Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện đồng bằng song Cửu Long.

40 989 1
Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện đồng bằng song Cửu Long.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện đồng bằng song Cửu Long.

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghóa, vấn đề cán bộ luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu, quyết đònh sự thành công hay thất bại của các phong trào cách mạng. Trên cơ sở kế thừa và phát triển những quan điểm của chủ nghóa Mác- Lênin về công tác cán bộ, Chủ tòch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã luôn quan tâm tới việc giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng. Người nói: “cán bộ là cái gốc của mọi cộng việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [47, tr.269]. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay đòi hỏi người cán bộ phải có đạo đức cách mạng, có năng lực và trí tuệ. Trong đó năng lực tổng kết thực tiễn là một trong những phẩm chất cần có của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Năng lực đó có vai trò vô cùng to lớn trong quá trình tổ chức, xây dựng và phát triển kinh tế, chính trò, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng Tổng kết thực tiễn có vai trò to lớn đối với lý luận, góp phần khắc phục bệnh kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan, duy ý chí Không có tổng kết thực tiễn thì lý luận không thể phát triển được, chỉ trên cơ sở tổng kết thực tiễn thì lý luận mới được kiểm nghiệm, hoàn chỉnh và bổ sung. Đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý thì năng lực tổng kết thực tiễn là một yêu cầu rất quan trọng, đặc biệt là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp huyện, bởi cấp huyện là nơi trực tiếp triển khai mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến cấp cơ sở, đồng thời kiểm tra việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách đó. Để việc kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước xuống cấp cơ sở có hiệu quả đòi hòi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có năng lực tổng 1 kết thực tiễn. Muốn vậy, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có năng lực tư duy lý luận, có tri thức, có tầm nhìn xa, trông rộng, Hơn nữa, thực tiễn luôn vận động và biến đổi không ngừng, đòi hỏi năng lực tổng kết thực tiễn của cán bộ cũng không ngừng được nâng lên cho phù hợp với sự biến đổi của thực tiễn. Trong công cuộc đổi mới đất nước theo đònh hướng xã hội chủ nghóa, với xu thế hội nhập quốc tế và thực hiện nền kinh tế thò trường, nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lónh lực của đời sống xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề năng lực tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt nói chung, cán bộ chủ chốt cấp huyện nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt đồng bằng sông Cửu Long thì năng lực tổng kết thực tiễn còn rất nhiều hạn chế so với cả nước nói chung. Vì vậy cần phải làm rõ thực trạng, nguyên nhân, năng lực tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, để từ đó đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ này. Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long (qua thực tế tỉnh Bạc Liêu)”, làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Xung quanh vấn đề về tổ chức thực tiễntổng kết thực tiễn đã được nhiều tác giả,nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: - “Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở (qua thực tế tỉnh Long An)”, Luận văn thạc só Triết học của Phạm Văn Hai, 1997. 2 - “Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện miền núi ở Lâm Đồng hiện nay”, Luận văn thạc só Triết học của Lê Thò Thanh Phụng, 2003. - “Vài suy nghó về tổng kết thực tiễn”, Trần Văn Phòng, trong góp phần tìm hiểu một số vấn đề kinh tế – xã hội dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, Học viện Chính trò quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1993. - “Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh”, Trần Văn Phòng, Tạp chí Lý luận chính trò, số 3-1997. - “Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc só Triết học của Nguyễn Xuân Phương, 1998. Các tác giả đã đề cập nhiều tới những vấn đề về năng lực tổ chức thực tiễnnăng lực tổng kết thực tiễn cũng như vai trò của chúng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên các công trình này đề cập chủ yếu đến năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện nói chung hoặc là cán bộ chủ chốt cấp huyện miền núi của tỉnh Lâm Đồng. Vấn đề “Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện Đồng bằng sông Cửu Long” vẫn còn là mảng đề tài cần tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn. Vì vậy, tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu với mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở Bạc Liêu. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích của luận văn Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long (qua thực tế Bạc Liêu), 3 đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm từng bước nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ này. - Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là: + Phân tích, làm rõ năng lực tổng kết thực tiễn, vai trò của nó trong công tác lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện. + Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân những yếu kém về năng lực tổng kết thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long, qua thực tế tỉnh Bạc Liêu hiện nay. + Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của luận văn là nghiên cứu năng lực tổng kết thực tiễn của cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khu vực đồng bằng sông Cửu Long đặt biệt là tỉnh Bạc Liêu. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghóa duy vật biện chứng và chủ nghóa duy vật lòch sử về thực tiễn, tổng kết thực tiễn và tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các Nghò quyết của Đảng về công tác cán bộ Luận văn kế thừa, vận dụng có chọn lọc những kết quả của các tác giả đi trước có liên quan tới đế tài. - Phương pháp nghiên cứu 4 Luận văn sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghóa Mác - Lênin kết hợp với các phương pháp khác như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê 6. Đóng góp về khoa học của đề tài - Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Bạc Liêu trong giai đoạn hiện nay. - Làm rõ thực trạng năng lực tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Bạc Liêu. Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Bạc Liệu. 7. Ý nghóa lý luận và thực tiễn của đề tài - Những kết luận và những giải pháp rút ra từ luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng, hoạch đònh chính sách chiến lược và quy hoạch đào tạo cán bộ cấp huyệnĐồng bằng sông Cửu Long nói chung, ở Bạc Liêu nói riêng. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy ở hệ thống các trường chính trò tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trò huyện, thò và các đề tài nghiên cứu có liên quan sau này. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 2 chương, 4 tiết. 5 chương 1 NĂNG LỰC TỔNG KẾT THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐTCẤP HUYỆN 1.1. NĂNG LỰC TỔNG KẾT THỰC TIỄN VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC TỔNG KẾT THỰC TIỄN 1.1.1. Thực chất của năng lực tổng kết thực tiễn Thực tiễn bắt nguồn từ tiếng Hylạp (Pratica) có nghóa là hoạt động tích cực, chủ động. Trong lòch sử triết học có rất nhiều quan điểm khác nhau về thực tiễn, có thể phân các quan điểm khác nhau về thực tiễn đó thành hai trào lưu như sau. Quan điểm của các trào lưu triết học trước Mác với những đại biểu như: Điđơrô (nhà triết học Pháp thế kỷ XVIII) đã đề cập đến phạm trù thực tiễn nhưng hiểu nó chưa đầy đủ. Thực tiễn được hiểu là hoạt động thực nghiệm khoa học trong phòng thí nghiệm. Phoiơbắc nhà triết học duy vật siêu hình (người Đức) quan niệm thực tiễn chỉ là những hành động bẩn thỉu có tính chất con buôn. Hêghen nhà triết học duy tâm khách quan (người Đức) cho thực tiễn chỉ là khái niệm, tư tưởng thực tiễn chứ không phải bản thân thực tiễn với tư cách là hoạt động vật chất. Một số nhà triết học duy tâm, tuy đã thấy được mặt năng động, sáng tạo trong hoạt động của con người, nhưng cũng chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động 6 tinh thần, chứ không hiểu nó như là hoạt động hiện thực, hoạt động vật chất cảm tính của con người. Những nhà duy tâm chủ quan lại cho rằng, hoạt động thực tiễn chế đònh bởi ý chí, bản năng hoặc những nhân tố tiềm thức. Chẳng hạn, nhà triết học người Mỹ W. James coi kinh nghiệm tôn giáo là thực tiễn tức là những hoạt động tinh thần thuần túy. Với những quan niệm như trên cho ta thấy rằng hạn chế lớn nhất của chủ nghóa duy tâm về thực tiễn là ở chỗ nó tuyệt đối hóa những hoạt động tinh thần, tư tưởng, hiểu thực tiễn như là hoạt động tinh thần thuần túy. Như vậy, các nhà triết học trước Mác đã có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề thực tiễn, có quan điểm mang tính duy tâm, có quan điểm đúng nhưng chưa đầy đủ. Nói đúng hơn tất cả những quan điểm trên là chưa hoàn chỉnh, toàn diện, chưa thật sự khoa học. Bằng tư duy biện chứng, kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những thiếu sót trong quan điểm về thực tiễn của các nhà triết học trước đó, C. Mác và Ph. Ăngghen đã đưa ra một quan niệm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Theo C. Mác, quan hệ đầu tiên của con người đối với giới tự nhiên là quan hệ thực tiễn. C. Mác viết: “Con người hoàn toàn không bắt đầu từ chỗ ở trong quan hệ lý luận đối với những vật của thế giới bên ngoài mà tích cực hoạt động” [42, tr. 538]. Như vậy, C. Mác đã khẳng đònh rằng, con người luôn tác động vào thế giới xung quanh, hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người. Nếu con vật chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài, thì con người nhờ vào thực tiễn như là hoạt động có mục đích, có tính xã hội của mình mà cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới để làm chủ thế giới. Sự khác biệt căn bản giữa con người với các thực thể tự nhiên là ở chỗ, 7 con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan và luôn tác động vào thế giới khách quan đó để làm biến đổi, cải tạo nó theo nhu cầu và mục đích của mình. Để tác động vào thế giới khách quan đó một cách tích cực, sáng tạo đòi hỏi con người phải có sự nhận thức. Bởi nhận thức là hoạt động đặc trưng của con người, nó được biểu hiện ra trong mối quan hệ với thực tiễn. Hay nói khác đi, nhận thức nảy sinh, tác động và phát triển từ thực tiễn và vì thực tiễn của con người. V. I. Lênin nhận xét: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức” [39, tr. 167]. Theo triết học Mác thì thực tiễn là một phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ những hoạt động vật chất cảm tính, có mục đích, mang tính lòch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới tự nhiên và xã hội phục vụ con người. Như trên đã trình bày hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người, chỉ thông qua thực tiễn thì con người mới nhận thức, cải tạo được thế giới khách quan. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thực tiễn đó đòi hỏi con người phải biết tổng kết, rút kinh nghiệm để từ đó tìm ra phương án tối ưu nhất cho hoạt động thực tiễn tiếp theo. Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý cũng vậy đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải biết tổng kết thực tiễn để thấy những mặt nào làm được, những mặt nào chưa làm được, từ đó mà rút ra những bài học kinh nghiệm để chỉ đạo hoạt động thực tiễn tiếp theo tốt hơn. Vậy, tổng kết thực tiễn là gì? Để hiểu được tổng kết thực tiễn là gì, chúng ta phải xuất phát từ tổ chức thực tiễn. Tổ chức thực tiễn là một hệ thống khép kín bao gồm trong đó các khâu, các quy trình như: chuẩn và ra quyết đònh; tổ chức bộ máy và con người để thực hiện quyết đònh; kiểm tra việc thực hiện quyết đònh; tổng kết rút kinh nghiệm. Như vậy, tổng kết thực tiễn là một mắt khâu trong hoạt động tổ chức thực tiễn, đây là một quá trình bằng tư duy khoa học với phương pháp biện chứng 8 duy vật làm cơ sở để phân tích, đánh giá, khái quát thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm cho chỉ đạo thực tiễn tiếp theo, cũng như kiểm tra, bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận và đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước. Tổng kết thực tiễn là vòng khâu cuối cùng của chu trình tổ chức thực tiễn, đồng thời lại là khâu mở đầu cho chu trình tổ chức thực tiễn mới tiếp theo. Tổng kết thực tiễn có vai trò to lớn trong việc bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận, khắc phục bệnh kinh nghiệm, giáo điều. Do có vai trò hết sức to lớn như thế, cho nên chúng ta không thể xem tổng kết thực tiễn như là một sự mô tả về tình hình đã qua, sự liệt kê những ưu điểm, khuyết điểm, đánh giá chung chung… Phải thấy tổng kết thực tiễn là sự thể hiện khả năng phân tích, đánh giá vấn đề; khả năng thu thập, xử lý thông tin có chính xác hay không; vấn đề tổng kết có đi vào trọng tâm, trọng điểm, có tính khái quát cao hay chưa; kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước có trung thực, khách quan chưa để từ đó mà khái quát, rút ra được những vấn đề cốt lõi nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phát triển lý luận, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm chỉ đạo hoạt động thực tiễn tiếp theo. Nói về vấn đề này Lênin khẳng đònh: chỉ có tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm mới có thể “xác đònh chính xác một số biện pháp thực tiễn sắp tới” [36, tr. 73]. Tổng kết thực tiễn tuy là một mắt khâu của chu trình tổ chức thực tiễn, nhưng bản thân nó không phải là thực tiễn mà đó là hoạt động trí tuệ của chủ thể tiến hành tổng kết thực tiễn. Cho nên trong quá trình tổng kết thực tiễn đòi hỏi chủ thể phải biết thu thập, xử lý thông tin, biết lựa chọn vấn đề để tổng kết, từ đó bằng tư duy khoa học cùng với phương pháp duy vật biện chứng tiến hành phân tích, đánh giá, khái quát hóa để rút ra những bài học ở trình độ lý luận. Hiệu quả của tổng kết thực tiễn đạt đến mức độ nào, cao hay thấp, khách quan hay không khách quan, theo hướng tích cực hay tiêu cực, qua tổng kết rút ra được những bài học kinh nghiệm gì cho chỉ đạo thực tiễn tiếp theo, có khắc phục 9 được bệnh kinh nghiệm, giáo điều, bệnh chủ quan, duy ý chí hay không Điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trước hết là năng lực tổng kết của chủ thể tiến hành tổng kết thực tiễn. Tổng kết thực tiễn có vai trò hết sức quan trọng, tuy nó là một mắt khâu trong quá trình tổ chức thực tiễn, nhưng bản thân nó cũng thực hiện một quy trình với đầy đủ các khâu từ việc chọn vấn đề tổng kết; thu thập xử lý thông tin liên quan đến vấn đề tổng kết; rút ra kết luận; vận dụng các kết luận vào quy trình tổ chức thực tiễn tiếp theo. Vì vậy, để việc tổng kết thực tiễn đạt hiệu quả cao thì người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có năng lực tổng kết thực tiễn. Vậy năng lực tổng kết thực tiễn là gì ? Để hiểu nó trước hết ta cần phải làm rõ khái niệm năng lực là gì ? Với tư cách là một phạm trù, năng lực đã được nhiều ngành khoa học, nhiều tác giả tiếp cận với những cấp độ và khía cạnh khác nhau, đem lại những kết quả mang tính đặc trưng của mỗi ngành. “Năng lực nói chung được hiểu là khả năng của chủ thể trong việc thực hiện có kết quả cao một hoạt động hoặc một công việc nào đó trong điều kiện nhất đònh, là những phẩm chất của con người tạo cho họ có khả năng hoàn thành một hoạt động nhất đònh có hiệu quả nhất” [52, tr. 49] Theo từ điển tiếng việt: “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó ở mức độ cao, hoặc năng lực được hiểu là những phẩm chất của con người tạo cho con người đó khả năng hoàn thành có kết quả một quá trình hoạt động nhất đònh” [64,tr.639]. Năng lực còn được hiểu là: “Tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất đònh nhằm đảm bảo hoàn thành có kết quả tốt trong lónh vực hoạt động ấy” [27, tr. 174]. Như vậy, năng lực là khả năng thực tế mà con người có được thông qua trau dồi học vấn, hoạt động thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm, tự giáo dục và tự đào tạo để đáp ứng một yêu cầu nào đó của công việc được giao phó nhằm giải 10 [...]... cán bộ chủ chốt cấp huyện nào cũng tiến hành tổng kết thực tiễn một cách có hiệu quả và đạt tới tầm lý luận cao, để làm được điều này chỉ có những cán bộ chủ chốt cấp huyện nào thật sự có năng lực tổng kết thực tiễn thì mới tổng kết thực tiễn có hiệu quả Không có năng lực tổng kết thực tiễn thì quá trình tổng kết thực tiễn không thể đạt hiệu quả cao được cũng như việc kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm... đồng nghiệp Như vậy, để chủ thể tổng kết thực tiễn tiến hành tổng kết một cách có hiệu quả thì phải cải tạo một cách đồng bộ các nhân tố ảnh hưởng đến chủ thể tổng kết 1.2 NĂNG LỰC TỔNG KẾT THỰC TIỄN VỚI CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐTCẤP HUYỆN 1.2.1 Thực chất của hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp huyện Để hiểu được thực chất của hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán. .. cấp huyện đạt hiệu quả Tổng kết thực tiễn là một mắt khâu không thể thiếu được trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp huyện Để tổng kết đúng và trúng, rút ra được những bài học mang tính lý luận, mang tính khái quát cao, đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải có năng lực tổng kết thực tiễn, bởi có năng lực tổng kết thực tiễn, người cán bộ chủ 34 chốt cấp huyện mới kiểm tra, tổng kết, ... thực tiễn đối với hoạt động của cán bộ chủ chốt cấp huyện Tổng kết thực tiễn có vai trò hết sức to lớn trong việc giúp cán bộ chủ chốt cấp huyện có được những bài học kinh nghiệm để chỉ đạo hoạt động thực tiễn tiếp theo trên đòa bàn huyện mà họ phụ trách Nhưng chỉ tổng kết thực tiễn nào rút ra được những kết luận mang tính khái quát cao mới có giá trò như vậy Trong thực tế không phải một cán bộ chủ chốt. .. dân chủ trong tổng kết thực tiễn để mọi người tham gia tổng kết tranh luận, đóng góp ý kiến, đề xuất các ý tưởng của 33 mình Có như vậy thì tổng kết thực tiễn mới đảm bảo được tính khách quan, tính khái quát cao và tính mục đích đúng đắn Vai trò của năng lực tổng kết thực tiễn đối với hoạt động của cán bộ chủ chốt cấp huyện còn thể hiện ở chổ góp phần tổng kết thực tiễn có tính khái quát cao Trong tổng. .. động tổng kết thực tiễn Tổng kết cái gì, tổng kết như thế nào, hiệu quả ra sao, tổng kết có mang tầm khái quát để rút ra bài học lý luận cho chỉ đạo thực tiễn tiếp theo hay 17 không, phụ thuộc rất nhiều vào chủ thể tổng kết thực tiễnchủ thể tổng kết thực tiễn lại nhu cầu và lợi ích chi phối Vì vậy, nếu người cán bộ lãnh đạo, quản lý có năng lực, có trình độ lý luận, có tri thức, biết tổng kết thực. .. Bí thư Huyện ủy và Chủ tòch Ủy ban nhân dân huyện Có người cho cán bộ chủ chốt cấp huyện gồm các chức danh như: Bí thư và Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tòch Hội đồng nhân dân huyện, Chủ tòch và các Phó Chủ tòch Ủy ban nhân dân huyện Có người cho cán bộ chủ chốt cấp huyện gồm 9 chức danh: Bí thư Huyện ủy, Chủ tòch Ủy ban nhân dân, Chủ tòch Hội đồng nhân dân, Chủ tòch Mặt trận Tổ quốc, Chủ tòch Hội liên hiệp... nguyên tắc cho chỉ đạo thực tiễn và khái quát về lý luận Nếu người cán bộ chủ chốt không có năng lực tổng kết thực tiễn thì trong tổng kết thực tiễn sẽ rất hời hợt, giản đơn, mò mẫm, kinh nghiệm chủ nghóa hoặc liệt kê, tổng hợp một cách đơn thuần, tức là sa vào thực tiễn vụn vặt và như vậy tổng kết thực tiễn sẽ không thể rút ra được những bài học có ích cho chỉ đạo thực tiễn tiếp theo mà còn có khả năng. .. động thực tiễn tiếp theo 12 1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tổng kết thực tiễn của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới năng lực tổng kết thực tiễn của người cán bộ lãnh đạo, quản lý, sự ảnh hưởng ấy có thể nhiều hay ít trực tiếp hoặc gián tiếp Trước hết là những yếu tố sinh học có tính chất bẩm sinh của chủ thể tổng kết thực tiễn Có thể hiểu chủ thể... liệu thực tiễn đúng đắn để bổ sung vào đường lối, chủ trương, chính sách cho phù hợp với điều kiện mới Tổng kết thực tiễn có vai trò quan trọng như vậy, cho nên đối với người cán bộ chủ chốt dù ở cấp nào cũng phải thường xuyên làm giàu trí tuệ của mình, tự rèn luyện phấn đấu vươn lên và không ngừng nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn Bởi tổng kết thực tiễn không phải chỉ là sự đánh giá những kết quả

Ngày đăng: 03/05/2014, 11:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • chöông 1

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan