tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến di cư lao động trên địa bàn xã vinh hải - huyện phú lộc - tỉnh thừa thiên huế

71 1.6K 21
tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến di cư lao động trên địa bàn xã vinh hải - huyện phú lộc - tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận này được thực hiện và hoàn thành trong quá trình thực tập tại Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đó là sự kết tinh những kiến thức và kinh nghiệm thực tế mà bản thân tôi đã tích lũy được cùng với sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè, những người che chở, nuôi dưỡng tôi trưởng thành, cho tôi biết điều hay lẽ phải và mang đến cho tôi những hành trang kiến thức để bước vào đời. Đầu tiên tôi xin gửi lời tri ân đến thầy giáo Hồ Lê Phi Khanh, người thầy đã tận tâm chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Xin cảm ơn cán bộ và nhân dân Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp cho tôi những số liệu cũng như những kinh nghiệm thực tế quý báu, cảm ơn quý thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Huế đã dày công dìu dắt và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè và những người đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian qua. Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã có nhiều nổ lực để hoàn thành khóa luận đảm bảo nội dung khoa học, phản ánh đúng thực tế tại địa phương. Song do khả năng, kiến thức, và thời gian có hạn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự thông cảm và sự góp ý chân thành từ phía thầy cô và bạn bè để khóa luận hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn! Huế, tháng 5 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Thị Hà My 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam thực hiện trong hai thập kỷ vừa qua đặc trưng bởi những chính sách cải cách kinh tế, mở cửa nền kinh tế và chuyển sự vận hành các quan hệ kinh tế theo hướng thị trường. Tăng trưởng kinh tế và sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô đã khẳng định tính đúng đắn của chính sách đổi mới. Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng công nghiệp hóa; xu hướng này thể hiện đặc biệt rõ hơn trong 10 năm trở lại đây. Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP của cả nước giảm dần, từ 27,18% năm 1995 xuống 24,37% năm 2000 và 21,76% vào năm 2004. Ở khu vực nông thôn, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra mạnh mẽ. Tỷ trọng các ngành nghề phi nông nghiệp đã tăng lên rõ rệt, đóng góp nhiều vào cải thiện và đa dạng hóa thu nhập của người dân. Đi liền với thay đổi về cơ cấu kinh tế trong nông thôn là sự biến đổi về cơ cấu của lực lượng lao động trong đó tập trung vào vấn đề di lao động từ các vùng nông thôn ra thành thị. Nguyên nhân của vấn đề này có thể được xem xét là do tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn cao hơn ở khu vực thành thị kết hợp với tốc độ tăng việc làm ở nông thôn chậm hơn đã dẫn đến càng làm tăng sức ép về việc làm ở khu vực nông thôn. Thêm vào đó, năng suất lao động trong nông nghiệp thấp, đất đai nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do các nhu cầu về phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị càng làm cho thời gian nông nhàn tăng lên và sức ép về việc làm càng thêm gay gắt. Vinh Hải là một bãi ngang ven biển thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, với hoạt đông sản xuất chủ yếu là nông nghiệp và ngư nghiệp. Nơi đây, hiện tượng di lao động đã diễn ra hết sức mạnh mẽ trong thời gian gần đây, hiện nay toàn đến 75% trên tổng số hộ trong có con em di vào miền Nam làm việc. Tuy nhiên, lực lượng di ở đây chủ yểulao động trẻ, phần lớn chưa qua đào tạo nghề, trình độ văn hóa còn hạn chế, và trên thực tế cho thấy lực lượng lao động di chỉ có trình độ trung 2 học cơ sở. Hiện nay, tỷ lệ di trên toàn có xu hướng tăng qua các năm, và tập trung chủ yếu tới thành phố Hồ Chí Minh với các công việc chủ yếu như lái xe, phụ thợ nề, may mặc, may dày da, giúp việc nhà Việc di này giúp mang lại một công việc ổn định và nguồn thu nhập để cải thiện mức sống cho lao động di cư. Có thể thấy rõ ràng rằng, di lao động bao gồm 2 mặt của một quá trình, một mặt di lao động thúc đẩy sự phát triển kinh tế - hội, góp phần phân bổ lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - hội bền vững. Kinh tế phát triển, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế diễn ra nhanh chóng cùng với chính sách mở cửa, hội nhập dẫn đến việc di nội địa và ra nước ngoài tăng lên. Tuy nhiên, chính việc di từ nông thôn lên thành thị lại gây nên áp lực dân sồ ở thành thị, hạn chế sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Mặt khác nó còn dẫn đến các vấn đề hội như thiếu việc làm, ánh hưởng đến trật tự trị an Bên cạnh đó, di quá mực còn gây hiện tương thiếu lao động ở nông thôn(nơi đi), lao động di cũng là nhóm người dễ bị tổn thương và bị lạm dụng như điều kiện sống không đảm bảo, bị bóc lột sức lao động, buôn lán, lừa đảo, bị ảnh hưởng của tệ nạn hội như ma tuý, mại dâm, lây nhiễm HIV/AIDS Do đó cần phải xác định một tỷ lệ di lao động phù hợp cho mỗi vùng. Để hiểu rỏ hơn về thực trang và các yếu tổ ảnh hưởng đến di trên địa bàn nên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến di lao động trên địa bàn Vinh Hải - huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên Huế” . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng di lao động từ nông thôn ra thành thị tại điểm nghiên cứu Xác định các yếu tố đóng vai trò tích cực thúc đẩy vấn đề di lao động trên địa bàn nghiên cứu. Xác định các yếu tố đóng vai trò tiêu cực ảnh hưởng đến vấn đề di lao động trên địa bàn nghiên cứu 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái niệm di lao động Thực tế hiện đang tồn tại nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau về lao động, việc làm nông thôn và di lao động nông thôn, đã có những khái niệm tương đối rõ và dễ dàng được chấp thuận, nhưng cũng còn những khái niệm còn đang gây nhiều tranh cãi. Trong đó di thường được hiểu là chuyển đến một chỗ ở khác cách chỗ ở một khoảng cách đủ lớn, buộc người di phải thay đổi hộ khẩu thường trú, chuyển đến một thành phố khác, một tỉnh khác hay một nước khác [7]. Như vậy theo khái niệm trên, hoạt động thay đổi chỗ ở của con người chỉ được gọi là di khi nó đảm bảo đuợc hai điều kiện sau: Thứ nhất, chỗ ở và chỗ ở mới phải có một khoảng cách nhất định và đủ lớn. Nó khác với tái định cư, tái định cũng là sự thay đổi chỗ ở nhưng chỗ ở và mới đôi lúc chỉ cách nhau vài chục mét, một quả đồi hay là một thôn. Thứ hai, người thay đổi chỗ ở phải kèm theo sự thay đổi về hộ khẩu thường trú, tức là phải đăng ký để địa phương mới quản lý. Đề tài này không đi sâu vào phân tích nhằm đưa ra một khái niệm mới liên quan đến di lao động nông thôn mà chỉ đề cập đến khái niệm đã và đang được sử dụng hiện nay để có một cách hiểu thống nhất trong toàn bộ báo cáo. Các hoạt động tại một địa phương có thể được chia thành 2 loại phụ: (a) tại nhà và (b) không ở tại nhà nhưng vẫn tại địa phương. Các hoạt động xa nhà cũng được chia thành 2 loại (a) làm tại các thành phố khác, nước khác và (b) các vùng nông thôn khác. Trong nghiên cứu này lao động di được hiểu là người có thời gian đi ra khỏi địa phương (tỉnh) từ 6 tháng trở lên [5]. Lao động di có thể là di nông thôn ra thành thị, nông thôn-nông thôn. Một thực tế không rõ ràng trong cách phân loại hiện nay là lao động di ra các khu công nghiệp lớn ở ngoại ô (ví dụ lao động di từ nông thôn ở Thái Bình ra làm việc tại các khu công nghiệp ở Gia lâm Hà Nội) mặc dù là ngoại ô nhưng lại có đặc thù như những vùng đô thị nếu xem xét trên góc độ điều kiện 4 sinh họat, chi tiêu, dịch vụ đời sống…Trong nghiên cứu này những lao động di như thế đuợc xếp vào di nông thôn thành thị. Như vậy lao động địa phương sẽ là những người còn lại, không di chuyển ra khỏi địa phương hoặc có thời gian di chuyển ít hơn 6 tháng hoặc di chuyển nhưng trong nội tỉnh. 2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến di lao động nông thôn- thành thị Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề di lao động từ nông thôn ra thành thị, tuy nhiên các yếu tố này có thể được phân thành 2 nhóm là yếu tố tích cực ( Pull factors) và yếu tố tiêu cực ( Push factors). Theo Muhammad (2004) trong nghiên cứu về “Rural-urban migration” đã chỉ ra rằng, các nhóm yếu tố tích cực (Pull factors) ảnh hưởng đến di lao động từ nông thôn ra thành thị bao gồm: cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, tiền lương cao hơn, có cơ hội thăng tiến, môi trường hội, chất lượng sống cao hơn, tương lai hơn cho con cái của những lao động di và được đào tạo nghề tại những nơi làm việc. Liên quan đến nhân tố tiêu cực (Push factors) bao gồm: số nhân khẩu trong gia đình, mức thu nhập bình quân của hộ, không tiếp cận được các dịch vụ cơ bản, thiếu cơ hội phát triển kinh tế của gia đình [21]. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến di lao động cần xem xét cụ thể bối cảnh của từng quốc gia và khu vực. Xuất phát từ lí do đó, việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến di lao động nông thôn làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài này xuất phát từ thực tế của vùng nông thôn Việt Nam. Như đã đề cập, trọng tâm của nghiên cứu này là việc xem xét yếu tố tác động đến quá trình di lao động từ nông thôn ra thành thị. Mối liên kết hai khu vực ở trên, về mặt bản chất có thể cho phép đưa ra các yếu tố tác động đến dòng chuyển dịch lao động này. Sự thay đổi của các yếu tố bao hàm trong sơ đồ cũng như sự thay đổi về mức độ liên kết giữa chúng đều có thể dẫn việc chuyển dịch lao động giữa hai khu vực [16]. Ví dụ, sự phát triển của khu vực phi nông nghiệp sẽ làm gia tăng nhu cầu lao động cho khu vực này. Năng suất lao động tăng cao trong khu vực phi nông nghiệp sẽ tăng mức hấp dẫn về mặt thu nhập đối với lao động nông nghiệp chuyển sang nhưng cũng có thể làm hạn chế lao động di chuyển do nhu cầu lao động phi nông nghiệp ít đi (giả sử rằng nhu cầu sử dụng sản phẩm phi nông nghiệp là không đổi họăc thay đổi chậm hơn với tốc độ thay đổi của năng suất). Các hạn chế trong khu vực sản xuất nông 5 nghiệp (đất đai, năng suất cây trồng vật nuôi…) sẽ làm cho lao động nông nghiệp dư thừa và có nhu cầu chuyển dịch sang khu vực khác. Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu chú ý tới một mô hình khác về các yếu tố tác động tới quyết định sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Mô hình này cho rằng hộ gia đình quyết định tham gia vào họat động phi nông nghiệp là do hai nhóm yếu tố khác nhau “kéo” và “đẩy” lao động vào họat động phi nông nghiệp. Reardon (1997) đưa ra các nhân tố “đẩy” sau đây: (1) tăng trưởng dân số, (2) tăng sự khan hiếm của đất có thể sản xuất, (3) giảm khả năng tiếp cận với đất phì nhiêu, (4) giảm độ màu mỡ và năng suất của đất, (5) giảm các nguồn lực tự nhiên cơ bản, (6) giảm doanh thu đối với nông nghiệp, (7) tăng nhu cầu tiền trong cuộc sống, (8) các sự kiện và các sốc xảy ra, (9) thiếu khả năng tiếp cận đối với các thị trường đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, (10) thiếu vắng các thị trường tài chính nông thôn. Hơn nữa, ông cũng gợi ý các nhân tố “kéo” sau đây: (1) doanh thu cao hơn của lao động phi nông nghiệp, (2) doanh thu cao hơn khi đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp, (3) rủi ro thấp hơn của khu vực phi nông nghiệp so với khu vực nông nghiệp, (4) tạo ra tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của gia đình và (5) nhiều cơ hội đầu tư. Tóm lại, nhân tố “kéo” đưa ra những sự hấp dẫn của khu vực phi nông nghiệp đối với người nông dân. Nhân tố đẩy liên quan đến áp lực hoặc các hạn chế của khu vực nông nghiệp buộc nông dân tìm kiếm thu nhập khác nếu họ muốn cải thiện các điều kiện sống của mình. Quan hệ “kéo” và “đẩy” đưa ra một khung khổ tương đối toàn diện cho việc xác định sự tham gia của hộ nông dân vào các hoạt động phi nông nghiệp. Tuy nhiên công cụ này chỉ phân tích cùng lao động của hộ. Về mặt thực tiễn, hai hộ gia đình có các điều kiện giống nhau nhưng ở hai vùng địa lý khác nhau có thể có các phản ứng khác nhau. Nói cách khác, các đặc điểm của vùng cũng ảnh hưởng đến sự tham gia hoạt động phi nông nghiệp của hộ nông dân. Thêm vào đó còn có những yếu tố của chính bản thân người lao động. Điều này giải thích tạo sao hai người có cùng điều kiện như nhau nhưng lại chọn cách phản ứng khác nhau khi tham gia vào họat động phi nông nghiệp. 6 Cũng như mô hình về mối liên kết giữa hai khu vực, một điểm khá quan trọng trong quan hệ “kéo” và “đẩy” là sự giao thoa giữa hai nhóm yếu tố. Thực tế, có những yếu tố khó có thể ghép vào quan hệ “kéo” hay “đẩy”. Bởi vì, ở một quy mô nhất định nó là yếu tố "kéo", nhưng ở một quy mô khác nó lại là yếu tố “đẩy”. 2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu di lao động nông thôn - thành thị 2.2.1 Tình hình về số lượng lao động và việc làm ở nông thôn Cho đến năm 2004, dân số của Việt Nam đã đạt tới mức 82 triệu dân trong đó dân số nông thôn là 60,4 triệu người. Vì vậy về cơ bản hội Việt Nam vẫn là một hội nông thôn với dân số nông thôn chiếm 73,68%. Cơ cấu dân số nông thôn của Việt Nam khá trẻ nên lực lượng lao động nông thôn tiếp tục tăng với quy mô khá lớn khoảng 0,5 triệu người/năm trong giai đoạn 1996-2004 và hậu quả dẫn đến là áp lực việc làm trong nông thôn ngày càng lớn [14] [15]. Số liệu cơ bản về dân số và số lượng lao động nông thôn được trình bày ở đồ thị 1. Đồ thị 1: Dân số và lao động nông thôn cả nước (Nguồn: Niên giám thống kê 2000,2004; Số liệu thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam) Đồ thị cho thấy, về giá trị tuyệt đối, dân số nông thôn thay đổi rất ít sau gần 10 năm, tăng nhẹ từ 57.7 triệu lên 60.4 triệu năm 2004. Tỷ trọng dân số nông thôn trong tổng dân số có xu hướng giảm dần, tuy nhiên mức độ giảm cũng không lớn (trên 5%). Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm tỷ lệ dân nông 7 thôn là do quá trình đô thị hóa làm cho các vùng nông thôn thu hẹp lại ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, quá trình di nông thôn – thành thị cũng góp phần làm giảm tỷ lệ dân số nông thôn trong tổng dân số mặc dù tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn cao hơn thành thị. Tuy vậy, tỷ lệ dân số nông thôn từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế trong tổng dân số nông thôn lại có xu hướng tăng lên trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tỷ lệ này đã tăng từ 48,5% năm 1996 lên 50,8% năm 2000 và ở mức 54% năm 2004. Theo địa bàn lãnh thổ, tỷ lệ dân số nông thôn trên 15 tuổi tăng hầu hết ở các vùng trừ Miền núi phía bắc và Đông Nam Bộ. Tỷ lệ tăng nhanh nhất là vùng Đồng bằng Sông Hồng và Tây nguyên (đồ thị 2). Đối với Miền núi phía Bắc việc giảm tỷ lệ dân số nông thôn có thể do di nông thôn thành thị; ngược lại, ở vùng Đông Nam bộ, hiện tượng này có thể giải thích là do sự phát triển của các đô thị và khu công nghiệp. Di của dân số nông thôn đến Tây nguyên làm cho dân số nông thôn ở Tây nguyên tăng khá nhanh từ năm 2000 đến 2004 [11] [13] Đồ thị 2: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế ở nông thôn Nguồn: Thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ LĐTB-XH) Sự chênh lệch về tỷ lệ dân số nông thôn giữa các vùng không lớn. Số liệu năm 2004 cho thấy tỷ lệ lớn nhất ở Đồng bằng Sông Hồng (57%), trong và thấp nhất ở Đông Nam bộ (47,7%). Tuy nhiên, sự chênh lệch này lại rất lớn ở 8 thời kỳ 1996 và 2000, (khoảng cách giữa tỷ lệ cao nhất - ở vùng Đông Bắc và thấp nhất- ở Tây Nguyên- là gần 30%). Lực lượng lao động cả nước năm 2004 ở mức 42,3 triệu người trong đó lực lượng lao động nông thôn là 32,7 triệu, chiếm 77,2%. Trong khi dân số nông thôn giảm khoảng 5%, tỷ lệ lao động nông thôn trong tổng lực lượng lao động cả nước chỉ giảm từ 79,6% năm 1996 xuống 77,2% năm 2004 (giảm 2,4%, bảng 1, đồ thị 3). Số liệu trên cho thấy, chủ trương đô thị hóa của Việt Nam là khá rõ nhưng không tiến triển được nhiều nếu nhìn trên góc độ lao động. Bảng 1: Số lượng lao động Việt Nam thời kỳ 1996-2004 Năm Lực lượng lao động cả nước (1000 người) Lực lượng lao động khu vực nông thôn (1000 người) Tỷ lệ Lực lượng lao động nông thôn/cả nước(%) 1996 35187,2 28028,1 79,65 1997 35588,4 27735,3 77,93 1998 36579,5 28367,8 77,55 1999 37783,8 29363,4 77,71 2000 38643,0 29917,0 77,42 2001 39489,8 30301,9 76,73 2002 40716,8 31012,6 76,17 2003 41313,2 31298,7 75,76 2004 42316,0 32681,2 77,23 Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2000 (%) 2,37 1,64 Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2000-2004 (%) 2,30 2,23 Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2004 (%) 2,33 1,94 (Nguồn: Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 1996-2004 - Bộ lao động thương binh và hội). 9 Đồ thị 3: Lực lượng lao động cả nước và lực lượng lao động nông thôn (Nguồn: Thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ Lao động – thương binh hội). Số liệu thống kê Lao động việc làm cũng cho thấy lực lượng lao động có việc làm ở nông thôn đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiên với tốc độ khá thấp 1,89% năm 2001, 0,92% năm 2003 và 1,42% năm 2004. Năm 1996, tỷ lệ này thậm chí còn ở mức âm, tức là lực lượng lao động nông thôn có việc làm ở thời điểm đó còn giảm so với cùng kỳ năm trước. So sánh với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả nước (GDP) và tốc độ tăng GDP ngành nông nghiệp, điều dễ nhận thấy là tốc độ tăng lao động thấp hơn nhiều so với tăng GDP, ngay cả GDP cả nông nghiệp(đồ thị 4). Mức độ tăng GDP ngành nông nghiệp cao hơn tỷ lệ tăng lực lượng lao động có việc làm ở nông thôn chứng tỏ rằng năng suất lao động trong nông nghiệp đã tăng lên đáng kể trong 10 năm qua [7] [10]. 10 [...]... di trên địa bàn nghiên cứu - Các hình thức di lao động trên địa bàn nghiên cứu * Đặc điểm của lao động di trên địa bàn nghiên cứu - Trình độ giáo dục của lao động di - Trình độ chuyên môn của lao động di - Các loại hình nghề nghiệp - Thu nhập của lao động di 29 3.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến di lao động trên địa bàn nghiên cứu * Đặc điểm lao động di của các hộ điều tra - Số... Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế được chọn làm điểm nghiên cứu vì Vinh Hải có tổng lao động di chiếm gần 35% tổng lao động di của cả huyện 3.3 Nôi dung nghiên cứu 3.3.1 Thực trạng về di lao động tại điểm nghiên cứu * Tình hình dân số và lao động của Vinh Hải huyên Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế - Các loại hình lao động của * Tình hình di lao động trên địa bàn nghiên cứu - Số lượng lao động di. .. di lao động tại huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế Căn cứ vào các số liệu thu được sau khi tiến hành thu thập số liệu cơ bản về tình hình di lao động của huyện do phòng Thống Kê của huyện Phú Lộc cung cấp và theo tiêu chí đặt ra là điểm nghiên cứu phải có số lượng lớn di lao động di n ra mạnh trong các năm và phải di n ra mạnh nhất huyện Phú Lộc Theo tiêu chuẩn trên Vinh Hải, huyện Phú Lộc, ... tích yếu tố quyết định đến di lao động của Lee (1966) [20] trong nghiên cứu về “ A theory of migration”, trong đó, các yếu tố ảnh hưởng đến di lao động được phân chia thành hai nhóm yếu tố tác động đến quyết định di của lao động bao gồm: các yếu tố “đẩy” ( push factors) và các yếu tố “kéo” ( push factors) Nhóm yếu tố “đẩy” được xem xét là mang ý nghĩa tiêu cực buộc những người lao động phải di. .. chỉnh yếu tố tác động đến di - Thiếu việc làm - Thiếu đất canh tác - Thu nhập thấp - Thời tiết khắc nghiệt Di lao động nông thôn thành thị Nhân tố “đẩy” Nhân tố “kéo” - Cơ hội việc làm - Thu nhập cao - Nâng cao mức sống - Mạng lưới hội Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến di lao động 28 Nghiên cứu này, một mặt sử dụng những khái niệm liên quan đến nhân tố “kéo” và “đẩy” được đề cập đến. .. * Các nhân tố mang ý nghĩa tiêu cực dẫn đến di lao động trên địa bàn : - Thiếu việc làm - Thiếu đất canh tác - Thu nhập thấp 3.4 Đối tượng nghiên cứu Để có thể đánh giá chính xác những yếu tố ảnh hưởng đến di lao động thì đối tượng nghiên cứu ở đây được lựa chọn bao gồm cả: nhóm hộ có người di lao động và nhóm hộ không có người di lao động trên địa bàn nghiên cứu 3.5 Phương pháp nghiên cứu... và các thành viên năng động trong hội phụ nữ của thôn - Mục đích của cuộc thảo luận: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến di lao động trên địa bàn thôn - Cuộc thảo luận được tiến hành ở cấp thôn Thảo luận nhóm trọng tâm - Đối tượng tham gia thảo luận: các hộ người di lao động - Mục đích của cuộc thảo luận: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến di lao động của các hộ tham gia - Cuộc thảo luận được... - Số khẩu, số lao động, số lao động di của hộ - Trình độ giáo dục của lao động - Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của lao động - Thu nhập của gia đình(Trong đó bao gồm thu nhập của các lao động trông gia đình, thu nhập của lao động di cư) * Các nhân tố mang ý nghĩa tích cực dẫn đến di lao động - Cơ hội việc làm của nơi đền - Thu nhập cao - Nâng cao chất lượng cuộc sống * Các nhân tố mang ý nghĩa... các yếu tố ảnh hưởng đến di lao động trên địa bàn b Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: * Phỏng vấn sâu(phỏng vấn người am hiểu) : - Đối tượng phỏng vấn: Trưởng thôn của thôn I, công an thôn, hội nông dân và hội phụ nữ thôn, 6 hộ gia đình có người di lao động - Công cụ: Sử dụng bảng câu hỏi bán cấu trúc kết hợp với nói chuyện - Nội dung phỏng vấn: Tìm hiểu tình hình lao động của thôn Tìm hiểu. .. hình di lao động của thôn Các yếu tố ảnh hưởng đến di lao động trên địa bàn * Phỏng vấn hộ: - Đối tượng phỏng vấn: là 40 hộ trong đó 30 hộ có lao đông di và 10 hộ không có lao động di - Công cụ : Sử dụng bảng câu hỏi bán cấu trúc đã chuẩn bị trước với nội dung như sau: 31 Nội dung bảng hỏi: + Thông tin chung về hộ + Thông tin về các hoạt động tạo thu nhập và nguồn lực của hộ Các hoạt động . tổ ảnh hưởng đến di cư trên địa bàn nên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến di cư lao động trên địa bàn xã Vinh Hải - huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên Huế . 1.2 gắt. Xã Vinh Hải là một xã bãi ngang ven biển thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, với hoạt đông sản xuất chủ yếu là nông nghiệp và ngư nghiệp. Nơi đây, hiện tượng di cư lao động đã di n. không di chuyển ra khỏi địa phương hoặc có thời gian di chuyển ít hơn 6 tháng hoặc di chuyển nhưng trong nội tỉnh. 2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến di cư lao động nông thôn- thành thị Có nhiều yếu tố

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu

    • PHẦN 2

    • TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

      • 2.1 Cơ sở lý luận

        • 2.1.1 Khái niệm di cư lao động

        • 2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến di cư lao động nông thôn- thành thị

        • 2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu di cư lao động nông thôn - thành thị

          • 2.2.1 Tình hình về số lượng lao động và việc làm ở nông thôn

          • 2.2.2. Chất lượng lao động nông thôn

          • 2.2 Di cư lao động ở Việt Nam

            • 2.3.1 Di cư lao động giữa các vùng trong cả nước

            • 2.3.2 Di cư lao động từ nông thôn ra thành thị

            • 2.3.3. Lao động nông thôn di cư đến vùng trọng điểm

            • 2.2.2 Di cư lao động ở Thừa Thiên Huế

            • PHẦN 3

            • NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

              • 3.1 Khung phân tích nghiên cứu

              • 3.2 Chọn điểm nghiên cứu

              • 3.3 Nôi dung nghiên cứu

                • 3.3.1 Thực trạng về di cư lao động tại điểm nghiên cứu

                • 3.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến di cư lao động trên địa bàn nghiên cứu

                • 3.4 Đối tượng nghiên cứu

                • 3.5 Phương pháp nghiên cứu

                  • 3.5.1 Thu thập số liệu thứ cấp

                  • 3.5.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan