 1996. .. trình xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS hiện nay 1.3 SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐĂKLĂK VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC-KỸ THUẬT NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Trong quá trình xây dựng và phát triển Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk xác định GDĐT vùng DTTS là khâu đột phá để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực và tạo nguồn cán bộ cho tương lai Đó cũng là biện pháp có tính chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu ngày... phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng 26 dụng những người có đức, có tài và làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ nữ và cán bộ các DTTS, chuyên gia trên các lĩnh vực Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu; có phương pháp khoa học, khách quan, công tâm, theo quy trình... phổ thông dân tộc nội trú, quân nhân các lực lượng vũ trang Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ DTTS đạt được mục tiêu đã đề ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ĐăkLăk đã ban hành Chỉ thị Số 19 – CT/ TU, ngày 26/ 7/ 1999 “Về việc đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc Nội dung của Bản Chỉ thị được thể hiện trên ba vấn đề cơ bản về tạo nguồn như sau: Lựa chọn số học sinh dân tộc có triển... nội bộ từng dân tộc, rõ nét nhất là giữa dân tộc kinh với các DTTS bản địa Sự phân hóa đang có xu hướng tăng dần không chỉ giữa các dân tộc và trong nội bộ một dân tộc, mà còn giữa các khu vực và các vùng trong tỉnh Đặc điểm này đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS ở nhiều trình độ khác nhau, nhiều tộc người khác nhau và phải có khả năng nhạy cảm với các vấn đề về dân tộc và quan hệ dân tộc, ... DTTS Chú trọng đào tạo cán bộ vùng dân tộc (cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể từ bản, ấp trở lên và cán bộ KHKT) Củng cố và tăng cường hệ thống trường nội trú, bán trú cho học sinh DTTS; từng bước mở rộng quy mô tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu đào tạo toàn diện đi đôi với cải tiến chính sách học bổng cho học sinh các trường này Thực hiện chế độ miễn phí học tập, cung cấp sách giáo khoa cho học sinh vùng... quy họach cán bộ một cách cụ thể đó là: Phải tập trung vào đối tượng cần quy hoạch là những công nhân, nông dân, trí thức, cán bộ và chiến lực lượng vũ trang ưu tú, đặc biệt chú trọng cán bộ DTTS, cán bộ nữ, con gia đình có công cách mạng có trình độ và năng lực thực tiễn trong công tác, trong lao động sản xuất Ngoài ra cần phải có kế hoạch tạo nguồn cán bộ từ các trường học, nguồn học sinh từ các... sách và tạo điều kiện để nhân dân các dân tộc miền núi vươn lên mạnh mẽ, phát triển kinh tế, văn hóa, từng bước nâng cao năng xuất lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, coi trọng đào tạo cán bộ người dân tộc; tôn trọng và phát huy những phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc Nền văn minh ở miền núi phải được xây dựng trên cơ sở mỗi dân tộc phát . tích đất lâm nghiệp có 1.019.847ha, đất nông nghiệp diện tích 28.906ha, đất trồng cây lâu năm 160 .488ha và hàng vạn hécta đồng cỏ, có nhiều cánh đồng cỏ chạy dài, nhiều đầm hồ rộng lớn (lớn. tình hình của một địa bàn miền núi, biên giới, nơi có nhiều thành phần dân tộc và tôn giáo đang 16 hoạt động; là địa bàn tập trung đầy đủ các yếu tố về dân tộc, tôn giáo, biên giới hết sức phức

Ngày đăng: 04/05/2014, 12:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan