luận văn thạc sĩ áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam.

104 1.9K 5
luận văn thạc sĩ áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCTrangMỞ ĐẦU1Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ CỦA TÒA PHÚC THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM61.1. Khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao61.2. Vai trò áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao231.3. Các giai đoạn và yếu tố đảm bảo áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao25Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TÒA PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM 372.1. Kết quả và thực tiễn áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao ở Việt Nam 372.2. Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao ở Việt Nam - những tồn tại và nguyên nhân67Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TÒA PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM 793.1.Quan điểm và yêu cầu áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao ở Việt Nam 793.2.Các giải pháp bảo đảm hiệu quả áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao ở Việt Nam 83KẾT LUẬN102DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO103

¸p dông ph¸p luËt vÒ ph©n chia di s¶n thõa kÕ theo ph¸p luËt cña tßa phóc thÈm tßa ¸n nh©n d©n tèi cao ë viÖt nam HÀ NỘI – 2009 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ CỦA TÒA PHÚC THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VIỆT NAM 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao 6 1.2. Vai trò áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao 23 1.3. Các giai đoạn và yếu tố đảm bảo áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao 25 Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TÒA PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VIỆT NAM 37 2.1. Kết quả và thực tiễn áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam 37 2.2. Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam - những tồn tại và nguyên nhân 67 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TÒA PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VIỆT NAM 79 3.1. Quan điểm và yêu cầu áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam 79 3.2. Các giải pháp bảo đảm hiệu quả áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam 83 KẾT LUẬN 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong mục tiêu về cải cách tư pháp đến năm 2020, Đảng ta xác định xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử phải được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực. Hoạt động xét xử, một trong những hoạt động áp dụng pháp luật, là nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên của toà án nhân dân. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt là các chủ trương về đổi mới công tác tư pháp, hoạt động xét xử nói chung và hoạt động giải quyết các vụ án về dân sự, trong đó có các án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đã đạt được nhiều thành tựu. Những kết quả trong hoạt động xét xử về phân chia di sản thừa kế thừa kế theo pháp luật của toà án nhân dân đã góp phần bảo đảm quyền tự do, dân chủ và quyền sở hữu về tài sản của công dân; giữ vững trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua, việc xét xử các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật vẫn còn để xảy ra nhiều sai sót, xét xử thiếu thống nhất, hoặc lúng túng khi vận dụng pháp luật, các vụ kiện gặp nhiều khó khăn, thời gian giải quyết kéo dài. Một trong những nguyên nhân cơ bản của thực trạng này là do nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật củanhân và do sự áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cấp toà án. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế đã và đang đặt ra những yêu cầu mới vừa cấp bách và lâu dài, đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng xét xử, góp phần đáp ứng quá trình thực hiện cải cách tư pháp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Do đó, việc nghiên cứu lý luận về áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án của toà án nhân dân là một nhiệm vụ cần thiết. Trong bối cảnh đó, việc nhận thức lại những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật và nghiên cứu áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của toà án nhân dân là nhằm góp phần không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động áp dụng trong hoạt động xét xử; Vì vậy, học viên chọn đề tài: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao Việt Nam làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài nước ta, vấn đề áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật trong trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế đã được giới khoa học pháp lý và đặc biệt là những người làm công tác xét xử của ngành toà án quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề trên đây với những khía cạnh và mức độ khác nhau: Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân Việt Nam hiện nay- Lê Xuân Thân, Luận án tiến sỹ luật (2004); Cơ sở lý luận và thực tiễn của những qui định chung về thừa kế trong Bộ luật dân sự- Nguyễn Minh Tuấn, Luận án tiến sỹ luật (2006); Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự của Toà án nhân dân các cấp Việt Nam hiện nay- Chu Đức Thắng, Luận văn thạc sỹ luật (2004); Áp dụng pháp luật trong giai đoạn điều tra, truy tố các vụ án ma tuý Việt Nam hiện nay- Bùi Mạnh Cường, luận văn thạc sỹ luật (2006); Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân tỉnh Thái Nguyên - Hoàng Văn Hạnh, Luận văn thạc sỹ luật (2006); Tiến trình phát triển pháp luật thừa kế Việt nam trong 60 năm qua- Phùng Trung Tập, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/2006; Một số vấn đề về thừa kế tiền gửi ngân hàng- Nguyễn Thanh, Tạp chí Ngân hàng, số 17/2006; Cần xác định nội dung cụm từ “những người có quyền thừa kế di sản của nhau” trong Điều 644 Bộ luật dân sự- Phạm Văn Tuyết, Tạp chí Luật học, số 2/2005; Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự một số nước trên thế giới- Trần Thị Nhuệ, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/2006; Quyền thừa kế trong luật dân sự La Mã cổ đại - Nguyễn Đình Huy, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4/2001; Những điểm mới của các qui định về thừa kế trong Bộ luật dân sự 2005 - Lê Minh Hùng, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 5/2006; Bàn về áp dụng pháp luật trong công tác xét xử, Tạp chí Toà án nhân dân, số 5/2005… Các công trình khoa học được liệt trên đây đã đề cấp đến việc áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật của toà án trong một số lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và có hệ thống vấn đề áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao Việt Nam hiện nay; vì vậy, đề tài của luận văn mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống cả về cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các án liên quan đến phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Toà án nhân dân tối cao hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn - Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án dân sự về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao. Từ đó, luận văn đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trọng hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao Việt nam hiện nay. - Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật dưới góc độ lý luận Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật; làm rõ những đặc trưng và vai trò của hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của toà án nhân dân hiện nay. + Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao trong thời gian qua, cũng như làm rõ các nguyên nhân của những tồn tạị + Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật; góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao. - Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi là một luận văn thạc sỹ luật học thuộc chuyên ngành lý luận và lịch sử về Nhà nước và pháp luật, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật, thực tiễn liên quan đến vấn đề áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao. Về mốc thời gian nghiên cứu, luận văn nghiên cứu hoạt động áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao từ năm 2005 (sau khi Bộ luật dân sự được công bố) đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về Nhà nước và pháp luật, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, pháp chế; đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân nước ta hiện nay; quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong thời kỳ mới. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, logic và hệ thống… 6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn Với tư cách là một luận văn thạc sỹ, tác giả nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về việc áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao. Lần đầu tiên, tác giả luận văn có những đóng góp cơ bản như sau: - Xây dựng khái niệm, phân tích các đặc điểm và vai trò của áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của toà án nhân dân. - Đã đưa ra những đánh giá, nhận định khách quan về thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao nước ta hiện nay. - Khái quát các quan điểm và đề nghị các giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật có hiệu quả trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện vềluận về áp dụng pháp luật trong các cơ quan tư pháp, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho những người trực tiếp làm công tác áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, tổng kết thực tiễn về áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử toà án nhân dân nói riêng. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO 1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao Việt Nam 1.1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống quy phạm pháp luật thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện trên cơ sở giáo dục, thuyết phục nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa [12, tr.143]. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là tổng hợp các quy tắc xử sự chung do các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền ban hành theo một trình tự thể hiện dưới một hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Xét bình diện chung nhất, pháp luật là phương tiện thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, bảo đảm các đường lối, chủ trương đó được triển khai và thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội, để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội; để nhân dân phát huy thực hiện quyền dân chủ, các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Pháp luật với tư cách là phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội, tác động và ảnh hưởng tới các quan hệ xã hội, cũng như các yếu tố của kiến trúc thượng tầng pháp lý; pháp luật có vai trò duy trì trật tự xã hội. Trong quan hệ với nhà nước, vai trò của pháp luật luôn gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phát huy được vai trò của nhà nước trong việc thực hiện các chức năng, quản lý, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đối với nhà nước, pháp luật là cơ sở để tổ chức, hoạt động vừa là sức mạnh của quyền lực chính trị đồng thời pháp luật cùng là phương tiện để ràng buộc nhà nước nhằm hạn chế sự lạm quyền, lộng quyền của nhà nước, tránh cho nhà nước khỏi tình trạng hoạt động tuỳ tiện, vi phạm quyền và tự do của công dân. Pháp luật nói chung và pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng có vai trò và giá trị xã hội rất quan trọng mà không một công cụ, phương tiện điều chỉnh nào có thể thay thế được. Tuy nhiên, vai trò của pháp luật chỉ có thể thực sự phát huy hiệu quả khi các quy định của pháp luật được các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, công dân thực hiện một cách tự giác, nghiêm minh. Do vậy, vấn đề đặt ra là không phải chỉ có đủ các các văn bản pháp luật đáp ứng nhu cầu xã hội mà điều quan trọng là pháp luật cần phải được thực hiện trong thực tế. Về mặt lý luận, thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có tổ chức, có mục đích của con người, là những hoạt động, những cách thức, quy trình làm cho các quy tắc xử sự chung chứa đựng các quy phạm pháp luật trở thành hành vi, cách xử sự thực tế của chủ thể pháp luật. Khi các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thì các quan hệ xã hội trở thành các quan hệ pháp luật với các chủ thể mang quyền và nghĩa vụ pháp lý tương ứng. Khi các chủ thể pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ phápcủa mình sẽ làm phát sinh các hành vi pháp luật, hay nói cách khác, thực hiện pháp luật làm cho các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật được thực hiện trong đời sống xã hội. Căn cứ vào tính chất của việc thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã phân chia thực hiện pháp luật thành những hình thức cụ thể như: Tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luậtáp dụng pháp luật. Tuân thủ (tuân theo) pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Chủ thể thực hiện hình thức tuân thủ pháp luật là tất cả các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các cá nhân, tổ chức và mọi công dân trong xã hội. Thi hành (chấp hành) pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ phápcủa mình bằng hành động tích cực. Ví dụ việc thực hiện các quy phạm pháp luật hôn nhân gia đình về nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái của cha mẹ… Chủ thể thực hiện hình thức thi hành pháp luật này là tất cả các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các cá nhân, tổ chức và mọi công dân trong xã hội. Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền, tự do phápcủa mình (những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện). Chủ thể thực hiện hình thức thi hành pháp luật này là tất cả các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các cá nhân, tổ chức và mọi công dân trong xã hội. Đương nhiên, vì quyền và tự do pháp lý là những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện nên chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện các quyền, tự do tuỳ theo ý chí của mình, chứ không bắt buộc phải thực hiện. Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Thông qua hình thức này ý chí của nhà nước được trở thành hiện thực, nhà nước được thực hiện các chức năng tổ chức, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, các công chức nhà nước trong khuôn khổ pháp luật. Nếu như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật chỉ dành cho các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có quyền. Áp dụng pháp luật được xem là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật, vừa là một giai đoạn mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện các quy định pháp luật. Do vậy, áp dụng pháp luật là hình thức rất quan trọng và được tiến hành trong các trường hợp sau: - Khi cần truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vi phạm pháp luật hoặc cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với tổ chức hay cá nhân nào đó. Ví dụ: Một công dân thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, hành vi đã có đầy đủ các yếu tố thành tội trộm cắp tài sản được qui định trong [...]... quyết vụ án Từ những vấn đề lý luận được phân tích (ở mục 1.1.1.2) có thể đi đến khái niệm áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao như sau: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là việc thực hiện pháp luật của Hội đồng xét xử phúc thẩm của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao. .. thời bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân 1.1.2.2 Đặc điểm áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao Việt Nam Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là một hình thức cụ thể của áp dụng pháp luật nên khi thực hiện người áp dụng pháp luật phải tuân theo những nguyên tắc chung... TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO 1.3.1 Các giai đoạn áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, kế tiếp nhau, giai đoạn trước là cơ sở tiền đề cho giai đoạn sau Lý luận chung về áp dụng. .. phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao liên quan đến các khái niệm có tính chất công cụ: di sản; thừa kế; quyền thừa kế; thừa kế theo pháp luật và xét xử phúc thẩm vụ án dân sự Vì vậy, để xây dựng khái niệm áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao cần phải làm rõ các khái niệm trên a, Di sản: Theo. .. đó áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có những đặc điểm riêng: Thứ nhất: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nước của Toà án nhân dân được thực hiện thông qua những người có thẩm quyền là thẩm phán, Hội đồng xét xử phúc thẩm nước... hợp với thực tiễn của đời sống xã hội Như vậy, áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao góp phần không ngừng xây dựng và hoàn thiện các quy định về thừa kế theo pháp luật Thứ ba: áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao góp phần bảo vệ và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ... Phần mở đầu, phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị, nhận định và phần quyết định Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay 1.3.2 Các yếu tố đảm bảo áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao 1.3.2.1 Bảo đảm về mặt pháp lý Hoạt động áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao trên... thẩm dân sự là “việc toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo kháng nghị”[11, tr303] Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao nước ta là việc Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao xem xét, giải quyết các tranh chấp về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. .. phần nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao 1.3.2.3 Các bảo đảm khác - Tăng cường sự giám sát và xây dựng cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao Để thực hiện tốt giải pháp này, cần tiến hành các biện pháp cụ thể... 1.3.2.2 Bảo đảm về mặt tổ chức Hoạt động áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao do Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao trực tiếp thực hiện Do vậy, vấn đề tổ chức nhân sự Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao cần phải được quan tâm Chất lượng áp dụng pháp luật suy cho cùng là do những cán bộ trực tiếp thực hiện việc áp dụng pháp luật Nghị

Ngày đăng: 04/05/2014, 11:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan