Báo cáo điều tra Đắk Lắk

12 588 1
Báo cáo điều tra Đắk Lắk

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo điều tra Đắk Lắk

MA Đắk Lắk Báo cáo điều tra ban đầu 2012 • Thực hành nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ • Mô hình phòng tư vấn Mặt Trời Bé Thơ và chiến dịch truyền thông đại chúng Alive & Thrive (A&T) là một dự án do Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation tài trợ nhằm góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong của trẻ em thông qua cải thiện thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ (NDTN) tại Việt Nam, Bangladesh và Ethiopia trong vòng 6 năm (2009–2014). Ở Việt Nam, A&T đang phối hợp với Bộ Y tế (BYT), Viện dinh dưỡng Quốc gia (VDD), Hội Liên hiệp Phụ nữ, và chính quyền các tỉnh dự án để triển khai các can thiệp nhằm tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM), cải thiện số lượng và chất lượng thức ăn bổ sung, và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi tại Việt Nam. Tại Việt Nam, Alive&Thrive đã đưa ra sáng kiến về mô hình nhượng quyền xã hội- phòng tư vấn Mặt Trời Bé Thơ nhằm cung cấp dịnh vụ tư vấn NDTN chất lượng cao. Mục đích của các dịch vụ nhượng quyền là tăng cường cung cấp các thông tin đúng về NDTN thông qua tư vấn cá nhân và/hoặc tư vấn nhóm từ 3 tháng cuối của thai kỳ và tiếp tục cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Các dịch vụ được cung cấp ở mọi cấp, từ trạm y tế xã (TYT) đến các cơ sở y tế và bệnh viện tuyến quận/huyện và tỉnh. Bên cạnh đó, Alive&Thrive đã triển khai chiến lược truyền thông bao gồm phát các tài liệu cho khách hàng, xây dựng một trang web trực tuyến (www.mattroibetho.vn) và chiến dịch truyền thông đại chúng để khuyến khích NDTN hợp lý và tạo nhu cầu với dịch vụ của phòng tư vấn Mặt Trời Bé Thơ. A&T sử dụng nhiều chiến lược truyền thông khác nhau như những mẩu quảng cáo khuyến khích NCBSM và ăn bổ sung hợp lý phát trên kênh truyền hình trung ương và địa phương, các đoạn phim ngắn và câu chuyện truyền thanh internet, bản tin và câu chuyện truyền thanh trên đài phát thanh và hệ thống loa phát thanh xã, và quảng cáo trên xe buýt. Năm 2011, Alive&Thive phối hợp với Viện Nghiên cứu Y- Xã hội học (ISMS) tiến hành điều tra tại 11tỉnh dự án nhằm cung cấp số liệu ban đầu để đánh giá hiệu quả của dịch vụ tư vấn và truyền thông đại chúng về thực hành NDTN. Cuộc điều tra này cũng thu thập thông tin về tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ nhỏ. Báo cáo đưa ra các kết quả chính về kiến thức, niềm tin và thựchành NDTN cho trẻ dưới 24 tháng tuổi tại Đắk Lắk. Lời cảm ơn Bản báo cáo này được viết và trình bày bởi thạc sĩ Sarah C. Keithly, tiến sĩ Nguyễn Trương Nam và cử nhân Trương Thị Vân từ Viện Nghiên cứu Y-Xã hội học (ISMS), và thạc sĩ Nemat Hajeebhoy, tiến sĩ Nguyễn Thanh Tuấn, tiến sĩ Nguyễn Hồng Phương, cử nhân Trần Thị Ngân và thạc sĩ Nathan Vyklicky từ dự án Alive&Thrive. Xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ ISMS và A&T, đối tác của dự án A&T tại địa phương, chính quyền địa phương và cán bộ y tế các cấp. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các bà mẹ và em nhỏ đã tham gia và làm nên thành công của cuộc điều tra. Chính sự đóng góp về thời gian, thông tin và ước mơ cho một tương lai khỏe mạnh hơn cho trẻ em là linh hồn của dự án này. Khuyến nghị trích dẫn Alive & Thrive. Báo cáo Điều tra ban đầu tại Đắk Lắk. Hà Nội, Việt Nam: Alive & Thrive, 2012. Alive & Thrive Việt Nam Phòng 203-204, tòa nhà E4B, khu Ngoại giao đoàn Trung Tự Số 6 Đặng Văn Ngữ, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: 84-4-35739064/ 65/ 66 Fax: 84-4-35739063 aliveandthrive@fhi360.org www.aliveandthrive.org 1 Thiết kế nghiên cứu và chọn mẫu. Nghiên cứu cắt ngang tại 11 tỉnh dự án - tại mỗi tỉnh đã chọn ra 2 quận/huyện có triển khai dự án A&T (quận/huyện can thiệp) và 2 quận/huyện không triển khai dự án (quận/huyện đối chứng). Các quận/huyện đối chứng được chọn có chủ đích sao cho tương đồng với các quận/huyện can thiệp về: 1) nhân khẩu học, 2) có ít khả năng bị tác động từ các dự án can thiệp về dinh dưỡng khác ở những khu vực lân cận, và 3) không có các hoạt động đặc biệt nào khuyến khích NCBSM hoàn toàn từ các tổ chức khác. Riêng tại Đà Nẵng và Quảng Bình, chỉ có một quận/huyện đối chứng so với 2 quận/huyện can thiệp được chọn. Áp dụng phương pháp chọn mẫu cụm 3 giai đoạn để chọn các đối tượng tham gia: Giai đoạn 1) Chọn các xã trong các quận/huyện đã chọn, Giai đoạn 2) chọn các đơn vị mẫu ban đầu bằng phương pháp chọn mẫu tỷ lệ theo dân số (PPS), và Giai đoạn 3) chọn các cặp bà mẹ-trẻ em bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Cỡ mẫu của điều tra này là 10,834 bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi: Hà Nội (n=1,116), Hải Phòng (n=1,073), Quảng Bình (n=927), Quảng Trị (n=925), Đà Nẵng (n=1,013), Quảng Nam (n=1,091), Khánh Hòa (n=917), Đắk Lắk (n=957), Đắk Nông (n=953), Tiền Giang (n=953) và Cà Mau (n=909). Tại Đắk Lắk, điều tra ban đầu được thực hiện tại 2 huyện can thiệp (CưM’gar và Krôngpắk) và 2 huyện đối chứng (Eakar và CưKuin). Thu thập số liệu. Phương pháp thu thập số liệu là phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi. Các điều tra viên tiến hành cân, đo bà mẹ và trẻ em. Nhóm nghiên cứu viên dự án A&T đã xây dựng bộ câu hỏi điều tra dựa trên khung khái niệm của UNICEF về sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, khung lý thuyết về mô hình nhượng quyền xã hội, và kết quả từ các cuộc điều tra dinh dưỡng do A&T, VDD và các tổ chức khác thực hiện tại Việt Nam. Bộ câu hỏi về yếu tố quyết định đến kiến thức, niềm tin, thực hành về NCBSM và ăn bổ sung (ABS) được xây dựng, thử nghiệm và hoàn chỉnh trước khi điều tra. Phân tích số liệu. Điều tra này đã sử dụng các chỉ số về nuôi dưỡng trẻ nhỏ (NDTN)1 của Tổ chức y tế thế giới để đánh giá thực hành NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu và trẻ từ 6 đến 23,9 tháng tuổi có khẩu phần đủ bữa và đa dạng. Các thực hành NDTN quan trọng khác như cho trẻ ăn các thức ăn khác ngoài sữa mẹ ngay sau khi sinh (pre-lacteal feeding), cho trẻ ăn sữa bột và nuôi dưỡng trẻ trong thời gian bị ốm được đánh giá bằng các chỉ số do A&T xây dựng. Các yếu tố khác ảnh hưởng tới NDTN được đánh giá gồm có các chỉ số về chăm sóc khi sinh, bổ sung các nguyên tố vi lượng, hiểu biết và niềm tin của bà mẹ về NDTN, khó khăn và hỗ trợ trong NDTN, tình trạng làm việc của bà mẹ và các hỗ trợ cho bà mẹ trong chăm sóc trẻ, thói quen rửa tay, tiếp cận với thông điệp truyền thông về NDTN thông qua truyền thông đại chúng. Chiều cao theo tuổi, cân nặng theo tuổi và cân nặng theo chiều cao của trẻ được so sánh với chuẩn của Tổ chức y tế thế giới2. Phần mềm Stata được sử dụng để phân tích số liệu. Chỉ số chính Định nghĩa Các chỉ số và khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ (NDTN) Bú sớm sau sinh Tỷ lệ trẻ sơ sinh được cho bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bú mẹ hoàn toàn là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất kỳ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước trắng, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc Bú mẹ là chủ yếu trong 6 tháng đầu Tỷ lệ trẻ bú mẹ là chủ yếu trong 6 tháng đầu. Bú mẹ là chủ yếu có thể bao gồm một số đồ uống, nhưng không phải là sữa ngoài hoặc thức ăn lỏng Tiếp tục NCBSM đến 1 năm tuổi Tỷ lệ trẻ từ 12-15,9 tháng tuổi tiếp tục được bú mẹ Tiếp tục NCBSM đến 2 năm tuổi Tỷ lệ trẻ từ 20-23,9 tháng tuổi tiếp tục được bú mẹ Trẻ ăn bổ sung/ ăn dặm/ăn sam (ABS) ở 6-8 tháng tuổi Tỷ lệ trẻ 6-8,9 tháng tuổi được cho ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ Khẩu phần đa dạng Tỷ lệ trẻ 6-23,9 tháng tuổi được cho ăn ít nhất 4 nhóm thực phẩm Trẻ ăn đủ bữa Tỷ lệ trẻ 6-23,9 tháng tuổi có số bữa ăn bổ sung bằng hoặc lớn hơn số lần cho ăn tối thiểu theo tuổi Khẩu phần đủ bữa và đa dạng Tỷ lệ trẻ 6-23,9 tháng tuổi có khẩu phần đủ bữa và đa dạng (không tính sữa mẹ) Trẻ ăn thực phẩm giàu sắt hoặc được bổ sung sắt Tỷ lệ trẻ 6-23,9 tháng tuổi được cho ăn các thực phẩm giàu sắt hoặc thực phẩm bổ sung sắt được sản xuất dành riêng cho trẻ nhỏ, hoặc được chế biến taị nhà Trẻ bú mẹ phù hợp theo tuổi Tỷ lệ trẻ 0-23,9 tháng tuổi được bú mẹ phù hợp theo tuổi Trẻ bú bình Tỷ lệ trẻ 0-23,9 tháng tuổi bú bình Các chỉ số nhân trắc của trẻ SDD thể thấp còi Được xác định khi chiều cao theo tuổi dưới -2SD SDD thể nhẹ cân Được xác định khi cân nặng theo tuôi dưới -2SD SDD thể gầy còm Được xác định khi cân nặng theo chiều cao dưới -2SD Chỉ số dinh dưỡng của mẹ Thiếu năng lượng trường diễn Tỷ lệ bà mẹ có chỉ số khối cơ thể <18,5 kg/m2 1 Tổ chức Y tế Thế giới (2008). Các chỉ số đánh giá thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Phần I: Định nghĩa. Geneva: WHO Press. 2 Tổ chức Y tế Thế giới, Đơn vị Dinh dưỡng cho Sức khoẻ và Phát triển. Hệ thống số liệu về sự phát triển của trẻ và suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Có tại: www.who.int/nutgrowthdb/en/ Tham khảo ngày 30/11/2011. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) Ăn bổ sung (ABS) Bú mẹ hoàn toàn và bú mẹ là chủ yếu theo tháng tuổi của trẻ Bắt đầu cho uống nước và ăn bổ sung sớm (dưới 6 tháng) ***P<0,001 ***P<0,001 Cho trẻ ăn/uống các thức ăn khác ngoài sữa mẹ trong 3 ngày đầu sau sinh Thực hành nuôi trẻ theo tháng tuổi Ghi chú: Trong tổng số trẻ (n=957) Theo kết quả điều tra, tại Đắk Lắk 51,6% trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ sau sinh, 80,3% trẻ được cho ăn/uống các thức ăn khác ngoài sữa mẹ trong 3 ngày đầu sau sinh, chủ yếu là nước (54,1%), sữa bột (49,9%) và mật ong (26,9%). Chỉ 21,2% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Cả tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn và bú mẹ là chủ yếu đều giảm dần theo tuổi của trẻ do trẻ được cho uống nước và ăn bổ sung sớm. Tỷ lệ trẻ 5 tháng tuổi được cho uống nước là 91,7% và tỷ lệ trẻ ở độ tuổi này được cho ABS là 75%. Tỷ lệ trẻ tiếp tục bú mẹ đến 1 năm tuổi là 81,9%, nhưng tỷ lệ trẻ tiếp tục bú đến 2 năm tuổi giảm xuống còn 37,4%. Mặc dù tỷ lệ trẻ từ 6 đến 23,9 tháng tuổi được ăn đủ bữa khá cao (93,6%). Tuy nhiên nhiều trẻ trong độ tuổi này không được ăn thực phẩm giàu sắt/được bổ sung sắt. Đắk Lắk là tỉnh có tỷ lệ trẻ có khẩu phần ăn đa dạng thấp nhất trong 11 tỉnh điều tra (71,1%). Thêm vào đó, có tới một phần ba trẻ từ 6 đến 23,9 tháng tuổi không có khẩu phần ăn đủ bữa và đa dạng (39,4%). 51.6 21.2 54.9 81.9 37.4 45.4 0 20 40 60 80 100Bú sớm sau sinh (n=957) Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (n=501) Bú mẹ là chủ yếu trong 6 tháng đầu (n=501) Tiếp tục NCBSM đến 1 năm tuổi (n=83) Tiếp tục NCBSM đến 2 năm tuổi (n=107) Bú mẹ phù hợp theo tuổi (n=957) % 96.0 71.1 93.6 61.6 78.3 0 20 40 60 80 100Trẻ ABS ở 6-8 tháng tuổi (n=100) Khẩu phần đa dạng (n=456) Trẻ ăn đủ bữa (n=456) Khẩu phần đủ bữa và đa dạng (n=456) Ăn thực phẩm giàu sắt/được bổ sung sắt (n=456) % 45.5 34.9 32.6 15.7 10.9 3.6 87.9 87.2 77.9 51.0 29.7 17.9 020406080100<1(n=33)1-1.9(n=86)2-2.9(n=95)3-3.9(n=102)4-4.9(n=101)5-5.9(n=84)% Tháng tuổi Bú mẹ hoàn toàn*** Bú mẹ là chủ yếu*** 45.5 61.6 60.0 77.5 84.2 91.7 3.0 4.7 7.4 32.4 62.4 75.0 020406080100<1(n=33)1-1.9(n=86)2-2.9(n=95)3-3.9(n=102)4-4.9(n=101)5-5.9(n=84)% Tháng tuổi Nước*** Thức ăn bổ sung*** 80.3 54.1 6.2 26.9 49.9 020406080100Cho ăn/uống những thứ khác sữa mẹ Cho uống nước Cho uống nước đường Cho ăn mật ong Cho ăn sữa bột % 0204060801000-1.9(n=119)2-3.9(n=197)4-5.9(n=185)6-7.9(n=65)8-9.9(n=72)10-11.9(n=50)% Tháng tuổi Bú mẹ hoàn toàn Bú mẹ và nước trắng Bú mẹ và nước khác Bú mẹ và sữa ngoài Bú mẹ và ăn bổ sung Không bú mẹ 3 CƠ SỞ Y TẾ VÀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ Nơi sinh Can thiệp khi sinh Ghi chú: Trong tổng số bà mẹ (n=957) Ghi chú: Trong tổng số bà mẹ (n=957) Mối liên quan giữa nơi sinh với bú sớm sau sinh và không sử dụng sữa bột Mối liên quan giữa can thiệp sản khoa với bú sớm sau sinh và không sử dụng sữa bột Ghi chú: Trong số các bà mẹ sinh con tại cơ sở y tế (n=858), **P<0.001 Ghi chú: Trong tổng số các bà mẹ (n=957), ***P<0.001 Tính sẵn có của sữa bột cho trẻ nhỏ tại các cơ sở y tế Sử dụng sữa bột và tình trạng bú bình Ghi chú: Trong số bà mẹ sinh con tại cơ sở y tế (n=858) Tại Đắk Lắk, hơn ba phần tư bà mẹ sinh con tại bệnh viện (78,1%) với 42,2% bà mẹ đẻ thường, 41,4% bị cắt tầng sinh môn và 16,4% đẻ mổ. Kết quả cho thấy, hình thức sinh có ảnh hưởng đến hành vi NCBSM của bà mẹ. Bà mẹ sinh con ở bệnh viện ít có khả năng cho trẻ bú sớm sau sinh và nhiều khả năng cho trẻ ăn sữa bột hơn bà mẹ sinh con tại trạm y tế/nhà hộ sinh. Cắt tầng sinh môn và đẻ mổ có liên quan tới thực hành NCBSM kém hơn. So với 63,1% bà mẹ đẻ thường, chỉ 52% bà mẹ bị cắt tầng sinh môn và 20,7% bà mẹ đẻ mổ cho trẻ bú sớm sau sinh. Bà mẹ đẻ mổ thường cho con họ uống sữa bột ngay sau khi sinh hơn. Nhìn chung, có thể dễ dàng mua sữa bột tại các cơ sở y tế nơi bà mẹ sinh: 21,9% bà mẹ hoặc người nhà mang sữa bột đến cơ sơ y tế khi sinh, 46% mua sữa bột tại/gần cơ sở y tế và 3,5% được tặng sữa miễn phí tại cơ sở y tế. Bệnh viện, 78.1% Trạm y tế/nhà hộ sinh, 11.6% Tại nhà, 10.3% Đẻ thường, 42.2% Cắt tầng sinh môn, 41.4% Đẻ mổ, 16.4% 47.9 42.5 73.0 76.6 020406080100Bú sớm sau sinh*** Không sử dụng sữa bột*** % Bệnh viện (n=747) Trạm y tế/nhà hộ sinh (n=111) 63.1 68.3 52.0 44.4 20.7 17.3 020406080100Bú sớm sau sinh*** Không sử dụng sữa bột*** % Đẻ thường (n=404) Cắt tầng sinh môn (n=396) Đẻ mổ (n=157) 21.9 46.0 3.5 020406080100Mang sữa bột cho trẻ nhỏ tới cơ sở y tế khi sinh Mua sữa bột cho trẻ nhỏ tại/gần cơ sở y tế sau sinh Được nhận sữa bột cho trẻ nhỏ miễn phí tại cơ sở y tế % 49.9 22.0 33.2 39.4 020406080100Trẻ ăn sữa bột sau khi sinh (n=957) Trẻ < 6 tháng bú bình (n=501) Trẻ 6-11.9 tháng bú bình (n=187) Trẻ 12-23.9 tháng bú bình (n=269) % 4 BỆNH TẬT VÀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ Tình trạng ốm/bệnh của trẻ trong 2 tuần qua theo tuổi Bệnh tật theo tình trạng bú mẹ hoàn toàn GGhi chú: Trong số trẻ < 6 tháng tuổi (n=501) Tần suất cho bú khi trẻ ốm Tần suất cho ăn bổ sung khi trẻ ốm Ghi chú: Trong số trẻ đang bú mẹ và có các triệu chứng (n=375) Ghi chú: Trong số trẻ đã ABS và có các triệu chứng (n=331) Điều trị tiêu chảy Bổ sung các vi chất dinh dưỡng và tẩy giun Ghi chú: Trong số trẻ bị tiêu chảy (n=52) Ghi chú: †Trong số trẻ từ 6-23,9 tháng tuổi (n=456), ⱡTrong số trẻ từ 12-23,9 tháng tuổi (n=269) Tại Đắk Lắk, tỉ lệ trẻ bị ốm trong vòng 2 tuần trước khi phỏng vấn cao, với 39,3% trẻ dưới 6 tháng tuổi và hơn một nửa trẻ từ 6 đến 23,9 tháng tuổi. Bú mẹ hoàn toàn làm giảm nguy cơ bị ốm ở trẻ, mặc dù tại Đắk Lắk mối liên quan giữa tình trạng bú mẹ và bị ốm ở trẻ không có ý nghĩa thống kê. Khi bị ốm, phần lớn trẻ được bú như bình thường hoặc nhiều hơn bình thường, khoảng một phần năm trẻ được bú ít hơn bình thường. Bên cạnh đó, nhiều bà mẹ cho biết họ đã giảm tần suất cho trẻ ABS khi bị ốm với 27,7% bà mẹ cho trẻ ăn ít hơn bình thường một chút, 18% cho ăn ít hơn bình thường nhiều và 7,4% dừng cho ăn bổ sung. Trong khi gần một nửa trẻ bị tiêu chảy được điều trị bằng dung dịch bù nước và điện giải ORS thì chỉ 10% trẻ được bổ sung kẽm. Tỷ lệ trẻ từ 6 đến 23,9 tháng tuổi được bổ sung vitamin A khá cao (81,4%). Ngược lại, tỷ lệ trẻ trên 6 tháng tuổi được tẩy giun và bổ sung viên sắt, axit folic rất thấp với tỷ lệ tương ứng 12,6% và 3,9%. 39.3 52.4 52.3 51.8 020406080100< 6 tháng(n=501)6-11.9 tháng(n=187)12-17.9 tháng(n=130)18-23.9 tháng(n=139)% Trẻ bị ốm trong vòng 2 tuần qua Trung bình34.9 17.9 11.3 4.7 40.5 17.2 13.9 5.8 020406080100Có ít nhất một triệu chứng Sốt Ho/cảm Tiêu chảy % Bú mẹ hoàn toàn Không bú mẹ hoàn toàn 0.3 5.3 14.4 56.8 23.2 0 20 40 60 80 100Không cho búCho bú ít hơn bình thường nhiều Cho bú ít hơn bình thường một chút Cho bú như bình thường Cho bú nhiều hơn bình thường % 7.4 18.0 27.7 43.1 3.9 0 20 40 60 80 100Dừng cho ăn bổ sung Cho ăn ít hơn bình thường nhiều Cho ăn ít hơn bình thường một chút Cho ăn như bình thường Cho ăn nhiều hơn bình thường % 48.0 10.0 020406080100Uống dung dịch bù nước và điện giải ORS Uống kẽm % 81.4 12.6 3.9 020406080100Được uống Vitamin A (6 tháng trước)† Được tẩy giun (6 tháng trước)ⱡ Được bổ sung sắt và folic (tuần trước)† % 5 KIẾN THỨC VÀ NIỀM TIN VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ Kiến thức của bà mẹ về NCBSM (n=957) Niềm tin của bà mẹ về NDTN (n=957) †bổ sung ngoài sữa mẹ Kiến thức của bà mẹ về cho trẻ ăn bổ sung (n=957) Các kết quả điều tra cho thấy lỗ hổng trong kiến thức và niềm tin của bà mẹ về NDTN. Mặc dù 82,5% bà mẹ biết trong 6 tháng đầu chỉ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn tốt hơn là cho trẻ bú kết hợp cả sữa mẹ và sữa bột, chỉ 25,3% bà mẹ cảm thấy cho trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ bú mẹ là tốt. Ngoài ra, chỉ 28,5% bà mẹ đồng ý rằng trẻ sẽ khoẻ mạnh nếu được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và 26,3% bà mẹ đồng ý rằng bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não trẻ. Nhiều bà mẹ cho rằng trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được cho uống nước, 79,6% tin rằng trẻ ở độ tuổi này sẽ khát nếu không được cho uống nước, chỉ 12,1% biết nên bắt đầu cho trẻ uống nước khi trẻ từ 6 đến 8,9 tháng tuổi. Phần lớn bà mẹ (64,2%) biết nên bắt đầu cho trẻ ABS khi trẻ được 6 đến 8,9 tháng tuổi, một số bà mẹ nghĩ rằng nên cho trẻ ABS sớm hơn (12,6%) hoặc muộn hơn(23,2%). Ngoài ra, bà mẹ tại Đắk Lắk còn một số nhầm lẫn khác như: 72,9% bà mẹ tin rằng trẻ sẽ bị tưa lưỡi nếu không uống nước tráng miệng sau khi bú mẹ, 37,8% tin rằng bà mẹ có bầu vú nhỏ khó có thể có đủ sữa để nuôi con; có tới 95,9% tin rằng sữa mẹ sẽ không còn tốt nếu vắt và bảo quản trong tủ lạnh đến 3 ngày và 56,2% tin rằng bà mẹ có con 4 tháng tuổi phải ăn sữa bột khi bà mẹ đi làm trở lại. 58.8 56.5 12.1 25.3 82.5 39.5 57.1 23.0 2.9 69.6 78.7 0 20 40 60 80 100Nên cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi Nên bắt đầu cho ăn các thức ăn lỏng khác ngoài sữa mẹ khi trẻ từ 6-8.9 tháng† Nên bắt đầu cho uống nước khi trẻ từ 6-8.9 tháng† Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ bú sữa mẹ là tốt Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ bú sữa mẹ tốt hơn là cho kết hợp sữa mẹ và sữa bột Cho trẻ bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia Cho trẻ bú đúng tư thế Phải làm gì nếu trẻ không được bú đủ sữa mẹ Trẻ sơ sinh cần 5-7 ml sữa mỗi bữa trong ngày đầu tiên sau sinh Nên cho trẻ bú sữa non Nên cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh % % bà mẹ biết: 4.1 43.8 89.8 91.9 74.0 86.4 92.8 89.7 27.1 62.2 26.3 20.4 25.8 0 20 40 60 80 100Sữa mẹ vẫn tốt nếu được vắt và bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 3 ngày Bà mẹ có con 4 tháng tuổi trở lại làm việc không cần cho trẻ ăn thêm sữa bột Cho trẻ ăn nội tạng động vật bắt đầu từ 6-8.9 tháng tuổi sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ Bổ sung sắt vào các bữa ăn hàng ngày khi trẻ đủ 6 tháng tuổi sẽ tăng cường sức khỏe của trẻ Tiếp tục cho trẻ ăn uống bình thường khi trẻ ốm thì sẽ nhanh khỏi ốm hơn Khi trẻ ốm vẫn nên cho trẻ bú mẹ Tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 2 năm tuổi thì trẻ sẽ khoẻ mạnh Đợi đến khi trẻ đủ 6 tháng tuổi mới cho ABS thì sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ Không cho trẻ uống nước tráng miệng sau khi bú thì trẻ cũng sẽ không bị tưa lưỡi Bà mẹ có bầu vú nhỏ vẫn có đủ sữa để nuôi con NCBSMHT trong 6 tháng đầu cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não trẻ Trẻ dưới 6 tháng tuổi dù không được uống nước cũng sẽ không bị khát Trẻ sẽ khỏe mạnh nếu được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu % % bà mẹ đồng ý với các nhận định: 12.6 64.2 23.2 020406080Sớm (<6 tháng) Đúng lúc (6-8.9 tháng) Muộn (≥9 tháng) % 6 CÁC KHÓ KHĂN VÀ HỖ TRỢ Khó khăn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ Hỗ trợ về nuôi dưỡng trẻ nhỏ †Trong tổng số bà mẹ (n=957) ⱡTrong số bà mẹ cho trẻ ABS (n=620) †Trong tổng số bà mẹ (n=957), ⱡTrong số bà mẹ gặp khó khăn về NCBSM (n=156),‡Trong số bà mẹ gặp khó khăn về cho trẻ ABS (n=237) Các khó khăn thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ Những nguồn trợ giúp chủ yếu GGhi chú: Trong số các bà mẹ gặp khó khăn về NCBSM (n=156) *P<0,05, ***P<0.001 †Trong số bà mẹ đã được hướng dẫn cách cho trẻ bú (n=465),ⱡ Trong số bà mẹ đã tìm kiếm hỗ trợ về NCBSM (n=68), ‡Trong số bà mẹ đã tìm kiếm hỗ trợ về cho trẻ ABS (n=88) Các khó khăn thường gặp khi cho trẻ ăn bổ sung Ghi chú: Trong số bà mẹ gặp khó khăn về cho trẻ ABS (n=237) *P<0.05, **P<0.01, ***P<0.001; †Trong báo cáo này chúng tôi trình bày khó khăn của tất cả bà mẹ, tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyến cáo trẻ dưới 6 tháng tuổi nên bú sữa mẹ hoàn toàn. Tại Đắk Lắk, 16,3% bà mẹ gặp khó khăn về NCBSM. Với bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi, 23% gặp các vấn đề về vú (như bị đau, nhiễm trùng hoặc tắc tia sữa), 20,7% cảm thấy không đủ sữa cho con và 17,2% do trẻ ngậm bắt vú không tốt. Trong khi, với những bà mẹ có con từ 6 đến 23,9 tháng tuổi, 52,2% có vấn đề về vú. Trung bình có 38,2% bà mẹ gặp khó khăn về cho trẻ ABS, với những bà mẹ có con từ 6 đến 23,9 tháng tuổi, 46,1% do trẻ ăn không ngon miệng, 31,7% do trẻ không ăn hoặc nhè ra. Khi gặp những khó khăn này, chỉ 44,2% bà mẹ đã tìm kiếm hỗ trợ về NCBSM và 37,1% tìm kiếm hỗ trợ về cho ABS, thường từ mẹ đẻ/mẹ chồng, ngoài ra còn các nguồn hỗ trợ khác như bác sĩ và thành viên khác trong gia đình. 17.8 33.3 12.3 31.9 16.4 45.7 020406080Gặp khó khăn về cho trẻ bú† Gặp khó khăn về cho trẻ ăn bổ sungⱡ % <6 tháng (n=501) 6-11.9 tháng (n=187) 12-23.9 tháng (n=269)48.6 44.2 37.1 020406080Được hướng dẫn cách cho trẻ bú† Đã tìm kiếm hỗ trợ về NCBSM ⱡ Đã tìm kiếm hỗ trợ về cho trẻ ABS ‡ % 23.0 17.2 20.7 10.1 9.0 9.0 52.2 9.0 25.4 1.5 7.5 1.5 020406080Các vấn đề về vú*** Trẻ ngậm bắt núm vú không tốt Không đủ sữa mẹ Trẻ gặp các vấn đề về bú mẹ* Trẻ ốm Trẻ bỏ/lười bú* % <6 tháng (n=89) 6-23.9 tháng (n=67)63.4 0.0 25.4 4.3 20.0 31.2 48.5 14.7 19.1 10.3 5.9 27.9 56.8 17.1 21.6 11.4 1.1 22.7 0 20 40 60 80Mẹ đẻ/mẹ chồng Chồng Thành viên kháctrong gia đìnhHàng xóm/bạn bè Nữ hộ sinh/Y tá Bác sỹ % Hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ bú† Hỗ trợ về NCBSM ⱡ Hỗ trợ về cho trẻ ABS ‡ 17.5 15.8 42.1 21.1 5.3 5.3 46.1 31.7 22.8 7.8 2.8 6.1 020406080Trẻ ăn không ngon miệng*** Trẻ không ăn/nhè ra* Trẻ ốm** Bà mẹ không biết cách cho ăn** Trẻ gặp các khó khăn về ăn Gia đình thiếu thức ăn % <6 tháng (n=57)† 6-23.9 tháng (n=180) 7 CÁC HÀNH VI KHÁC CỦA BÀ MẸ Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ (n=957) Bổ sung viên sắt trước và trong khi mang thai (n=957) Làm việc xa nhà (n=957) Hỗ trợ chăm sóc trẻ (n=957) Thời gian nghỉ việc sau sinh Thói quen rửa tay (n=957) GGhi chú: Trong số bà mẹ làm việc xa nhà (n=236) Có tới 18,4% bà mẹ tại Đắk Lắk bị thiếu năng lượng trường diễn và 7% bà mẹ thấp hơn 145 cm.Tỷ lệ bà mẹ ở Đắk Lắk bổ sung viên sắt thấp hơn so với các tỉnh điều tra khác, với gần một phần tư bà mẹ không bổ sung sắt trong thời kỳ mang thai. Khoảng một phần ba bà mẹ làm nông nghiệp và gần một phần mười làm phi nông nghiệp làm việc xa nhà trước khi con họ được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên con số này có thể chưa được đánh giá đúng vì nhiều bà mẹ, đặc biệt là những bà mẹ làm nông nghiệp tại hoặc gần nhà nhưng họ không coi đó là làm việc xa nhà. 31,8% bà mẹ đi làm trở lại sau khi sinh từ 6 tháng trở lên, 20,8% trở lại làm việc sau khi sinh 3 tháng và 18,2% sau khi sinh 4 tháng. Hầu hết bà mẹ được trợ giúp chăm sóc trẻ, thường từ mẹ đẻ/mẹ chồng (46%) và chồng (21,3%), tuy nhiên hơn một phần ba bà mẹ không có người hỗ trợ khi chăm sóc trẻ. Thói quen rửa tay có thể giúp tăng cường sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của trẻ, nhưng tỷ lệ bà mẹ rửa tay bằng nước và xà phòng tại một số thời điểm quan trọng còn rất thấp: trước khi nấu ăn (27,4%), lau rửa cho trẻ sau khi trẻ đi vệ sinh (21,9%) và sau khi đi vệ sinh (47,5%). 18.4 7.0 020406080100Thiếu năng lượng trường diễn (BMI<18.5 kg/m2) Chiều cao <145 cm % 0.4 47.9 25.5 2.6 23.6 020406080100Trước khi mang thai Quý 1 thai kỳ Quý 2 thai kỳ Quý 3 thai kỳ Không bổ sung % 1.8 11.3 25.6 9.2 23.5 46.9 020406080100<4 (n=316) 4-5.9 (n=185) ≥6 (n=456) % Tháng tuổi Phi nông nghiệp (n=323) Nông nghiệp(n=634) 0.3 14.1 46.0 21.3 36.9 0 20 40 60 80 100Người trông trẻ/người giúp việc Họ hàng Mẹ đẻ/mẹ chồng Chồng Không có ai% 0.9 10.6 8.9 20.8 18.2 8.9 31.8 020406080100<1 1-1.9 2-2.9 3-3.9 4-4.9 5-5.9 ≥6 % Tháng tuổi 62.7 47.3 30.8 75.6 27.4 47.5 57.2 21.9 9.9 5.1 12.0 2.5 020406080100Trước khi nấu ăn Sau khi đi vệ sinh Trước khi cho trẻ ăn Lau rửa cho trẻ sau khi đi ngoài % Chỉ rửa tay với nước Rửa tay với nước và xà phòng/dung dịch rửa tay Không rửa tay 8 TIẾP CẬN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Tần suất xem ti vi (n=957) Phương tiện truyền thông đại chúng - nguồn thông tin về NDTN (n=957) Tiếp cận quảng cáo về NCBSM và sữa bột Tần suất tiếp cận quảng cáo về NCBSM và sữa bột trên TV trong 30 ngày qua †Trong số các bà mẹ đã xem quảng cáo khuyến khích NCBSM trên ti vi trong 30 ngày qua(n=348), ⱡTrong số các bà mẹ đã xem quảng cáo sữa bột cho trẻ nhỏ trên ti vi trong 30 ngày qua (n=822) †Trong số bà mẹ đã từng xem ti vi(n=923) ⱡTrong tổng số bà mẹ(n=957) Tại Đắk Lắk, hầu hết bà mẹ xem ti vi thường xuyên với 77,7% bà mẹ xem hàng ngày, 15,8% xem vài ngày mỗi tuần. Trong các phương tiện thông tiện đại chúng, ti vi là nguồn cung cấp thông tin phổ biến về NDTN. 21,8% bà mẹ đã từng nghe thông điệp nên cho trẻ bú sớm sau sinh và 25,2% từng nghe thông điệp nên bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ 6 tháng tuổi trên ti vi. Tuy nhiên, tỷ lệ bà mẹ nhận thông tin chi tiết về thực hành NDTN từ truyền thông đại chúng còn rất thấp. Đặc biệt, khá ít bà mẹ nhìn thấy thông điệp khuyến khích NCBSM trên ti vi so với các quảng cáo sữa bột cho trẻ nhỏ. Có tới 90,2% bà mẹ nhìn thấy quảng cáo sữa bột cho trẻ nhỏ trên ti vi trong 30 ngày qua, trong khi đó tỷ lệ bà mẹ nhìn thấy thông điệp khuyến khích NCBSM chỉ là 39,3%. Hơn nữa, các bà mẹ tiếp cận thường xuyên với quảng cáo sữa bột cho trẻ nhỏ hơn thông điệp khuyến khích NCBSM, với 68% bà mẹ nhìn thấy quảng cáo sữa bột cho trẻ hàng ngày so với 29,6% bà mẹ nhìn thấy thông điệp khuyến khích NCBSM trên ti vi. Ngoài ra, 29,6% bà mẹ từng nhìn thấy các quảng cáo về sữa bột cho trẻ nhỏ trên biển/tranh quảng cáo. 77.0 15.8 2.6 4.5 020406080100Hàng ngày 2-6 ngày mỗi tuần 1-4 ngày mỗi tháng Hiếm khi/không bao giờ % 21.8 2.5 11.4 25.2 5.9 0.7 2.8 8.5 1.9 0.5 0.7 0.8 1.5 0.1 1.3 1.7 0 10 20 30Cho trẻ bú sớm sau sinh Trẻ < 6 tháng đang bú mẹ không nên uống thêm nước Trẻ < 6 tháng đang bú mẹ không nên ăn sữa ngoài Bắt đầu cho trẻ ABS khi trẻ đủ 6 tháng tuổi % TVSách/báo/tạp chí InternetĐài39.3 90.2 29.6 2.2 020406080100Sữa mẹ trên TV † Sữa bột trên TV † Sữa bột trên tranh biển quảng cáo ⱡ Các sự kiện được tổ chức bởi hãng sữa ⱡ % 29.6 68.0 42.2 27.1 16.2 3.8 12.0 1.1 020406080100NCBSM† Sữa bộtⱡ % Ít hơn 1 lần/tuần Khoảng 1 lần/tuần Vài lần một tuần Hàng ngày [...]... 2,435 Đắk Lắk có 1 phòng tư vấn Mặt trời bé thơ tại Trung tâm sức khỏe sinh sản, 2 ở bệnh viện tỉnh, 1 tại phòng khám tư nhân, 2 tại bệnh viện quận/huyện và 16 ở trạm y tế xã Tổng số trẻ dưới 24 tháng tuổi trong địa bàn dự án là khoảng 7 nghìn trẻ 1 Tổng cục thống kê (GSO) Việt Nam Tổng điều tra dân số năm 2009 và Niên giám thống kê 2010 có tại www.gso.gov.vn Tham khảo ngày 10/2/ 2012 kết quả chính – Đắk. .. 3-5.9 (n=287) . (n=1,091), Khánh Hòa (n=917), Đắk Lắk (n=957), Đắk Nông (n=953), Tiền Giang (n=953) và Cà Mau (n=909). Tại Đắk Lắk, điều tra ban đầu được thực hiện. của dự án này. Khuyến nghị trích dẫn Alive & Thrive. Báo cáo Điều tra ban đầu tại Đắk Lắk. Hà Nội, Việt Nam: Alive & Thrive, 2012. Alive

Ngày đăng: 16/01/2013, 17:11

Hình ảnh liên quan

• Mô hình phòng tư vấn Mặt Trời Bé Thơ và chiến dịch truyền thông đại chúng - Báo cáo điều tra Đắk Lắk

h.

ình phòng tư vấn Mặt Trời Bé Thơ và chiến dịch truyền thông đại chúng Xem tại trang 1 của tài liệu.
phát triển của trẻ, khung lý thuyết về mô hình nhượng - Báo cáo điều tra Đắk Lắk

ph.

át triển của trẻ, khung lý thuyết về mô hình nhượng Xem tại trang 3 của tài liệu.
CƠ SỞ Y TẾ VÀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Báo cáo điều tra Đắk Lắk
CƠ SỞ Y TẾ VÀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ Xem tại trang 5 của tài liệu.
đẻ mổ. Kết quả cho thấy, hình thức sinh có ảnh hưởng đến hành vi NCBSM của bà mẹ. Bà mẹ sinh con ở bệnh viện ít có khả năng - Báo cáo điều tra Đắk Lắk

m.

ổ. Kết quả cho thấy, hình thức sinh có ảnh hưởng đến hành vi NCBSM của bà mẹ. Bà mẹ sinh con ở bệnh viện ít có khả năng Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan