vai trò cây khoai môn đối với sinh kế của cộng đồng vùng cát ven phá tam giang,thừa thiên huế

50 663 1
vai trò cây khoai môn đối với sinh kế của cộng đồng vùng cát ven phá tam giang,thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Trước thập kỷ 60, khi dân số chưa có sự bùng nổ và nông nghiệp chưa bước vào thời kỳ thâm canh cao, loài người đang khai thác và sử dụng nguồn gen nông nghiệp như một nguồn lợi thiên nhiên, chưa thấy tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo tồn các nguồn gen cây trồng và vật nuôi một cách hợp lý. Đến nửa cuối thế kỷ 20, ở thập kỷ 60-70, khi cách mạng xanh bùng nổ tạo nên một bước tăng trưởng nhảy vọt về sản lượng nông nghiệp. Nhưng hậu quả đem lại là nguồn gen các cây trồng, vật nuôi trong sản xuất bị thu hẹp về mặt số lượng và chất lượng. Bằng việc thâm canh tăng năng suất, các loại giống mới được nhập nội và thuần hóa, lai tạo với các giống địa phương nhằm tận dụng các ưu thế lai của các giống địa phương. Bên cạnh đó việc chuyển từ canh tác đa canh sang độc canh, chuyên canh trên diện rộng các cây trồng mới có năng suất cao đã làm giảm diện tích các giống cây trồng địa phương. Dần dần, qua nhiều năm các giống cây trồng địa phương bị biến mất dần, mặc dầu chất lượng về mặt sinh học và mặt dinh dưỡng của các giông cây trồng địa phương là không kém gì các giống cây trồng nhập ngoại hay các giống lai. Việc thâm canh một số lượng giống lớn luôn đi cùng với sử dụng nhiều loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và các chế phẩm sinh học giúp tăng năng suất chất lượng cây trồng. Từ đó hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp giảm dần, cả môi trường sinh thái và vệ sinh thực phẩm đều bị ảnh hưởng. Muốn khắc phục vấn đề này, cần phải duy trì trở lại sự đa dạng nguồn gen trong sản xuất[1]. Đất nước Việt Nam trải dài trên 1650 km theo hướng Bắc - Nam, từ 8 0 tới 23 0 vĩ bắc, và có độ cao địa hình từ 0 m lên tới độ cao lớn nhất là 3143 m so với mực nước biển trên dãy núi Hoàng Liên Sơn. Việt Nam có trên 2000 Km là bờ biển nên diện tích đất cát ven biển ở nước ta rất lớn. Cây Khoai môn là loài thực vật phổ biến ở tất cả các vùng miền trên đất nước Việt Nam từ các vùng núi cao đến các vùng đất ngập nước và kể cả các vùng đất cát ven biển. Chúng được trồng hầu hết ở các ruộng, vườn, nương rẫy của các nông hộ, với mục đích để cung cấp lương thực, cung cấp rau xanh, thuốc chữa bệnh, cho con người[1]. 1 Tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 48.400 ha là đất cát, trong đó đất cồn cát là 8.392 ha và cát biển là 40.016 ha. Đây là vùng có hệ thống cây trồng rất phong phú, còn tồn tại nhiều giống cây trồng quý hiếm; có khả năng chống chịu được các điều kiện khắc nghiệt của vùng cát và chống chịu được nhiều loại sâu bệnh[12]. Hiện nay, các giống khoai môn tại đây đang mất dần, do sự chuyển đổi cơ câu cây trồng ồ ạt và chỉ còn rất ít nơi trồng, các hộ trồng khoai môn còn lại chỉ trồng với mục đích cho chăn nuôi là chính. Cho nên, công tác nghiên cứu bảo tồn các nguồn gen cây khoai môn gắn liền với hệ thống canh tác của người dân(bảo tồn In-situ cây khoai môn) tại vùng đất cát ven phá Tam Giang là cực kỳ quan trọng, Với những lý do như trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Vai trò cây khoai môn đối với sinh kế của cộng đồng vùng cát ven phá Tam Giang,Thừa Thiên Huế”. 1.2. Mục đích của đề tài: 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu cơ hội phát triển sinh kế của cộng đồng nghèo sống ở vùng cát ven phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua bảo tồn trên đồng ruộng cây khoai môn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: 1) Đánh giá vai trò sinh kế của cây khoai môn ở các cộng đồng nghèo ở vùng cát tại xã Phú Đa, huyện Phú Vang và xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. 2) Tìm hiểu phương thức quản lý, sử dụng và hiệu quả của cây khoai môn trong hệ thống canh tác tại hai xã Phú Đa, huyện Phú Vang và xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. 3) Tìm hiểu khả năng bảo tồn cây khoai môn trên đồng ruộng vùng đất cát ven phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế. 2 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Một số lý luận về vấn đề về sinh kế, sinh kế bền vững và phương pháp tiếp cận sinh kế trong nghiên cứu nông thôn. 2.1.1. Khái niệm sinh kế và chiến lược sinh kế bền vững: Hiện nay, khái niệm sinh kế đã được các tổ chức phi chính phủ, thậm chí cả chính quyền của hầu hết các quốc gia quan tâm, mở ra một lĩnh vực mới sâu sắc hơn trong các phương pháp tiếp cận nông thôn. Từ năm 1997, trong sách Trắng, Bộ phát triển quốc tế Anh (DFID) đã đưa ra các quan điểm có liên quan đến sinh kế. Với cam kết “Hỗ trợ những chính sách và hành động cho việc xúc tiến các loại hình sinh kế bền vững”. Đến 1999, khái niệm Sinh kếSinh kế bền vững đã được nhiều tổ chức phát triển đưa ra và có nhiều cách lý giải khác nhau về sinh kế. Trong đó, những quan điểm của DFID đưa ra đã được đa số các chuyên gia và các tổ chức phát triển chấp nhận và xem đây như là cơ sở để xây dựng khung phân tích trong các hoạt động tiếp cận và tổ chức các trương trình dự án trong lĩnh vực phát triển nông thôn[2]. Theo DFID, một sinh kế bao gồm có 3 phần chính như sau: Nguồn lực và khả năng mà con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Theo đó một sinh kế là bền vững khi con người có thể đối phó và phục hồi những áp lực và các cú sốc, đồng thời có thể duy trì và nâng cao khả năng và tài sản ở cả hiện tại lẫn tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Định nghĩa này không chỉ quan tâm đến hiện tại mà còn đề cập đến khả năng phát triển của hộ nói chung và của con người nói riêng ở tương lai. Theo đó, các nguồn lực mà con người có, được xem là các vốn hay tài sản sinh kế bao gồm 5 loại cơ bản sau:  Vốn con người: Bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng các nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm việc để họ đạt được những kết quả sinh kế. 3  Vốn xã hội: Đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ, các tổ chức xã hội và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ đó được những kết quả sinh kế.  Vốn tự nhiên: Là các nguồn lực tự nhiên(của một hộ hoặc của cộng đồng) mà con người trông cậy vào nó[2]. Ví dụ: Đất đai, rừng cây, khoáng sản, nguồn nước, các nguồn tài nguyên ven biển, nguồn tài nguyên phi vật thể như sinh thái môi trường có tiềm năng cho kinh doanh du lịch và nghỉ dưỡng.  Vốn tài chính: Là các nguồn lực tài chính mà con người có được, như các nguồn thu nhập bằng tiền mặt (kể cả bằng hiện vật tính quy đổi ra tiền mặt), các loại hình tiết kiệm khác nhau, nguồn vốn vay tín dụng và các luồng thu nhập tiền mặt như lương hưu, tiền do người thân gửi về, hoặc là những trợ cấp về vốn hay vật chất quy đổi ra tiền của các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ.  Vốn vật chất: Bao gồm các công trình hạ tầng cơ sở và xã hội cơ bản và các tài sản của hộ gia đình hỗ trợ cho đời sống sản xuất của họ, như đường giao thông, hệ thống điện, trạm xá và hệ thống cấp nước, nhà ở và các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình như tivi, máy radio, các công cụ máy móc phụ vụ sản xuất như máy cấy, máy cày, trâu bò, cuốc xẻng, máy gặt, máy tuốt,… [2]. Các nguồn vốn này không chỉ nằm độc lập mà chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau, như hình vẽ minh họa dưới đây. Vốn tự nhiên Vốn con người Vốn vật chất Vốn tài chính Vốn xã hội Khung sinh kế bền vững của DIFID[2]. Tất cả các nguồn vốn này thể hiện một cách khái quát tình trạng của nông hộ. Thông qua đó, ta có thể tìm được các giải pháp tối ưu nhất cho sự phát triển về mọi mặt cho nông hộ nói chung và cho con người nói riêng. Thuật ngữ “Chiến lược sinh kế ” được dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa chọn và quyết định mà người dân đưa ra trong trong việc sử dụng và quản lý các 4 nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống, đó chính là kết quả sinh kế mà cả người dân lẫn các nhà hoạt động trong lĩnh vực sinh kế đều muốn hướng tới[2]. Chiến lược sinh kế của nông hộ là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm để kiếm sống cũng như đạt được mục tiêu và ước vọng của họ. Những lựa chọn và quyết định của người dân cụ thể là: + Quyết định đầu tư vào loại nguồn lực vốn hay tài sản sinh kế. + Qui mô của các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi. + Cách thức họ quản lý và bảo tồn các tài sản sinh kế. + Các thức họ thu nhận và phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống. + Họ sẽ đối phó như thế nào với những rủi ro mà họ gặp phải, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau và họ sử dụng thời gian và công sức lao động mà họ có như thế nào để có được những kết quả như trên[2]. Những mục tiêu và ước nguyện đạt được là những kết quả sinh kế, đó là những điều mà con người muốn đạt được trong cưộc sống cả trong hiện tại và cả tương lai, bao gồm:  Sự hưng thịnh hơn: Thu nhập cao hơn và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn; kết quả của những công việc mà người dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung lượng tiền của hộ gia đình thu được tăng lên.  Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, người ta còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác. Sự đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố. Ví dụ: Căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên trong gia đình được đảm bảo, các điều kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt, sự an toàn của đời sống vật chất và tinh thần,…  Khả năng tổn thương giảm: Người nghèo, luôn phải sống trong trạng thái dễ bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập trung cho việc bảo vệ gia 5 đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những cơ hội của mình. Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá cả thị trường, an toàn sau các thảm họa của tự nhiên, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia súc,…  An ninh lương thực được củng cố: An ninh lương thực là một vấn đề cốt lõi trong sự tổn thương và đói nghèo. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thực hiện thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, nâng cao và ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hóa sản xuất và tăng việc làm phi nông nghiệp,…  Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên: Sử dụng môi trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết quả sinh kế khác[2]. Sinh kế của con người phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của những nguồn vốn mà họ có hoặc có thể tiếp cận. Một sinh kế được xem là bền vững khi con người có thể đối phó và phụ hồi từ những áp lực và các cú sốc đòng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các thành tố của một sinh kế có mối quan hệ nhân quả và chiến lược sinh kế của con người chịu sự tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Bối cảnh tổn thương đề cập đến phạm vi người dân bị ảnh hưởng và bị lâm vào các loại sốc như mùa màng thất thu, lũ lụt, hạn hán, bệnh, xung đột, lâm bệnh), xu hướng gồm cả các xu hướng kinh tế-xã hội, môi trường (xu hướng tăng dân số, xu hướng phát triển kinh tế, xu hướng tài nguyên suy giảm) và sự giao động (giao động về giá cả thị trường, giao động về việc làm,…). Một đặc điểm quan trọng trong khả năng tổn thương là con người không thể dễ dàng kiểm soát được những yếu tố trước mắt hoặc lâu dài hơn hơn nữa. Khả năng tổn thương hay sự bấp bênh trong sinh kế tạo ra từ những yếu tố này rất phổ biến và thường xuyên, đặc biệt với những hộ nghèo. Điều này chủ yếu là do họ không có khả năng tiếp cận với những nguồn lực có thể giúp họ bảo vệ mình khỏi những tác động xấu. Các chính sách thể chế bao gồm luật pháp, các chính sách, quy định, luật lệ phi chính thức như hương ước, lệ làng, luật tục, thủ tục truyền thống khác và những hướng 6 dẫn của nhà nước, các cơ quan, tổ chức và dịch vụ nhà nước cũng như tư nhân, có những tác động lên các tài sản và chiến lược của sinh kế của cả cộng đồng nói chung và của nông hộ nói riêng. Đây là một phần quan trọng trong khung phân tích sinh kế bền vững vì nó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với các nguồn lực sinh kế, những chiến lược sinh kế, lợi ích của người dân khi thực hiện hoặc đầu tư một số hoạt động sinh kế nhất định. Ngoài ra, đây còn là những yếu tố tác động lên cả các mối quan hệ để đạt được những điều kiện sống tốt nhất. 2.1.2. Phương pháp tiếp cận sinh kế trong nghiên cứu nông thôn: Cùng với sự ra đời của khái niệm “sinh kế”, thì phương pháp tiếp cận sinh kế được đưa vào trong phương pháp nghiên cứu nông thôn có sự tham gia. Cơ sở của phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững dựa trên lịch sử qua trình thay đổi qua ba thập ky những quan điểm về nghèo đói. Cụ thể, các phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong công tác phát triển đã nêu bật sự đa dạng trong những cái đích của sự phát triển mà con người hướng tới và sự đa dạng mà con người cần thích nghi trong các chiến lược sinh kếcủa mình để đạt đến. Các phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững cũng bắt nguồn từ những quan ngại về tính hiệu quả của những hoạt động trong công tác phát triển. sau khi tuyên bố cam kết giảm nghèo rất nhiều chính phủ và các nhà tài trợ đã ngay lập tức tập trung nỗ lực vào các nguồn lực và cơ sở vật chất như (điện đường, trường học, trạm xá,… ), hay sẽ tập trung vào những cơ cấu cung cấp dịch vụ (như giáo dục, y tế, thú y,…). Trong khi đó, họ lại lãng quên khi không tập trung vào đối tượng tác động quan trọng nhất là con người. Dẫn đến hậu quả là hầu hết các chương trình dự án hiện nay trong phát triển ở các vùng nông thôn đều gặp khó khăn và chưa đem lại hiệu quả lâu dài cho người dân. Khi các chương trình này kết thúc thì kêt quả của các chương trình này bị xoá bỏ, do chưa thực sự xuất phát tự nhu cầu người dân, và người dân chưa thực sự nhận thấy tầm quan trọng của các chương trình dự án tác động đến đời sống của họ như thế nào. Vì vậy, các phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững đặt con người ngay từ điểm đầu tiên của các hoạt động phát triển[2]. 2.2. Nông hộ và đặc điểm của nông hộ: 2.2.1. Khái niệm nông hộ, các đặc trưng của nông hộ. − Khái niệm nông hộ: 7 Hộ là tập hợp những người sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ[8]. Ngoài ra cũng có rất nhiều quan điểm cho rằng; Hộ là tập hợp tập hợp những người cùng chung huyết thống có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật chất để bảo tồn chính họ trong cộng đồng. Quan điểm này nhấn mạnh đến tính huyết thống, những người trong hộ có cùng chung huyết thống, vừa có quan hệ kinh tế với nhau để sản xuất ra các vật phẩm bảo tồn cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng. Trong cộng đồng dân cư nông thôn, hộ nông dân được gọi là nông hộ và được nhắc tới là một đơn vị kinh tế xã hội độc lập có hoạt động sinh kế chủ yếu bằng nông nghiệp[3]. − Các đặc trưng của nông hộ: + Đất đai của nông hộ luôn gắn chặt với quá trình sản xuất nông nghiệp của họ, đất đai chính là nguồn nuôi sống chủ yếu của nông hộ. Bằng việc canh tác trên đất của mình người nông dân tạo ra được các nông sản như lương thực, thực phẩm,…phục vụ cho cuộc sống gia đình họ. Ở Việt Nam hầu hết các hộ nông dân nghèo có rất ít đất đai hoặc đất đai của họ có nhiều nhưng đa phần là đất xấu, nghèo dinh dưỡng. + Lao động của nông hộ rất dồi dào và mang tính thời vụ sâu sắc nên đa số kéo theo tình trạng thiếu việc làm tron lúc nông nhàn. Do vậy, phát triển các hoạt động sản xuất ngay tại địa phương để giải quyết công ăn việc làm trong thời gian nông nhàn là giải pháp tốt góp phần tăng thêm thu nhập nâng cao đời sống nông hộ. Việc trồng khoai môn ở nông hộ không chỉ góp phần che phủ đất trong đồng ruộng của mình trong một thời gian dài, mà còn tạo ra thu nhập đáng kể từ nguồn củ, lá để bán lấy tiền, và tiền từ chăn nuôi lợn khi họ sử dụng cây khoai môn làm thức ăn cho chăn nuôi lợn. Trong khi, nguồn thu từ chăn nuôi lợn của nông hộ đóng góp một phần đáng kể vào tổng thu nhập của hộ, nó đảm bảo ổn định sinh kế của nông hộ trước các cú sốc mà họ gặp phải. Tại các vùng đất cát ven biển, ven phá, người nông dân sống chủ yếu vào thu nhập từ nông nghiệp và ngư nghiệp. Chính vì thế khi gặp các cú sốc như bão lụt, không đánh bắt hải sản được, hoặc nuôi trồng thủy sản bị lỗ vì tôm cá chết do bệnh. Thì nguồn thu từ trồng trọt sẽ là một giải pháp cứu cánh cho đời sống của nông hộ khi nguồn thu của hộ từ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không còn. 8 + Tiền vốn và sự tiêu dùng trong nông hộ không phân biệt giữa tiền vốn và tiêu dùng, chi phí trong nông hộ không được tính một cách chính xác bằng các hàm kinh tế[3]. Vì đặc điểm sản xuất nông nghiệp của nông hộ chủ yếu là vừa sản xuất vừa tiêu dùng. Vì vậy, việc canh tác cây khoai môn không vì mục đích để bán ra thị trường mà nông hộ trồng chỉ để chủ yếu là tiêu dùng cho hộ, và cho chăn nuôi lợn. Vì nếu bỏ không dùng cây khoai môn làm thức ăn thì nông hộ phải đi mua các loại thức ăn khác cho lợn ở bên ngoài, lúc này chi phí chăn nuôi sẽ đẩy lên cao và thậm chí chi phí sẽ vượt quá thu nhập, dẫn đến việc chăn nuôi trong nông hộ sẽ không còn quan trọng nữa đến thu nhập của họ. + Tái sản xuất nhỏ lẻ và manh mún: Sản xuất nông nghiệp của đại đa số các nông hộ của nước ta nói chung, của các nông hộ ở các vùng cát ven phá nói riêng thường là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa mang tính chất sản xuất hàng hoá. Nguyên nhân chính là do sự hạn chế về các nguồn lực hay các tài sản sinh kế của hộ như đất đai ít, phân tán nhiều nơi, ít vốn,… nên không đầu tư sản xuất lớn, và thị trường tiêu thụ cho nông sản phẩm chưa ổn định. Cho nên, hầu hết điện tích trồng khoai môn của các hộ tại các vùng điều tra thường rất ít, và trồng phân tán, chủ yếu là xen canh với nhiều loại cây trồng khác. Vì sản xuất manh mún, nhỏ lẽ nên hầu hết các hộ chăn nuôi không muốn áp dụng đúng như các khâu của quy trình kỹ thuật, họ không thể mua và cho lợn ăn toàn bộ thức ăn công nghiệp. + Hộ là một đơn vị kinh tế độc lập tự chủ: Từ sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị năm 1986, thì nông hộ trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ. Nông hộ được sở hữu tất cả các tư liệu sản xuất, quyền sử dụng đất, quyền quyết định canh tác bất cứ cây trồng hay nuôi bất cứ vật nuôi nào mà nhà nước quy định trên đồng ruộng của mình[3]. Chính vì vậy, việc nông dân quyết định trồng các giống khoai môn gì trên đồng ruộng nào là quyết định của hộ, miễn là việc canh tác đó sẽ đem lại kết quả có lợi cho thu nhập của nông hộ và phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. 2.2.2. Phân loại hộ, và các tiêu chí phân loại hộ: − Khái niệm nghèo đói: 9 Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có các điều kiện vật chất và tinh thần để duy trì cuộc sống của gia đình họ ở mức tối thiểu, ở đây được hiểu là các điều kiện như ăn, mặc, ở và các nhu cầu khác như văn hóa, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp, chỉ đạt mức duy trì cuộc sống bình thường và dưới đó là đói khổ. Nghèo luôn là dưới mức trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Giữa mức nghèo với trung bình của xã hội có một khoảng cách thường từ 3 lần trở lên. Đói là một bộ phận của người nghèo, mọi điều kiện không thể đạt được mức tối thiểu. Trong nghèo đói, Ngân hàng châu Á cũng đưa ra khái niệm nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối.  Nghèo tương đối là tình trạng không đạt tới mức sống tối thiểu tại một thời điểm nào đó.  Nghèo tuyệt đối là việc không thỏa mãn nhu cầu tối thểu để nhằm duy trì cuộc sống của con người. Khái niệm nghèo đói tuyệt đối đề cập đến hững người bị thiếu ăn theo nghĩa đen. Khái niệm nghèo đói tương đối đề cập đến những người nghèo nhất về phân phối thu nhập ở một nước hay một vùng lãnh thổ tại một thờii điểm nào đó. Đề cập đến hộ nghèo, hộ đói là đề cập đến người nghèo một mức cao, mang tính khái quát hơn về tình trạng của nhóm người nghèo trong một hộ gia đình[4]. − Các tiêu chí xác định nghèo đói: Hiện nay, có các phương pháp xác đinh nghèo đói được áp dụng như sau: + Xác định nghèo đói thông qua tổng thu nhập bình quân trên đầu người: Hiện nay, tổng thu nhập bình quân trên đầu người của hộ trong một năm hay một tháng đã được áp dụng để xác đình hộ nghèo.  Nếu thu nhập bình quân/người/tháng <300,000 đồng sẽ được coi là người nghèo.  Nếu trên 300,000 đồng sẽ được coi là không nghèo. Nhưng mặc dù vậy, hiện nay tại các địa phương có rất nhiều vấn đề bất cập trong công tác xác định nghèo đói và phân loại hộ theo các tiêu chí mà nhà nước đưa ra. Có thể do các nguyên nhân chủ quan từ các cán bộ địa phương tham gia đánh giá, phân loại hộ. Có hộ có thể không nghèo nhưng vì muốn có tiền trợ cấp của chính phủ hay 10 [...]... Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy Cơ cấu cây trồng tại địa phương rất đa dạng, trong đó có cây khoai môn Cây Khoai môn rất phù hợp với vùng đất cát, nó đóng vai trò rất quan trọng đối với chăn nuôi lợn của nông hộ, được bà con ưa chuộng.Tuy diện tích cây Khoai môn không nhiều, song cây môn đóng vai trò khá quan trọng đối với kinh tế hộ Và một số giống môn như môn Sáp vàng, môn Quảng, có nguy cơ... 2.4 Vai trò của cây khoai môn trong đời sống của nông hộ: 2.4.1 Vai trò cung cấp lương thực cho con người: 17 Khoai môn cung cấp thức ăn cho con người và các loài động vật thông qua củ, lá, bẹ của chúng Với các loài môn không ngứa con người có thể sử dụng toàn bộ các sản phẩm bẹ, lá, củ của chúng để làm thức ăn Các giống môn như Môn Sọ tía, khoai Sọ dọc xanh, khoai sọ Tam Đảo, khoai Sọ Hòa Bình, khoai. .. triệu đồng/ hộ/năm 4.6 Tình hình sản xuất khoai môn của nông hộ ven phá Tam Giang 4.6.1 Đa dạng giống khoai môn ở các vùng đất cát ven phá Tam Giang: Cây khoai môn được trồng ở các hộ ở hai xã Phú Đa và Quảng Lợi từ lâu đời với mục đích chủ yếu là để cho chăn nuôi lợn, một phần để ăn còn lại là để bán Sự đa dạng các giống môn cũng ảnh hưởng rất lớn đến mục đích trồng và tỷ lệ sử dụng các sản phẩm của cây. .. sào/hộ, như vậy diện tích trồng khoai môn của các hộ ở xã Phú Đa giảm nhiều hơn so với diện tích của các hộ trồng khoai môn ở Quảng Lợi 4.6.2 Thu hoạch và sử dụng khoai môn của các hộ ven phá Tại xã Phú Đa, cây khoai môn được các hộ trồng với diện tích và số lượng giống nhiều hơn ở xã Quảng Lợi Trong đó, các giống khoai môn ở xã Quảng Lợi chỉ là các giống môn Nước, môn Vôi, môn Đỏ mặt, các giống này rất... cây khoai môn của nông hộ Chính vì vậy, việc tìm hiểu các giống khoai môn của các nhóm hộ để xem xét sự đa dạng nguồn giống khoai môn hiện có tại hai xã Phú Đa và Quảng Lợi Sự đa dạng giống khoai môn của các hộ ven phá được thể hiện ở bảng 9 và biểu đồ 2 Bảng 9: Sự đa dạng các giống khoai môn được trồng ở các hộ ven phá 33 Chỉ tiêu ĐVT Phú Đa Quảng Lợi DT Khoai môn hiện tại(2006) Sào/hộ 1,6 0,25 DT Khoai. .. Lợi: Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm ở khu vực bắc miền trung của Việt Nam, tại đây có hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai là hệ đầm phá nước lợ được đánh giá là rộng nhất khu vực Châu Á và trên thế giới Tại đây do đặc điểm sinh thái nằm trong vùng sinh thái đất cát ven biển nên tỉnh Thừa Thiên Huế có trên 48.400 ha đất cát, trong đó đất cồn cát là 8.392 ha đất cát ven biển là 40.016 ha Hệ đầm phá Tam Giang... dần.[12] 21 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các nông hộ trồng khoai môn tại hai thôn Lương Viện, xã Phú Đa, huyện Phú Vang và thôn Hạ Lạc, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền 3.2 Phạm vi nghiên cứu: − Nội dung: tập trung về vấn đề vai trò của cây khoai môn với duy trì và phát triển sinh kế của cộng đồng người nghèo,... Đa cao hơn của xã Quảng Lợi, diện tích trồng cây có củ hàng năm của xã Phú Đa là 257ha, trong khi diện tích cây có củ hàng năm của xã Quảng Lợi chỉ có 132,25ha Nguyên nhân là vì tại xã Phú Đa người dân trồng nhiều giống mônvới diện tích lớn hơn các hộ trồng khoai môn ở xã Quảng Lợi Về canh tác cây khoai môn: Tại xã Phú Đa diện tích cây khoai môn tương đối cao khoảng 70 ha canh tác khoai môn Còn ở... không trồng khoai môn và các khó khăn khi duy trì cây khoai môn trên đồng ruộng[13] Phương pháp đánh giá sinh kế có sự tham gia của người dân: sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững PLA.(SL) 3.3.3 Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được nhập và xử lý trên phần mềm Microsoft Excel, với các hàm thống kê.\ 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình kinh tế xã hội của vùng đất cát Phú Đa... định rõ các đối tượng cây trồng nào, trong tình trạng như thế nào, và điều kiện vật chất kỹ thuật để đưa ra các phương pháp bảo tồn cây trồng hợp lý: + Đối với cây hàng năm:  Bảo tồn Ex-situ nếu NHG đồng ruộng không phải tại nơi xuất xứ của loài cây cần bảo tồn  In-situ nếu NHG đồng ruộng tại nơi xuất xứ của loài cây cần bảo tồn + Đối với cây lưu niên:  Tạo lập các vườn bảo tồn quỹ gen cây lưu niên . cây khoai môn) tại vùng đất cát ven phá Tam Giang là cực kỳ quan trọng, Với những lý do như trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: Vai trò cây khoai môn đối với sinh kế của cộng đồng. đồng vùng cát ven phá Tam Giang,Thừa Thiên Huế . 1.2. Mục đích của đề tài: 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu cơ hội phát triển sinh kế của cộng đồng nghèo sống ở vùng cát ven phá Tam Giang,. Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua bảo tồn trên đồng ruộng cây khoai môn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: 1) Đánh giá vai trò sinh kế của cây khoai môn ở các cộng đồng nghèo ở vùng cát tại xã Phú Đa,

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan