đề cương pháp luật đại cương cho năm I đại học

19 996 0
đề cương pháp luật đại cương cho năm I đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương môn pháp luật đại cương của trường ĐHHP năm mình học 2013. Hy vọng bạn nào muốn tham khảo có cái mà dùng, mình cũng chán cảnh thiếu tài liệu để ôn thi lắm, chia sẻ cùng các bạn.

A: Lý thuyết. Câu 1: Phân tích quyền tự do kinh doanh được thể hiện trong các quy định về pháp luật về thành lập và quản lý doanh nghiệp. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN 1992 xác định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”( Điều 57). Tự do kinh doanh là một trong những nội dung của quyền con người và được Hiến pháp ghi nhận đã trở thành một trong những nội dung của quyền công dân. Pháp luật của Nhà nước ta dã ghi nhận, quy định nội dung và bảo đảm thực hiện trên tinh thân tôn vinh và khuyến khích các doanh nhân. Quyền tự do kinh doanh bao gồm nhiều nội dung: Tự do thành lập, quản lý, điều hành DN, tự doa xác nhận giải quyết các quan hệ hợp đồng, tự do thực hiên các hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh. Có thể thấy tự do thành lập và quản lý DN là một trong những nội dung quan trọng trong quyền tự do kinh doanh đồng thời cũng là một chế định chủ yếu của pháp luật kinh tế VN và được gọi là pháp luật về doanh nghiệp, những nội dung khác sẽ được quy định trong các luật khác nhau. Nội dung đầu tiên của quyền tự do thành lập và quản lý doanh nghiệp là quyền đầu tư được lựa chọn và đăng ký loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh phù hợp với điều kiện và sở thích của mỗi nhà đầu tư. Trong quá trình hoạt động, chủ DN có quyền thay đổi loại hình DN và ngành nghề KD. Tuy nhiên khi thực hiện những quyền này họ phải tuân thủ quy định của pháp luật, Tùy từng thời kỳ, điều kiện cụ thể của nước ta Nhà nước sẽ có mô hình DN cơ bản với những điều kiện thành lập, ban hành quy chế quản lý đối với những ngành nghề bị cấm, kinh doanh có điều kiện hoặc khuyến khích KD để người đầu tư có thể thực hiện quyền tự do lựa chọn của mình. Việc quản lý, điều hành hoạt động quản trị doanh nghiệp là một nội dung và luôn gắn liền với quyền của chủ DN, Nhà nước tôn trong và không can thiệp làm hạn chế quyền này. Trong các quy định pháp luật hiện hành đối với các loại hình DN có sự góp vốn của nhiều nhà đầu tư khác nhau, còn có một số quy định nêu lên những nguyên tắc, những mô hình tổ chức quản lý cơ bản. mục đích của những quy định này là để việc quản lý, điều hành DN một cách ổn định, bảo đảm tư cách hợp pháp của DN và bảo vệ quyền , lợi ích chính đáng của tất cả những người góp vốn trong DN, đặc biệt là những người ít vốn. Quyền tự do KD trong việc thành lập DN có xu hướng ngày càng được mở rộng về nội dung đối với nhà đầu tư là cá nhân và tổ chức VN cũng như nước ngoài đầu tư và VN, Nhà nước đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính, giảm thủ tục, áp dụng những quy định về đăng ký thành lập DN phù hợp với pháp luật và thông lệ tốt của quốc tế để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài gia nhập thị trường. Bên cạnh việc thi hành chức năng quản lý, kiểm soát doanh nghiệp, Nhà nước chú trọng việc cung cấp cách dịch vụ công, dịch vụ hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN thành lập và hoạt động. Tuy nhiên từ yêu cầu của việc điều tiết, quản lý nền kinh tế nói riêng và quản lý xã hội nói chung của Nhà nước, cần thiết có những quy định về hạn chế quyền tự do thành lập và hoạt động của DN trong những trường hợp nhất định. Sự hạn chế này thể hiện bằng cách pháp luật quy định giới hạn phạm vị hoạt động của một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hoặc quy định phải hoạt động dưới hình thức DN nào đó. Câu 2: Phân tích các điều kiện thành lập DN theo pháp luật hiện hành. Để được xác định là một DN tồn tại hợp pháp, có đủ tư cách pháp lý trên thị trường thì trong việc thành lập, những người chủ DN phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định - Điều kiện về tài sản. Người thành lập doanh nghiệp phải đăng ký tài sản đầu tư vào kinh doanh gọi chung là vốn đăng ký kinh doanh. Khi doanh nghiệp đã được cấp đăng ký doanh nghiệp, số tài sản này được ghi trong điều lệ công ty. Đăn ký tài sản khi thành lập là điều kiện bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp, bởi vì tài sản là cơ sở vật chất cho việc thực hiện những nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tài sản đầu tư vào doanh nghiệp phải là những thứ mà pháp luật quy định là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của người đầu tư thành lập doanh nghiệp, tài sản có thể là tiền mặt, hiện vật, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Tài sản đầu tư phải là tài sản hợp pháp, là tiền đồng của VN hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi hợp pháp được quy định tại khoản 1 điều 2 Nghị định số 108/2006/ NĐCP. - Điều kiện về ngành nghề kinh doanh. Khi đăng ký thành lập, chủ DN có quyền lựa chọn và đăng ký những ngành nghề hoạt động của DN.Tuy nhiên sự lựa của chủ DN phải phù hợp với những quy định về quản lý ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh theo pháp luật quy định. Từ phương diện pháp lý ngành nghề kinh doanh được chia thành: Ngành nghề bị cấm kinh doanh, quy định tại điều, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và nghành nghề kinh doanh thuộc những lĩnh vực và địa bàn được khuyến khích ưu đãi đầu tư, được quy định tại điều 7,8 nghị định số 102/2010/NĐCP, điều 22 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP. - Điều kiện về tên, địa chỉ của doanh nghiệp. Tên DN là tài sản của DN, là cơ sở để phân biệt các chủ thể kinh doanh, được quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP. Tên DN phải có ít nhất 2 thành tố: Loại hình DN và tên riêng. Tên của DN phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt và có thể kèm theo F,J,Z,W và có thể kèm theo chữ số và ký hiệu không thuộc trường hợp cấm đặt tên được quy định tại điều 14, 15 nghị định số 43/2010? NĐCP. Địa chỉ của DN là là địa điểm liên lạc, giao dịch của DN và phải có ít nhất một trụ sở chính trên lãnh thổ VN, phải được xác định rõ ràng. Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính. Ngoài trụ sở chính, DN có thể có địa chỉ chỉ kinh doanh hoặc văn phòng đại diện. - Điều kiện về chủ thể thành lập. + Mọi cá nhân, tổ chức có tư cách pháp nhân trong nước và nước ngoài, cá nhân không phân biệt quốc tịch, nơi cư trú đều có quyền tự thành lập DN, trừ trường hợp cấm được quy định tại khoang 2 điều 13 luật doanh nghiệp. + Một cá nhân chỉ được phép thành lập một DN tư nhân. + Mỗi cá nhân chỉ được đăng ký thành lập một DN hoặc 1 hộ kinh doanh hoặc là thành viên hợp danh của công ty hợp danh. + Thành viên công ty hợp danh không được mở DN trừ trường hợp đươc các thành viên hợp danh còn lại đồng ý. - Quyền thành lập danh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài + DN có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài >49% vốn điều lệ thì phải có dự án đầu tư và thức hiện đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật dề đầu tư. + DN có sở hữu cuản hà đầu tư nước ngoài 49% vốn điều lệ thì thực hiện theo quy định của luật doanh nghiệp và nghị định số 88/2006.NĐCP về đăng ký kinh doanh. - Điều kiện về số lượng thành viên và bộ máy quản lý điều hành. + DN phải đảm báo số lượng thành viên tối thiểu và tối đa phụ thuộc và loại hình kinh doanh đã được quy định. + DN phải có bộ máy quản lý phù hợp với cơ chế loại hình doanh nghiệp. Câu 3: Phân tích sự giống và khác nhau giữa công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Khái niệm. - Công ty TNHH 2 htành viên trở lên là loại hình công ty không có quá 50 thành viên góp vốn thành lập, công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi tài sản công ty. - Công ty cổ phần là loại hình công ty mà trong đó vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cố phần gọi là cổ đông chỉ chịu trách về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. Giống : + Đều có sự góp vốn của nhiều thành viên, có thể là cá nhân hoặc tổ chức. + Thành viên hưởng lợi theo tỷ lệ vốn góp. + Đều có tư cách pháp nhân. + Thành viên đều chịu trách nhiệm đếu hết phần tài sản của mình. + Đều được ban hành trái phiếu. + Văn bản điều chỉnh: Thành lập, tổ chức quản lý theo Luật DN, phá sản theo Luật phá sản. Khác. + Công ty TNHH hạn chế số lượng thành viên còn công ty cổ phần thì không. + Vốn điều lệ của Công ty TNHH được ghi nhận theo điều lệ công ty, công ty cổ phần được chia làm nhiều phần bằng nhau. + Chuyển nhượng vốn:thành viên Công ty TNHH không được tự do chào bán phần vốn hay chuyển nhượng vốn mà phải thông báo cho các thành viên khác nếu họ không mua hay mua không hết thì mới được chuyển nhượng ra ngoài. + Huy động vốn: Công ty TNHH khôgn được phát hành cổ phiếu mà chỉ được phát hành chứng khoán các loại và trái phiếu, Công ty cổ phần được phải hành cổ phần, trái phiếu và chứng khoán huy động vốn. + Cơ quan quyết định: Công ty trách nhiệm hữu hạn thì cơ quan quyết định là hội đồng thành viên, công ty cổ phần là đại hội cổ đông. + Cơ Cấu tổ chức: Công ty TNH gồm Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc, Ban kiểm soát. Công ty cổ phần có Đại hội cổ đông, Họi đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Điều kiện tiến hành họp Công ty TNHH. Lần 1: có số thành viên >=75% vốn điều lệ Lần 2: <- 15 ngày kể từ ngày dự kiến lần 1 và >=50% vốn điều lệ. Lần 3: <= 10 ngày kể từ ngày dự kiến lần 2 Công ty cổ phần. Lần 1: có số cổ đông đại diện >=65% tổng số cổ phần biểu quyết. Lần 2: <= 30 ngày kể từ ngày dự kiến họp lần 1, cổ đông đại diện >= 51% số cổ phần biểu quyết. Lần 3: <= 20 ngày kể tự ngày dự kiến lần 1. Câu 4: Doanh nghiệp là gì, so sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của DN. Công ty TNHH MTV là doanh nghiệp do cá nhân, tổ chức làm chủ sở hữu , chủ sở hữu chịu trách nhiêm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác nhua của DN trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Giống nhau: + Mang đặc điểm chung của doanh nghiệp. + Là loại hình doanh nghiệp có chủ sử hữu cá nhân. + Thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các bên văn bản quyphạm pháp luật liên quan. Khác nhau: + Tư cách pháp nhân: DNTN không có, Công ty TNHH MTV có tư cách pháp nhân. + Tài sản: Không có sự phân chia giữa tài sản chủ sở hữu và tài sản DN ở loại hình DNTN, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản, còn ở Công ty TNHH MTV có sự phân chia rõ ràng, thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm đến hết phần vốn góp. + Thay đổi vốn điều lệ: DNTN chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh, Công ty TNHH MTV không được giảm vốn trong suốt quá trình sản xuất. + Huy động vốn: DNTN không có quyền huy động vốn, nhưng có thể vay vốn, Công ty TNHH MTV được phát hành cố phiếu, trái phiếu nhưng không được phát hành cổ phần. + Chủ sở hữu: mỗi cá nhân chỉ được làm chủ một DNTN và là thành viên hợp danh nếu các thành viên hợp danh khác đồng ý, đối với loại hình Công ty TNHH mỗi cá nhân có thể thành lập nhiều công ty. + Rút vốn: Chủ DNTN chỉ được phép bán toàn bộ DN cho người khác thep pháp luật, Công ty TNHH chỉ được chuyện nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn, nếu rút vốn bằng hình thức khác thì chủ sở hữu phải chịu liên đới bằng toàn bộ tài sản của mình. Câu 5: Phân tích đặc diểm pháp lý của Công ty hợp danh. Phân biệt thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong công ty. Khái niệm: Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên hợp danh đều là cá nhân cùng tiến hành kinh doanh dưới 1 cái tên chung và liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của công ty, ngoài ra còn có thành viên góp vốn. Đặc điểm: + Thành viên: Có 2 loại thành viên. - Thành viên hợp danh: Gồm 2 cá nhân trở lên, có quyền sử dụng con dấu, và quyết định mọi hành động của công ty, có chứng chỉ hành nghề tương ứng với nghề của công ty nếu cần. - Thành viên góp vốn: Có thể là cá nhân hay tổ chức, số lượng không hạn chế, không cần chưng chỉ hành nghề, và cũng không có quyền quyết định về hoạt động của công ty. + Trách nhiệm: trách nhiệm của thành viên hợp danh là vô hạn, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, trách nhiệm của thành viên góp vốn là hữu hạn, chỉ chịu trách nhiệm đến hết phần vốn góp của mình. + Tư các pháp nhân: Công ty hợp danh có tu cách pháp nhân. + Huy động vốn: Không được phép phát hành chứng khoán. + Chuyển nhượng vốn: Thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng một phần hay toàn vộ phần vốn góp nếu được các thành viên hợp danh khác đồng ý, thành viên góp vốn được tự do chuyển nhượng. - Phân biệt thành viên góp vốn và thành viên hợp danh. + Trách nhiệm: Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp. + Số lượng: Thành viên hợp danh là cá nhân yêu cầu tối thiểu là 2 người trở lên từ lúc lập công ty, còn thành viên góp vốn không giới hạn, có thể có hoặc không, là cá nhân hoặc tổ chức. + Tham gia quản lý: Thành viên hợp danh trực tiếp nhân danh công ty tham gia quản lý và quyết định các hoạt động kinh doanh, thành viên góp vốn không được. + Hạn chế: Thành viên hợp danh không được làm chủ DNTN hay thành viên hợp danh của công ty khác trừ trường hợp được các thành viên hợp danh khác đồng ý, thành viên góp vốn không hạn chê. + Chủ thể: Thành viên hợp danh nhất thiết phải là cá nhân, còn thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức. + Chuyển nhượng vốn: Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hay toàn bộ vốn của mình nếu không được sự đồng ý của các thành viên hợp danh khác. + Yêu cầu năng lực: Thànhh viên hợp danh phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với ngành nghề kinh doanh của DN. Câu6: Phân tích đặc điểm pháp lý của HTX, phân biệt xã viên hợp tác xã và cổ đông công ty cổ phần. Khái niệm: HTX là tổ chức kinh tế tậo thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu và lợi ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạng tập thể, cùng nhau thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất nâng cao đời sống vật chất tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiêm về tài chính trong phạm vi điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn góp khác theo quy định của pháp luật. Đặc điểm. - Là tổ chức kinh tế xã hội. - Thành viên: có 7 thành viên trở lên, có thể là các nhân có năng lục hành vi dân sự, hộ gia đình có 1 người làm đại diện. - Có tư cách pháp nhân. - Tài sản HTX: Thuộc sở hữu tập thể, các xa viên góp vốn, mức vốn góp không ít hơn mức tối thiểu quy định, nhưng cũng không được vượt quá 30% vốn điều lệ. - Trách nhiệm về tài sản: Các xã viên chịu trách nhiệm đến hết phần vốn góp của mình còn HTX chịu trách nhiệm phần tài sản của HTX. - Phân chia lợi nhuận: Các xã viên không chỉ góp vốn mà còn góp sức vì vậy khi phân chia lợi nhuận không chỉ căn cứ vào. Phân biệt: - Chủ thể: Xã viên có thể là gia đình, cá nhân, hoặc một pháp nhân nào đó, còn cổ động là cá nhân hoặc tổ chức. - Vốn góp: Vốn góp của xã viên theo thỏa thuận nhưng không ít hơn mức tối thiểu, và cũng không nhiều hơn 30% vốn điều lệ, còn vốn góp của cổ đông được tính theo cổ phần, không hạn chế số lượng trừ những trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật. - Số lượng thành viên: Phải có ít nhất 7 xã viên trở lên và cổ đông tối thiểu là 3 người. - Tham gia quản lý: Xã viên binh đẳng, đều có quyền tham gia vào công việc quản lý của HTX, còn cổ đông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỷ lệ cổ phần, biểu quyết, hay điều lệ công ty…. - Lợi ích: Xã viên hưởng lợi ích theo tỷ lệ vốn góp và hiệu quả sức lao động, còn cổ đông hưởng lợi ích theo tỷ lệ cổ phần. Câu 7: Phân tích đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần, phân biệt cổ phiếu và trái phiếu. Khái niệm: Công ty cổ phần là loại hình công ty trong đó vốn điểu lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. Đặc điểm. - Vốn điều lệ: Được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, số cổ phần phát hành là số cổ phần mà đại cổ đông quyết định phát hành để huy động thêm vốn. - Chủ thể: Có thể là các nhân hoặc tổ chức, nước ngoài hoặc trong nước, không giới hạn số lượng và tối thiểu là 3 thành viên trở lên. - Công ty có tư cách pháp nhân. - Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm cho đến hết giá trị tài sản của công ty. - Huy động vốn: Được phép phát hành chứng khoán, trái phiếu. - Chuyển nhượng vốn: tự do chuyển nhượng. Trừ 2 trường hợp: Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng. Cổ phần phổ thông sáng lập trong thời hạn 3 năm kể từ khi công ty ĐKKD chỉ được chuyển nhượng cho những người sáng lập, nếu chuyển nhượng cho người khác thì phải được sự đồng ý của đại hội cổ đông. Phân biệt. - Chủ thể phát hành: Cổ phiếu chỉ được phát hành bởi Công ty cổ phần, còn trái phiếu được phát hành bởi Công ty TNHH và Công ty cổ phần. - Vai trò: Cổ phiếu ghi nhận quyền sở hữu đối với Công ty, còn trái phiếu ghi nhận quyền chủ nợ. - Trách nhiệm của chủ sở hữu: Chịu trách nhiệm về tài sản của công ty cho đến hết phần vốn góp, con trái phiếu không phải chịu trách nhiệm. - Lợi ích: Cổ phiếu hưởng lợi ích theo tỵ lện cổ phần, còn trái phiếu hượng lợi ích theo lãi suất. - Thời hạn: Cổ phiếu không có thời hạn giá trị, còn trái phiếu có thời hạn giá trị được ghi trên trái phiếu. Câu 8: Phân biệt tôt tụng trọng tài và tố tụng tóa án trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Khái niệm: Kinh doanh thương mại là những bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể kinh doanh, phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của luật trọng tài thương mại. Giải quyết tranh chấp bằng tòa án: Là phương thức giải quyết tranh chấp do tòa án có thẩm quyền tiến hành theo quy định của luật tố tụng dân sự. Phân biệt. - Chủ thể giải quyêt tranh chấp: Trọng tài thương mại là tổ chức phi chính phủ còn tòa án là cơ quan nhà nước. - Điều kiện xảy ra: Nếu các bên có thóa thuận hợp lệ về giải quyêt tranh chấp tố tụng bằng trọng tài thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo phương án trọng tài, còn nếu các bên không có thỏa thuận trọng tài hoặc phán quyết của trọng tài bị huy, bị vô hiệu, lúc này thảm quyền giải quyết tranh chấp là của tòa án. - Tính công khai: Kết quả giải quyết tranh chấp sẽ không công khai mà theo hình thức họp kín nếu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, còn giải quyết tranh chấp bằng tòa án sẽ công khai trừ trường hợp có quy định khác. - Tinh tập thể: Hội đồng trọng tài có thể là một hoặc nhiều htành viên, tố tụng tòa án sẽ sét xử tập thể, biểu quyết theo đa số. - Thẩm quyền của trọng tài hẹp, thầm quyền của tòa án thì rộng. - Thời gian: Giải quyết trọng tài có thời gian ngắn, có tình chủ động, có thể theo quyết định thỏa thuận của các bên, giải quyết bằng tòa án phải theo trình tự của tòa án, kéo giài thời gian và bị động. - Chi phí cho giải quyết trọng tài là cao, chi phí giải quyết tranh chấp cho tòa án là thấp và theo pháp luật quy định. - Yêu cầu năng lực chuyên môn: Trọng tài có năng lực, chuyên sâu trong lĩnh vực tranh chấp, còn tòa án lại hạn chế năng lực chuyên môn trong lĩnh vực tranh chấp. - Hiệu lực: Giải quyết bằng trọng tài sẽ có hiệu lực ngay, trong khi đó giải quyết tòa án có thể kháng cáo, kháng nghị theo quy định. - Luật điều chỉnh: Giải quyết bằng trọng tài tuân theo luật trọng tài thương mại 2010, giải quyết tòa án theo luật tố tụng dân sự 2005. Câu 9: Phân biệt phá sản và giải thể. Khái niệm: Giải thể là một thủ tục hành chính nhằm chấm dứt số phận thưj tế và số phận pháp lý của doanh nhgiệp. Phá sản là thủ tục tố tụng đặc biết do tòa án áp dụng với DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản. Phân biệt: - Căn cứ: phá sản là do DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản, mất khả năng chi trả các khoản nợ, còn giải thể căn cứ vào nguyên nhân. 1, Giải thể theo quyết định của DN. 2, Giải thể do hết thời hạn mà điều lệ công ty quy định nhưng không gia hạn, 3, Công ty trong thời gian dài không có đủ số thành viên tối thiểu. 4, do bị thu giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận DN, giấy chứng nhận đầu tư. 5, Theo quyết định của tòa án. - Thủ tục: phá sản là thủ tục tư pháp, giải thể là thủ tục hành chính. - Điều kiện: Đã nộp đơn mở thủ tục phá sản và hội nghị chủ nợ thông quá không thành công thì doanh nghiệp sẽ được phá sản, còn giải thể chỉ có thể xay ra sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ. - Thẩm quyền quyết định: Phá sản do tòa kinh tê-TAND tinh hay TAND tối cao, con gải thể do DN tự quyết định hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định, người cho phép thành lập DN nhà nước quyết định. - Hậu quả: Phá sản là chấm dứt số phận pháp lý nhưng chưa chấm dứt số phận thức tế ngay, còn giải thể chấm dứt số phận pháp lý và thực tế ngay. - Mục đích: Nhằm bảo vệ lợi ích người lao động và các chủ nợ, bảo vệ lợi ích của DN, bảo vệ nền kinh tế, giải thể không nhất thiết phải có mục đích. - Thái độ nhà nước: Giám đốc, Tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT có của DN bị phá sản sẽ bị cấm thành lập hay đảm nhiệm chức vụ quản lý cấp cao đó tại bất cứ DN nào khác trừ trường hơp bất khả kháng, trong khi đó chủ DN bị giải thể không phải chịu hạn chế nào. - Luật áp dụng: Phá sản áp dụng luật phá sản, giải thể áp dụng luật DN. Câu hỏi 5 điểm. Câu 1: Trình bày thủ tục đăng ký DN và nêu ý nghĩa của việc đăng ký kinh doanh. Thủ tục: Bước 1: Đăng ký doanh nghiệp. Người thành lập DN phải nộp hồ sơ ĐKKD đến cơ quan có thẩm quyền ĐKKD. Hồ sơ đăng ký DN gồm. - Giấy đề nghị ĐKKD theo mẫu thống nhất do cơ quan ĐKKD có thẩm quyền quy định. - Dự thảo điều lệ công ty, DNTN không cần. - Danh sách thành viên, DNTN không cần. - Bản sao CMND hộ chiếu hoặc giấy chứng thực cá nhân hợp pháp của các thành viên. + Đối với thành viên là tổ chức phải có bản sao quyết định thành lập, giấy ủy quyền, bản sao CMND các thành viên trong tổ chức. + Với thành viên là tổ chức nước ngoài thì cần có bản sao giấy chứng nhận ĐKKD. - Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với DN kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của nhà nước phải có điều kiện. - Chứng chỉ hành nghề của giám đốc, cá nhân đối với DN kinh doanh nghành nghê theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề, đối với công ty hợp danh là chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh. Cơ quan ĐKKD: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh đối với DN và phòng tài chính kế hoạch cấp huyện đối với hộ kinh doanh và HTX. Điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp-5 điều kiện theo điều 24 luật DN 2005. - Ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành nghề cấm kinh doanh. - Tên DN được đặt đúng theo quy định của pháp luật. - Có trụ sở chính đăng ký theo đúng quy định của pháp luật. - Có hồ sơ kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật. - Nộp lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định. Bước 2: Công khai hóa doanh nghiệp. Trong 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng ký thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc 3 số báo liên tiếp về các nội dung chủ yếu sau. - Tên doanh nghiệp. - Địa chỉ, trụ sở chính của DN, chi nhánh, văn phòng đại diện. - Ngành nghề kinh doanh. - Vốn điều lệ đối với CÔng ty TNHH, Công ty hợp danh, số cổ phần, giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần đã phát hành đối với công ty cổ phần, vốn đầu tư ban đầu đối với DNTN, vốn pháp định đối với DN kinh doanh nghành nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định. - Họ tên, địa chỉ, quốc tịch, số CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhận hợp pháp khác của thành viên hoặc cổ đông sáng lập, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu. - Họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy CMND, hộ chiến hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện theo pháp luật của DN. - Nơi đăng ký doanh nghiệp. - Sau khi tiếp nhận hố sơ DN, phòng ĐKKD sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hợp lệ thì DN sẽ được cấp giấy chứng nhận ĐKKD trong vòng 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Mỗi DN được cấp 1 mã số DN, mã số này đồng thời là mã số kinh doanh và mã số thuế của DN. Ý nghĩa. - Là để xác định sự ra đời của DN, và là cơ sở để DN tiến hành các hoạt động kinh doanh. - Đối với nhà nước để xác định sự ra đời và hoạt động của DN, là cơ sở để nhà nước thực hiện sự quản lý của nhà nước đối với DN. Câu 2: Trình bày khái niệm và đặc điểm của DN, phân biệt DNTN và hộ kinh doanh. Khái niệm: là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được ĐKKD theo quy định của pháp luật nhằm múc đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Đặc điểm. Là tổ chức kinh tế có tên riêng: tên riêng của DN là yếu tố hình thức nhưng là dấu hiệu đầu tiên để phân biệt với các DN và các tổ chức xã hội khác. Có tài sản: mục tiêu của DN là đầu tư để thu lợi về tài sản, vì vậy tài sản là điều kiện đồng thời là mục đích hoạt động của DN. Có trụ sở giao dịch ổn định: bất cứ chủ thể kinh doanh nào là DN, dù là VN hay nước ngoài thì để phải đăng ký ít nhất 1 địa chỉ giao dịch trong phạm vi lãnh thổ VN. [...]... vi phạm trong hợp đồng, đồng th i không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm theo pháp luật thì khi bên bị vi phạm yêu cầu bên có hành vi vi phạm một khoản phạt theo hợp đồng và phù hợp v i pháp luật B i thường chỉ diên ra khi một trong 2 bên co hành vi vi phạm hợp đồng dẫn t i thiệt h i thực tế, l i là của bên vi phạm và bên vi phạm sẽ ph i b i thường cho bên bị vi phạm theo pháp luật Căn cứ: Chỉ ph i. .. sánh - i u kiện áp dụng: Khi các bên có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng, đồng th i không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm theo pháp luật thì khi bên bị vi phạm yêu cầu bên có hành vi vi phạm một khoản phạt theo hợp đồng và phù hợp v i pháp luật B i thường chỉ diên ra khi một trong 2 bên co hành vi vi phạm hợp đồng dẫn t i thiệt h i thực tế, l i là của bên vi phạm và bên vi phạm sẽ ph i b i thường... h i đồng thành viên, chủ sở hữu đ i v i côgn ty tTNHH, của đ i h i cổ đông đ i v i công ty cổ phần Tự nguyện gi i thê DN cung là một trong những quyền tự do kinh doanh, chủ doanh nghiệp vì những lý do riềg có thể thực hiện việc gi i thể DN của mình Hết th i gian hoạt động: khi kết thúc th i gian hoạt động đã ghi trong i u lệ công ty mà không có quyết định gia hạn Công ty không còn đủ số thành viên... L i nhuận: thành viên Công ty TNHH được hưởng l i nhuận theo số vốn đã góp, thành viên góp vốn của công ty hợp danh được hưởng l i nhuận theo thỏa thuận trước Câu 4: Phân tích kh i niệm, đặc i m của trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương m i So sánh chế t i phạt vi phạm và b i thường thiệt h i do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Kh i niệm: trách nhiệm pháp lý do vi... của bên vi phạm khi bị phạt ph i thực hiện khoản phạt đã được thỏa thuận, hoặc b i thường nếu gây ra tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm Câu 5: Phân tích kh i niệm, đặc i m của trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng kinh doanh thương m i So sánh chế t i đình chỉ hợp đồng và chế t i hủy bỏ hợp đồng theo quy định của luật thương m i Kh i niệm: Trách nhiệm pháp lý do vi phạm... thường cho bên bị vi phạm theo pháp luật - Căn cứ: Chỉ ph i b i thường khi có thiệt h i, phạt vi phạm chỉ cần có thỏa thuận và hành vi vi phạm thì dù có gây ra thiệt hai hay không vẫn ph i chị phạt - Mức chế t i: Mức chế t i phạt vi phạm do 2 bên tự thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không được vượt quá 8%, chế t i b i thường t i đa bằng v i mức thiệt h i - Mục đích của phạt vi phạm là ngăn ngừa vi phạm,... được hưởng l i nhuận theo thỏa thuận trước Câu 7: Trình bày các i u kiện có hiệu lực của hợp đồng và hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu Hợp đồng trong giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi đáp ứng được những i u sau đây - Ngư i tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự - Mục đích và n i dung của giao dịch không vi phạm i u cấm của pháp luật, không tr i đạo đức xã h i - Ngư i tham gia giao dịch... Kh i niệm: là tổ chức kinh tế có tên riêng, có t i sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được ĐKKD theo quy định của pháp luật nhằm múc đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Đặc i m Là tổ chức kinh tế có tên riêng: tên riêng của DN là yếu tố hình thức nhưng là dấu hiệu đầu tiên để phân biệt v i các DN và các tổ chức xã h i khác Có t i sản: mục tiêu của DN là đầu tư để thu l i về t i sản, vì vậy t i sản... b i thường khi có thiệt h i, phạt vi phạm chỉ cần có thỏa thuận và hành vi vi phạm thì dù có gây ra thiệt hai hay không vẫn ph i chị phạt Mức chế t i: Mức chế t i phạt vi phạm do 2 bên tự thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không được vượt quá 8%, chế t i b i thường t i đa bằng v i mức thiệt h i Mục đích của phạt vi phạm là ngăn ngừa vi phạm, còn mục đích của v i thường là hạn chế tổn thất cho bên bị vi... i m giao kết, hợp đồng không có hiệu lục từ lúc giao kết và các bên ph i trả cho nhau toàn bộ t i sản đã nhận - Xử lý đ i v i phần nghĩa vụ đã thực hiện Đ i v i đình chỉ hợp đồng: các bên không ph i tiếp tục thực hiện nghĩa vị hơp đồng, bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đ i ứng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu b i thường thiệt h i theo quy định của pháp luật . theo pháp luật hiện hành. Để được xác định là một DN tồn tại hợp pháp, có đủ tư cách pháp lý trên thị trường thì trong việc thành lập, những người chủ DN phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật. đồng thời cũng là một chế định chủ yếu của pháp luật kinh tế VN và được gọi là pháp luật về doanh nghiệp, những nội dung khác sẽ được quy định trong các luật khác nhau. Nội dung đầu tiên của quyền. quy định về pháp luật về thành lập và quản lý doanh nghiệp. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN 1992 xác định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật ( Điều 57). Tự

Ngày đăng: 03/05/2014, 16:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan