Bài giảng môn kinh tế đô thị

42 3.5K 43
Bài giảng môn kinh tế đô thị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

https://www.facebook.com/DethiNEU Chương 1: Tổng quan về đô thị I. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học 1. Mục tiêu của môn học Những nội dung lý thuyết và thực hành trong chương trình môn học Kinh tế đô thị sẽ góp phần nâng cao trình độ và năng lực ứng dụng kinh tế học đô thị vào quản lý đô thị, cũng như giúp học viên có thể tham gia kinh doanh, đầu tư trong các lĩnh vực phát triển đô thị và/ hoặc tư vấn quản lý đô thị, có thêm kỹ năng nghiên cứu và có thể vận dụng cho việc nghiên cứu, viết và bảo vệ luận văn tốt nghiệp. 1. Khái niệm và đặc điểm về đô thị hóa - Khái niệm: Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa - Đô thị hoá là sự quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô thị của các nhóm dân cư->sự thay đổi cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động - Đô thị hoá là một quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu. Đó cũng chính là quá trình tăng mật độ dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, nâng cao trình độ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tăng vai trò thúc đẩy trong khu vực - đô thị hoá là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô và mật độ dân số. - Về bản chất : đô thị hoá là qúa trình phát triển lực lượng sản xuất và sự đổi mới về quan hệ sản xuất mà nguồn gốc là sự phát triển khoa học kỹ thuật.  Yêu cầu cơ bản của quá trình đô thị hoá https://www.facebook.com/DethiNEU - Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội hoạt động mang tính chất quản lý, mở đường cho sự phát triển kinh tế và xã hội. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Thực chất sự chuyển dịch này là phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ. - Khả năng tài chính đạt đến một mức đô nhất định để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. - Nâng cao đời sống dân cư, thay đổi lối sống, cách thức làm việc và tiến tới thay đổi về mặt xã hội. 2. Các tiêu thức phân loại đô thị  Phân loại dựa vào các tiêu thức: - chức năng hoạt động: + Chức năng kinh tế xã hội:  đô thị công nghiệp,  đô thị thương mại,  đô thị hành chính,  đô thị du lịch Ví dụ: Thành phố Amsetdan nổi tiếng về du lịch với các hình thức đi du lịch bằng thuyền trên các con sông trong thành phố Hà lan nổi tiếng với hoa tuylip, cối xay gió - quy mô dân số, cơ cấu lao động: Quy mô dân số: 5 loại + Đô thị có quy mô dân số rất lớn> 1 triệu dân + Đô thị có quy mô dân số lớn: 35 vạn - 1 triệu + Đô thị có quy mô dân số trung binh: 10 vạn - 35 vạn + Đô thị có quy mô dân số trung bình nhỏ: 3 vạn - 10 vạn + Đô thị có quy mô dân số nhỏ: Dưới 3 vạn Vis dụ: Việt nam là đô thị có quy mô dân số tương đối lớn, đứng thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực đông nam á với số dân năm 2010 là : Một số nước có dân số chỉ vài triệu: nhưng tương đối phát triển như: Đan Mạch https://www.facebook.com/DethiNEU Một số nước có dân số rất lớn, vài chục triệu như Hà lan, đức - tính chất hành chính: Hành chính chính trị: Thủ đô; Thành phố; Thị xã; Thị trấn - mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng.: Không gian Thành phố được chia thành: nội thành phố và vùng ngoại thành phố (được gọi tắt là nội thành, ngoại thành). Thị xã được chia thành: nội thị xã và vùng ngoại thị xã (được gọi tắt là nội thị, ngoại thị). Thị trấn không có vùng ngoại thị trấn. - kiến trúc cảnh quan đô thị… II. Phân loại các đô thị ở việt nam Ở việt nam phân loại bằng cách tổng hợp các chỉ tiêu và sự biến động theo thời gian qua các năm nên tiêu chuẩn thường cao hơn. Cụ thể có 6 loại đô thị: Các yếu tố cơ bản phân loại đô thị: a) Chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định; b) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%; c) Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị; d) Quy mô dân số ít nhất là 4.000 người; đ) Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị. 1. Đô thị loại đặc biệt  Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;  Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên;  Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh;  Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên;  Mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km2 trở lên https://www.facebook.com/DethiNEU  Kiến trúc cảnh quan đô thị: Thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo cơ chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 60% các trục tổ chính, đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị.Có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, có các tổ hợp kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc tế và quốc gia. 2. Đô thị loại 1  Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước;  Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên;  Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;  Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên;  Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên 3. Đô thị loại 2  Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước;  Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên;  Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh;  Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên;  Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên. 4. Đô thị loại 3  Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh;  Tỷ lệ lao động phi NN trong tổng số lao động từ 75% trở lên;  Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;  Quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên; https://www.facebook.com/DethiNEU  Mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên. 5. Đô thị loại 4  Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh;  Tỷ lệ lao động phi NN trong tổng số lao động từ 70% trở lên;  Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;  Quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên;  Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên 6. Đô thị loại 5  Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện hoặc một cụm xã;  Tỷ lệ lao động phi NN trong tổng số lao động từ 65% trở lên;  Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh;  Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên;  Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên. III.Sự hình thành và phát triển đô thị a. Xu hướng phát triển dân cư nông thôn và đô thị trên thế giới b. Sự hình thành đô thị 100 80 60 40 20 0 % 1800 1900 2000 2100 Văn minh nông thôn Giai đo?n quá đ? Văn minh đô th? Dân cư nông thôn Dân cư đô th? https://www.facebook.com/DethiNEU - Tôn giáo - Kinh tế - An ninh - Cách mạng công nghiệp: phương tiện giao thông, phương pháp xây dựng¸…-> tăng quy mô đô thị c. Phát triển đô thị ở Việt nam - Giai đoạn 1945-1975 + DO chiến tranh nên số đô thị cũng k tăng hơn so với thời kì pháp thuộc + Miền Bắc: Những thành phố mới được xây dựng như: Việt trì, Thái Nguyên, Uông Bí…Thời này nhà nước ta k dám xây dựng các đô thị lớn bởi vì do chiến tranh nên các đô thị dễ bị phá hủy gây lãng phí tài nguyên cho đất nước. Từ năm 1965 – 1972 Mỹ leo thang chiến tranh đánh phá nước ta nên quá trình đô thị hóa bị chững lại. + Miền Nam: Đô thị hình thành nhanh chóng nhờ có sự viện trợ của Mỹ, cùng với những căn cứ quân sự, các thị tứ hình thành cùng với các ấp chiến lược. Đồng thời Mỹ ra sức tách người dân ra khỏi vùng nông thôn và ra khỏi LLCM để giảm sự viện trợ của người dân cho cách mạng. - Giai đoạn 1975-1996 + Giải phóng Miền nam thống nhất dất nước, số dân đô thị nước ta phát triển chậm do hậu quả chiến tranh, kinh tế trong giai đoạn cải tạo tư sản và chính sách di dân, chế độ quản lý hộ khẩu chặt chẽ. + Đổi mới 1986: Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tăng cường hợp tác và thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, khuyến khích các thành phần trong nền kinh tế phát triển. Từ đó hình thành đủ các loại hình đô thị: Đô thị công nghiệp, Đô thị Cảng, Đô thị hành chính, đô thị du lịch… song quy mô còn nhỏ bé nhưng có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của vùng đó và cả nước. - Giai đoan 1996 – nay: + Năm 1996 các đô thị công nghiệp bắt đầu phát triển khoảng 500 đô thị ( tỷ lệ đô thị hóa vào khoảng 17 – 18%) https://www.facebook.com/DethiNEU + Bây giờ Việt nam có khoảng 760 đô thị, tỷ lệ người dân sống ở đô thị vào khoảng 30 -31% trong đso có 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ CHí Minh; 11 đô thị loại I, 11 đô thị loại II, 47 đô thị loại III và 54 đô thị loại IV và hàng tram đô thị loại V… + Theo chiến lược 2020 tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam sẽ đạt khoảng 45%, trên 45 triệu dân đô thị, hệ thống đô thị khoảng 940 đô thị gồm: @ ĐT loại đặc biệt, các đô thị từ loại I – Loại IV là 318 đô thị, 620 đô thị loại V và hình thành them 204 đô thị mới. Tuy nhiên chỉ tiêu phân loại đô thị ở nước ta chưa phản ánh được khả năng phát triển của đô thị và đời sống người dân vì vậy cần phải bổ sung 7hem 1 số chỉ tiêu khác như: thu nhập BQDN, diện tích bqdng là bao nhiêu người trên 1 km 2 Ví dụ: Đô thị Phú Mỹ hung ngày trước chỉ là khu đầm lầy. Được công nghệ hiện đại đầu tư vào nên phát triển đô thị thúc đẩy giá nhà, giá đất gia tăng nhanh chóng. d. Mô hình hóa sự phát triển đô thị  Mô hình làn sóng: 1. Khu vực trung tâm: Hành chính, dịch vụ thương mại 2. Khu chuyển tiếp: dân cư có mức sống thấp, thương mại, công nghiệp đan xen nhau 3. Dân cư có mức sống trug bình 4. Dân cư có mức sống cao 5. Vùng ngoại ô a. Các khu vực đều có xu hướng mở rộng https://www.facebook.com/DethiNEU  Mô hình thành phố đa cực 1. Trung tâm ; 2. Khu công nghiệp nhẹ; 3. Khu dân cư hỗn hợp; 4. Khu dân cư có thu nhập trung bình; 5. Khu dân cư có thu nhập dưới trung bình; 6. Khu công nghiệp nặng; 7. Khu thương mại ngoại thành; 8. Khu ở ngoại thành chất lượng cao; 9. Khu công nghiệp ngoại thành https://www.facebook.com/DethiNEU  Mô hình phát triển theo khu vực Đặc điểm của mô hình : - Từ trung tâm thành phố được mở rộng - Thành phố bao gồm các khu vực - Sự tăng trưởng hướng vào vùng còn trống - Sự phát triển nhanh theo các trục giao thông làm cho thành phố có hình sao https://www.facebook.com/DethiNEU e. Lợi thế của đô thị Các khu có mối liên hệ mật thiết với nhau, k đô thị nào đứng độc lập dc mà phải biết tận dụng lợi thế của từng đô thị - Lợi thế so sánh tạo ra quan hệ thương mại giưã các vùng - Lợi thế sản xuất hàng hóa theo quy mô cho phép các nhà máy SX ra nhiều hàng hóa hiệu quả hơn cá nhân - Lợi thế tổng hợp( vị trí, ngành, lao động, truyền thông, đô thị) trong SX và marketing làm các hãng tập trung tại các thành phố -=> phát triển thành phố lớn f. Hãng thương mại và thành phố thương mại - Quyết định về vị trí của hãng thương mại tạo ra thành phố thương mại. - Hãng thương mại: mua hàng hóa từ nhà cung cấp và bán cho người tiêu dùng -> Việc làm cho người bán hàng, các trung gian. - Vị trí hãng thường ở các điểm cảng, gần điểm giao cắt các con sông, tuyết đường sắt… để thuận lợi giao nhận, và phân phối hàng hóa -> cần nhân lực ngành vận tải [...]... môi trường sạch, tỷ lệ tội phạm thấp, thời tiết tốt… - Thuế và dịch vụ công cộng địa phương Chương II: Tăng trưởng kinh tế theo đô thị I Nền kinh tế đô thị và cơ cấu kinh tế đô thị 1 Khái niệm nền kinh tế đô thị và cơ cấu kinh tế đô thị 2 Cơ cấu kinh tế đô thị theo ngành Cơ cấu kinh tế đô thị theo ngành ở Việt nam (Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg) - Nhóm A: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản - Nhóm B:... dân số đô thị /Tổng thu nhập dân số nông thôn, tăng mật độ dân số đô thị https://www.facebook.com/DethiNEU - Trên quan điểm tốc độ tăng trưởng kinh tế và vai trò kinh tế đô thị: để đo lường tăng trưởng kinh tế đô thị ta sử dụng các chỉ số phản ánh tốc độ tăng GDP và tỷ trọng GDP ở đô thị trong kinh tế quốc dân 2 Những nhân tố làm tăng trưởng kinh tế đô thị - Chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế đô thị. .. tế cá thể,tiểu chủ - Kinh tế tư bản nhà nước - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài II Tăng trưởng kinh tế đô thị 1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế đô thị Tăng trưởng kinh tế đô thị là quá trình tích tụ, tập trung và lớn lên về quy mô kinh tế xã hội đô thị Quá trình tăng trưởng và tập trung kinh tế đô thi diễn ra theo 2 hướng: Chiều rộng và chiều sâu Theo chiều rộng chính là sự đô thị hóa – là sự mở rộng... quan quốc tế 3 Cơ cấu kinh tế đô thị theo 3 khu vực - Khu vực thứ nhất : hoạt động kinh tế chủ yếu của lĩnh vực này gồm nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai mỏ, khai khoáng và khai thác đá - Khu vực thứ hai : các ngành chế tạo và xây dựng - Khu vực thứ ba: hoạt động dịch vụ 4 Cơ cấu kinh tế đô thị theo thành phần kinh tế - Kinh tế nhà nước - Kinh tế tập thể - Kinh tế tư nhân - kinh tế cá thể,tiểu... hay giảm? IV Sự hình thành các khu đô thị mới 1 Sự cần thiết khách quan của việc xây dựng các khu đô thị mới 2 Lựa chọn vị trí xây dựng đô thị mới theo quan điểm kinh tế Chương III Đất đai và nhà ở đô thị I Đất đai và sử dụng đất đai đô thị 1 Khái niệm và đặc điểm đất đai đô thị - Đất đô thị là đất được các cấp có thẩm quyền phê duyệt cho việc xây dựng đô thị - Đất đô thị là đất có mạng lưới hạ tầng cơ... rộng quy mô tăng dân số đô thị ; theo chiều sâu chính là sự tăng tổng việc làm ở đô thị, thay đổi cơ cấu kinh tế đô thi và nâng cao khả năng, hiệu quả sản xuất - Trên quan điểm dân số: Tỷ trọng dân số đô thị trong tổng số dân (%)tăng có nghĩa là đô thị tăng trưởng - Trên quan điểm GDP của khu vực đô thị: GDP tính theo lãnh thổ, trên phạm vi đô thị tăng biểu hiện kinh tế đô thị tăng trưởng - Trên quan... sách dân số II Lao động và việc làm ở đô thị https://www.facebook.com/DethiNEU 1 Nguồn lao động và lực lượng lao động đô thị 2 Thị trường lao động đô thị và tăng trưởng kinh tế 3 Xu hướng biến động lao động đô thị 4 Thất nghiệp và việc làm ở đô thị III Nghèo đói và chính sách chống nghèo đói ở đô thị 1 Tình trạng nghèo đói ở đô thị  Đặc điểm người nghèo ở đô thị - Sắc tộc, dân tộc - Giới tính - Tuổi... trường tư ( sách giáo khoa) 3 Ảnh hưởng của bạn bè III Thương mại đô thị 1 Hệ thống dịch vụ thương mại 2 Cầu và cung về các dịch vụ 3 Bố trí hệ thống thương mại đô thị 4 Các thị trường dịch vụ Chương 5: Dân số, lao động và việc làm đô thị I Dân số đô thị 1 Dân số đô thị và tăng dân số đô thị 2 Ảnh hưởng của quy mô dân số đến tăng trưởng đô thị Dự tính dân số tương lai, quy mô dân số 3 Quy mô dân số hợp... Đất chuyên dùng - Đất nông lâm nghiệp - Đất chưa sử dụng 2 Các quan hệ kinh tế trong sử dụng đất đai đô thị - Giao đất - Thuê đất - Thu hồi đất - bù thu hồi đất đô thị - ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị - Xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất đô thị - Chuyển quyền sử dụng đất đô thị - Thẩm quyền và thủ tục chuyển quyền sử dụng đất https://www.facebook.com/DethiNEU... lượng cuộc sống đô thị - Tăng cường tính kinh tế nhờ kết hợp  Nhân tố kinh tế - Nhân tố tác động đến tổng cung: o Vốn(K) o Lao động(L) o Tài nguyên, đất đai (R) o Công nghệ kỹ thuật (T) - Nhân tố tác động đến tổng cầu: o Chi tiêu dùng cá nhân (C) o Chi tiêu của chính quyền(G) o Đầu tư (I) o Xuất nhập khẩu( NX=X-M)  Nhân tố phi kinh tế - Đặc điểm văn hoá, xã hội - Thể chế chính trị -kinh tế- xã hội - . https://www.facebook.com/DethiNEU - Tôn giáo - Kinh tế - An ninh - Cách mạng công nghiệp: phương tiện giao thông, phương pháp xây dựng¸ -& gt; tăng quy mô đô thị c. Phát triển đô thị ở Việt nam - Giai đoạn 194 5-1 975 + DO. thác đá. - Khu vực thứ hai : các ngành chế tạo và xây dựng. - Khu vực thứ ba: hoạt động dịch vụ 4. Cơ cấu kinh tế đô thị theo thành phần kinh tế - Kinh tế nhà nước - Kinh tế tập thể - Kinh tế. tế tư nhân - kinh tế cá thể,tiểu chủ - Kinh tế tư bản nhà nước - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài II. Tăng trưởng kinh tế đô thị 1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế đô thị Tăng trưởng kinh tế đô

Ngày đăng: 03/05/2014, 11:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan